Trong quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam hiện có những lợi thế rất lớn về một số hàng hóa, trong đó có hàng nông sản. Đây là mặt hàng luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Để đẩy mạnh việc sản xuất mặt hàng này nhằm tranh thủ ngày càng tốt hơn lợi thế của nước ta so với một số nước trong khu vực và trên thế giới thì việc sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp là một yêu cầu cấp thiết của thực tiễn.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đưa ra chủ trương đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khóa VI) khẳng định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ và nền kinh tế hàng hóa được thừa nhận. Chính sách đất đai kể từ khi đổi mới đến nay do đó luôn thể hiện sự tích cực điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới, khuyến khích phát triển nông sản hàng hóa, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu bật chủ đề: Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, đất đai với tư cách là “tài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý” như Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định, đang được sử dụng ngày một hiệu quả hơn; đem lại những thành công nhất định trong việc sản xuất nông sản hàng hóa nói riêng và việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng nằm trong xu thế chung của cả nước. Là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các cửa biển tạo nên và với 56 km bờ biển phía đông và đông nam, Bạc Liêu có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, đặc biệt là lương thực và thủy sản.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, động lực phát triển kinh tế gia tăng mạnh mẽ; đi liền với nó là những chính sách ưu đãi đối với nông nghiệp của Đảng và Nhà nước đã đưa đến kết quả ngày càng nhiều diện tích đất được khai phá và sử dụng. Ngày nay trên địa bàn tỉnh chỉ còn một diện tích rất nhỏ thuộc nhóm đất chưa sử dụng. Phần lớn diện tích đất được khai phá nhằm mục đích phát triển nông sản hàng hóa; trong đó thủy sản là chủ yếu.
Tuy nhiên, việc sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Việc sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa nhìn một cách tổng quát vẫn còn thiếu đồng bộ, mang tính tự phát, đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: nâng cao lợi ích của người sử dụng đất để họ trở thành lực lượng sản xuất đủ mạnh có thể xác lập một nền sản xuất hàng hóa; việc xử lý mối quan hệ giữa tích tụ ruộng đất - là cơ sở để xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn với việc đảm bảo được quyền lợi chính đáng cả về mặt kinh tế và xã hội cho một bộ phận người dân gắn cuộc sống của họ với mảnh đất ấy; vấn đề thực thi chính sách pháp luật về đất đai
Việc giải quyết một cách hợp lý, hợp quy luật những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên sẽ làm cho việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả hơn. Từ đó tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân; trước hết là những người nông dân. Với mong muốn đó, tôi chọn đề tài: “Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh Bạc Liêu” để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
118 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam hiện có những lợi thế rất lớn về một số hàng hóa, trong đó có hàng nông sản. Đây là mặt hàng luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Để đẩy mạnh việc sản xuất mặt hàng này nhằm tranh thủ ngày càng tốt hơn lợi thế của nước ta so với một số nước trong khu vực và trên thế giới thì việc sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp là một yêu cầu cấp thiết của thực tiễn.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đưa ra chủ trương đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khóa VI) khẳng định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ và nền kinh tế hàng hóa được thừa nhận. Chính sách đất đai kể từ khi đổi mới đến nay do đó luôn thể hiện sự tích cực điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới, khuyến khích phát triển nông sản hàng hóa, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu bật chủ đề: Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, đất đai với tư cách là “tài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý” như Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định, đang được sử dụng ngày một hiệu quả hơn; đem lại những thành công nhất định trong việc sản xuất nông sản hàng hóa nói riêng và việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng nằm trong xu thế chung của cả nước. Là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các cửa biển tạo nên và với 56 km bờ biển phía đông và đông nam, Bạc Liêu có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, đặc biệt là lương thực và thủy sản.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, động lực phát triển kinh tế gia tăng mạnh mẽ; đi liền với nó là những chính sách ưu đãi đối với nông nghiệp của Đảng và Nhà nước đã đưa đến kết quả ngày càng nhiều diện tích đất được khai phá và sử dụng. Ngày nay trên địa bàn tỉnh chỉ còn một diện tích rất nhỏ thuộc nhóm đất chưa sử dụng. Phần lớn diện tích đất được khai phá nhằm mục đích phát triển nông sản hàng hóa; trong đó thủy sản là chủ yếu.
Tuy nhiên, việc sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Việc sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa nhìn một cách tổng quát vẫn còn thiếu đồng bộ, mang tính tự phát, đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: nâng cao lợi ích của người sử dụng đất để họ trở thành lực lượng sản xuất đủ mạnh có thể xác lập một nền sản xuất hàng hóa; việc xử lý mối quan hệ giữa tích tụ ruộng đất - là cơ sở để xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn với việc đảm bảo được quyền lợi chính đáng cả về mặt kinh tế và xã hội cho một bộ phận người dân gắn cuộc sống của họ với mảnh đất ấy; vấn đề thực thi chính sách pháp luật về đất đai…
Việc giải quyết một cách hợp lý, hợp quy luật những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên sẽ làm cho việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả hơn. Từ đó tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân; trước hết là những người nông dân. Với mong muốn đó, tôi chọn đề tài: “Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh Bạc Liêu” để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Là “tài sản quốc gia” và là một nguồn lực hết sức quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Đất đai luôn là vấn đề mang tính thời sự. Việc khai thác và sử dụng nguồn lực này là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ và nhiều góc độ khác nhau như:
Công trình “Kinh tế tài nguyên đất” của Ngô Đức Cát, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2000; “Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, của Hà Huy Thành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; “Sản xuất và đời sống của các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Đình Hương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
Ở góc độ quản lý kinh tế và kinh tế học có các công trình như: Luận án tiến sĩ: “Các giải pháp kinh tế chủ yếu để khai thác sử dụng hợp lý đất đồi núi trọc ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam”, năm 1996, của Dương Ngọc Thí; Luận án tiến sĩ “Những giải pháp kinh tế tổng hợp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả vùng đất bãi bồi, mặt nước hoang hóa vùng ven biển Thái Bình”, bảo vệ tại Viện kinh tế học, thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, năm 2002, của Phạm Ngọc Quân.
Ở góc độ Kinh tế chính trị có các công trình đã được bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh như: Luận văn thạc sĩ: “Hệ thống các bảng địa tô chênh lệch của Mác - Ăngghen và một số vấn đề nông nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng”, năm 1995, của Nguyễn Văn Mân; Luận văn thạc sĩ “Khai thác nguồn lực đất đai để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai”, năm 2000, của Bùi Thị Thuận; Luận văn thạc sĩ: “Khai thác tiềm năng đất đai nông nghiệp để phát triển kinh tế hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, năm 2000, của Nguyễn Tiến Khôi; Luận văn thạc sĩ: “Giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân để phát triển kinh tế hàng hóa ở Quảng Bình”, năm 2002, của Lê Minh Tuynh và Luận văn thạc sĩ: “Sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Sơn La hiện nay”, năm 2004, của Hà Công Nghĩa.
Bên cạnh đó, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí trong nước. Về cơ bản, các công trình nói trên đã đi vào phân tích, đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp để khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn nhưng chủ yếu là ở tầm quốc gia và vùng kinh tế hoặc ở các địa phương khác. Ở Bạc Liêu chưa có công trình khoa học nào dưới góc độ Kinh tế chính trị nghiên cứu vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là trên cơ sở phân tích vai trò của đất nông nghiệp đối với phát triển nông sản hàng hóa; các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp cũng như thực trạng của vấn đề này ở địa bàn tỉnh Bạc Liêu, để đề ra những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày một hiệu quả hơn, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hóa để phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ về mặt lý luận vai trò của đất nông nghiệp - là tư liệu sản xuất cơ bản, là nguồn lực quan trọng để phát triển nông sản hàng hóa.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Bạc Liêu trong giai đoạn thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) theo phê duyệt của Chính phủ tại Quyết định số 839/QĐ - TTg ngày 24/9/2002, đồng thời làm rõ những nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp để sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp trong tiến trình đẩy mạnh phát triển nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Về nội dung
Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu đất nông nghiệp với tư cách là một tư liệu sản xuất đặt biệt để phát triển nông sản hàng hóa.
4.2. Về thời gian nghiên cứu
Việc khảo sát hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận chủ yếu của luận văn là hệ thống những quan điểm cơ bản của kinh tế chính trị học Mác - Lênin và quan điểm của Đảng ta về những vấn đề kinh tế.
- Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị học Mác - Lênin như: phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp logic thống nhất với lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như mô hình hóa các quá trình kinh tế, quan sát, thống kê, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, phương pháp hệ thống để giải quyết những vấn đề thuộc nội dung của luận văn.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của đất nông nghiệp.
- Phân tích, làm rõ thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Bạc Liêu từ năm 2001 đến nay.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Là một công trình có sự gắn kết giữa phân tích lý luận với tổng kết thực tiễn địa phương, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bạc Liêu trong những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ LÝ LUẬN ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Đất nông nghiệp và vai trò của nó đối với phát triển nông sản hàng hóa
1.1.1. Đặc điểm cơ bản của đất nông nghiệp
- Khái niệm đất nông nghiệp:
Đất đai là một nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những thành phần chủ yếu của môi trường sống, đồng thời là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng... Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước” [7, tr.61].
Khái niệm lãnh thổ của một quốc gia không thể tách rời với đất đai của quốc gia đó. Các cuộc chiến tranh giành lãnh thổ trong lịch sử nhân loại thực chất là chiến tranh giành đất đai và các nguồn tài nguyên gắn với đất. Đất đai và con người là những nhân tố không thể thiếu được của một đất nước, một lãnh địa mà bất cứ một nhà nước cầm quyền nào cũng ra sức giữ và củng cố bằng mọi giá, dù có phải đổ nhiều của cải và xương máu. Do vị thế kinh tế quan trọng của đất đai đối với đời sống con người mà đất đai có một vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống văn hóa, chính trị và cả đời sống tâm linh (nhất là ở các nước phương Đông). Các quan hệ về đất đai giữa các quốc gia, giữa các tộc người với nhau thường trở thành các vấn đề chính trị về chủ quyền, lãnh thổ; đôi khi bị đẩy lên thành những điểm nóng trong các giai đoạn lịch sử, làm thay đổi vận mệnh của nhiều quốc gia, dân tộc.
Trong lịch sử, các quan hệ về đất đai chuyển dần từ quan hệ khai thác, chinh phục tự nhiên sang các quan hệ kinh tế - xã hội về sở hữu và sử dụng. Vị thế quan trọng của đất đai làm cho quan hệ đất đai trở thành quan hệ phản ánh lợi ích giai cấp một cách rõ nét.
Cơ sở để hình thành nên những quan hệ đất đai như trên xuất phát từ tầm quan trọng lớn lao của đất đai đối với đời sống của con người, như C.Mác đã khẳng định: “...đất là không gian, yếu tố cần thiết của tất thảy mọi sự sản xuất và mọi hoạt động của loài người” [20, tr.473]. Trình độ khai thác và sử dụng đất đai để phục vụ cho cuộc sống phản ánh một khía cạnh quan trọng của trình độ chinh phục thiên nhiên của con người, thông qua đó cũng phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Trải qua quá trình ấy, đất đai được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, và trước hết là để sản xuất nông nghiệp. Có thể nói đây là mục đích cơ bản nhất và được hình thành sớm nhất trong đời sống của loài người. Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều có nền sản xuất xã hội với điểm xuất phát là sản xuất nông nghiệp, trong đó có Việt Nam - vốn là một quốc gia có nền văn minh lúa nước đậm nét với hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống chủ yếu là canh tác lúa nước. Cũng do đặc điểm này mà theo quan niệm thông thường, sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là việc trồng lúa hay trồng cây hàng năm... Đất nông nghiệp, vì vậy chỉ hiểu được đơn thuần là ruộng đất, nương rẫy hoặc đất vườn. Tuy nhiên ở góc độ tiếp cận chính thống về mặt quản lý nhà nước và các chương trình phát triển kinh tế, nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng, khái niệm đất nông nghiệp cũng vì thế mà được mở rộng hơn về thành phần.
Điều 42 Luật đất đai năm 1993 của Việt Nam quy định: “Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp” [18, tr.30]. Trên cơ sở khái niệm đó các văn bản pháp luật ngày càng đi vào xác định một cách cụ thể hơn các hình thức đất đai thuộc nội hàm đất nông nghiệp. Theo quy định tại điều 13 Luật Đất đai năm 2003, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ [19, tr.20].
Như vậy, đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp. Nói cách khác đây là nền nông nghiệp toàn diện với trình độ sản xuất ngày càng được nâng lên theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nó là kết quả của một quá trình mang tính lịch sử.
Con người trong quá trình tiến hóa của mình đã biết tạo ra lương thực, thực phẩm thông qua việc trồng trọt, chăn nuôi trên những thửa đất thích hợp, biết khai thác rừng để lấy lâm sản phục vụ cuộc sống... Trình độ phát triển của nhân loại ngày càng cao thì tính chất của các hoạt động ấy cũng biến đổi theo và mang tính chủ động hơn, con người không chỉ khai thác mà còn biết tác động trở lại tự nhiên nhằm tái tạo tự nhiên, không chỉ sử dụng đất trồng trọt sẵn có mà còn mở rộng khai hoang để tăng diện tích; trồng thêm đồng cỏ để chăn nuôi; trồng rừng để tái tạo nguồn động thực vật; khai thác sử dụng mặt nước tự nhiên để nuôi trồng thủy sản. Đất nông nghiệp là đối tượng của sự tác động đó và ngày càng được khai thác một cách hiệu quả hơn. Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đóng vai trò là môi trường sinh trưởng và phát triển không thể thiếu được của cây trồng và vật nuôi. Đất đai nông nghiệp rất đa dạng về chủng loại và chất lượng, tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng. Chất lượng của đất nông nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của ngành nông nghiệp. Theo C.Mác ngoài các yếu tố khí hậu và các yếu tố khác thì độ phì nhiêu tự nhiên của đất nông nghiệp được quyết định bởi cấu thành hóa học của lớp đất trên mặt hay dung lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật, ông cho rằng: “Mặc dù tính chất phì nhiêu ấy là một thuộc tính khách quan của đất, nhưng về mặt kinh tế thì bao giờ nó cũng bao hàm một mối quan hệ nhất định, mối quan hệ với trình độ phát triển nhất định của hóa học và của cơ khí trong nông nghiệp và vì vậy mà nó thay đổi theo trình độ phát triển ấy” [20, tr.296].
Luận điểm này của Mác cho thấy đất nông nghiệp muốn trở thành một tác nhân kinh tế thì nó phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa những đặc tính tự nhiên và hoạt động có mục đích của con người.
- Đặc điểm cơ bản của đất nông nghiệp:
Thứ nhất, đất nông nghiệp là sản phẩm của tự nhiên kết tinh sức lao động của con người.
Là một dạng tài nguyên thiên nhiên, đất nông nghiệp cũng như đất đai nói chung được hình thành do quá trình phong hóa các loại đá dưới sự tác động của các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sinh vật,… phổ biến là quá trình phong hóa hóa học, quá trình phong hóa vật lý chỉ diễn ra ở những vùng khô hạn kéo dài. Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa kết hợp với địa hình có mạng lưới sông suối dày đặc chia cắt đã thúc đẩy quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ. Nhìn chung các loại đá gốc tham gia quá trình phong hóa ở nước ta có độ tuổi khác nhau, thuộc cả nguyên đại Cổ sinh (kỷ đệ nhất) và Trung sinh (kỷ đệ nhị). Do đó sản phẩm phong hóa của chúng tức là đất đai cũng có sự khác nhau về tính chất và cơ bản đuợc hình thành trong nguyên đại Tân sinh (kỷ đệ tam và đệ tứ). Ở phần lãnh thổ phía Bắc các đá tuổi Tiền Cambri phân bố dọc sông Hồng và các đá tuổi từ Cambri đến hết nguyên đại Trung sinh, tức là cách đây từ 570 triệu năm đến khoảng 65 triệu năm hầu như phổ biến. Ở Trung Bộ tồn tại các đá thuộc nguyên đại Cổ sinh và Trung sinh là chủ yếu. Về phía Nam, khối nhô Kon Tum tồn tại các đá tuổi Tiền Cambri. Ở khu vực này, đầu kỷ Đệ Tứ (cách đây khoảng 2,5 triệu năm) đã có sự phun trào bazan rộng khắp để hình thành những vùng đất đỏ phì nhiêu. Khi kết thúc quá trình phong hóa đá, đất đai được hình thành tạo cơ sở cho sinh vật phát triển. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài với nhiều vòng tuần hoàn, thế giới sinh vật lại làm cho đất đai phong phú thêm bởi nguồn chất hữu cơ được tạo ra trong quá trình sinh trưởng, phát triển và phân hủy của động thực vật. Dần dần đất đai trở nên màu mỡ và có cấu trúc phức tạp hơn so với trước, trở thành môi trường sinh sống ngày càng phù hợp đối với sinh vật và con người trong quá trình tiến hóa.
Tuy nhiên, lực lượng tự nhiên dù có chứa đựng khả năng phục vụ cuộc sống tốt đến đâu đi nữa cũng chỉ phát huy hiệu quả khi có sự tác động của hoạt động có mục đích của con người. Tác động lâu dài của con người biểu hiện dưới hàng loạt các hoạt động sản xuất đã biến hệ thống tự nhiên thuần túy thành một hệ thống tự nhiên - kỹ thuật. Đất đai được sử dụng vào mục đích phát triển nông nghiệp, ngoài những đặc tính tự nhiên của nó thuận lợi cho việc canh tác thì nhất thiết phải có hoạt động khai khẩn của con người để biến những mảnh đất hoang thành đất trồng trọt. Quá trình khai khẩn có thể diễn ra ở các mức độ thuận lợi hay khó khăn khác nhau tùy theo các điều kiện tự nhiên của khu vực đó quy định nhưng đều có sự kết tinh lao động của con người. Vì vậy C.Mác khẳng định rằng: “Tuy có những thuộc tính như nhau nhưng một đám đất được canh tác có giá trị hơn là một đám đất bỏ hoang” [20, tr.248].
Trong giai đoạn tiền kỹ thuật của xã hội loài người, sự chinh phục tự nhiên không phải dễ dàng. Nếu trong giai đoạn hiện nay với tầm hiểu biết sâu rộng về thế giới tự nhiên, với sự hỗ trợ của nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại, con người vẫn rất vất vả khi đối mặt với những thách thức của thiên nhiên, thì trước đây bám trụ được với thiên nhiên để sinh tồn còn khó khăn gấp bội. Điều đó cho thấy xã hội loài người phát triển cho đến ngày nay là kết quả của rất nhiều công sức đổ vào công cuộc chinh phục tự nhiên mà điển hình là sức lao động kết tinh vào đất đai để nó trở thành đất nông nghiệp tạo ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người.
Hơn nữa, đất đai của một đất nước, một dân tộc phải trải qua các cuộc chiến chống ngoại xâm còn chứa đựng cả xương máu của nhiều thế hệ. Các cuộc thám hiểm tìm ra những vùng đất mới cũng đều phải trả một giá rất đắt bằng cả tiền của, mồ hôi và sinh mạng con người. Như vậy đất đai không chỉ đơn thuần là sản phẩm của tự nhiên, mang những tính chất tự nhiên mà đất đai, theo đúng nghĩa của nó, tức là có thể phục vụ được cho cuộc sống của con người, còn in đậm những dấu ấn của con người trong suốt chiều dài lịch sử khai thác và sử dụng.
Ở Việt Nam hiện nay, những hoạt động mở rộng diện tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình khai hoang, phục hóa đi đôi với cải tạo đất đai, thực hiện thâm canh ruộng đất nhằm nâng cao năng lực sản xuất của đất nông nghiệp tiếp tục phản ánh sự kết tinh lao động của con người vào đất đai nhưng với hàm lượng ngày càng cao theo trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Nếu chỉ là sản phẩm tự nhiên thuần túy, thì đất đai không có giá trị. C.Mác khẳng định: “Thác nước, cũng như đất đai nói chung, cũng như mọi lực lượng tự nhiên, không có giá trị nào cả, vì không có một lao động nào được vật hóa ở trong nó; do đó, nó cũng không có giá cả” [20, tr.290]. Ông cho rằng cái giá cả mà chủ đất sẽ thu được khi bán thác nước chẳng qua chỉ là địa tô đã tư bản hóa: “… không phải bản thân thác nước có giá trị, và giá cả của nó chẳng qua chỉ là biểu hiện đơn thuần của số lợi nhuận siêu ngạch bị chiếm đoạt và được tính toán theo kiểu tư bản chủ nghĩa” [20, tr.291].
Đất nông nghiệp không giống với những lực lượng tự nhiên khác ở chỗ nó có sự kết tinh sức lao động của con người, do đó đất nông nghiệp có giá trị. Giá đất về thực chất chính là địa tô do đất đai mang lại trong một số năm nhất định. Vì vậy, đất đai là một dạng hàng hóa đặc biệt - hàng hóa về quyền sử dụng đất.
Cũng chính vì có sự kết tinh sức lao động của nhiều thế hệ mà đất nông nghiệp có chủ sở hữu. Quyền sở hữu ruộng đất bao gồm hai nội dung: quyền chiếm hữu và quyền sử dụng. Hai quyền này có thể cùng tồn tại trong một chủ thể sở hữu. Tuy nhiên khi nền kinh tế đã phát triển đến một mức độ nhất định, hai quyền này có thể tách rời nhau.
Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Như vậy về mặt chiếm hữu, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân vì đất đai là tài sản của cả dân tộc, để có được tài sản này đã biết bao thế hệ người Việt Nam phải đổ mồ hôi và xương máu để cải tạo và gìn giữ. Việc tư hữu hoá đất đai sẽ cản trở những chương trình, mục tiêu quy hoạch lớn phục vụ cho quốc kế dân sinh và dẫn đến phân hoá giai cấp. Do đó việc không chấp nhận chế độ tư hữu đất đai chính là xuất phát từ lợi ích chung của toàn dân tộc. Tuy nhiên để khuyến khích việc đầu tư thâm canh ruộng đất, nâng cao năng suất nông nghiệp, quyền sử dụng được trao cho các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.
Điều 5 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định” [19, tr.13].
Việc giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cùng với việc mở rộng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh đã phát huy tác dụng to lớn trong việc khuyến khích các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp tập trung đầu tư vào đất đai, bảo vệ, khai thác và sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả. Nói cách khác, sự kết tinh sức lao động vào đất đai nông nghiệp ngày càng tăng dẫn đến việc tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội. Vấn đề này có một ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa lớn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, đất nông nghiệp có vị trí cố định và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Đất nông nghiệp cũng như đất đai nói chung cấu thành nên bề mặt của trái đất, chúng có vị trí cố định, không thể di chuyển được theo ý muốn của con người. Con người muốn sử dụng đất sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ cho cuộc sống thì phải định cư tại những vùng đất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, có nghĩa là sức lao động và tư liệu sản xuất phải di chuyển theo đất đai. Điều này giải thích tại sao các nền văn minh cổ xưa trên thế giới thường được hình thành ở những vùng hạ lưu các con sông lớn, là những nơi có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, tiêu biểu như các nền văn minh sông Nil ở Ai Cập, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc... Ở các vùng đất trù phú dễ canh tác, ít bị thiên tai sẽ hình thành nên những điểm quần cư và ngày càng được mở rộng dần ra các khu vực xung quanh. Không giống như các tư liệu sản xuất khác có thể được di chuyển, được điều tiết từ nơi này sang nơi khác hoặc tập trung lại ở một khu vực nhất định nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất của con người trong hoàn cảnh cụ thể, đất nông nghiệp chỉ có thể được sử dụng tại vị trí chúng đang tồn tại và mang những tính chất của điều kiện tự nhiên của khu vực đó như điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, địa hình, vị trí... Ở các khu vực khác nhau trên thế giới, các điều kiện tự nhiên có sự khác biệt. Đặc điểm này cũng quy định tính đa dạng của nguồn động thực vật và năng suất cây trồng, vật nuôi của các châu lục, các quốc gia hay các vùng khác nhau trong mỗi quốc gia. Trong nền sản xuất hàng hóa những điều kiện này rất quan trọng vì nó là cơ sở để hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, thúc đẩy sản xuất đi vào chiều sâu mang tính chất chuyên canh. Ngoài ra yếu tố vị trí địa lý, địa hình của đất nông nghiệp còn là những nhân tố kinh tế quan trọng. Theo C.Mác thì vị trí của các khoảnh đất “… có ý nghĩa quyết định trong trường hợp các đất di dân khai khẩn và nói chung có ý nghĩa quyết định đối với trình tự theo đó các khoảnh đất có thể lần lượt được canh tác” [20, tr.295]. Ông cho rằng “…khi khai phá đất hoang ở một nước, người ta cũng có thể đi từ những đất tốt hơn đến những đất xấu hơn, hoặc ngược lại” [20, tr.295] là bởi vì “Một khoảnh đất có thể ở vào một vị trí rất tốt nhưng đồng thời lại rất ít màu mỡ và ngược lại” [20, tr.295]. Vị trí tốt của đất nông nghiệp được hiểu là gần thị trường tiêu thụ hoặc