Hoạt động giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải đường bộ nói riêng chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Tầm quan trọng của hoạt động này thể hiện ở chỗ, nó đáp ứng được yêu cầu sản xuất, trao đổi, lưu thông hàng hóa, sản phẩm xã hội ở các khu vực dân cư khác nhau, nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội thông qua các phương tiện giao thông cũng như quản lý hoạt động của các phương tiện giao thông. Ngày nay, chúng ta bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ thông tin với nền Kinh tế tri thức. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nước ta tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Trong tình hình đó, giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu xây dựng một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, chỉ huy hoạt động an toàn, pháp luật về giao thông chặt chẽ, hạn chế thấp nhất những vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ cũng như tai nạn giao thông thì sẽ góp phần to lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, mở rộng giao lưu hội nhập khu vực, quốc tế. Vì vậy, chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2005 - 2010 của Đảng đã xác định “Tập trung các nguồn lực để ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh cơ bản hệ thống giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường hành không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội” [17, tr.199]. Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi hoạt động giao thông nói chung phải ngày càng hiện đại phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiện nghi, văn minh hơn và toàn diện hơn. Sự phát triển của hoạt động giao thông đường bộ cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên hoạt động giao thông đường bộ luôn chứa đựng mối nguy hiểm, nếu xẩy ra tai nạn thì gây thiệt hại không nhỏ về tài sản, thậm chí tính mạng của con người. Do đó, nếu không có công tác đảm bảo trật tự về an toàn giao thông thì sẽ nảy sinh các vi phạm về an toàn giao thông, gây ra tai nạn giao thông và hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt ở các thành phố, thị xã, nơi tập trung đông dân cư.
Hiện nay, tình hình trật tự an toàn giao thông trong cả nước ta đã và đang diễn biến phức tạp. Đó là sự gia tăng của phương tiện cơ giới ở mức độ cao đặc biệt là môtô, xe máy, sự hạn chế về hiệu lực quản lý Nhà nước trong hoạt động giao thông đường bộ và sự thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật giao thông của các đối tượng tham gia giao thông. “Nếu so sánh với tháng 8 đầu năm 2004 thì tháng 8 đầu năm 2005 tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 14.314 vụ (tăng 1,6%), làm chết 4.499 người (tăng 7,4%) và bị thương 16.423 người (tăng 12%). Chỉ tính trong 15 ngày đầu của tháng 9/2005 (tháng an toàn giao thông) trung bình mỗi ngày xảy ra 46,7 vụ, làm chết và bị thương 52,4 người” [14, tr.3]. Đối với thủ đô Hà Nội, do chiếm vị trí trọng yếu trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của một quốc gia, hoạt động giao thông tại thủ đô Hà Nội giữ vai trò hết sức quan trọng. Thông qua hoạt động giao thông tại thủ đô Hà Nội có thể đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại thủ đô Hà Nội luôn là yêu cầu hết sức cấp thiết của Đảng, của ngành, các cấp, của toàn bộ nhân dân đang sống và làm việc tại thủ đô. Thế nhưng, trật tự an toàn giao thông đường bộ tại thủ đô Hà Nội hiện nay đang gây nhiều lo lắng đối với nhân dân thủ đô. Tình trạng vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ ngày một tăng; ý thức tuân thủ các quy tắc trong hoạt động giao thông của những người điều khiển các phương tiện giao thông còn kém, tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng không giảm. “Chỉ tính trong năm 2005, tại thành phố Hà Nội đã xảy ra 2.350 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 413 người chết và 2.213 người bị thương. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã kiểm tra xử lý 41.891 trường hợp vi phạm Luật giao thông, tạm giữ 3.926 lượt phương tiện vi phạm” [9, tr.6]. Thêm vào đó, tình trạng đua xe máy, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu không tuân thủ quy định trật tự giao thông tại thủ đô đang gây nên những nhức nhối cho xã hội.
Tất cả những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc về thực trạng những sai lệch xã hội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ cũng như về các nguyên nhân, điều kiện của nó. Từ đó, mới có thể đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với những sai lệch hiện nay trong hoạt động giao thông đường bộ tại thủ đô Hà Nội.
92 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải đường bộ nói riêng chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Tầm quan trọng của hoạt động này thể hiện ở chỗ, nó đáp ứng được yêu cầu sản xuất, trao đổi, lưu thông hàng hóa, sản phẩm xã hội ở các khu vực dân cư khác nhau, nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội thông qua các phương tiện giao thông cũng như quản lý hoạt động của các phương tiện giao thông. Ngày nay, chúng ta bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ thông tin với nền Kinh tế tri thức. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nước ta tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Trong tình hình đó, giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu xây dựng một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, chỉ huy hoạt động an toàn, pháp luật về giao thông chặt chẽ, hạn chế thấp nhất những vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ cũng như tai nạn giao thông thì sẽ góp phần to lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, mở rộng giao lưu hội nhập khu vực, quốc tế. Vì vậy, chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2005 - 2010 của Đảng đã xác định “Tập trung các nguồn lực để ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh cơ bản hệ thống giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường hành không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội” [17, tr.199]. Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi hoạt động giao thông nói chung phải ngày càng hiện đại phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiện nghi, văn minh hơn và toàn diện hơn. Sự phát triển của hoạt động giao thông đường bộ cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên hoạt động giao thông đường bộ luôn chứa đựng mối nguy hiểm, nếu xẩy ra tai nạn thì gây thiệt hại không nhỏ về tài sản, thậm chí tính mạng của con người. Do đó, nếu không có công tác đảm bảo trật tự về an toàn giao thông thì sẽ nảy sinh các vi phạm về an toàn giao thông, gây ra tai nạn giao thông và hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt ở các thành phố, thị xã, nơi tập trung đông dân cư.
Hiện nay, tình hình trật tự an toàn giao thông trong cả nước ta đã và đang diễn biến phức tạp. Đó là sự gia tăng của phương tiện cơ giới ở mức độ cao đặc biệt là môtô, xe máy, sự hạn chế về hiệu lực quản lý Nhà nước trong hoạt động giao thông đường bộ và sự thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật giao thông của các đối tượng tham gia giao thông. “Nếu so sánh với tháng 8 đầu năm 2004 thì tháng 8 đầu năm 2005 tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 14.314 vụ (tăng 1,6%), làm chết 4.499 người (tăng 7,4%) và bị thương 16.423 người (tăng 12%). Chỉ tính trong 15 ngày đầu của tháng 9/2005 (tháng an toàn giao thông) trung bình mỗi ngày xảy ra 46,7 vụ, làm chết và bị thương 52,4 người” [14, tr.3]. Đối với thủ đô Hà Nội, do chiếm vị trí trọng yếu trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của một quốc gia, hoạt động giao thông tại thủ đô Hà Nội giữ vai trò hết sức quan trọng. Thông qua hoạt động giao thông tại thủ đô Hà Nội có thể đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại thủ đô Hà Nội luôn là yêu cầu hết sức cấp thiết của Đảng, của ngành, các cấp, của toàn bộ nhân dân đang sống và làm việc tại thủ đô. Thế nhưng, trật tự an toàn giao thông đường bộ tại thủ đô Hà Nội hiện nay đang gây nhiều lo lắng đối với nhân dân thủ đô. Tình trạng vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ ngày một tăng; ý thức tuân thủ các quy tắc trong hoạt động giao thông của những người điều khiển các phương tiện giao thông còn kém, tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng không giảm. “Chỉ tính trong năm 2005, tại thành phố Hà Nội đã xảy ra 2.350 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 413 người chết và 2.213 người bị thương. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã kiểm tra xử lý 41.891 trường hợp vi phạm Luật giao thông, tạm giữ 3.926 lượt phương tiện vi phạm” [9, tr.6]. Thêm vào đó, tình trạng đua xe máy, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu không tuân thủ quy định trật tự giao thông tại thủ đô đang gây nên những nhức nhối cho xã hội.
Tất cả những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc về thực trạng những sai lệch xã hội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ cũng như về các nguyên nhân, điều kiện của nó. Từ đó, mới có thể đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với những sai lệch hiện nay trong hoạt động giao thông đường bộ tại thủ đô Hà Nội.
Vì vậy, đề tài: “Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động giao thông luôn là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong những năm gần đây ở nước ta, nhiều khía cạnh của vấn đề giao thông đã được tiếp cận, nghiên cứu và khai thác như:
- Những biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông tại thành phố Hà Nội, luận án thạc sỹ luật học của Ngô Huy Ngọc, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân - 1996.
- Đặc điểm hình sự tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ, luận án thạc sỹ luật học của Nguyễn Văn Mận, Học viện CSND, Hà Nội - 2000.
- Nghiên cứu tình hình an toàn giao thông đường bộ và biện pháp khắc phục, luận án thạc sỹ khoa học kỹ thuật của Mai Văn Đức - Đại học giao thông vận tải, Hà Nội - 2000.
- Thực trạng công tác điều tra, xử lý tai nạn giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông, giải pháp cải tiến lề lối làm việc và nâng cao hiệu quả, đề tài khoa học của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt - 2000.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay, luận án thạc sỹ Luật học của Nguyễn Huy Bằng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội - 2001.
- Quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Thực trạng và giải pháp, luận văn cao cấp lý luận chính trị của Vũ Anh Dũng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Nội - 2002…và nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả khác.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung vào lĩnh vực quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông một cách khái quát, cũng như lý luận về hoạt động điều tra xử lý tai nạn giao thông nói chung, mà chưa nêu được một cách toàn diện có hệ thống những yếu tố tác động có ảnh hưởng đến hành vi sai lệch, vi phạm pháp luật trong hoạt động giao thông đường bộ. Có thể nói rằng, nghiên cứu vấn đề sai lệch trong hoạt động giao thông nói chung và hoạt động giao thông đường bộ nói riêng cho đến nay chưa được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý thuyết lẫn phương pháp xã hội học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Mô tả và phân tích thực trạng sai lệch xã hội trong hoạt động giao thông đường bộ của những người tham gia giao thông ở thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với những sai lệch của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra bao gồm:
- Làm rõ khái niệm “Sai lệch xã hội”, “Giao thông đường bộ”, “sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ” và một số khái niệm cơ bản của luật giao thông đường bộ.
- Mô tả phân tích đánh giá thực trạng sai lệch xã hội của người tham gia đường bộ tại thành phố Hà Nội về loại hình, quy mô, mức độ, tính chất và hậu quả của nó.
- Tìm hiểu những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh những sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội.
- Đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản nhằm tăng cường cuộc đấu tranh phòng chống sai lệch xã hội trên lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội.
* Khách thể nghiên cứu: Người tham gia giao thông đường bộ.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng sai lệch xã hội của những người tham gia giao thông đường bộ tại địa bàn thành phố Hà Nội.
- Không gian: Giao thông đường bộ ở thành phố Hà Nội
- Thời gian: 2005 - 2006
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
* Giả thuyết nghiên cứu
- Tình hình sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội đang diễn ra hết sức phức tạp và đa dạng, cả về loại hình lẫn cơ cấu, đặc điểm, tính chất.
- Nam giới thường có hành vi sai lệch nhiều hơn nữ giới. Những người có trình độ học vấn càng cao và nghề nghiệp ổn định thường ít có hành vi sai lệch hơn khi tham gia hoạt động giao thông đường bộ.
- Sự thiếu hiểu biết và ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông còn thấp làm gia tăng các hành vi sai lệch xã hội trong hoạt động giao thông đường bộ.
- Do sự thiếu an toàn của các loại phương tiện giao thông đường bộ, và sự thiếu đồng bộ, thường xuyên trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về luật giao thông đường bộ nên hiện tượng sai lệch xã hội trong hoạt động giao thông đường bộ có xu hướng ngày càng gia tăng.
* Khung lý thuyết
Sơ đồ tương quan giữa các biến số thực sự là một khung tiếp cận hệ thống toàn diện, trung tâm là biến phụ thuộc, đó là vấn đề nghiên cứu: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ. Các biến độc lập sẽ xác định nhằm giải thích vì sao có thực trạng của biến phụ thuộc. Đề tài đã xác định hệ thống các biến số như sau:
+ Biến số phụ thuộc
Thực trạng sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ:
- Quy mô và loại hình sai lệch: Số vụ và các loại hình sai lệch xã hội trong hoạt động giao thông đường bộ.
- Cơ cấu của hành vi sai lệch trong hoạt động giao thông đường bộ: Số vụ và các loại hình sai lệch theo đặc trưng nhân khẩu - xã hội của đối tượng tham gia giao thông đường bộ có hành vi sai lệch.
- Mức độ - tính chất của hành vi sai lệch: Nghiêm trọng - ít nghiêm trọng, cố ý - vô ý.
+ Biến số độc lập
- Những đặc trưng nhân khẩu - xã hội của đối tượng tham gia hoạt động giao thông đường bộ: giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, nhận thức về luật giao thông đường bộ.
- Hoạt động phối hợp của các cơ quan, tổ chức xã hội về việc phòng ngừa sai lệch trong hoạt động giao thông đường bộ: truyền thông đại chúng, cơ quan bảo vệ pháp luật.
+ Biến số can thiệp
Môi trường kinh tế - xã hội: Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa tại thành phố.
Đặc điểm cá nhân
+ Giới tính, độ tuổi
+ Trình độ học vấn
+ Nghề nghiệp
Khung lý thuyết nghiên cứu
Hậu quả
Mức độ tính chất
Quy mô, loại hình
Cơ cấu
Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ
Hoạt động của các cơ quan, tổ chức
xã hội
Nhận thức của người dân về luật GTĐB
Môi trường Kinh tế - xã hội
- Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
- Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
- Đề tài vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phòng chống tội phạm và những hiện tượng sai lệch xã hội trong hoạt động tham gia giao thông.
- Đề tài vận dụng lý thuyết và phương pháp tiếp cận của xã hội học về sai lệch xã hội như: Lý thuyết phi quy tắc của E. DurKheim, Lý thuyết phi quy tắc của K. Merton
* Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
+ Phương pháp phân tích tài liệu
Trước khi tiến hành khảo sát thực địa, việc nghiên cứu của đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để bước đầu nắm bắt được thực trạng của những hiện tượng sai lệch của người tham gia giao thông đường bộ.
Kết quả của phương pháp nghiên cứu này là hình dung một cách tổng quan vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, giúp cho việc chọn mẫu được chính xác hơn. Đồng thời, phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu những khía cạnh nghiên cứu chưa được đề cập. Tức là dựa vào kết quả phân tích tài liệu có sẵn, áp dụng các phương pháp thu thập, xử lý thông tin thích hợp để phân tích các nội dung cơ bản đã nêu trên. Việc thu thập và phân tích các tài liệu bao gồm:
- Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Niên giám thống kê thành phố, quận, huyện ở địa bàn nghiên cứu
- Báo cáo hàng năm của thành phố, quận, huyện từ năm 2003 - 2005 về điều kiện tự nhiên - kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Các báo cáo khoa học trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ của Cục Cảnh sát giao thông.
- Các báo cáo tổng kết và tài liệu về phòng chống sai phạm trong hoạt động giao thông đường bộ của Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội.
Các tài liệu trên được thu thập và phân tích trước khi tiến hành khảo sát thực địa.
+ Phương pháp định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Phỏng vấn sâu được thực hiện đối với các cá nhân nhằm tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ. Đối tượng của các cuộc phỏng vấn sâu là các đối tượng tham gia giao thông đường bộ, các đối tượng vi phạm luật giao thông đường bộ và cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cấp chính quyền các ban ngành, đoàn thể.
+ Phương pháp định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng chủ yếu sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến. Phương pháp này được thực hiện nhằm đo lường thực trạng sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ. Đối tượng của các cuộc trưng cầu ý kiến là các đối tượng tham gia giao thông đường bộ, các đối tượng vi phạm luật giao thông đường bộ.
7. Phương pháp chọn mẫu
Mẫu đánh giá được chọn theo phương pháp phân cụm địa lý - kinh tế - hành chính kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại cấp cơ sở. Trên cơ sở phân tích các đặc trưng của tổng thể qua niên giám thống kê của Thành phố, kết hợp với các báo cáo về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội ở Quận, Huyện của địa bàn nghiên cứu, trong Thành phố chọn có chủ đích 2 phường/xã thuộc quận và huyện của thành phố Hà Nội. Các hộ gia đình trong phường/xã được chọn ngẫu nhiên từ danh sách do Uỷ ban nhân dân phường/xã cung cấp. Ngoài mẫu gia đình, nghiên cứu còn chọn những đối tượng có chủ đích là những người vi phạm luật lệ giao thông ở 2 đội cảnh sát giao thông của Công an thành phố Hà Nội để phỏng vấn. Ngoài mẫu hộ gia đình, nghiên cứu còn chọn mẫu cá nhân gồm các nhà quản lý các cấp, các tổ chức cơ quan để tiến hành phỏng vấn sâu.
* Chọn địa bàn thu thập thông tin
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, địa bàn thu thập thông tin được chọn từ cộng đồng phường/xã ở một quận và một huyện của thành phố Hà Nội là:
- Phường Thượng Đình - Quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội.
- Xã Mễ trì - Huyện Từ Liêm - Thành phố Hà Nội.
* Chọn các hộ gia đình được phỏng vấn theo phiếu trưng cầu ý kiến và cỡ mẫu
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, đề tài tập trung thu thập thông tin từ 2 nhóm đối tượng chính là:
+ Nhóm dân cư: Hộ gia đình, trong đó đối tượng được hỏi là thành viên gia đình có tham gia hoạt động giao thông đường bộ.
- Cỡ mẫu của nhóm dân cư được tính theo công thức sau:
n = t2p (1 - p) / e2
Cỡ mẫu là n; t là độ tin cậy, t = 1,96 nếu lấy khoảng tin cậy CI là 95%, p là tỷ lệ người trả lời đúng và 1 - p là tỷ lệ người trả lời sai. Nếu p = 0,3 thì 1-p = 0,7 và tích số p (1 - p) = 0,21. Trong nghiên cứu thường lấy p = 0,5 để có tích số p (1 - p) lớn nhất (0,25).
Trong nghiên cứu này tương ứng với p nói trên thường lấy độ chính xác e = 0,1. Theo công thức trên ta được n = 96 với hiệu quả thiết kế cụm = 2; cỡ mẫu sẽ là 200. Như vậy, trong một đơn vị phỏng vấn (gồm 2 xã/phường) có 200 người được phỏng vấn.
+ Nhóm có chủ đích: Những đối tượng vi phạm luật giao thông bị tạm giữ phương tiện tại Đội Cảnh sát giao thông số 3 và số 7 của Công an thành phố Hà Nội.
+ Cách chọn đối tượng phỏng vấn:
- Mỗi xã hoặc phường chọn 100 người ở 100 gia đình.
- Tại 2 đội cảnh sát giao thông chọn 100 đối tượng vi phạm luật giao thông.
Như vậy, phiếu trưng cầu ý kiến với dung lượng mẫu là 300 phiếu dành cho hai nhóm đối tượng cả 2 xã/phường là:
- Nhóm dân cư: 200 phiếu
- Nhóm đối tượng vi phạm luật giao thông đường bộ: 100 phiếu.
* Chọn các hộ gia đình được phỏng vấn sâu và cỡ mẫu:
- Các cán bộ lãnh đạo quản lý đội cảnh sát giao thông : 9 cuộc
- Các cán bộ lãnh đạo quản lý cấp xã /phường: 6 cuộc
- Hộ gia đình: 8 cuộc
- Đối tượng vi phạm luật giao thông: 11 cuộc
Tổng cộng có 34 cuộc phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện.
8. Một số đặc điểm của đối tượng điều tra
Trong tổng số 300 người khảo sát, có 235 trường hợp có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.
* Giới tính của người vi phạm
Biểu 1.1: Giới tính của người vi phạm
7,2%
92,8%
* Độ tuổi của người vi phạm
Độ tuổi
Số lượng
%
Dưới 18 tuổi
13
5,5
18 - 25 tuổi
84
35,7
26 - 35 tuổi
82
34,9
36 - 45 tuổi
34
14,5
Trên 45 tuổi
22
9,4
Tổng cộng
235
100
* Nghề nghiệp hoặc việc làm chính của người vi phạm
Nghề nghiệp
Số lượng
%
Học sinh - sinh viên
36
15,3
Cán bộ công chức
19
8,1
Nông dân
12
5,1
Lái xe
54
23,0
Thương nhân
53
22,6
Hành nghề tự do
61
26,0
Tổng cộng
235
100
* Trình độ học vấn của người vi phạm
Trình độ học vấn
Số lượng
%
PTCS
57
24,3
PTTH
127
54,0
Trung học - Đại học
51
21,7
Tổng cộng
235
100
9. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Luận văn sẽ mô tả và phân tích thực trạng sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội.
- Luận văn sẽ phân tích và góp phần làm sáng tỏ hơn những nguyên nhân cơ bản của những sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ.
- Luận văn cũng giúp cho mọi người nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nói chung và trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng.
- Luận văn sẽ đưa ra các đề xuất, phương hướng và giải pháp giúp các cơ quan chức năng tham khảo vận dụng nhằm từng bước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, đấu tranh và xử lý với những hiện tượng sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ.
- Luận văn cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.
10. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1 : Cơ sở lý luận nghiên cứu về sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ
Chương 2 : Thực trạng sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội
Chương 3 : Một số giải pháp cơ bản phòng ngừa sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội Chương 1
Cơ sở lý luận nghiên cứu về sai lệch xã hội
của người tham gia giao thông đường bộ
Cơ sở lý luận là khái niệm cơ bản, các quan điểm chỉ đạo, các lý thuyết được vận dụng để miêu tả, giải thích và dự báo, trong phần này sẽ đề cập một số vấn đề quan trọng như định nghĩa các khái niệm chủ chốt, lựa chọn các quan điểm chỉ đạo và các lý thuyết thích hợp. Nêu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc phòng chống sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm “Giao thông đường bộ”
Theo Đại Từ điển Tiếng việt thì giao thông là “việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở”
- Đường bộ: Đường đi trên đất liền cho người và xe cộ
Như vậy “Giao thông đường bộ là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở đi trên đất liền”.
1.1.2. Khái niệm “trật tự an toàn giao thông”
- Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt nam, Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo, nhờ đó bảo đảm cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản. Trật tự an toàn giao thông là một mặt của trật tự an toàn xã hội. Các điều từ 202 – 220 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định các tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải.
1.1.3. Khái niệm “trật tự an toàn xã hội”
- Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Đấu tranh giữ gìn trật tự an toàn xã hội bao gồm: chống tội phạm, giữ gìn trật tự nơi công cộng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường….Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt.
1.1.4. Khái niệm “Người tham gia giao thông đường bộ”
Theo luật giao thông đường bộ “ người tham gia giao thông ” gồm
- Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ.
1.1.5. Khái niệm “Phương tiện giao thông đường bộ”
Theo luật giao thông đường bộ “phương tiện giao thông đường bộ ” gồm
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ôtô, máy kéo, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ: gồm các loại xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
1.1.6. Khái niệm “phương tiện tham gia giao thông đường bộ”
Theo luật giao thông đường bộ “phương tiện tham gia giao thông đường bộ ”gồm
- Phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
Xe máy chuyên dùng: Gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ.
1.1.7. Khái niệm “người điều khiển phương tiện tham gia giao thông”
Theo luật giao thông đường bộ “người điều khiển phương tiện tham gia giao thông” gồm
- Người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
1.1.8. Khái niệm “người lái xe”
Theo luật giao thông đường bộ, người lái xe là người điều khiển xe cơ giới.
1.1.9. Khái niệm “sai lệch xã hội”
Đối với các nhà xã hội học, khái niệm “sai lệch” phản ánh bất kỳ hành vi nào không phù hợp với sự mong đợi của xã hội. Sai lệch là một hành vi đi chệch khỏi các quy tắc, chuẩn mực của xã hội hay là của nhóm xã hội. Hành vi sai lệch được xác định trong các quy tắc sống tồn tại trong văn hoá. Một hành vi có thể được thừa nhận là đúng đắn ở thiết chế này nhưng chưa chắc được thừa nhận ở thiết chế khác. Như vậy:
Sai lệch xã hội là hành vi của cá nhân hoặc nhóm người nào đó không phù hợp với những gì được coi là bình thường của cộng đồng, có nghĩa là hành vi đó đi chệch những gì mà số đông những người khác mong đợi ở họ trong những hoàn cảnh nhất định. Sai lệch xã hội là sự vi phạm các chuẩn mực hoặc các quy tắc đã được chấp nhận của một nhóm xã hội hay của một xã hội nhất định [52, tr.242].
1.1.10. Khái niệm "sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ”
“Là loại sai lệch trên một lĩnh vực cụ thể và được hiểu là những hành vi vi phạm các chuẩn mực hoặc quy tắc của luật giao thông đường bộ do người tham gia giao thông thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật giao thông đường bộ bảo vệ”.
1.2. phương pháp tiếp cận nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Phương pháp tiếp cận dựa trên quan điểm Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết cách mạng với mục đích cải tạo thế giới. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã quan tâm các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa mang tính tương đối phổ biến như tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác. Các nhà kinh điển mác xít đã phân tích sâu sắc các nguyên nhân xã hội của tội phạm và các hiện tượng vi phạm pháp luật khác thông qua việc phân tích các mâu thuẫn đối kháng vốn có nằm trong bản chất của chủ nghĩa tư bản mà đã tạo nên những tiền đề về kinh tế và xã hội của hành vi phạm pháp. Khi đề cập đến những nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội, các vi phạm pháp luật khác, Các Mác và Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh các yếu tố thất nghiệp, bất bình đẳng về xã hội và chủng tộc, sự không đảm bảo vật chất... kế thừa những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin đã đề xuất và đưa vào hiện thực việc tăng cường công tác giáo dục và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá cho nhân dân, tạo điều kiện cho việc thủ tiêu các hiện tượng tiêu cực và tội phạm.
Tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật không xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên. Chúng xảy ra ở trong môi trường xã hội con người. Lê Nin nhấn mạnh “Chỉ khi nào quần chúng công nhân và nông dân tự nguyện tham gia một cách có ý thức, với nhiệt tình cách mạng, vào việc kiểm kê và kiểm soát bọn nhà giàu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN.doc
- bia.doc