Nhân đạo - hoà bình - hữu nghị là khát vọng chung của nhân loại, là chuẩn giá trị của sự tiến bộ và văn minh mà mọi dân tộc, mỗi quốc gia hằng mong muốn để hướng tới. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là một trong 187 thành viên của phong trào Chữ thập đỏ, trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tạo và là chủ tịch danh dự đầu tiên. Hội là tổ chức xã hội - nhân đạo của quần chúng, tập hợp mọi người Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, nam nữ để làm công tác nhân đạo.
Hội vận động các cá nhân tổ chức cùng tham gia các phong trào tương thân, tương ái, hoạt động nhân đạo phát triển, nâng cao tình nhân ái, phục vụ đời sống sức khoẻ nhân dân trong đó ưu tiên những người có những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Mục đích cao cả của Hội là nhân đạo, hoà bình hữu nghị góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Công cuộc đổi mới do Đảng là khởi xướng và lãnh đạo đã và đang đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đó là sự khẳng định phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền và đề cao vai trò dân chủ xã hội, xã hội dân sự.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức Hội nói chung, Hội chữ thập đỏ nói riêng là một tất yếu khách quan xuất phát từ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của Hội chữ thập đỏ và bản chất của Đảng ta:
"Đảng ta là đạo đức là văn minh
Là độc lập thống nhất
Là hoà bình ấm no
Công ơn Đảng thật là to
Ba mươi năm ấy là một pho sử vàng"
(Tố Hữu - Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Hội chữ thập đỏ chi có thể phát huy, phát triển đúng chức năng, nhiệm vụ khi được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng. Đồng thời nếu thiếu sự quan tâm hoặc coi nhẹ sự lãnh đạo của Đảng đối với hội thì hoạt động của hội sẽ yếu và hoặc chệch hướng, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới toàn diện hiện nay.
7 nguyên tắc cơ bản của phong trào chữ thập đỏ - trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đòi hỏi sự nhạy cảm trong quá trình lãnh đạo của Đảng ta, nhằm thu hút sự hỗ trợ của bè bạn quốc tế, sự chia sẻ quảng bá hình ảnh giá trị nhân đạo của dân tộc, sự văn minh của chế độ qua con đường nhân đạo.
Sự kiện ra đời của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vào ngày 23-11-1946 là quyết định đúng đắn của Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn 60 năm qua, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam luôn luôn đồng hành cùng với dân tộc qua mỗi một giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Qua các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, qua quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới hiện nay thì vấn đề giải quyết những khó khăn từ nền kinh tế lạc hậu, từ vị trí là một đất nước luôn phải hứng chịu hậu quả nặng nề của thiên tai, của chiến tranh, hàng triệu gia đình Việt Nam cần được đón nhận sự chia sẻ của cộng đồng và nhân loại để ổn định và hội nhập phát triển.
Song tổ chức hoạt động Hội chữ thập đỏ còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của đất nước và nhiệm vụ của Hội. Vì thế, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức Hội để Hội đảm nhận được sứ mệnh cao cả của Đảng và dân tộc giao phó nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
Thanh Hoá là tỉnh nằm ở phía Bắc của Trung bộ, đất rộng người đông, thiên nhiên khắc nghiệt. Con người xứ Thanh giàu truyền thống yêu nước, thấm đượm tình người, nghĩa tình thương yêu con người sâu sắc nồng nàn và cũng là một tỉnh kinh tế chậm phát triển. Phát huy truyền thống quê hương Thanh Hoá anh hùng, trong những năm qua cấp uỷ các cấp thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo công tác chữ thập đỏ cả về tổ chức và hoạt động. Cấp uỷ 27 huyện, thị xã, thành phố không ngừng đổi mới nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng để xây dựng và phát triển địa phương một cách toàn diện. Vì thế Hội chữ thập đỏ của các huyện được đón nhận sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của các tổ chức đảng cả về nội dung và phương thức hoạt động cả về phát triển số lượng và chất lượng hoạt động của tổ chức hội, tập hợp đông đảo nhân dân các dân tộc trong tỉnh dưới lá cờ nhân đạo chữ thập đỏ, cùng nhau chung sức chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh trong thiên tai thảm hoạ, trong khắc phục hậu quả chiến tranh đói nghèo , để tuyên truyền rộng rãi các giá trị nhân đạo đến mọi người mọi nhà góp phần ổn định an sinh xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Là tỉnh thường xuyên hứng chịu hậu quả thiên tai, biến đổi khí hậu và hậu quả nặng nề các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc với hàng vạn thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng. Ở điều kiện phát triển kinh tế còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao: 7/60 huyện nghèo toàn quốc, đòi hỏi hoạt động Hội chữ thập đỏ các huyện, Hội chữ thập đỏ tỉnh phải vươn lên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Hiện nay, bên cạnh số đông các cấp uỷ huyện quan tâm chăm sóc tổ chức hội, còn bộ phận không nhỏ các huyện quan niệm về Hội và hoạt động hội chưa được đầy đủ và đúng tầm, trưa thấy hết vai trò quan trọng của tổ chức Hội và hoạt động Hội trước sự phân hoá giàu nghèo tất yếu ngày càng sâu sắc do cơ chế kinh tế thị trường và mặt trái tiêu cực của nó. Giải quyết cân đối hài hoà: tiến bộ và công bằng xã hội. Đòi hỏi cần phải đổi mới sự lãnh đạo của các lãnh đạo đối với Hội chữ thập đỏ.
96 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Sự lãnh đạo của huyện ủy đối với hội chũ thập đỏ cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sù l·nh ®¹o cña huyÖn ñy
®èi víi héi ch÷ thËp ®á cÊp huyÖn ë tØnh thanh hãa trong giai ®o¹n hiÖn nay
Hµ Néi - 2009
MỤC LỤC
Trang
Më ®Çu
1
Ch¬ng 1:
Sù l·nh ®¹o cña huyÖn uû ®èi víi héi ch÷ thËp ®á cÊp huyÖn ë tØnh Thanh Ho¸ - nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn c¬ b¶n
7
1.1.
Héi Ch÷ thËp ®á cÊp huyÖn ë tØnh Thanh Ho¸.
7
1.2.
Néi dung vµ ph¬ng thøc l·nh ®¹o cña HuyÖn uû ®èi víi Héi Ch÷ thËp ®á cÊp huyÖn
15
Ch¬ng 2:
Sù l·nh ®¹o cña huyÖn uû ®èi víi Héi Ch÷ thËp ®á cÊp huyÖn ë tØnh thanh ho¸ - thùc tr¹ng, nguyªn nh©n vµ kinh nghiÖm
22
2.1.
Thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña Héi Ch÷ thËp ®á cÊp huyÖn vµ thùc tr¹ng sù l·nh ®¹o cña HuyÖn uû ®èi víi Héi Ch÷ thËp ®á cÊp huyÖn ë tØnh Thanh Ho¸
22
2.2.
Nguyªn nh©n cña thùc tr¹ng vµ nh÷ng kinh nghiÖm tõ thùc tiÔn
42
Ch¬ng 3:
Môc tiªu, ph¬ng híng vµ nh÷ng gi¶i ph¸p chñ yÕu t¨ng cêng sù l·nh ®¹o cña huyÖn uû ®èi víi Héi Ch÷ thËp ®á cÊp huyÖn ë tØnh thanh ho¸ tõ nay ®Õn n¨m 2015
63
3.1.
Môc tiªu, ph¬ng híng
63
3.2.
Nh÷ng gi¶i ph¸p chñ yÕu t¨ng cêng sù l·nh ®¹o cña HuyÖn uû ®èi víi huyÖn Héi Ch÷ thËp ®á ë tØnh Thanh Ho¸ tõ nay ®Õn n¨m 2015
72
KÕt luËn
89
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
92
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân đạo - hoà bình - hữu nghị là khát vọng chung của nhân loại, là chuẩn giá trị của sự tiến bộ và văn minh mà mọi dân tộc, mỗi quốc gia hằng mong muốn để hướng tới. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là một trong 187 thành viên của phong trào Chữ thập đỏ, trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tạo và là chủ tịch danh dự đầu tiên. Hội là tổ chức xã hội - nhân đạo của quần chúng, tập hợp mọi người Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, nam nữ… để làm công tác nhân đạo.
Hội vận động các cá nhân tổ chức cùng tham gia các phong trào tương thân, tương ái, hoạt động nhân đạo phát triển, nâng cao tình nhân ái, phục vụ đời sống sức khoẻ nhân dân trong đó ưu tiên những người có những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Mục đích cao cả của Hội là nhân đạo, hoà bình hữu nghị góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Công cuộc đổi mới do Đảng là khởi xướng và lãnh đạo đã và đang đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đó là sự khẳng định phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền và đề cao vai trò dân chủ xã hội, xã hội dân sự.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức Hội nói chung, Hội chữ thập đỏ nói riêng là một tất yếu khách quan xuất phát từ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của Hội chữ thập đỏ và bản chất của Đảng ta:
"Đảng ta là đạo đức là văn minh
Là độc lập thống nhất
Là hoà bình ấm no
Công ơn Đảng thật là to
Ba mươi năm ấy là một pho sử vàng"
(Tố Hữu - Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Hội chữ thập đỏ chi có thể phát huy, phát triển đúng chức năng, nhiệm vụ khi được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng. Đồng thời nếu thiếu sự quan tâm hoặc coi nhẹ sự lãnh đạo của Đảng đối với hội thì hoạt động của hội sẽ yếu và hoặc chệch hướng, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới toàn diện hiện nay.
7 nguyên tắc cơ bản của phong trào chữ thập đỏ - trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đòi hỏi sự nhạy cảm trong quá trình lãnh đạo của Đảng ta, nhằm thu hút sự hỗ trợ của bè bạn quốc tế, sự chia sẻ quảng bá hình ảnh giá trị nhân đạo của dân tộc, sự văn minh của chế độ qua con đường nhân đạo.
Sự kiện ra đời của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vào ngày 23-11-1946 là quyết định đúng đắn của Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn 60 năm qua, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam luôn luôn đồng hành cùng với dân tộc qua mỗi một giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Qua các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, qua quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới hiện nay thì vấn đề giải quyết những khó khăn từ nền kinh tế lạc hậu, từ vị trí là một đất nước luôn phải hứng chịu hậu quả nặng nề của thiên tai, của chiến tranh, hàng triệu gia đình Việt Nam cần được đón nhận sự chia sẻ của cộng đồng và nhân loại để ổn định và hội nhập phát triển.
Song tổ chức hoạt động Hội chữ thập đỏ còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của đất nước và nhiệm vụ của Hội. Vì thế, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức Hội để Hội đảm nhận được sứ mệnh cao cả của Đảng và dân tộc giao phó nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
Thanh Hoá là tỉnh nằm ở phía Bắc của Trung bộ, đất rộng người đông, thiên nhiên khắc nghiệt. Con người xứ Thanh giàu truyền thống yêu nước, thấm đượm tình người, nghĩa tình thương yêu con người sâu sắc nồng nàn và cũng là một tỉnh kinh tế chậm phát triển. Phát huy truyền thống quê hương Thanh Hoá anh hùng, trong những năm qua cấp uỷ các cấp thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo công tác chữ thập đỏ cả về tổ chức và hoạt động. Cấp uỷ 27 huyện, thị xã, thành phố không ngừng đổi mới nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng để xây dựng và phát triển địa phương một cách toàn diện. Vì thế Hội chữ thập đỏ của các huyện được đón nhận sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của các tổ chức đảng cả về nội dung và phương thức hoạt động cả về phát triển số lượng và chất lượng hoạt động của tổ chức hội, tập hợp đông đảo nhân dân các dân tộc trong tỉnh dưới lá cờ nhân đạo chữ thập đỏ, cùng nhau chung sức chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh trong thiên tai thảm hoạ, trong khắc phục hậu quả chiến tranh đói nghèo…, để tuyên truyền rộng rãi các giá trị nhân đạo đến mọi người mọi nhà góp phần ổn định an sinh xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Là tỉnh thường xuyên hứng chịu hậu quả thiên tai, biến đổi khí hậu và hậu quả nặng nề các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc với hàng vạn thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng. Ở điều kiện phát triển kinh tế còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao: 7/60 huyện nghèo toàn quốc, đòi hỏi hoạt động Hội chữ thập đỏ các huyện, Hội chữ thập đỏ tỉnh phải vươn lên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Hiện nay, bên cạnh số đông các cấp uỷ huyện quan tâm chăm sóc tổ chức hội, còn bộ phận không nhỏ các huyện quan niệm về Hội và hoạt động hội chưa được đầy đủ và đúng tầm, trưa thấy hết vai trò quan trọng của tổ chức Hội và hoạt động Hội trước sự phân hoá giàu nghèo tất yếu ngày càng sâu sắc do cơ chế kinh tế thị trường và mặt trái tiêu cực của nó. Giải quyết cân đối hài hoà: tiến bộ và công bằng xã hội. Đòi hỏi cần phải đổi mới sự lãnh đạo của các lãnh đạo đối với Hội chữ thập đỏ.
Nhằm góp phần cùng các cơ quan tham mưu, các huyện uỷ trong tỉnh tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục đổi mới nội dung lãnh đạo đối với Hội chữ thập đỏ cấp huyện thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá lần thứ 16 (2005-2010). Tôi đã chọn đề tài: "Sự lãnh đạo của các huyện uỷ trong tỉnh Thanh Hoá đối với Hội chữ thập đỏ cấp huyện” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành xây dựng Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác vận động quần chúng nói chung, công tác Hội chữ thập đỏ và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội chữ thập đỏ nói riêng trong những năm qua đã được nhiều nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhiều nhà khoa học và nhiều cơ quan chuyên trách nghiên cứu. Nhưng đến nay, chưa có các công trình khoa học cấp nhà nước cũng như các luận văn thạc sỹ tiến sỹ trong nước đề cập đến vấn đề này.
Song có một số bài viết liên quan đến vấn đề này:
* Tòng Thị Phóng: "Không ngừng đổi mới tư duy, làm tốt hơn nữa công tác vận động quần chúng của Đản", Tạp chí Cộng sản, số 17, tháng 9/2006
* Nguyễn Khánh và Phạm Ngọc Quang: ‘Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội’, Tạp chí Cộng sản, số 9, tháng 5/2004.
* Đề tài: ‘Tổng kết phương thức lãnh đạo của Đảng" do tác giả Lê Huy Ngọ làm chủ nhiệm, tháng 9/1994.
* Đề tài: "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội" do tác giả Trần Đình Nghiêm làm chủ nhiệm (2005).
* Võ Văn Vĩnh: "Thành uỷ Đà Nẵng lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố trong giai đoạn hiện nay". Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006
* Nguyễn Thị Nga: "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007.
* Nguyễn Thị Lan: "Sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007.
* Đặng Văn Chương: "Sự lãnh đạo của tỉnh uỷ Quảng Nam đối với liên đoàn lao động tỉnh trong giai đoạn hiện nay", Luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007.
* Th.s Bùi Thị Thanh Hằng (2007), "Pháp luật về Hội ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Nhà nước và pháp luật.
* Th.s Nguyễn Hải Ninh (2007), "Khái niệm và đặc điểm phân loại Hội", Tạp chí Nhà nước và pháp luật.
* Lê Xuân Mậu (2006), "Tác dụng chính trị xã hội của các Hội", Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, Kỳ 2 tháng 7.
* TS Phạm Tuấn Khải (2006), "Một số ý kiến về quản lý nhà nước đối với Hội", Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số tháng 10.
* PGS,TS Trần Kim Đỉnh (2007), "Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Dân vận, số tháng 10.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống về đề tài: "Huyện uỷ lãnh đạo công tác Hội chữ thập đỏ cấp huyện ở tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay".
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn:
- Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và khảo sát, nghiên cứu thực trạng sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội chữ thập đỏ và thực tiễn Huyện uỷ các huyện ở tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo Hội chữ thập đỏ, luận văn đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các huyện uỷ trong tỉnh Thanh Hoá đối với Hội chữ thập đỏ cấp huyện.
* Nhiệm vụ của luận:
- Làm rõ quan niệm về sự lãnh đạo của các Huyện uỷ trong tỉnh Thanh Hoá đối với Hội chữ thập đỏ cấp huyện.
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng sự lãnh đạo của Huyện uỷ đối với Hội chữ thập đỏ cấp huyện, nêu nguyên nhân của thực trạng và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo của các huyện uỷ trong tỉnh Thanh Hoá đối với Hội chữ thập đỏ cấp huyện.
- Đề xuất mục tiêu phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các Huyện uỷ ở tỉnh Thanh Hoá đối với Hội chữ thập đỏ cấp huyện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Huyện uỷ đối với Hội chữ thập đỏ cấp huyện ở tỉnh Thanh Hoá.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của các huyện uỷ trong tỉnh Thanh Hoá đối với Hội chữ thập đỏ cấp huyện từ năm 1990 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn sử dụng và thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Hội chữ thập đỏ. Luận văn có tham khảo một số đề án đề tài, các tài liệu, các bài viết của các tác giả về vấn đề có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu sử dụng luận văn này là phương pháp lịch sử, logíc, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê, tập hợp các tài liệu…
6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Đánh giá đúng thực trạng sự lãnh đạo của các cấp uỷ huyện trong tỉnh Thanh Hoá đối với Hội chữ thập đỏ huyện.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các huyện uỷ trong tỉnh Thanh Hoá đối với Hội chữ thập đỏ huyện.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA HUYỆN UỶĐỐI VỚI HỘI CHỮ THẬP ĐỎ CẤP HUYỆN Ở TỈNH THANH HOÁ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. HỘI CHỮ THẬP ĐỎ CẤP HUYỆN Ở TỈNH THANH HOÁ
1.1.1. Khái quát về các đoàn thể chính trị - xã hội và các hội ở tỉnh Thanh Hoá
Thanh Hoá là một vùng quê có truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá, với vị trí địa chính trị là nơi khởi nguồn của các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Cùng với sự phát triển và trưởng thành của lịch sử vẻ vang của Đảng và dân tộc, Thanh Hoá là một trong những cơ sở cách mạng trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Thanh Hoá tự hào về chiến thắng Ba Đình lịch sử, tự hào về sự ra đời và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh. Các phong trào công hội đỏ, hũ gạo kháng chiến, bà mẹ chiến sỹ, tuần lễ vàng tuần lễ đồng gắn liền với những mốc son lịch sử của dân tộc. Sự xuất hiện của Mặt trận Việt Minh, Mặt trận cứu quốc, các đoàn thể cứu quốc…đã lôi cuốn và tập hợp hàng triệu con người tỉnh Thanh giàu lòng yêu nước đi theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ. Đó chính là cơ sở của sự ra đời Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội. Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, phong trào quần chúng cách mạng của tỉnh Thanh Hóa luôn luôn là lực lượng hùng hậu đóng góp tích cực vào thành công của các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Hàng vạn thanh niên xung phong tỉnh Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ có mặt ở mọi nẻo đường, nơi chiến trận xảy ra ác liệt; phong trào phụ nữ ba đảm đang, thanh niên ba sẵn sang trong bảo vệ tổ quốc ngày nay tiếp nối phong trào lập thân, lập nghiệp, phong trào nông dân sản xuất giỏi, phong trào cựu chiến binh nghĩa tình đồng đội đã tạo nên một nét đặc trưng của đoàn thể chính trị - xã hội Thanh Hoá mạnh về mặt tổ chức, đông đảo về lực lượng, năng động sang tạo trong hành động.
Đến nay, tỷ lệ tập hợp công đoàn là 140 nghìn người chiếm 77,5% (kể cả khu vực ngoài quốc doanh); đoàn thanh niên 560 nghìn người chiếm 56,5%; Hội phụ nữ 732 nghìn người chiếm 71%; Hội nông dân 456 nghìn người chiếm 83%; Hội cựu chiến binh 188 nghìn người chiếm 95,7%. Chất lượng tổ chức cơ sở năm 2007: Công đoàn vững mạnh: 78%, yếu 2,45%; Đoàn thanh niên vững mạnh và khá 96%; Hội phụ nữ xuất sắc và khá 98%, yếu 1%; Hội nông dân: vững mạnh và khá 82,48%, yếu kém 1,27%; Hội cựu chiến binh vững mạnh, khá 89%, yếu 1,8%.
Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 66 hội quần chúng được thành lập và cho phép thành lập, tập hợp thu hút gần 1,8 triệu hội viên tham gia sinh hoạt. Hoạt động của các hội quần chúng đã phát triển đúng hướng, vừa chăm lo đáp ứng những lợi ích thiết thực, chính đáng của hội viên, vừa huy động khai thác tiềm năng trong nhân dân vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế Việt Nam.
Đến 30/6/2009, toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 63 tổ chức hội, hiệp hội được uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập có hơn 1 triệu hội viên tham gia hoạt động trong đó: hội cấp tỉnh 49, hội cấp huyện và hội nghề nghiệp khác 14. Riêng liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật 26 hội thành viên, 10 hội thuộc nhóm xã hội nhân văn, 5 hội nhân đạo từ thiện, 8 hội thuộc nhóm liên hiệp thanh niên, doanh nghiệp, doanh nhân, hữu nghị. Hội có tuổi nghề thành lập sớm nhất là Hội y học cổ truyền thành lập tháng 10 năm 1957, hội trẻ nhất hội giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động thành lập 10/6/2009, có 5 hội cho phép thành lập trước năm 1990, 19 hội từ 1990-2000 và 25 cho phép thành lập từ 2000-2009, 17 hội có hình thức tổ chức theo 4 cấp Trung ương, tỉnh, huyện, cơ sở. 32 hội có hệ thống tổ chức 2 đến 3 cấp.
Cấp huyện có 14 tổ chức hội, trong đó có: 1 trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, 6 hội trong lĩnh vực xã hội và 7 hội nghề nghiệp.
Hội cấp xã có 17 tổ chức hội trong đó: 14 hội xã hội và 3 hội nghề nghiệp.
* Về chất lượng tổ chức hội:
- Cấp tỉnh: Hội viên là tiến sỹ có 40 người. Bác sỹ chuyên khoa 2 có 45 người, thạc sỹ 198 người, chuyên khoa 1 là 562 người, đại học 7529 người.Có 15 tổ chức hội tương ứng với 30% hội hoạt động xuất sắc; 15 hội hoạt động khá tương ứng với 30%, 16 hội hoạt động trung bình với 32%, 3 hội hoạt động yếu với 8%.
- Cấp huyện: Có 17 tổ chức hội; cấp xã có 11 tổ chức hội hoạt động khá, 6 hoạt động trung bình
* Về hội viên:
Tổng số hội viên hội quần chúng 1.836.228 người (chưa loại trừ có người sinh hoạt ở nhiều tổ chức hội). Hội có số lượng hội viên lớn là hội người cao tuổi 44 vạn hội viên, hội khuyến học 36 vạn; Hội chữ thập đỏ 19 vạn, hội bảo trợ người tàn tật 17,1 vạn và hội cựu thanh niên xung phong là 3,8 vạn.
Đến nay đã có 18 tổ chức hội là thành viên của mặt trận tổ quốc tỉnh. tổ chức hội được các sở bảo trợ, nhiều hội là: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động Thương binh Xã hội, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Giáo dục, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…
1.1.2. Quan niệm về Hội chữ thập đỏ
1.1.2.1. Khái lược về phong trào chữ thập đỏ - trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế
* Lịch sử của phong trào CTĐ-TLLĐQT:
Ngày 24 tháng 6 năm 1859 ở Solferino, một thành phố miền Bắc nước Ý, một cuộc chiến khốc liệt diễn trong vài giờ đồng hồ giữa lực lượng quân đội liên minh của Pháp và Ý chống lại quân chiếm đóng Áo đã để lại 40.000 người chết và bị thương. Quân y của các bên tham chiến không đủ lực lượng để giải quyết tình trạng quá nhiều người bị thương.
Cảnh tượng trên đã khiến một thương gia Thuỵ Sĩ tên là Jean Henry Dunant kinh hoàng khi vô tình được chứng kiến. Ông đã kêu gọi dân chúng địa phương giúp đỡ người bị thương bất kể họ là người của bên nào.
Khi trở về Thuỵ Sĩ, Henry Dunant không thể nào quên những điều rùng rợn mà ông đã được chứng kiến. Ông đã viết lại những điều này trong một cuốn sách có tên gọi Ký ức về Solferino. Cuốn sách được hoàn thành vào năm 1862. Trong nội dung cuốn sách, Dunant đưa ra 2 ý tưởng:
Một là, thành lập tại mỗi quốc gia một Hội Cứu trợ bao gồm những người tình nguyện, những người danh tiếng, những chính khách có tên tuổi để chăm sóc những người bị thương khi có chiến tranh.
Hai là, vận động một thoả thuận quốc tế bảo vệ những binh lính bị thương trên chiến trường và những người chăm sóc họ.
Henry Dunant đã in cuốn sách bằng tiền riêng của mình và gửi tới các vị quốc vương ở châu Âu, tới các nhà chính trị, sĩ quan quân đội, những nhà hảo tâm và bạn bè. Điều này đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của nhân dân châu Âu, những người không có chút khái niệm nào về thực tế khốc liệt của chiến tranh đã bị kinh hoàng khi đọc những trang viết về Solferino.
Ông Gustave Moynier, một luật sư và vào thời gian đó là Chủ tịch của Hội Cứu trợ Cộng đồng Geneva đã cảm động sâu sắc khi đọc cuốn "Ký ức về Solfferino". Ngay sau đó ông đã đề nghị Dunant nên nhóm họp các thành viên của Hội để bàn bạc về đề xuất của mình. Tại cuộc họp, một Uỷ ban Năm Người được thành lập, gồm Dunant và Moynier, Tướng Guillaume Henri Dufour, Tiến sĩ Louis Appia và Tiến sĩ Theodore Maunoir, tất cả đều là công dân Thuỵ Sĩ. Kỳ họp lần thứ nhất của Uỷ ban này vào ngày 17 tháng 2 năm 1863 đã thông qua tên gọi " Uỷ ban quốc tế cứu trợ những người bị thương".
Trong thời gian sau đó, "Uỷ ban năm người" này đã xúc tiến tổ chức một Hội nghị quốc tế vào tháng 10 năm 1863 tại Geneva, tập hợp đại diện của 16 quốc gia. Hội nghị đã thông qua dấu hiệu phân biệt - một chữ thập đỏ trên nền trắng - để nhận biết và bảo vệ những người giúp đỡ những binh sĩ bị thương trên chiến trường.
Năm 1875, " Uỷ ban quốc tế cứu trợ những người bị thương" đổi tên thành Uỷ ban Chữ thập đỏ Quốc tế - là tổ chức khởi xướng Phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế. Để ghi nhớ công lao của người sáng lập Phong trào, ngày sinh của Henry Dunant 8/5 đã được lấy làm Ngày Quốc tế Chữ thập đỏ.
Nhận được 4 giải thưởng Nobel vì hoà bình Dành cho sự nghiệp nhân đạo.
- Nhà tư bản công nghiệp Thuỵ Điển Alfred Nobel mất năm 1896. Trước khi vĩnh biệt thế giới này, ông có một nguyện vọng dành một phần ngân quỹ của mình để tặng thưởng cho những người có nhiều cống hiến trong hoạt động nhận đạo.
- Năm 1901, Giải thưởng Nobel Vì hoà bình đầu tiên được trao cho Henry Dunant người sáng lập CTĐ, người đã hiến cả đời mình cho sự nghiệp nhân đạo. Mặc dù sống trong cảnh nghèo nàn của một nhà tế bần ở Heiden (bang Appenzell, Thuỵ Sĩ), nhưng H.Dunant đã dành số tiền thưởng đó đóng góp cho sự nghiệp nhân đạo.
- Năm 1917 và năm 1944, Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế được nhận 2 giải thưởng Nobel và số tiền này cũng được sử dụng cho các hoạt động nhân đạo trong suốt 2 cuộc chiến tranh thế giới.
- Giải Nobel thứ 4 được trao cho Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế và Hiệp Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế vào năm 1963 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ra đời phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ.
* Thành phần:
+ Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế: Được thành lập năm 1863, là thành viên sáng lập Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Ngoài các hoạt động bảo vệ và giúp đỡ nạn nhân chiến tranh, Uỷ ban còn là cơ quan vận động và giám hộ việc phổ biến Luật Nhân đạo Quốc tế và theo dõi việc thực hiện những nguyên tắc cơ bản. Uỷ ban cùng hợp tác với Hiệp Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tổ chức các hội nghị theo điều lệ của Phong trào.
+ Hiệp Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Được thành lập năm 1919, hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Phong trào, tạo điều kiện và động viên các Hội quốc gia cải thiện tình trạng cho những người có khó khăn nhất. Hiệp Hội chỉ đạo và phối hợp việc cứu trợ quốc tế cho các nạn nhân do thiên tai và thảm hoạ công nghiệp, cho người tị nạn và cấp cứu y tế. Hiệp Hội là đại diện cho các Hội quốc gia trên trường quốc tế, huy động sự hợp tác giữa các Hội quốc gia, tăng cường năng lực cho các Hội quốc gia và thực hiện các chương trình phòng chống thiên tai, chăm sóc sức khoẻ và cứu trợ xã hội.
+ Các Hội chữ thập đỏ/Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia hoạt động theo nội dung và nguyên tắc của Phong trào. Các Hội quốc gia hỗ trợ cho các chính phủ trong các hoạt động nhân đạo, cụ thể là các chương trình phòng chống thiên tai, chăm sóc sức khoẻ và cứu trợ xã hội. Trong thời gian có chiến tranh, các Hội quốc gia giúp đỡ nạn nhân dân thường và nếu có thể hỗ trợ các đơn vị quân y.
Tính đến tháng 5/2009 đã có 187 Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia trên thế giới là thành viên của Phong trào, tập hợp thành sức mạnh hoạt động nhân đạo khắp các châu lục, tạo nên những thành quả to lớn, thực sự trở thành xu thế phát triển tiến bộ trên toàn cầu.
* Nguyên tắc hoạt động:
7 nguyên tắc hoạt động của Phong trào CTĐ-TLLĐ quốc tế
- Nhân đạo: Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ với lòng mong muốn được giúp đỡ không phân biệt những người bị thương trên chiến trường, sẽ nỗ lực với khả năng quốc gia và quốc tế của mình ngăn ngừa và giảm bớt đau thương nhân loại bất cứ ở nơi nào.
Mục đích của Phong trào là để bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho con người và đảm bảo tôn trọng nhân phẩm.
Phong trào giúp cho sự hiểu biết lẫn nhau, sự hợp tác, hữu nghị, hoà bình bền vững giữa các dân tộc.
- Vô tư: Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế không phân biệt dân tộc, giống nòi, tôn giáo, tầng lớp và quan điểm chính trị. Phong trào nỗ lực để giảm nhẹ nỗi đau của mọi cá nhân và dành ưu tiên cho những người thiệt thòi nhất.
- Trung lập: Để giữ niềm tin của nhân dân, Phong trào không đứng về phe nào trong các cuộc xung đột hoặc không tham dự vào các vấn đề mâu thuẫn về chính trị, chủng tộc, tôn giáo hoặc lý tưởng.
- Độc lập: Phong trào hoàn toàn độc lập. Các Hội quốc gia, trong khi trợ giúp cho chính phủ của mình về các hoạt động nhân đạo vừa tuân theo luật pháp của Nhà nước mình, vừa phải duy trì quyền tự chủ để có thể hoạt động phù hợp với những nguyên tắc của Phong trào.
- Tự nguyện: Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ là tổ chức nhân đạo hoạt động tự nguyện, không dùng bất kỳ hình thức xúi giục, ép buộc nào để đạt được mục đích.
- Thống nhất: ở mỗi nước, chỉ có duy nhất một Hội chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ. Hội nhất thiết phải mở rộng đối với tất cả mọi người. Hội phải tiến hành sức mạnh nhân đạo của trên phạm vi toàn lãnh thổ.
- Toàn cầu: Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là tổ chức rộng rãi có phạm vi toàn cầu, trong đó tất cả các Hội quốc gia đều bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm và nhiệm vụ trong việc giúp đỡ lẫn nhau.
1.1.2.2. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Hội được thành lập ngày 23/11/1946, được Uỷ ban quốc tế Chữ thập đỏ chính thức công nhân ngày 01/11/1957 và được Hiệp Hội chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế chính thức công nhận ngày 04/11/1957. Hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh sang lập và làm chủ tịch danh dự đầu tiên của hội. Người dạy cán bộ hội viên: "Phải xuất phát từ tình thương yêu nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”.
Từ khi thành lập Hội đến nay, Hội đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hoạt động tích cực vì mục đích nhân đạo, hoà bình, hữu nghị trong phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế với tôn chỉ mục đích của Hội là:
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng, hội tập hợp mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nam nữ… để làm công tác nhân đạo; Hội vận động các các cá nhân, tổ chức cùng tham gia các phong trào tương thân tương ái, ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LuanVan.doc