Sau gần một năm triển khai quy trình tín dụng mới theo tưvấn của dựán
Hỗtrợkỹthuật Hà Lan, có thểnói mô hình tín dụng mới đã thay đổi một cách
căn bản cơchếquản lý điều hành hoạt động tín dụng truyền thống tại ngân
hàng từtrước đến nay. Hai chức năng quan trọng trong hoạt động tín dụng là
chức năng quan hệkhách hàng (bộphận quan hệkhách hàng) và chức năng
quản lý rủi ro (bộphận quản lý rủi ro tín dụng và bộphận quản lý nợ) được
thực hiện tách biệt với mục đích vừa nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín
dụng vừa chú trọng mởrộng phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, phạm vi điều
chỉnh của quy trình mới chỉgiới hạn đối với nhóm khách hànglà doanh nghiệp
lớn, chưa có cơchếquản lý điều hành trong việc cấp tín dụng đến nhóm doanh
nghiệp vừa và nhỏvà nhóm khách hàng cá thể. Do mới đi vào hoạt động nên
quy trình tín dụng mới chưa thểphát huy hết tính hiệu quả, trong quá trình thực
hiện ngân hàng vẫn vấp phải những vướng mắc cần có sựthống nhất toàn hệ
thống NHNT sau thời gian triển khai quy định. Rủi ro tín dụng sẽdễdàng xảy
ra nếu nhưquá trình cấp tín dụng vẫn tiến hành theo cách thức vận dụng khá
“linh hoạt” quy trình tín dụng nhưngân hàng đã thường thực hiện trước đây.
71 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh mức
tín nhiệm doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập và hiệu quả. Thêm vào đó,
vai trò nối kết các NHTM của CIC còn lỏng lẻo, chưa thực sự mang lại kết quả
như mong muốn.
Trong thời gian qua, NHNTVN-CNCT trong một vài trường hợp trước
khi quyết định cấp tín dụng, có nhiều lần đăng ký hỏi tin CIC, tuy nhiên thông
tin do CIC cung cấp còn khá đơn điệu, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp
thời, chất lượng thông tin chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu.
45
Các NHTM nói chung và NHNTVN-CNCT nói riêng hiện nay chưa nhận
được sự phối hợp hỗ trợ cung cấp thông tin từ các cơ quan chức năng như cơ
quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan chủ quản.
Khi tiến hành phân tích hồ sơ khách hàng, NHNTVN-CNCT cũng còn lệ
thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa chủ động
tìm kiếm thông tin hay nói cách khác có tình trạng thông tin bất cân xứng giữa
các ngân hàng và khách hàng vay .
2. Nguyên nhân chủ quan từ phía NHNTVN–CNCT:
2.1. Cán bộ tín dụng:
Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ tín dụng tại
NHNTVN-CNCT hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Mặc dù theo
kết quả khảo sát tất cả các cán bộ tín dụng đều có trình độ đại học, tốt nghiệp
đúng chuyên ngành, tuy nhiên do độ tuổi của đa số cán bộ tín dụng còn khá trẻ,
phần lớn vừa được tuyển dụng, còn ít kinh nghiệm nên cần phải có thêm thời
gian để được đào tạo thêm, và đúc kết nhiều kinh nghiệm.
Bên cạnh nguyên nhân trên, vẫn còn một số ít cán bộ chưa có ý thức tự
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ít chịu học hỏi kinh nghiệm, chỉ thực hiện
công việc một cách thụ động.
Thêm vào đó, công tác phân công cán bộ tín dụng quản lý khách hàng
của NHNTVN-CNCT hiện nay không theo từng ngành hàng, lĩnh vực kinh
doanh nên dẫn đến việc cán bộ tín dụng làm việc theo kiểu đa năng, không
chuyên sâu vào một ngành nghề cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức
chuyên ngành. Khách hàng khi cung cấp các dự án, có nhiều thông số kỹ thuật
máy móc chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với cán bộ tín dụng. Thuê chuyên gia
đánh giá đòi hỏi chi phí cao nên chủ yếu ngân hàng tự tìm hiểu thông tin thông
qua sách, báo, tạp chí chuyên ngành, qua mạng internet. Việc không có kiến
thức chuyên môn về chuyên ngành cần thẩm định dễ đưa đến những đánh giá
sai, gây bức xúc cho khách hàng hoặc ngược lại, khách hàng thông tin sai mà
cán bộ tín dụng không biết, từ đó có những quyết định sai lầm trong cho vay.
Ngoài ra, sự gắn bó, nổ lực trong công việc của một bộ phận cán bộ tín
dụng tại NHNTVN-CNCT hiện chưa được phát huy do chính sách tuyển dụng,
sử dụng, phân công, bố trí công việc và vấn đề đãi ngộ chưa đủ sức thu hút.
46
2.2. Thông tin tín dụng:
Việc thu thập thông tin của ngân hàng về khách hàng, về ngành nghề, về
môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, về các văn bản mới được
ban hành, về tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt
là những cảnh báo về các ngành hàng ngân hàng đang và sẽ đầu tư chưa được
thực hiện một cách thường xuyên và có tính hệ thống.
2.3. Tài sản bảo dảm:
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHNTVN-CNCT trong thời gian qua
liên quan đến TSBĐ có nhiều vấn đề cần được phân tích và làm rõ:
- Việc quản lý, phân loại, cảnh báo về danh mục các TSBĐ chưa được
các cán bộ tín dụng làm thường xuyên mà định kỳ hàng năm chỉ kiểm tra trên
hồ sơ pháp lý, đánh giá lại giá trị để điều chỉnh mức dư nợ cho vay nên xuất
hiện tình trạng giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu khiến
cho ngân hàng không thể thu hồi đủ nợ gốc và lãi vay
- Quá trình định giá trị TSBĐ được ngân hàng thực hiện theo cách các
bên tự thỏa thuận sau khi cán bộ tín dụng xác định giá trị tài sản trên cơ sở
tham khảo bảng giá đất quy định do UBND TP ban hành hàng năm. Do đa số
cán bộ tín dụng tại NHNTVN-CNCT còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm
nên chưa được trang bị đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn trong ngành thẩm định
giá cũng như sự thông thạo về tài sản cần thẩm định, nhất là trong lĩnh vực bất
động sản. Chính vì vậy, khi tiến hành định giá, phương pháp định giá đối với
từng loại tài sản chưa được các cán bộ tín dụng sử dụng một cách thích hợp,
dẫn đến việc nếu định giá thấp, khách hàng không hài lòng, nhưng nếu định giá
cao ngân hàng sẽ khó đảm bảo khả năng thu hồi nợ và lãi vay trong trường hợp
khách hàng mất khả năng thanh toán.
- Tâm lý chung của phần lớn các cán bộ tín dụng khi cấp tín dụng vẫn
chủ yếu dựa vào TSBĐ. Sẽ rất rủi ro nếu cán bộ tín dụng quên rằng khoản vay
cần phải được trả bằng chính dòng tiền tạo ra bởi phương án sản xuất kinh
doanh chứ không phải bằng tiền bán TSBĐ. TSBĐ chỉ là sự đảm bảo cuối cùng
khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến. Tâm lý dựa
chủ yếu vào TSBĐ sẽ làm giảm chất lượng thẩm định khoản vay nên sẽ không
đánh giá chính xác được hiệu quả và sự an toàn của khoản vay, dễ dẫn đến việc
cho vay những dự án rủi ro, khách hàng không uy tín.
47
- Do không thể nắm bắt được chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực, nên
không tránh khỏi việc cán bộ tín dụng không thể đánh giá được chính xác hiện
trạng của tất cả các loại máy móc thiết bị, nhất là đối với những máy móc thiết
bị chuyên dụng. Thêm vào đó là tình trạng thông tin bất cân xứng về giá trị
thực của TSBĐ giữa khách hàng và ngân hàng cũng là vấn đề cần được quan
tâm. Vì khi thế chấp, cầm cố tài sản chỉ có khách hàng biết rõ về hiện trạng của
tài sản. Chính vì vậy, khi xảy ra rủi ro, việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ gặp
không ít khó khăn.
- Việc cơ chế pháp lý về bảo đảm tiền vay hiện nay chưa rõ ràng và các
vấn đề liên quan đến quá trình xử lý, phát mãi TSBĐ đã gây cản trở không ít
cho ngân hàng, cụ thể:
* Ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn trong thời gian trước
khi bán đấu giá tài sản như không có đầy đủ kho để bảo quản, giá trị tài sản
giảm sút nhanh, nhất là trong giai đoạn công nghệ thông tin hiện nay, khi đó, để
có thể bán, khai thác hoặc cho thuê buộc ngân hàng phải sửa chữa, đầu tư thêm,
điều này làm cho chi phí tăng lên, trong khi giá trị thu hồi từ các tài sản chưa
chắc đã thu đủ nợ gốc, hoặc như vướng mắc về hồ sơ, thủ tục pháp lý,…nên giá
bán thực tế đôi khi thấp hơn rất nhiều so với giá bán dự kiến, và vấn đề sẽ càng
trở nên khó khăn hơn nhiều đối với những tài sản chuyên dùng. Đối với tài sản
là bất động sản, do giá trị tài sản quá lớn (có những tài sản trị giá vài chục tỉ
đồng hay thậm chí vài trăm tỉ đồng) gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu
hồi nợ, vì ít người có khả năng mua được. Hơn nữa, khi bỏ ra một số tiền quá
lớn để mua lại tài sản “vỡ nợ” thì sức ép tâm lý không phải dễ dàng vượt qua.
* Trong việc phát mãi TSBĐ, ngân hàng chưa có thực quyền trong
việc bán, quản lý và khai thác tài sản thuộc quyền tiếp quản. Để phát mãi
TSBĐ, ngân hàng phải xin được giải quyết quyền lợi bằng việc khởi kiện ra tòa
án, do đó, tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí.
* Sự phối hợp giữa cơ quan công an, viện kiểm soát, tòa án, các sở,
ban, ngành, chính quyền địa phương trong việc xử lý TSBĐ còn nhiều hạn chế,
chưa đồng bộ, chặt chẽ và kịp thời.
* Ngân hàng gặp nhiều vướng mắc khi nhận lại TSBĐ từ cơ quan thi
hành án.
48
2.4. Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng:
Sau gần một năm triển khai quy trình tín dụng mới theo tư vấn của dự án
Hỗ trợ kỹ thuật Hà Lan, có thể nói mô hình tín dụng mới đã thay đổi một cách
căn bản cơ chế quản lý điều hành hoạt động tín dụng truyền thống tại ngân
hàng từ trước đến nay. Hai chức năng quan trọng trong hoạt động tín dụng là
chức năng quan hệ khách hàng (bộ phận quan hệ khách hàng) và chức năng
quản lý rủi ro (bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận quản lý nợ) được
thực hiện tách biệt với mục đích vừa nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín
dụng vừa chú trọng mở rộng phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, phạm vi điều
chỉnh của quy trình mới chỉ giới hạn đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp
lớn, chưa có cơ chế quản lý điều hành trong việc cấp tín dụng đến nhóm doanh
nghiệp vừa và nhỏ và nhóm khách hàng cá thể. Do mới đi vào hoạt động nên
quy trình tín dụng mới chưa thể phát huy hết tính hiệu quả, trong quá trình thực
hiện ngân hàng vẫn vấp phải những vướng mắc cần có sự thống nhất toàn hệ
thống NHNT sau thời gian triển khai quy định. Rủi ro tín dụng sẽ dễ dàng xảy
ra nếu như quá trình cấp tín dụng vẫn tiến hành theo cách thức vận dụng khá
“linh hoạt” quy trình tín dụng như ngân hàng đã thường thực hiện trước đây.
2.5. Công tác thẩm định:
Trong quy trình cấp tín dụng, thẩm định được xem là bước quan trọng và
ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của khoản vay. Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra nếu
công tác thẩm định không được thực hiện tốt. Khi tiến hành thẩm định, cán bộ
tín dụng phải tiến hành thẩm định cả yêu tố uy tín, năng lực quản lý và năng
lực quản trị của khách hàng.
Tuy nhiên, hiện nay, công việc đánh giá uy tín của khách hàng đang là
vấn đề thật sự khó khăn khi nguồn thông tin và khả năng phát tín hiệu của
khách hàng còn hạn chế. Cán bộ tín dụng khi đánh giá chủ yếu dựa vào cảm
tính và chủ quan, như căn cứ vào các quan hệ trong quá khứ: khách hàng vay
trả đúng hạn được xem là khách hàng có uy tín, còn đối với khách hàng mới
quan hệ thì chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng khi tiếp xúc
với khách hàng, hoặc qua một số thông tin thu thập được. Trong khi đó đối
tượng khách hàng được xem là chiến lược phục vụ của ngân hàng là khu vực
kinh tế tư nhân thì còn quá non trẻ, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
chưa có danh tiếng trên thị trường, ý thức của doanh nghiệp trong việc xây
dựng uy tín và thương hiệu chưa cao, các hiệp hội ngành thì chưa phát huy vai
trò của mình, chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp thành viên phát triển,
49
nhất là việc giới thiệu các thành viên cho thị trường nên đã dẫn đến việc thu
thập thông tin để đánh giá đối với khu vực kinh tế trên là rất khó khăn.
Về năng lực quản trị, mặc dù nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết
định sự thành bại của doanh nghiệp và cũng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả
đồng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá nguồn nhân lực, nhất là bộ
phận lãnh đạo của khách hàng hiện nay hoàn toàn chưa có cơ sở, chủ yếu là liệt
kê bằng cấp và số năm công tác. Kết quả là việc đánh giá năng lực quản lý của
khách hàng chỉ mang tính hình thức, không đánh giá đúng thực chất.
Về năng lực tài chính, công việc đánh giá được thực hiện chủ yếu dựa
vào việc phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.
Hiện nay do Việt Nam chưa có quy định về minh bạch thông tin nên có thể nói
độ tin cậy của các báo cáo tài chính chưa thật sự cao, nhất là đối với các
DNTN. Ngân hàng dù biết kiểm toán báo cáo tài chính là tốt nhưng cũng không
dám đề nghị khách hàng thực hiện vì sợ mất khách hàng. Từ những số liệu
chưa thực sự tin cậy nên việc phân tích báo cáo tài chính sẽ không phản ánh
đúng thực chất năng lực tài chính của khách hàng.
Đối với các dự án/phương án, thẩm định tính hiệu quả là khâu quan trọng,
ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Tuy nhiên do có
nhiều nhân tố chủ quan và khách quan tác động nên đã dẫn đến chất lượng
đánh giá phương án/dự án vay chưa thật sự hiệu quả:
- Khi nhận một dự án, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định các khía
cạnh như yếu tố thị trường, kỹ thuật, công nghệ và cả các yếu tố kinh tế, xã hội
của dự án. Tuy nhiên, việc thẩm định dự án trong một môi trường thiếu thông
tin như của Việt Nam là một thách thức lớn đối với các cán bộ thẩm định. Trên
thị trường hiện nay, có rất ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu
thị trường. Do đó, khi đánh giá thị trường đối với sản phẩm của dự án, cán bộ
thẩm định chủ yếu phải dựa vào các nguồn thông tin không chính thức, thu thập
qua báo chí, internet,…
- Thêm vào đó, trình độ xây dựng dự án/phương án sản xuất kinh
doanh của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
còn yếu.
- Ngoài ra, hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách của Nhà Nước
thường xuyên thay đổi, không có tính minh bạch và không có tính dự báo cũng
có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án, như: các chiến lược phát triển vùng,
50
ngành; các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu; các tiêu chuẩn về môi
trường, …
- Một khó khăn khác trong công tác thẩm định dự án đó là xác định
một suất chiết khấu phù hợp mức độ rủi ro của dự án và doanh nghiệp vay vốn.
Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán và các dịch vụ tài chính chưa phát triển
nên việc xác định suất chiết khấu dựa trên mô hình CAPM khó có thể thực hiện
được. Các cán bộ tín dụng thường sử dụng lãi suất cho vay làm suất chiết khấu.
Suất chiết khấu được áp dụng cào bằng như nhau giữa các dự án có mức độ rủi
ro khác nhau có thể để lọt những dự án có độ rủi ro cao.
- Tiêu chuẩn thống nhất chung về mặt bằng đánh giá, xếp loại doanh
nghiệp giữa các ngân hàng chưa có sự thống nhất, chưa được tiến hành thường
xuyên, định kỳ, một số ngân hàng còn xem việc này chỉ mang tính hình thức.
Kết quả là việc đánh giá dự án không mang tính khả thi, nhất là trong
điều kiện trình độ cán bộ thẩm định còn chưa được chuyên sâu.
2.6. Nguyên nhân khác:
Do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, chạy theo thành
tích muốn tăng nhanh dư nợ vào thời gian những tháng cuối năm, không chỉ
riêng NHNTVN-CNCT mà hầu hết các NHTM đều xảy ra tình trạng hạ thấp lãi
suất cho vay, hạ thấp điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng, dẫn đến việc
cạnh tranh thiếu lành mạnh. Công tác thẩm định chỉ được thực hiện mang tính
hình thức, buông lỏng khâu kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay.
3. Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng vay vốn:
3.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp:
Trong thực tế hoạt động tín dụng tại NHNTVN-CNCT, rủi ro tín dụng
xuất phát từ phía khách hàng là doanh nghiệp thường do các nguyên nhân:
- Sau khi nhận được vốn vay, các doanh nghiệp thường có động cơ sử
dụng vốn vào các mục đích rủi ro với mức sinh lợi cao. Tuy nhiên, vấn đề các
doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích không chỉ do ý chí chủ
quan của doanh nghiệp mà còn xuất phát từ công tác giám sát khách hàng sau
khi cho vay của ngân hàng chưa thật sự chặt chẽ. Thêm vào đó, do Việt Nam
vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, trong khi khách hàng cùng một lúc quan hệ
với nhiều ngân hàng nên một số khoản vay rất khó kiểm soát, việc sử dụng vốn
vay chồng chéo giữa các ngân hàng là rất phổ biến mà ngân hàng rất khó có thể
51
phát hiện. Trong một số trường hợp do tâm lý ỷ lại là ít khi bị pháp luật trừng
trị khi vi phạm hợp đồng nên khách hàng đã sử dụng khoản tiền trả nợ cho
ngân hàng để dùng vào những mục đích khác, làm cho nợ vay không được trả
đúng hạn, thể hiện ở những khoản nợ quá hạn và gia hạn nợ.
- Khách hàng hiện nay của chi nhánh vẫn còn khá đông các DNNN.
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình các DNNN chưa thật sự nỗ lực
trong việc sử dụng vốn vay có hiệu quả. Vì do doanh nghiệp luôn có tâm lý ỷ
lại vào cơ chế xử lý của Nhà nước, nếu kinh doanh thua lỗ doanh nghiệp cũng
vẫn tồn tại, trả nợ vay không được Nhà nước sẽ có cơ chế xử lý. Chính vì tâm
lý này mà một số DNNN rất thiếu sự cẩn trọng trong việc quyết định đầu tư.
Chỉ cần có ý tưởng là đề xuất dự án vay vốn ngân hàng. Vì không có sự nghiêm
túc trong quyết định đầu tư nên quá trình triển khai thực hiện dự án gặp rất
nhiều vướng mắc, có khi dẫn đến dự án bị phá sản, toàn bộ nguồn vốn đã đầu
tư đều bị mất. Hành vi ỷ lại này thể hiện rất rõ trong quá trình triển khai thực
hiện dự án của các DNNN. Rất hiếm khi các doanh nghiệp đánh giá kết quả
thực hiện cho từng giai đoạn để thấy được những mặt làm được cũng như
những tồn tại cần khắc phục và dự báo những khó khăn, trở ngại phải đối mặt
trong thời gian tới để đảm bảo cho việc thực thi dự án thành công. Chính từ sự
thiếu trách nhiệm đã dẫn đến một số dự án bị thua lỗ.
- Hầu hết các hách hàng chưa có thiện chí trong vấn đề cung cấp thông
tin đầy đủ và chính xác để phục vụ cho việc cấp tín dụng: các báo cáo tài chính
thường thiếu sự minh bạch, trung thực, không được kiểm toán hoặc một số
doanh nghiệp tuy có thực hiện kiểm toán nhưng chậm so với thời gian ngân
hàng cần có để sử dụng cho quá trình phân tích.
- Công tác quản lý, điều hành của một số doanh nghiệp chưa hiệu quả.
Năng lực điều hành của Ban lãnh đạo còn nhiều hạn chế, chưa đủ kinh nghiệm
và tầm nhìn về lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, trình độ, kiến thức về
quản lý kinh tế yếu kém thể hiện qua việc doanh nghiệp không có chiến lược
kinh doanh rõ ràng, cụ thể, không có kế hoạch kinh doanh được triển khai,
không chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về sự biến động của giá cả thị
trường, ngành hàng, về tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, đối thủ
cạnh tranh, từ đó doanh nghiệp không có khả năng thích ứng kịp thời với sự
biến động và sức ép cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường và môi trường
kinh doanh, cũng như các sản phẩm làm ra không có sự gắn kết, không đáp ứng
được thị hiếu của người tiêu dùng... Đa phần các doanh nghiệp vay vốn nhằm
mục đích mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh. Song hầu hết các
doanh nghiệp lại ít chịu mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ
52
máy điều hành, giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực.
Quy mô kinh doanh mở rộng quá lớn so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn
đến sự phá sản của hầu hết các doanh nghiệp.
- Sự hạn chế của đội ngũ nhân viên về trình độ chuyên môn, tay nghề,
kỷ thuật và kỹ luật lao động.
- Thói quen sản xuất, kinh doanh theo kiểu phong trào: thấy lĩnh vực
nào có hiệu quả, các doanh nghiệp thường đổ xô đầu tư mà không xem xét đầy
đủ mọi khía cạnh.
- Công nghệ, quy trình sản xuất của doanh nghiệp không tạo ra được
những sản phẩm mang tính cạnh tranh. Nguyên nhân một mặt do Ban lãnh đạo
chưa đủ tầm nhìn mặt khác do sự phát triển quá nhanh của các tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ.
- Sự tác động của các nhân tố khách quan như môi trường pháp lý, môi
trường kinh tế - xã hội như sự thay đổi quan điểm và sở thích của người tiêu
dùng, thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố...
3.2. Đối với khách hàng là cá nhân:
Với các khách hàng là cá nhân, nguyên nhân dẫn đến rủi ro chó
NHNTVN-CNCT thường do:
- Hoạt động kinh doanh của khách hàng không gặp thuận lợi, khả năng
quản lý tình hình tài chính yếu kém.
- Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do
mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động.
- Cá nhân gặp những chuyện bất thường trong cuộc sống nên phải sử
dụng một số tiền lớn do đó ảnh hưởng khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng.
- Đạo đức cá nhân không tốt: cố tình lừa đảo ngân hàng, sử dụng vốn
sai mục đích...
53
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HẠN
CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
I. Nhóm giải pháp đối với Chính Phủ và các cơ quan ngang bộ (Ngân hàng
Nhà Nước, Bộ Tài Chính, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường,...):
1. Các vấn đề liên quan đến văn bản luật:
Chính Phủ cùng với các cơ quan ngang bộ (như NHNN, Bộ Tài Chính,
Bộ Tài Nguyên Môi Trường,...) cần xem xét, rà soát lại tất cả các văn bản liên
quan đến hoạt động tín dụng, đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng và không
có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản Luật thông qua việc ban hành
các văn bản mới để bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản có những điều
khoản chưa hợp lý. Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để
các NHTM có cơ sở cho việc dẫn chiếu các căn cứ pháp lý.
Bên cạnh đó, Chính Phủ và các cơ quan ngang Bộ cần nghiên cứu ban
hành các văn bản Luật, các quy định về những vấn đề mới, mang tính cấp thiết
đối với hoạt động tín dụng như:
- Ban hành các văn bản quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các
doanh nghiệp, đặc biệt đối với các công ty cổ phần để các NHTM dựa vào đó
quy định báo cáo tài chính của các công ty khi vay vốn phải có xác nhận của tổ
chức kiểm toán độc lập, là điều kiện không thể thiếu khi vay vốn.
- Xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn
mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây
dựng cơ bản... làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án.
2. Các vấn đề liên quan đến thông tin tín dụng:
Chính Phủ và NHNN cần quan tâm đến việc nâng cấp và phát triển Trung
tâm thông tin tín dụng (CIC) trở thành trung tâm dữ liệu hàng đầu quốc gia:
- Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nên xây dựng phần mềm đa năng
ứng dụng thống nhất cho các ngân hàng, chuyên môn hóa kỹ thuật ứng dụng
công nghệ tin học trong công tác phân tích, đánh giá xếp loại doanh nghiệp, cập
nhật lưu trữ thông tin khách hàng, đảm bảo tính chính xác, rút ngắn thời gian
54
thẩm định. Phải có chế độ kiểm tra, biện pháp chế tài đối với những ngân hàng
không chuyển số liệu về Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) theo quy định.
- Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhanh chóng củng cố đội ngũ cán
bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn
xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin, đẩy mạnh việc thu thập, xử
lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả đối với hoạt động của các
ngân hàng và phục vụ cho hoạt động giám sát của NHNN. Đồng thời đi sâu
phân tích, đánh giá, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo
nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
- Để tạo tiền đề cho những bước phát triển mới trong hoạt động nghiệp
vụ, phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm
tín dụng, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cần thực hiện nghiên cứu đề án:
thay đổi mở rộng việc phân ngành kinh tế, mở rộng hơn các đối tượng được sử
dụng thông tin phân tích, kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, bổ sung và
lượng hóa một số chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, các chỉ tiêu về dư nợ.
Bên cạnh đó, Chính Phủ cần nghiên cứu cho phép thành lập các trung tâm
thông tin tín dụng tư nhân để tăng cường khả năng tiếp cận tài chính ở Việt
Nam. Đây là một lĩnh vực khá mới, cần có sự hỗ trợ của Chính Phủ trong giai
đoạn đầu thực hiện. Để có được một trung tâm thông tin tín dụng tư nhân hoạt
động hiệu quả, cần:
- Xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp.
- Có sự cam kết tham gia của các đối tác liên quan, đặc biệt là các tổ
chức tài chính lớn.
- Có sự hợp tác giữa khu vực công–tư và sự hiểu biết của toàn xã hội.
- Tham khảo chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế.
Ngoài ra, NHNN cũng cần ban hành các quy định cụ thể và chế tài đối
với các NHTM trong việc bắt buộc các NHTM phải khai thác, sử dụng thông
tin như là điều kiện cần phải có trong quy trình cấp tín dụng và cung cấp thông
tin về cho Trung tâm thông tín dụng (CIC)chính xác và kịp thời. Thanh tra
NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trung tâm
thông tin tín dụng phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin
của các NHTM, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với
những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.
55
Chính Phủ cần khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề để tạo ra
sự gắn kết trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành và là cầu nối
giữa các doanh nghiệp trong ngành với thị trường bên ngoài – trong đó có bên
cung ứng vốn là ngân hàng. Các hiệp hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ: nghiên
cứu thị trường, xúc tiến đầu tư, dự báo phát triển ngành, tiếp cận thị trường
mới, đánh giá và xếp loại các doanh nghiệp trong ngành,… Để hoạt động có
hiệu quả, các hiệp hội nên hoạt động độc lập về mặt chính trị với mục tiêu là
phục vụ cho sự phát triển đi lên của ngành.
NHNN và Hiệp hội ngân hàng cần có những định hướng cụ thể trong việc
thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chung cho cả hệ thống ngân hàng.
Vì nếu hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ không tạo được tiếng nói chung
trong toàn hệ thống sẽ dẫn đến những khó khăn trong tương lai tương tự như
việc độc lập thiết lập các hệ thống thanh toán thẻ ATM của từng ngân hàng.
Các NHTM, ngành ngân hàng cần sớm nhận thấy khó khăn tiềm ẩn khi độc lập
phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình. Hay nói cách khác,
mặc dù là “nội bộ”, thông tin xếp hạng tín dụng nội bộ của một NHTM phải có
thể “so sánh được” (tương thích) với thông tin xếp hạng của các NHTM khác.
Muốn vậy, các NHTM cần phải sử dụng những phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí
đánh giá được thừa nhận rộng rãi trong việc xếp hạng tín dụng nội bộ. Công bố
công khai các phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí sử dụng để đánh giá, xếp hạng,
trong đó phải nêu rõ các hạng mức đánh giá tự thiết lập tương đương mức độ
nào với những hạn mức đánh giá đã được thừa nhận rộng rãi (của các NHTM
khác hoặc của những tổ chức đánh giá độc lập, kể cả trong và ngoài nước). Do
đó, có thể nói vai trò “nhạc trưởng” của NHNN, Hiệp hội ngân hàng là rất quan
trọng trong việc tổ chức các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46878.pdf