Luận văn Sự du nhập, phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, ra đời và tồn tại hàng vạn năm nay với nhân loại, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân dân ở hầu khắp các quốc gia trên hành tinh này. Với con số hàng tỷ người trên thế giới và gần như 100% dân cư ở nhiều nước cụ thể theo các tôn giáo khác nhau đã nói rõ nhu cầu đó. Tôn giáo đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội nhiều mặt của con người.

Tuy nhiên, xung quanh hiện tượng tôn giáo đang còn nhiều ý kiến khác nhau trong giới nghiên cứu (và có thể nói là một trong những hiện tượng xã hội có nhiều tranh cãi nhất). Chẳng hạn, tôn giáo là một hiện tượng tích cực hay tiêu cực, có ảnh hưởng tốt hay xấu đến đời sống con người, xã hội và đánh giá nó trên cơ sở khoa học nào. Về mặt hình thái ý thức xã hội, tôn giáo lâu nay được xem như đối lập với khoa học và nếu vậy thì cắt nghĩa như thế nào về hiện tượng tôn giáo có chiều hướng gia tăng hiện nay trong khi có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trên phạm vi toàn thế giới cũng như mỗi quốc gia? vấn đề quan hệ hay tác động, ảnh hưởng qua lại giữa tôn giáo với chính trị, văn hóa, đạo đức, khoa học. như thế nào và bản thân tôn giáo trong nội dung các quan niệm của mình có chứa đựng các yếu tố chính trị, văn hóa, đạo đức, khoa học không?.

Có thể nói, những vấn đề trên đây là những vấn đề có phạm vi rộng lớn và có tính thời sự cấp thiết, nhất là vấn đề ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội, con người cần được quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau.

Nhật Bản là quốc gia có trình độ phát triển cao trên nhiều lĩnh vực. Trong những nguyên nhân tạo nên thành công chung của quốc gia này phải kể đến sự tác động của một nền văn hóa rất độc đáo mang bản sắc Nhật Bản (bao gồm văn hóa Phật giáo). Chỉ có nghiên cứu chính nền văn hóa Nhật Bản trong đó có văn hóa Phật giáo mới giúp ta cắt nghĩa được một phần thành công của đất nước này trong sự phát triển.

Khi nghiên cứu quá trình du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản hiện vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, đó chỉ là sự bành trướng tư tưởng, văn hóa Trung Hoa hơn là nhu cầu nội tại của nước Nhật, và mặc dù các môn phái Bukkyo (đạo Phật) ở đây trong thế giới quan của mình còn chứa đựng những yếu tố tiêu cực, song khách quan mà nói, đạo Phật ở Nhật Bản nói chung đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội Nhật Bản trong lịch sử cũng như hiện tại. Nghiên cứu những đóng góp đó sẽ có ý nghĩa bổ ích cho sự chế định những chính sách kinh tế - xã hội của một quốc gia.

 

doc86 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Sự du nhập, phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, ra đời và tồn tại hàng vạn năm nay với nhân loại, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân dân ở hầu khắp các quốc gia trên hành tinh này. Với con số hàng tỷ người trên thế giới và gần như 100% dân cư ở nhiều nước cụ thể theo các tôn giáo khác nhau đã nói rõ nhu cầu đó. Tôn giáo đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội nhiều mặt của con người. Tuy nhiên, xung quanh hiện tượng tôn giáo đang còn nhiều ý kiến khác nhau trong giới nghiên cứu (và có thể nói là một trong những hiện tượng xã hội có nhiều tranh cãi nhất). Chẳng hạn, tôn giáo là một hiện tượng tích cực hay tiêu cực, có ảnh hưởng tốt hay xấu đến đời sống con người, xã hội và đánh giá nó trên cơ sở khoa học nào. Về mặt hình thái ý thức xã hội, tôn giáo lâu nay được xem như đối lập với khoa học và nếu vậy thì cắt nghĩa như thế nào về hiện tượng tôn giáo có chiều hướng gia tăng hiện nay trong khi có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trên phạm vi toàn thế giới cũng như mỗi quốc gia? vấn đề quan hệ hay tác động, ảnh hưởng qua lại giữa tôn giáo với chính trị, văn hóa, đạo đức, khoa học... như thế nào và bản thân tôn giáo trong nội dung các quan niệm của mình có chứa đựng các yếu tố chính trị, văn hóa, đạo đức, khoa học không?... Có thể nói, những vấn đề trên đây là những vấn đề có phạm vi rộng lớn và có tính thời sự cấp thiết, nhất là vấn đề ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội, con người cần được quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau. Nhật Bản là quốc gia có trình độ phát triển cao trên nhiều lĩnh vực. Trong những nguyên nhân tạo nên thành công chung của quốc gia này phải kể đến sự tác động của một nền văn hóa rất độc đáo mang bản sắc Nhật Bản (bao gồm văn hóa Phật giáo). Chỉ có nghiên cứu chính nền văn hóa Nhật Bản trong đó có văn hóa Phật giáo mới giúp ta cắt nghĩa được một phần thành công của đất nước này trong sự phát triển. Khi nghiên cứu quá trình du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản hiện vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, đó chỉ là sự bành trướng tư tưởng, văn hóa Trung Hoa hơn là nhu cầu nội tại của nước Nhật, và mặc dù các môn phái Bukkyo (đạo Phật) ở đây trong thế giới quan của mình còn chứa đựng những yếu tố tiêu cực, song khách quan mà nói, đạo Phật ở Nhật Bản nói chung đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội Nhật Bản trong lịch sử cũng như hiện tại. Nghiên cứu những đóng góp đó sẽ có ý nghĩa bổ ích cho sự chế định những chính sách kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong lịch sử nhân loại, tuy giữa các nước có những khác biệt về truyền thống thể hiện qua phong tục, tập quán, tính cách, lối ứng xử của nhân dân và mọi đặc tính văn hóa khác do lịch sử để lại, song giữa các dân tộc vẫn có nhiều nét tương đồng, nhất là đối với Việt Nam và Nhật Bản là những quốc gia cùng nằm trong cộng đồng châu á, cùng có chung một xuất phát điểm về kinh tế là nông nghiệp lúa nước, mà điểm nổi bật nhất là cả hai nước đều mang dấu ấn đậm nét của văn hóa Trung Hoa. Do đó, nghiên cứu Nhật Bản nói chung, văn hóa Nhật Bản (bao gồm văn hóa Phật giáo) nói riêng, chắc chắn Việt Nam sẽ tìm được một phần những bài học kinh nghiệm bổ ích cho sự phát triển đất nước mình. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề "Sự du nhập, phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Mấy chục năm gần đây, do quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản càng ngày càng thắt chặt, nhu cầu tiếp xúc, học hỏi Nhật Bản tăng lên, nhiều tác phẩm bàn về văn hóa Nhật Bản được giới thiệu. Đáng chú ý là bộ sách Lịch sử văn hóa Nhật Bản của G.B. Samson (Nxb Khoa học xã hội, năm 1995) hay Chân dung văn hóa đất nước mặt trời mọc của Hữu Ngọc, xuất bản năm 1993. Trong những tác phẩm đó, vấn đề Phật giáo ở Nhật Bản cũng đã được đề cập. Có thể thấy, Phật giáo được xem là một trong những nhân tố góp phần tạo nên diện mạo văn hóa đầy tính đa sắc, độc đáo của Nhật Bản. Ngoài những tác phẩm đã được kể trên, những công trình khoa học khác như Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác (1994-1995); Sổ tay nghệ thuật Nhật Bản (dịch năm 1990) hay nhiều công trình trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản đã đưa lại một cách nhìn ngày càng đầy đủ và chân thực về văn hóa Nhật Bản nói chung, diện mạo Phật giáo Nhật Bản nói riêng. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu một cách khái quát, hệ thống lịch sử Phật giáo ở Nhật Bản cũng như những ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội vẫn rất cần được tiếp xúc. Lý do cơ bản trong nghiên cứu Phật giáo ở Nhật Bản vẫn đang tồn tại nhiều bất đồng. Chẳng hạn những nguyên nhân nào làm cho Phật giáo tồn tại và phát triển ở Nhật Bản hay trong đời sống tinh thần của người Nhật hiện nay thì Phật giáo có vị thế đến đâu? Tại sao Thiền là yếu tố trội của Phật giáo ở Nhật Bản?... 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Khái quát một số đặc điểm cơ bản của quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản cũng như một số ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản. 3.2. Nhiệm vụ: Luận văn có hai nhiệm vụ chủ yếu: - Khái quát bối cảnh lịch sử của quá trình du nhập Phật giáo vào Nhật Bản và một số đặc điểm cơ bản của quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản. - Làm sáng tỏ một số ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản. 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đề cập chủ yếu đến phương diện lịch sử của quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản và chỉ phân tích những ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản trên các phương diện như: Văn hóa nghệ thuật, đạo đức, phong tục và lối sống. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: - Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về văn hóa và tôn giáo. - Một số thành tựu gần đây của giới khoa học khi nghiên cứu Nhật Bản đã được công bố. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Ngoài phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là phương pháp cấu trúc hệ thống, lịch sử, lôgíc, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, phân tích tổng hợp. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn bước đầu khái quát một số đặc điểm cơ bản của quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản. - Góp phần đánh giá vai trò của Phật giáo vào kho tàng văn hóa tinh thần của Nhật Bản. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Đề tài góp phần gợi mở một số vấn đề giúp các nhà quản lý xã hội suy nghĩ về việc khuyến khích những đóng góp của Phật giáo vào nền văn hóa dân tộc và vận dụng nó trong điều kiện xã hội Việt Nam. - Kết quả của luận văn có thể sử dụng vào quá trình nghiên cứu và giảng dạy môn khoa học về tôn giáo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 6 tiết. Chương 1 Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Nhật Bản 1.1. đất nước và con người Nhật Bản Nhật Bản là quần đảo gồm hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ có diện tích vào khoảng 322.000km2, tương đương với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc hay gần bằng diện tích lãnh thổ Việt Nam (329.000km2). Phần lớn các đảo có diện tích không lớn và chỉ có 4 đảo lớn là: Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu. Quần đảo Nhật Bản nằm ở Tây Bắc lòng chảo Thái Bình Dương với chiều dài tổng cộng 4.000km. Phần lớn lãnh thổ Nhật Bản là núi (chiếm 70% diện tích đất đai) với nhiều ngọn núi cao. Trong số đó dãy Alpơ có nhiều núi cao trên 3.000m, ngọn Fuji (Phú Sĩ) cao 3.776m. Điểm đặc biệt là, Nhật Bản có rất nhiều núi lửa hoạt động, hàng năm gây ra nhiều tai họa cho con người và xã hội. Với điều kiện núi cao, bờ biển gập ghềnh với những vách đá thẳng đứng đã tạo cho Nhật Bản một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Về mặt hình dạng của lãnh thổ, trông xa có người bảo có hình trăng lưỡi liềm, lại có người bảo có hình con tằm, nhiều người tin rằng, Nhật Bản muốn tồn tại phải dựa vào Trung Quốc vì hình dạng Trung Quốc giống lá dâu. Tuy nhiên, đó chỉ là phỏng đoán nặng tính tư liệu bởi thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, sức tự cường của người Nhật không xô đẩy họ vào con đường lệ thuộc, ngược lại, Nhật Bản là nước duy nhất ở Đông Bắc á không rơi vào họa thực dân thời kỳ thực dân hóa. Về phương diện văn hóa, mặc dù Nhật Bản tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa ngoại lai song họ vẫn là quốc gia có bản sắc dân tộc độc đáo. Về phương diện nhân chủng học, người Nhật Bản hiện nay là kết quả của sự cộng hợp nhiều dòng máu của nhiều tộc người khác nhau. Theo kết quả của các nhà nhân chủng học và khảo cổ học, đất nước Nhật Bản có vết chân người là vào cuối thời đại đồ đá mới (cách đây khoảng 3.000 năm). Xét về mặt địa hình nhiều người đã phát hiện thấy sự liên kết chặt chẽ giữa lục địa Trung Hoa và quần đảo Nhật Bản. Từ đó có suy luận rằng, gốc gác người Nhật có quan hệ với các tộc người ở đại lục. Theo sách Lịch sử Phật giáo thế giới (tập 1, Nxb Hà Nội, 1995), cho rằng xuất xứ người Nhật từ ba hệ lớn: - Tộc người Hà Di cũ: gốc da trắng ở châu Âu, vượt Xibêri đến Nhật Bản. - Tộc người Thông Cổ Tư vốn sống ở Tây á trong đó có tộc Thiên Tôn lớn nhất. Tộc người này lấy đất Đại hòa làm căn cứ nên còn gọi là dân tộc Đại hòa. Đây là nòng cốt của dân tộc Nhật Bản và là người Nhật Bản gốc. - Một số tộc người thiểu số khác. Những điều kiện tự nhiên khá đa dạng, khí hậu ôn đới, cây cối tốt tươi, rậm rạp... đã có những ảnh hưởng đến tính cách, tâm lý người Nhật, khiến cho họ có lòng dũng cảm, có tính tiến thủ mà biểu tượng được ví như núi Fuji. Ngoài ra người Nhật cũng khá cởi mở, nặng tính thực dụng với một bản lĩnh thép được hun đúc qua quá trình phát triển quốc gia. Đánh giá về vấn đề này EDWIN.O.REISCMAUR trong cuốn: Nhật Bản quá khứ và hiện tại cho rằng: ý thức về tinh thần liên kết trong thị tộc và niềm tin vào tầm quan trọng của các quyền lợi và uy quyền cha truyền con nối, chắc chắn phải là khá mạnh trong dân tộc này, vì những sức mạnh này luôn chiếm ưu thế trong suốt lịch sử của Nhật Bản và vẫn còn rất sống động trong nước Nhật hiện đại. Có lẽ hình ảnh người chiến sĩ quý tộc, người đàn ông kỵ mã, lúc bấy giờ đã có một vị trí quan trọng trong xã hội Nhật, bởi vì các hình ảnh mờ ảo này của Nhật Bản thời sơ khai đã vượt qua được trận lũ của nền văn minh vay mượn của Trung Hoa để sau này trỗi lên như cột xương sống của Nhật Bản thời phong kiến [26, tr. 16]. Về phương diện tín ngưỡng, người Nhật cổ đại sùng kính các vị thần tự nhiên. Từ sùng bái tự nhiên dẫn đến sùng bái tổ tiên. Theo truyền thuyết, số lượng thần tự nhiên của người Nhật có đến tám mươi vạn vị. Ngoài ra, nhiều hiền tướng, hào kiệt cũng được suy tôn, thiêng hóa và trở thành các vị thần. Trong số các vị thần, Vũ Thiên Hoàng được tôn kính nhất, Tenno (Thiên Hoàng) vì vậy là đại diện cho dòng dõi tôn quý, trở thành lãnh tụ cả về tôn giáo và chính trị. Những thần linh được người Nhật tôn kính thường được gọi là Kami. Tín ngưỡng thờ Kami hay Shinto (Thần đạo) trở thành tín ngưỡng bản địa có lịch sử tồn tại xuyên suốt lịch sử Nhật Bản, chi phối mạnh mẽ các hình thức tín ngưỡng khác. Vì lẽ ấy, về sau, khi Phật giáo được du nhập, ta thấy lúc đầu là sự phản ứng, sau nữa là sự kết hợp và tùy tương quan lực lượng cụ thể, có thể có lúc Phật giáo có ưu thế song nhìn chung, Shinto vẫn đóng vai trò trụ cột. Nguyên nhân của tình hình này chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau. Về phương diện tổ chức xã hội ta thấy, mặc dù hai cuốn sách Kojiki (Cổ sự ký) và Nihongi (Nhật Bản thư ký) mang nhiều tính truyền thuyết và thần thoại nhưng là những tài liệu quan trọng để nghiên cứu xã hội Nhật Bản cổ đại. Theo các cuốn sách trên (sách được viết từ thế kỷ thứ VIII) Nhật Bản đã bắt đầu tiếp nhận ảnh hưởng của các tư tưởng ngoại lai (Khổng giáo, Phật giáo) song những ảnh hưởng đó cũng không làm lu mờ tính dân tộc và tín ngưỡng truyền thống. Qua các truyền thuyết và những câu chuyện dân gian, có thể hình dung xã hội Nhật Bản tồn tại trên những nguyên tắc của một nền quân chủ. Học thuyết Shinto (con đường của thần thánh) không mạnh và làm say lòng người như một tôn giáo thực thụ nhưng cũng thể hiện rõ ý thức dân tộc của người Nhật. Trong tín ngưỡng Shinto, những ước nguyện về một cuộc sống tốt đẹp được pha quyện với lòng yêu nước bởi người Nhật nghĩ rằng, đất nước của họ là của thần thánh. Ai được thần thánh tin cẩn sẽ được giao quyền cai trị đất nước. Vì lẽ đó, trong đời sống, đạo Shinto chỉ đạo ý thức cộng đồng. Theo đó, cá nhân chỉ tồn tại được khi là thành viên của gia đình. Một gia đình chỉ tồn tại được khi là thành viên của quốc gia. Hiện tại phải hy sinh cho truyền thống và những khát vọng tương lai. Điều này giống ở Việt Nam với đạo Tổ, với việc thờ vua Hùng, các Thiên tử, thành hoàng và dòng họ. Thông qua các chuyện kể ta cũng thấy rằng, quyền lực xã hội tập trung ở các Tenno mặc dù quyền lực đó không phải lúc nào cũng được thực hiện suôn sẻ. Chính quyền Trung ương của Tenno có quyền lực cai quản các tộc người khác, trong đó có những tộc người mạnh. Những tộc người đó mặc dù thần phục Tenno nhưng vẫn có quyền lực độc lập, vẫn có khả năng kiểm soát đất đai và cư dân của mình. Tenno thường đại diện cho một tộc người lớn mạnh nhất và được coi là sứ giả, đại diện cho thần dân trong mối quan hệ với thần thánh. Quyền lực đó, vì vậy mang tính tôn giáo nhiều hơn là tính chính trị. Các đại thần, thường là người đứng đầu các dòng họ quý tộc Nakutomi và Imibe. Họ là các chúa đất có quyền lực, quyền lực ấy được duy trì theo kiểu cha truyền con nối về mặt tôn giáo. Thường thì những người đứng đầu cứ mỗi năm hai lần, làm chủ lễ đọc kinh cầu nguyện trong các dịp lễ tẩy rửa, cầu xin thần linh trút bỏ cho dân lành ô uế và tội ác. Tùy theo tương quan lực lượng giữa các dòng họ mà qui định dòng họ nào được đảm nhiệm chức năng gì. Vì vậy trong xã hội Nhật Bản cổ, cuộc tranh giành giữa các dòng họ cũng hay xảy ra. Việc chọn người đứng đầu tộc người có một số tiêu chí nhất định, hoặc họ là người giàu có, hoặc có khả năng sản xuất những đồ quý hiếm hay có tay nghề cao trong một số ngành thủ công mỹ nghệ. Cuối cùng, có thể nói, trong xã hội Nhật Bản cổ đại, các tầng lớp quý tộc và chúa đất ở trung ương và địa phương với vây cánh của họ đã chi phối quyền lực của triều đình. Họ có thể buộc triều đình có hành động theo ý muốn của họ kể cả việc bành trướng lãnh thổ. Họ xây dựng các vây cánh và có thể lôi kéo các thủ lĩnh địa phương đi theo mình. Chính sách của họ là tập hợp những người thợ giỏi, cho họ quyền lợi thỏa đáng để lôi kéo họ. Trong bối cảnh lịch sử như vậy, Phật giáo được du nhập. Lúc đầu nó được đưa vào Nhật Bản thông qua vai trò của những người Triều Tiên, Trung Hoa vốn là những người buôn bán hoặc như các tù binh. Sau đó, nhờ sự nâng đỡ của chính quyền, Phật giáo chính thức được thừa nhận và phát triển khá nhanh. 1.2. Quá trình du nhập phật giáo ở nhật bản 1.2.1. Một số quan điểm khác nhau về sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản Cho đến hiện nay cuộc tranh luận về những động cơ dẫn đến sự du nhập, bám rễ của Phật giáo vào Nhật Bản vẫn chưa đi đến những thống nhất cần thiết. Có thể thấy có hai loại quan điểm chính: Loại thứ nhất cho rằng, sự du nhập Phật giáo vào Nhật Bản là do những động cơ từ phía Trung Hoa hay đó chỉ là sự bành trướng về tư tưởng, văn hóa của Trung Hoa; loại thứ hai cho rằng, đó là sự tiếp nhận diễn ra trên cơ sở nhu cầu nội tại của người Nhật Bản hay người Nhật đã chủ động tiếp nhận Phật giáo. Theo ý kiến của chúng tôi, trong sự phát triển của văn hóa Nhật Bản nói riêng và của bất kỳ nền văn hóa nào nói chung không bao giờ là một quá trình thuần nhất, bởi các dân tộc liên tục có những cuộc tiếp xúc văn hóa dù tự giác hay tự phát. Trường hợp Nhật Bản trước khi tiếp xúc với Triều Tiên, Trung Hoa có những đặc biệt bởi đó là xứ sở của các hòn đảo sống gần như biệt lập so với thế giới bên ngoài, nhất là khi kỹ nghệ hàng hải chưa phát triển. Chính sự cô độc trong những mối giao cảm văn hóa mà so với Triều Tiên, Trung Hoa, trình độ văn minh của Nhật Bản lúc đó thấp hơn. Về mặt xã hội, đó là sự tồn tại của chế độ thị tộc còn khá phổ biến, và về kinh tế là trình độ của lực lượng sản xuất còn rất thấp kém. Những thấp kém trong lĩnh vực kinh tế được biểu hiện cả trong lĩnh vực tư tưởng. ở Nhật Bản chưa hình thành các tư tưởng có tính hệ thống trong nghệ thuật, tôn giáo, triết học... Khi những quan hệ đầu tiên của Nhật Bản hình thành với lân bang qua buôn bán và nhất là chiến tranh, người Nhật đã nhận ra rằng, bên cạnh họ là những quốc gia có trình độ phát triển cao hơn. EDWIN.O.REIS CHAUER đã từng khẳng định: "Không có gì đáng ngạc nhiên nếu người Nhật sơ khai trên một đất nước gồm những hòn đảo biệt lập của họ cảm nhận được những phản quang của đế quốc Trung Hoa mới và bừng tỉnh với một nhận thức mới về cái đất nước lớn lao ở bên kia bờ biển" [26, tr. 23]. Tuy nhiên như lịch sử đã chứng tỏ, buổi đầu giao tiếp với Trung Hoa, những vay mượn diễn ra rất chậm chạp và không tự giác. Mãi cho đến gần cuối thế kỷ thứ VI thì có một sự gia tăng đột ngột trong quá trình du nhập các yếu tố của văn hóa Trung Hoa vào Nhật Bản. Sự thật này chỉ có thể giải thích bởi hai lý do: - Một là: Có thể dân tộc Nhật lúc ấy mới đạt được một trình độ văn hóa cho phép họ nhận thức ra và có đủ khả năng để tiếp nhận các nhân tố ngoại lai một cách nhanh chóng và có ý thức. - Hai là: Mọi giá trị văn hóa, tự nó đều có nhu cầu và khả năng lan tỏa hay bành trướng, nhất là khi chúng đạt trình độ cao. Trong thời kỳ đó, ở Trung Hoa, nhà Đường đã tạo ra một chế độ phong kiến đạt đến cực thịnh, vì vậy khả năng lan tỏa của nó ra xung quanh dễ dàng hơn. Những tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Hoa lúc đầu thông qua vai trò của những thương gia, thợ thủ công hay tù binh dưới dạng hành vi và nhân cách của các cá nhân đó hay qua những vật phẩm hữu hình có được trong các cuộc trao đổi. Dần dần những kiểu tiếp xúc đó trở nên thứ yếu và thay bằng cuộc tiếp xúc tôn giáo. Điều cần thấy ở đây là, lúc này Phật giáo cực thịnh ở Trung Hoa và Phật giáo trở thành công cụ chuyển tải văn hóa quan thiết nhất từ đại lục sang Nhật Bản. Sự xâm nhập của Phật giáo vào Nhật Bản cũng vậy, lúc đầu bằng con đường dân gian. Những ảnh hưởng của Phật giáo lớn dần, gây chấn động đến cả tầng lớp thống trị. Những chấn động đó đã tạo nên hai xu hướng tư tưởng chủ yếu trong thị tộc Yamato đến mức gây nên những xung đột giữa nhóm ủng hộ Phật giáo và phản đối Phật giáo. Sự thắng lợi của nhóm ủng hộ Phật giáo diễn ra khoảng năm 587 đã mở đường cho sự tiếp nhận nhanh hơn các tư tưởng của Trung Hoa nói chung và tín ngưỡng Phật giáo nói riêng. Nhờ sự nâng đỡ của chính quyền, nhiều phái đoàn người Nhật được cử sang đại lục học hỏi tri thức và ở trong nước Phật giáo được hỗ trợ, trở thành tôn giáo có vị thế còn lớn hơn cả Shinto. Như vậy, có thể nói rằng, sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản không thuần túy chỉ là sự bành trướng văn hóa của người Trung Hoa và nếu giả định đó là sự bành trướng văn hóa mà thiếu sự nhiệt tình tiếp nhận từ phía Nhật Bản thì khả năng bén rễ, tồn tại, phát triển của nó sẽ khó khăn hơn nhiều. Điều này là có cơ sở bởi, một mặt, khi văn minh nhà Đường có dấu hiệu suy vi thì người Nhật cũng bắt đầu suy nghĩ lại. Đó là sự tái khẳng định ngày càng mạnh mẽ tinh thần độc lập về văn hóa được biểu hiện qua thái độ không còn chăm chú học hỏi hay thái độ quá sùng bái đối với mọi yếu tố của văn minh Trung Hoa. Mặt khác, qua lịch sử nước Nhật ta thấy, dân tộc đó có sự khôn ngoan đặc biệt trong tiếp nhận văn hóa ngoại lai. Họ tiếp nhận rất nhiều yếu tố ngoại lai song vẫn luôn tìm cách giữ gìn, phát triển các nhân tố bản địa. Bằng chứng là, khi Phật giáo du nhập, có cuộc đấu tranh giữa Thần - Phật. Cuộc đấu tranh đó tiếp tục diễn ra trong các thời kỳ và cuối cùng Phật giáo bị bản địa hóa mặc dù có thời kỳ Phật giáo trở thành trụ cột và chi phối mạnh mẽ các lĩnh vực của đời sống xã hội. 1.2.2. Một số đặc điểm chính của Phật giáo ở Nhật Bản buổi đầu du nhập Theo quy luật của sự tiếp biến văn hóa, khi muốn bắt rễ vào một khu vực nào đó, các hiện tượng văn hóa ngoại lai phải biến đổi cho phù hợp với những yêu cầu của bản địa. Quá trình du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Nó đã có nhiều biến đổi đến mức làm cho một số yếu tố của Phật giáo ở Nhật Bản đã có những khác biệt khá căn bản với Phật giáo, ấn Độ hay với Phật giáo Trung Hoa. Những biến đổi đó lúc đầu được tạo nên bởi nền tảng kinh tế - xã hội cũng như những yêu cầu của cư dân Nhật Bản, của văn hóa Nhật Bản nhưng đến lượt nó, nhiều khi lại trở thành những định hướng cho sự phát triển của văn hóa Nhật Bản về sau. Vì lẽ ấy, mặc dù tồn tại trong những điều kiện của một xã hội hiện đại nhưng văn hóa Nhật Bản vẫn giữ được những yếu tố như nhân ái, mềm mại của đạo Phật, cứng nhắc đến tàn nhẫn của võ sĩ đạo, thực dụng như Khổng giáo và mộng mơ siêu thoát của thiền, tư tưởng trọng lợi ích vật chất và yêu cái đẹp da diết, một tư duy khoan hòa nhưng lại chứa đầy tính duy lý v.v... Nghiên cứu quá trình du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu như sau: Một là: So với các nước trong khu vực, thời điểm du nhập Phật giáo vào Nhật Bản có muộn hơn. Theo các nguồn sử liệu còn lưu lại, khoảng thế kỷ VI Phật giáo đã từng có mặt ở Nhật Bản. Việc du nhập Phật giáo vào Nhật Bản chủ yếu từ hai con đường: Trung Quốc và Triều Tiên (Phật giáo có mặt ở Triều Tiên sớm hơn ở Nhật Bản chừng 150 năm). Cuốn Lịch sử Phật giáo thế giới (tập I) có dẫn lại sách Phù Tang lược ký cho biết: "Tháng 2 năm thứ 16 sau khi Kế Thể Thiên Hoàng tức vị (năm thứ 3 niên hiệu Phổ Tông Vũ Đế nhà Lương, năm 522) một người Hán là Tư Mã Đạt đến Nhật Bản làm nhà cỏ ở bản Điền Nguyên, quận Cao Thị nước Đại hòa, bày tượng phật lễ bái". Cũng theo nguồn sử liệu trên thì vào tháng 10 năm 522 (năm thứ 13 đời Khâm Minh Thiên Hoàng) có Thánh Minh Vương ở nước Bách Tế trên bán đảo Triều Tiên đã sai Cơ Thị Đạt dẫn đầu một đoàn người đến tặng một pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng và có cờ phướn, kinh luân". Giới nghiên cứu ở Nhật Bản quen gọi hai con đường du nhập Phật giáo: Tư truyền và Công truyền để phân biệt Phật giáo được dân gian truyền vào và chính phủ truyền vào. Qua nghiên cứu thời điểm và con đường du nhập Phật giáo vào Nhật Bản có thể thấy rằng, Phật giáo được du nhập muộn hơn một số nước trong khu vực, hơn nữa Phật giáo trên con đường truyền bá đã từng bị khúc xạ qua nhiều nước trung gian vì vậy nó không còn nguyên vẹn như Phật giáo chính gốc. Điều căn bản hơn là ở chỗ Phật giáo ở Nhật Bản bị chi phối mạnh bởi các yếu tố tín ngưỡng bản địa vốn đã có truyền thống ở Nhật Bản đó là tục thờ Kami (biểu tượng thần linh của Shinto). Điều này cũng cho thấy trong lịch sử tồn tại của Phật giáo ở Nhật Bản luôn có sự giằng co thậm chí là xung đột trong đời sống tín ngưỡng của cá nhân và trên bình diện xã hội giữa một bên là Phật và bên kia là Thần. Nếu so sánh với Phật giáo ở Việt Nam ta thấy Phật giáo được du nhập vào Việt Nam sớm hơn vào Nhật Bản khoảng 6 thế kỷ. ở Việt Nam ngoài con đường du nhập Phật giáo trực tiếp từ phía các cao tăng ấn Độ còn có các cao tăng của Trung Hoa. Tuy nhiên các cao tăng của Trung Hoa khi truyền Phật giáo vào Việt Nam thì tính chất Phật giáo ấn Độ cũng rõ rệt hơn. Mặt khác, Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu bằng con đường dân gian nên sự xung đột giữa nó và tín ngưỡng bản địa ít quyết liệt. Có thể nói, nó được du nhập một cách tương đối hòa bình. Thứ hai: Phật giáo du nhập vào Nhật Bản trong bối cảnh người Nhật đã có một truyền thống tín ngưỡng khá vững chắc: tín ngưỡng về Thần (Kami). Kami là đối tượng của sự thờ cúng trong Shinto đã tồn tại từ thời cổ đại. "Đây là những thực thể mờ ảo, tồn tại không hình dạng, thiếu hẳn tính người và giống với sự biểu hiện quyền lực lạnh lùng. Tất cả được coi như là cao hơn ở bên trên con người bằng kiến thức và quyền lực, giữa những quyền lực đời sống và nằm ngoài sự kiểm soát của con người" [2, tr. 183]. Kami có nhiều loại nhưng tựu trung có 4 đặc điểm chung: - Kami không có hình dạng riêng nhưng có thể được mời gọi đến với những hình thức mời thích hợp. - Kami là thực thể trừu tượng, có thể mang phúc hay chuốc họa cho con người tùy thuộc vào thái độ đối xử của con người đối với Kami. - Kami có thế giới riêng nhưng vẫn có thể viếng thăm thế giới loài người và sử dụng vào những mục đích của họ. - Kami là thế lực ban phát cho con người những lợi ích vật chất mà không đại diện cho một thứ chân lý tối hậu. Nhìn nhận những đặc trưng của Kami như đã chỉ ra ta thấy, về thực chất, Shinto có những khác biệt căn bản với Phật đạo. Điểm căn bản nhất là ở chỗ, Kami là trừu tượng trong khi Phật là cụ thể. Tôn sùng, thờ cúng Kami sẽ được đền đáp trong khi Phật chủ trương chính con người tự chịu trách nhiệm về kết quả của hành động của bản thân mà không trông chờ bất kỳ một sự ban phát nào nhất là trong quan niệm của Phật giáo nguyên thủy. Kami là thế lực ban phát trong khi Phật đại diện cho chân lý tối hậu, Shinto không đủ và được một hệ thống các giá trị đạo đức được xem là chân lý. Vì những lẽ trên nên ở buổi đầu du nhập, Shinto và Phật giáo luôn chứng tỏ những sự xung khắc và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN1.doc
  • docMUCLUC.doc
Tài liệu liên quan