Luận văn Tác động của tệ nạn xã hội tới sự phát triển kinh tế - Xã hội ở Thanh Hoá

Trong những năm qua vấn đề TNXH và đấu tranh phòng, chống TNXH đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khả quan, đã từng bước hoàn thiện được các văn bản pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, tăng cường sự chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình hành động quốc gia về công tác này, giảm được các tụ điểm TNXH phức tạp. Tuy nhiên số người mắc các loại TNXH vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trên diện rộng, đặc biệt là các tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc, buôn bán phụ nữ và trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em., đang là vấn đề gây bức xúc và nhức nhối cho toàn xã hội. Hàng năm Nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải chi ra hàng ngàn tỉ đồng cùng với một lực lượng lớn về con người để tập trung đấu tranh triệt phá các ổ nhóm, đường dây buôn bán ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em; tổ chức chữa bệnh, cai nghiện phục hồi và tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện ma tuý và gái mại dâm song hiệu quả chưa cao, tỷ lệ tái phạm còn rất lớn. Hàng ngày, hàng giờ bộ phận dân cư mắc các tệ nạn xã hội đã tiêu phí một lượng tiền rất lớn ném vào ma tuý, ăn chơi sa đoạ không những không mang lại lợi ích kinh tế, mà ngược lại còn làm cho một bộ phận dân cư này ngày càng rơi vào tình trạng đói nghèo, ảnh hưởng tới sự phát triển của giống nòi và nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai. Tội phạm và TNXH gia tăng, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội làm xói mòn đạo đức, làm sai lệch những chuẩn mực và giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phá hoại hạnh phúc của mỗi con người, mỗi gia đình, đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của nhân dân. Sự gia tăng của tệ nạn xã hội còn là nguyên nhân chủ yếu làm lây lan nhanh căn bệnh HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt nghiêm trọng hơn tệ nạn xã hội đã và đang lan nhanh ở nhóm thanh thiếu niên và môi trường học đường.

Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá với các mặt trái của nó đang làm nẩy sinh và lan nhanh nhiều TNXH mới. Nếu chúng ta không có những giải pháp ngăn chặn có hiệu quả thì TNXH trở thành mối đe doạ, kéo theo những hậu quả khôn lường cho xã hội, tác động tiêu cực đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Vấn đề nghiên cứu tác động của TNXH tới sự phát triển kinh tế – xã hội nhất là đối với một tỉnh như Thanh Hoá là một vấn đề quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu có thể đưa ra được các nhân tố tác động chủ yếu và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những tác động xấu của TNXH tới sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên từ trước đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị về vấn đề này.

Từ những lý do trên, vấn đề nghiên cứu “Tác động của tệ nạn xó hội tới sự phỏt triển kinh tế - xó hội ở Thanh Hoỏ” được chọn làm luận văn tốt nghiệp Cao học kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị.

 

doc114 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tác động của tệ nạn xã hội tới sự phát triển kinh tế - Xã hội ở Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua vấn đề TNXH và đấu tranh phòng, chống TNXH đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khả quan, đã từng bước hoàn thiện được các văn bản pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, tăng cường sự chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình hành động quốc gia về công tác này, giảm được các tụ điểm TNXH phức tạp. Tuy nhiên số người mắc các loại TNXH vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trên diện rộng, đặc biệt là các tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc, buôn bán phụ nữ và trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em..., đang là vấn đề gây bức xúc và nhức nhối cho toàn xã hội. Hàng năm Nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải chi ra hàng ngàn tỉ đồng cùng với một lực lượng lớn về con người để tập trung đấu tranh triệt phá các ổ nhóm, đường dây buôn bán ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em; tổ chức chữa bệnh, cai nghiện phục hồi và tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện ma tuý và gái mại dâm song hiệu quả chưa cao, tỷ lệ tái phạm còn rất lớn. Hàng ngày, hàng giờ bộ phận dân cư mắc các tệ nạn xã hội đã tiêu phí một lượng tiền rất lớn ném vào ma tuý, ăn chơi sa đoạ không những không mang lại lợi ích kinh tế, mà ngược lại còn làm cho một bộ phận dân cư này ngày càng rơi vào tình trạng đói nghèo, ảnh hưởng tới sự phát triển của giống nòi và nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai. Tội phạm và TNXH gia tăng, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội làm xói mòn đạo đức, làm sai lệch những chuẩn mực và giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phá hoại hạnh phúc của mỗi con người, mỗi gia đình, đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của nhân dân. Sự gia tăng của tệ nạn xã hội còn là nguyên nhân chủ yếu làm lây lan nhanh căn bệnh HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt nghiêm trọng hơn tệ nạn xã hội đã và đang lan nhanh ở nhóm thanh thiếu niên và môi trường học đường. Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá với các mặt trái của nó đang làm nẩy sinh và lan nhanh nhiều TNXH mới. Nếu chúng ta không có những giải pháp ngăn chặn có hiệu quả thì TNXH trở thành mối đe doạ, kéo theo những hậu quả khôn lường cho xã hội, tác động tiêu cực đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vấn đề nghiên cứu tác động của TNXH tới sự phát triển kinh tế – xã hội nhất là đối với một tỉnh như Thanh Hoá là một vấn đề quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu có thể đưa ra được các nhân tố tác động chủ yếu và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những tác động xấu của TNXH tới sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên từ trước đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị về vấn đề này. Từ những lý do trên, vấn đề nghiên cứu “Tỏc động của tệ nạn xó hội tới sự phỏt triển kinh tế - xó hội ở Thanh Hoỏ” được chọn làm luận văn tốt nghiệp Cao học kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn về những hiểu biết cơ bản về TNXH, đưa ra những lý giải về nguyên nhân, cơ chế gia tăng, cũng như hậu quả của TNXH đối với con người và xã hội. Đồng thời, đã tham mưu cho Đảng và Nhà nước, xây dựng chính sách, pháp luật và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy lùi TNXH. Tuy nhiên những nghiên cứu đó ở nhiều góc độ và giới hạn khác nhau, nên chưa đồng bộ và trên thực tế tác dụng còn hết sức khiêm tốn, chẳng hạn như: Cuốn sách “Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại” của nhóm tác giả; GS,TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Phạm Đình Khánh, TS. Nguyễn Thị Kim Liên, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2003, đã trình bầy những vấn đề cơ bản về TNXH trên phương diện Xã hội học và Tội phạm học hiện đại như: đưa ra những hiẻu biết cơ bản về TNXH ở ba dạng cơ bản là ma tuý, mại dâm, cờ bạc; cập nhật được tình hình và những kinh nghiệm về phòng chống TNXH trên thế giới, khu vực và ở nước ta; đã đề xuất được một số giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống TNXH trong điều kiện kinh tế thị trường... Dưới góc độ xã hội học, trên phương diện quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm và cai nghiện phục hồi ở đề tài“Vấn đề Phòng chống TNXH trong thời kỳ đổi mới”, TS. Đàm Hữu Đắc cùng với các tác giả Nguyễn Văn Minh, Trần Việt Trung, TS. Lê Thị Hà, đã hệ thống những lý luận cơ bản về tệ nạn mại dâm và ma tuý, phân tích, đánh giá thực trạng và tình hình phòng, chống tệ nạn mại dâm và nghiện ma tuý trong những năm đổi mới, dự báo tình hình cũng như đề xuất những giải pháp ngăn ngừa, phòng chống TNXH đến 2020. Đề tài nghiên cứu của Văn phòng Chính phủ (năm 2000) về “ Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống các TNXH (MT, MD) và phòng chống HIV/AIDS” đã đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực phòng chống mại dâm, ma tuý, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình KX.04.14 của Tổng cụ Cảnh sát nhân dân “Tệ nạn xã hội ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” Nxb Công an nhân dân 1994. Trong đề tài này các tác giả đã đưa ra khái niệm về TNXH, dấu hiệu đặc trưng của TNXH, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề TNXH trong cơ chế thị trường, những căn nguyên phát sinh TNXH và các giải pháp giải quyết TNXH. Nhóm các tác giải đều khẳng định TNXH là hiện tượng xã hội có nguồn gốc sâu xa và liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội, phá vỡ hạnh phúc gia đình, làm sói mòn đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khoẻ, nhân cách của con người... TS. Bùi Ngọc Thanh, TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Phạm Đỗ Nhật Tân (chủ biên) Nxb Chính trị quốc gia (1996), “Nghiên cứu cơ sở xã hội ở nông thôn Việt Nam” trong đó có vấn đề TNXH và quan điểm cơ bản giải quyết vấn đề TNXH ở nông thôn, các tác giả đã đưa ra khái niệm về TNXH, nguyên nhân phát sinh TNXH và giải pháp phòng, chống TNXH ở nông thôn Việt Nam. Trong tài liệu “Phòng, chống sự xâm nhập của các TNXH vào gia đình”, HN, 2006 của nhóm tác giả PGS,TS. Lê Ngọc Hùng, TS. Ngô Thị Ngọc Anh và các cộng sự đã nêu một cách khái quát về khái niệm TNXH, các loại TNXH, ảnh hưởng của TNXH đối với gia đình và giải pháp phòng tránh các loại TNXH xâm nhập vào gia đình trong thời kỳ hiện nay. Về phòng, chống tệ nạn BBPNTE đã có một số công trình nghiên cứu như“ Quyền của Phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp luật Quốc tế và pháp luật của Việt Nam” của TS. Đỗ Ngọc Bình, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2003; "Phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em” của TS. Nguyễn Thị Quý, Nhà xuất bản phụ nữ năm 2004; ngoài ra còn có một số tài liệu về phòng, chống buôn bán người của các Tổ chức Quốc tế ILO, Terre Des Hommes, IOM, UNISEP... những nghiên cứu đó đều đi sâu phân tích các khái niệm về buôn bán người, nguyên nhân và thủ đoạn của tội phạm, những kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về phòng chống buôn bán người, cũng như thực trạng tình hình của Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam hiện nay. Nhiều hội thảo khoa học của các ngành chức năng, các tài liệu, đề cương bài giảng được trình bày ở các trường Đại học Luật, trường Đại học Xã hội nhân văn, trường Đại học Lao động xã hội, trường Đại học Cảnh sát nhân dân, các nghiên cứu của Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia; các tài liệu báo cáo, đánh giá tình hình TNXH của UBQG phòng, chống AIDS, phòng chống ma tuý, mại dâm... Một số công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ luật học về phòng chống TNXH, phòng chống tội phạm cũng đã được công bố. Những tài liệu, công trình nghiên cứu trên đã trình bày khái quát được những vấn đề cơ bản về phòng, chống TNXH, phòng chống tội phạm. Đưa ra được những lý giải về nguyên nhân gia tăng TNXH, tội phạm, đề cập tới phương pháp tiếp cận của từng loại hình TNXH và tội phạm dưới góc độ chuyên ngành mà chưa có một công trình nghiên cứu nào, bài viết nào trên phương diện Kinh tế chính trị, nghiên cứu tác động của TNXH tới sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi toàn quốc hay ở một địa phương cụ thể như ở đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu sự tác động của TNXH tới ổn định và phát triển kinh tế – xã hội. Đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm hạn chế những tác động xấu của TNXH. 3.2. Nhiệm vụ Khái quát những vấn đề lý luận về TNXH và sự tác động của TNXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Phân tích tác động của TNXH tới ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hoá giai đoạn 2003-2007. Dự báo xu hướng tác động của Tnxh đến phát triển kT-xh Thanh Hoá giai đoạn 2008-2012 và những giải pháp ngăn ngừa. 4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ tác động của TNXH tới sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi một địa phương nhất định (tỉnh Thanh Hoá). - Phương pháp nghiên cứu: Quán triệt những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu để nghiên cứu như: thống kê khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, điều tra khảo sát điểm, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 5. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: TNXH là một vấn đề rất rộng, có ảnh hưởng và liên quan đến tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó trong luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số loại TNXH điển hình như; tệ nạn ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em tới sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội để làm nội dung nghiên cứu chính. - Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ 2003 đến 2007. Lĩnh vực nghiên cứu tác động của TNXH là tình hình phát triển KT - XH Phạm vi địa bàn nghiên cứu là tỉnh Thanh Hoá. 6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn Trên phương diện Kinh tế chính trị, luận văn làm rõ những tác động của TNXH tới ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, và đặc biệt chú trọng những biểu hiện mới của nó trong thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Khái quát thành tựu và những vấn đề đặt ra trong lý luận và thực tiễn về những tác động của TNXH đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ở Thanh Hoá nói riêng trong thời gian qua, dự báo tình hình tác động này trong giai đoạn 2008 - 2015. Luận văn làm rõ quan điểm phòng, chống, định hướng và những giải pháp ngăn ngừa những tác động xấu của TNXH. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết. Chương 1 tệ nạn xã hội và tác động của tệ nạn xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội 1.1. Một số cơ sở lý luận chung về tệ nạn xã hội 1.1.1. Khái niệm về tệ nạn xã hội Chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét xã hội trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng, C.Mác viết “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”. Tương ứng với từng nấc thang nhất định của nó là những hình thái kinh tế - xã hội, phát triển từ thấp đến cao, mặc dù có những tính đặc thù của nó, nhưng chúng có cái chung là đều gắn liền với sự phát sinh và phát triển của các quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất. V.I Lênin viết: …chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem những quan hệ sản xuất vào trình độ của lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Và dĩ nhiên là không có một quan điểm như thế thì không có một khoa học xã hội được [36, tr.64]. Quan hệ xã hội và quan hệ sản xuất luôn tác động biện chứng với nhau, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong quá trình phát triển lịch sử tự nhiên đó có những nhân tố tác động tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhưng cũng có những nhân tố tác động tiêu cực có tính kìm hãm sự phát triển, một trong những nhân tố đó là TNXH. Thực chất những hành vi TNXH của con người được nhận biết chủ yếu thông qua các quan hệ xã hội, những hành vi đó liên quan đến các giá trị chuẩn mực xã hội. Vì vậy, TNXH phải được nghiên cứu xem xét một cách toàn diện theo quan điểm duy vật lịch sử và biện chứng trong trạng thái vận động và phát triển của xã hội. Khái niệm về TNXH cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất, nhưng tựu chung các tác giả đều cho rằng, TNXH được coi là những hành vi của con người gây ra vi phạm các giá trị đạo đức, làm sai lệch chuẩn mực xã hội và có tính phổ biến trong xã hội, những hành vi này gây hậu quả tiêu cực cho con người và cho xã hội. Dưới góc độ Xã hội học, PGS,TS. Đặng Cảnh Khanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Thanh niên Việt Nam quan niệm rằng các tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch với những chuẩn mực xã hội, sai lệch với những quy tắc đạo đức truyền thống xã hội của những cá nhân hoặc những nhóm người do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan nào đó tác động tới. Dưới phương diện khoa học pháp lý, tập thể tác giả GS,TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Phan Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên trong cuốn “Mại dâm, ma tuý, cờ bạc thời hiện đại” đã đưa ra khái niệm “Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch sử cụ thể biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật và sai lệch các chuẩn mực xã hội, có tính lây lan, phổ biến gây nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong pháp luật hình sự, pháp luật hành chính và các chuẩn mực đạo đức xã hội”. PGS,TS. Võ Khánh Vinh, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật trong báo cáo khoa học "Một số vấn đề về pháp luật đấu tranh với các tệ nạn xã hội", quan niệm “tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội nguy hiểm lớn cho xã hội, được thay đổi về mặt lịch sử và thể hiện ở sự thống nhất biện chứng các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của xã hội, của Nhà nước, đến tài sản, các quyền và lợi ích chính đáng của công dân”. Dưới góc độ khoa học quản lý. Theo TS. Đàm Hữu Đắc, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và nhóm tác giả trong chuyên đề “vấn đề tệ nạn xã hội trong thời kỳ đổi mới” cho rằng “Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội, thể hiện ra những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến bao gồm các vi phạm có tính nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục và những quy tắc được thể chế hoá bằng pháp luật, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế, văn hoá, đạo đức xã hội của nhân dân”. Dước góc độ đạo đức và giáo dục học, trong tài liệu hướng dẫn chương trình phòng chống tệ nạn xã hội của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhóm tác giả Mai Huy Bổng, Nguyễn Văn Sơn, Lê Trung Hiếu cho rằng “Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội, nó liên quan tới các đặc điểm của xã hội, tâm lý, sinh lý, đạo đức, kinh tế, văn hoá của mỗi cá nhân và gia đình”. Ngoài ra còn có nhiều bài viết, bài báo, các hội thảo khoa học nghiên cứu về tệ nạn xã hội ở nước ta và đưa ra nhiều quan niệm dưới nhiều góc độ khác nhau như; Viện Khoa học lao động và các Vấn đề xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong báo cáo khoa học "Tệ nạn xã hội và cách tiếp cận trong việc đề ra và thực hiện các chính sách xã hội" cho rằng tệ nạn xã hội bao gồm tất cả những hành vi vi phạm pháp luật, kể cả pháp luật hình sự, những hiện tượng xã hội tiêu cực, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; gây ảnh hưởng xấu cho xã hội. Trong báo cáo khoa học "Đổi mới các chính sách xã hội nhằm khắc phục tệ nạn xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường" của TS. Nguyễn Hữu Dũng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng "Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội rất tiêu cực, đem lại những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội và gây ra tâm trạng xã hội rất nặng nề thậm chí gây mất ổn định về an ninh chính trị, an toàn xã hội”. Trong báo cáo khoa học của đại tá Nguyễn Mạnh Tề, Cục cảnh sát hình sự - Bộ Công an cho rằng "Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa phải là tội phạm, là những thói hư tật xấu trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức dân tộc do nhiều người mắc phải, gây tác hại đến đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ta. Tệ nạn xã hội rất đa dạng, gồm cả văn hoá phẩm đồi truỵ, cao bồi càn quấy, đầm bóng, bói toán, mại dâm, nghiện hút, cờ bạc...” Tóm lại, từ những quan niệm trên có thể khẳng định “Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, được biểu hiện ra ở những hành vi làm sai lệch các giá trị chuẩn mực xã hội tiến bộ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội” 1.1.2. Những nét đặc trưng của tệ nạn xã hội 1.1.2.1. Tệ nạn xã hội mang tính lịch sử TNXH không bất biến, nó bắt nguồn từ đời sống xã hội và có tính chất lịch sử phức tạp, trong đó có những loại hình TNXH đã tồn tại rất lâu nên không thể loại trừ nó bằng biện pháp đơn giản nào đó và trong một thời gian ngắn được. TNXH có thể thay đổi cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng, các TNXH (bản chất và hình thức biểu hiện của nó) thay đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi của hình thái kinh tế - xã hội, tuỳ thuộc vào sự phát triển và thay đổi của cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định của một xã hội, tuỳ thuộc vào thể chế nhà nước v.v... Tệ nạn xã hội không chỉ xuất hiện ở giai đoạn suy thoái của nền kinh tế - xã hội mà ngay cả trong giai đoạn phát triển. Cũng do TNXH có tính lịch sử và tính động mà trong những điều kiện lịch sử khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, ở những thể chế xã hội khác nhau quan niệm về TNXH cũng khác nhau. * Từ thời cổ đại xa xưa, khi con người chưa nhận thức được đầy đủ như thế nào là TNXH, thì ngay trong cuộc sống của xã hội nguyên thuỷ đã bị quy định chặt chẽ bởi một hệ thống lễ nghi, nghi thức thờ cúng, biểu tượng, ký hiệu, biểu trưng, tác động ma thuật, thần chú, cầu khấn và các lời nguyền... đều mang tính chất tín ngưỡng và thần thoại, trong đó đã chứa đựng những yếu tố của TNXH. * Trong thời kỳ thị tộc những quan niệm về tôn giáo, về những lực lượng thần thánh đã bắt đầu dần dần chi phối đời sống và hành động của con người. Những cấm đoán về thần thoại đã chuyển hoá thành những cấm đoán về tôn giáo - luân lý, xuất hiện những bộ luật để trừng phạt những hành vi được coi là sai lệch, hay là những cái được coi là cái đúng, cái sai. Trong xã hội này vai trò trừng phạt ngày càng tăng lên và cũng là thời kỳ chuyển hoá xã hội từ chế độ nguyên thuỷ sang phân hoá xã hội, phân hoá giai cấp. Những biến đổi cơ bản trong đời sống xã hội gắn liền với việc xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và những đối kháng do sở hữu gây ra, đã làm thay đổi cơ bản quan niệm trước kia về cái coi là chuẩn mực xã hội, cái bình thường và không bình thường. Những quan niệm mới về chuẩn mực xã hội và sự lệch chuẩn xã hội đã hình thành. * Trong chế độ phong kiến, nhà nước phong kiến đã ban hành những đạo luật hà khắc, thêm vào đó là những giáo lý tôn giáo, thần thánh, mê tín dị đoan... làm thay đổi những quan niệm mới về chuẩn mực xã hội. Những hủ tục lạc hậu man rợ được chế độ phong kiến coi là những hiện tượng xã hội mẫu mực như hiến tế người cho thần linh, hay cắt bỏ những bộ phận cơ thể của con người để thể hiện ý chí, hay quy phục, hoặc dâng, hiến, cống vợ, con, người thân cho vua, chúa bề trên để làm nô lệ tình dục, chiến tranh xâm lược cướp bóc và buôn bán nô lệ... và cho rằng đây là ý nguyện tối cao của Thượng đế, của Chúa, của Vua mà bổn phận con người phải thực hiện. Một điều đáng chú ý là những quan niệm về chuẩn mực xã hội đều được thể hiện qua hàng loạt các truyền thuyết thần thoại và giáo lý tôn giáo được cụ thể hoá bằng luật pháp và các học thuyết thời bấy giờ, và coi đó là những chuẩn mực phải thi hành. * Khi lực lượng sản xuất phát triển, đồng thời các quan hệ xã hội cũng được mở rộng và nền kinh tế thị trường ra đời đã làm xuất hiện và tiềm ẩn những yếu tố phá vỡ trật tự và quan niệm cũ về sự áp đặt, trừng phạt, sự giả dối, nghiêm cấm, bạo lực, tín ngưỡng, tôn giáo. CNTB ra đời gắn liền với chế độ tư hữu tư nhân TBCN đã sinh ra những bất công, nghèo khổ, thất nghiệp và phân tầng xã hội xã hội sâu sắc, là nguyên nhân chủ yếu của sai lệch xã hội, là nguồn gốc phát sinh và gia tăng TNXH. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã có nhiều phân tích về TNXH và giải quyết tệ nạn này. Trong các tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước", "Những bức thư từ Vúppơtan"; "Tình cảnh giai cấp công nhân ở nước Anh" của Ph.Ănghen; các tác phẩm "Những cuộc tranh luận của hội nghị dân biểu khoá 6 của tỉnh Ranh", "Gia đình thần thánh" của C.Mác; tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của V.I.Lênin v.v... các ông đã phân tích sâu sắc các nguyên nhân của tệ nạn xã hội và cho rằng các yếu tố thất nghiệp, bất bình đẳng về xã hội và chủng tộc, sự không đảm bảo vật chất, v.v. vốn gắn liền với chế độ xã hội TBCN chính là nguồn gốc phát sinh TNXH. Chế độ sở hữu tư nhân TBCN đã đẩy đông đảo tầng lớp dân cư thành những người vô sản, những người thất nghiệp và bần cùng hoá, buộc họ phải tìm lối thoát nào đó và đẩy trật tự xã hội rối loạn. Ph.Ănghen nói: … Ai kết tội họ, nếu như đàn ông thì đầu trộm đuôi cướp, đàn bà thì ăn cắp và mại dâm, những cái đó thì như thế nào, nó đắng hay ngọt, điều đó đâu liên quan tới Nhà nước; Nhà nước ném những kẻ bị đói này vào các nhà tù hoặc đẩy họ đến những trại giam phạm nhân, còn khi Nhà nước thả họ ra khỏi nhà tù và trại giam, thì có thể hài lòng nhìn thấy thành quả đã đạt được; Nhà nước đã tiến hành biến những con người bị tước hết bánh mì thành những con người còn bị tước hết cả đạo đức nữa… [36, tr.55]. Quan niệm về tự do công bằng, luật pháp, chính trị, đạo đức tôn giáo và những thượng tầng kiến trúc và cả những hình thức tư tưởng ở CNTB được coi là ‘‘chân lý vĩnh cửu, trừu tượng và đứng trên giai cấp’’, quan điểm này rốt cuộc cũng chỉ là những biện minh để bảo vệ cho quyền lợi và lợi ích ích kỷ của CNTB. V.I. Lênin nhấn mạnh: Nguyên nhân xã hội sâu xa của những hành vi thái quá vi phạm quy tắc của cuộc sống chung trong xã hội, là sự bóc lột những quần chúng lâm vào cảnh thiếu thốn, cùng khổ... Toàn bộ lịch sử của tư bản là một lịch sử đầy những sự tàn bạo và cướp đoạt, đầy máu và nạn mãi dâm và tội ác, đó là hiện tượng không phải riêng biệt mà là hiện tượng chung tiêu biểu cho toàn bộ thế giới tư bản [36, tr.57]. Như vậy TNXH trong xã hội tư bản không còn là những hành vi có tính chất tự phát, áp đặt và ràng buộc bởi các giáo lý, quy ước, hay thần thoại hoá... như thời kỳ trước CNTB. Mà nó hình thành, phát sinh, phát triển gắn liền với bản chất bóc lột của xã hội tư bản, của giai cấp tư bản, chính nó là nguồn gốc sâu xa của đói nghèo, bất công, bạo lực và sự vô trách nhiệm v.v... * Trong suốt hơn nửa thế kỷ tồn tại, hệ thống các nước XHCN đã xây dựng nên một xã hội ổn định, trật tự và thuần khiết. ở đó Nhà nước XHCN hướng tới mục đích đảm bảo công bằng cho mọi người trong cống hiến và hưởng thụ, đảm bảo an sinh xã hội v.v... Hệ thống luật pháp được xây dựng để bảo vệ lợi ích chung cho toàn dân, không phân biệt tầng lớp xã hội nào. Chính vì vậy các giá trị chuẩn mực xã hội được toàn xã hội hướng tới đã làm hạn chế phát sinh và gia tăng các TNXH. Điều này hoàn toàn đúng với phân tích và khẳng định của Ph.Ăngghen "nền dân chủ tư sản không thể chữa lành những bệnh hoạn xã hội. Việc này chỉ có thể làm trong những điều kiện nền dân chủ xã hội" [36, tr.65]. * Ngày nay khi khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất trực tiếp, xu thế toàn cầu hoá ngày càng phổ biến trên phạm vi toàn thế giới và những khuyết tật của nền kinh tế thị trường lại đang là những nhân tố tác động làm gia tăng TNXH. TNXH không chỉ còn đơn thuần là những hành vi sai lệch các giá trị chuẩn mực xã hội của một cá nhân, một nhóm người với những loại hình TNXH giản đơn như trước kia, mà nay nó phát sinh, phát triển với nhiều loại hình TNXH phong phú và đa dạng với các cấp độ ngày càng cao. Không chỉ là vấn đề riêng của từng cộng đồng dân tộc, hay từng quốc gia, hay từng nhóm người nào, trong một phạm vi nào, mà nó ngày càng lan rộng và có tính chất quốc tế. Các đường dây tội phạm ma tuý, mại dâm, nạn buôn bán người không chỉ còn là vấn đề riêng ở một quốc gia nào mà đã vượt biên giới quốc gia với những mục đích, âm mưu, thủ đoạn tinh vi xảo quyệt được bổ trợ những phương tiện hiện đại... Đi liền với nó là những hệ luỵ gây nên những hậu quả tác động rất xấu đến kinh tế, chính trị và xã hội. Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là một hướng đi đúng đắn trước sự đòi hỏi phát triển tất yếu của đất nước trong thời kỳ quá độ, và nó đã đem lại những thành quả kinh tế quan trọng, đã và đang đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, chính kinh tế thị trường cũng tiềm ẩn rất nhiều khuyết tật xã hội như: bất công, đói nghèo, bạo lực, tội phạm và TNXH. Các nhà Xã hội học và Luật học đã chứng minh, cơ chế thị trường dù trong trường hợp nào cũng kéo theo một người bạn đồng hành khá “thuỷ chung”, đó là những TNXH và tội phạm. Theo số liệu thống kê về tình hình tội phạm và TNXH của một số nước trong những năm gần đây so với thời kỳ 1960 - 1990 thì đều có chiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van chinh thuc da in.doc
  • docbia muc luc.doc
Tài liệu liên quan