Luận văn Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa ôtô con 4 – 7 chỗ. thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ôtô con theo tiêu chuẩn

Ngành công nghiệp ôtô là ngành mang tính tổng hợp. Sự phát triển của nó sẽ kéo theo các ngành nghề và các dịch vụ khác phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Ơ nước ta, công nghiệp ôtô được coi là ngành trọng điểm, luôn nhận được các chính sách ưu đãi của nhà nước.

 

Nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu đi lại của con người, vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng. Trong đó ôtô, xe máy là phương tiện chủ yếu trong giao thông đường bộ. Cùng với các chính sách thuế của nhà nước về mặt hàng nhập khẩu ôtô mới và ôtô qua sử dụng đã kích thích việc mua ôtô phục vụ cho nhu cầu đi lại của cá nhân ngày càng nhiều.

 

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng của loại phương tiện này thì tình trạng tai nạn giao thông do phương tiện này gây ra cũng tăng lên. Gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân là sự chủ quan của con người, điều kiện đường sá, thời tiết và các lỗi kỹ thuật, hư hỏng bất ngờ của phương tiện khi đang lưu thông trên đường.

 

Những lỗi kỹ thuật, hư hỏng này đều có thể kịp thời phát hiện và khắc phục nếu phương tiện được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng định kỳ và đúng quy định. Việc bảo dưỡng, sửa chữa được thực hiện phần lớn ở các garage. Mà hầu hết các garage đã được xây dựng từ lâu khi mà kỹ thuật ôtô chưa được phát triển mạnh như ngày nay. Thiếu các trang thiết bị chuẩn đoán, kiểm tra, dụng cụ làm việc và môi trường làm việc thiếu an toàn.

 

Để đảm bảo chất lượng cho công việc bảo dưỡng, sửa chữa ôtô nhiều garage mới được thành lập với đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc. Bên cạnh đó các hãng ôtô cũng mở nhiều các trạm bảo dưỡng, bảo trì cho ôtô chính hãng. Đảm bảo cho sản phẩm luôn hoạt động với độ tin cậy cao nhất, làm hài lòng các yêu cầu dịch vụ của chủ phương tiện.

 

Để hiểu rõ tính quan trọng, cần thiết của việc bảo dưỡng, sửa chữa ôtô theo đúng định kỳ và đúng quy định. Cũng như là các thiết bị, dụng cụ, môi trường làm việc an toàn đảm bảo cho công việc bảo dưỡng, sửa chữa trong garage, trạm bảo dưỡng mà chọn đề tài:

“Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa ôtô con 4-7 chỗ. Thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa theo tiêu chuẩn”.

 

doc110 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa ôtô con 4 – 7 chỗ. thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ôtô con theo tiêu chuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục: Các từ viết tắt trong bài 4 Lời nói đầu 5 PHẦN 1: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ÔTÔ CON. KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG ÔTÔ CON. Chương 1: Quy trình bảo dưỡng sửa chữa ôtô con. 7 1.1 Khái niệm, mục đích, tính chất của việc bảo dưỡng sửa chữa ôtô. 7 1.2 Chế độ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ôtô 7 1.3 Quy trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa ôtô 9 1.4 Nội dung bảo dưỡng, sửa chữa ôtô 16 Chương 2: Kỹ thuật bảo dưỡng ôtô con 26 2.1 Giới thiệu TOYOTA VIOS 26 2.2 Máy 27 2.2.1 Động cơ 27 2.2.2 Hệ thống bôi trơn 31 2.2.3 Hệ thống làm mát 34 2.2.4 Hệ thống nhiên liệu 37 2.2.4 Hệ thống đánh lửa 44 2.2.5 Hệ thống nạp và khởi động 46 2.3 Gầm 48 2.3.1 Hệ thống truyền lực 48 A. Ly hợp 48 B. Hộp số thường 52 C. Hộp số tự động 53 D. Truyền động cacđăng, cầu chủ động, cầu dẫn hướng 60 2.3.2 Hệ thống treo 62 2.3.3 Hệ thống lái 68 2.3.4 Hệ thống phanh 72 2.3.5 Thân xe 78 PHẦN 2: THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ÔTÔ CON Chương 3 Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của trạm bảo dưỡng, sửa chữa 3.1 Nguồn nhân lực 79 3.2 Cơ sở vật chất 82 Chương 4: Xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa 88 4.1 Xác đinh quy mô trạm 88 4.2 Bố cục trạm 89 4.3 Xác định diện tích dành cho khu vực xưởng 90 4.4 Xác định diện tích dành cho khu vực đậu xe 90 4.5 Xác định diện tích dành cho khu vực hành chính 90 4.6 Xác định diện tích dành cho khu vực của nhân viên 91 4.7 Đặc điểm của xưởng 91 Kết luận: 94 Các tài liệu tham khảo: 95 Phụ lục 96 CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI Các từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt ĐỘNG CƠ, BÔI TRƠN, LÀM MÁT, NHIÊN LIỆU, ĐÁNH LỬA A/T Automatic Transmission Hộp số tự động BTDC Before Top Dead Center Trước điểm chết trên DIS Direct Ignition System Hệ thống đánh lửa trực tiếp DOHC Double overhead camshafl Trục cam kép đặt trên EFI Electronic Fuel injection Hệ thống phun xăng điện tử M/T Mechaniccal transmission Hộp số thường MAX. Maximum Tối đa MIN. Minimum Tối thiểu VVTi Variable Valve Timing with Intelligence Thay đổi thời điểm phối khí – thông minh IG Ignition Đánh lửa IDL Idle Tín hiệu cầm chừng F Full Đầy, đủ L Low Thiếu, cần bổ sung TRUYỀN ĐỘNG, TREO, LÁI, PHANH ABS Anti –lock Brake System Hệ thống phanh chống bó cứng ATF Automatic Transmission Fluid Dầu hộp số tự động HOT Hot Nóng COOL Cool Mát EBD Electronic Brake – forceDistribution Phân phối lực phanh bằng điện O/D Over Drive Tỉ số truyền tăng SST Special Service Tool Dụng cụ chuyên dùng LỜI NÓI ĐẦU Ngành công nghiệp ôtô là ngành mang tính tổng hợp. Sự phát triển của nó sẽ kéo theo các ngành nghề và các dịch vụ khác phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Ơû nước ta, công nghiệp ôtô được coi là ngành trọng điểm, luôn nhận được các chính sách ưu đãi của nhà nước. Nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu đi lại của con người, vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng. Trong đó ôtô, xe máy là phương tiện chủ yếu trong giao thông đường bộ. Cùng với các chính sách thuế của nhà nước về mặt hàng nhập khẩu ôtô mới và ôtô qua sử dụng đã kích thích việc mua ôtô phục vụ cho nhu cầu đi lại của cá nhân ngày càng nhiều. Cùng với sự tăng trưởng về số lượng của loại phương tiện này thì tình trạng tai nạn giao thông do phương tiện này gây ra cũng tăng lên. Gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân là sự chủ quan của con người, điều kiện đường sá, thời tiết và các lỗi kỹ thuật, hư hỏng bất ngờ của phương tiện khi đang lưu thông trên đường. Những lỗi kỹ thuật, hư hỏng này đều có thể kịp thời phát hiện và khắc phục nếu phương tiện được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng định kỳ và đúng quy định. Việc bảo dưỡng, sửa chữa được thực hiện phần lớn ở các garage. Mà hầu hết các garage đã được xây dựng từ lâu khi mà kỹ thuật ôtô chưa được phát triển mạnh như ngày nay. Thiếu các trang thiết bị chuẩn đoán, kiểm tra, dụng cụ làm việc và môi trường làm việc thiếu an toàn. Để đảm bảo chất lượng cho công việc bảo dưỡng, sửa chữa ôtô nhiều garage mới được thành lập với đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc. Bên cạnh đó các hãng ôtô cũng mở nhiều các trạm bảo dưỡng, bảo trì cho ôtô chính hãng. Đảm bảo cho sản phẩm luôn hoạt động với độ tin cậy cao nhất, làm hài lòng các yêu cầu dịch vụ của chủ phương tiện. Để hiểu rõ tính quan trọng, cần thiết của việc bảo dưỡng, sửa chữa ôtô theo đúng định kỳ và đúng quy định. Cũng như là các thiết bị, dụng cụ, môi trường làm việc an toàn đảm bảo cho công việc bảo dưỡng, sửa chữa trong garage, trạm bảo dưỡng mà chọn đề tài: “Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa ôtô con 4-7 chỗ. Thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa theo tiêu chuẩn”. Do tính đa dạng về công dụng, cấu tạo của ôtô mà thời gian làm luận văn có hạn nên đề tài giới hạn ở ôtô con 4 – 7 chỗ. Vì thế trạm bảo dưỡng, sửa chữa cũng được thiết kế để phục vụ cho loại xe này. Tiêu chuẩn thiết kế trạm bảo dưỡng được lấy tuỳ theo quy định của các hãng xe. Dưới đây được lấy theo tiêu chuẩn của hãng Mitsubishi. Đề tài nghiên cứu bao gồm 2 phần sau: Phần 1: Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa ôtô. Kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa ôtô con ( cụ thể xe TOYOTA VIOS) Phần 2: Thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ôtô con Trong quá trình làm luận văn, do kiến thức còn nhiều hạn chế và kinh nghiệm thực tế không nhiều nên không tránh được sai sót. Rất mong sự góp ý và chỉ bảo của các thầy và các bạn. Luận văn được hoàn thành đúng tiến độ là nhờ sự chỉ dẫn của các thầy hướng dẫn và các thầy trong bộ môn; sự giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của anh Tuấn - nhân viên công ty Mekong Auto và của các bạn trong lớp CO03 trường ĐH Giao Thông Vận Tải HCM. Chân thành cảm ơn! Tp HCM, tháng 03 năm 2008. Sinh viên thực hiện. Nguyễn Diệp Kim Ngọc PHẦN 1: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ÔTÔ CON KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG ÔTÔ CON CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ÔTÔ CON 1.1 Khái niệm, mục đích và tính chất của việc bảo dưỡng, sửa chữa. Bảo dưỡng Sửa chữa Khái niệm Là những hoạt động, biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của xe trong quá trình sử dụng Là những hoạt động, biện pháp kỹ thuật nhằm khôi phục lại khả năng làm việc của các chi tiết, cụm, tổng thành. Mục đích Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của xe, ngăn ngừa hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sửa chữa. Đảm bảo cho ôtô chuyển động với độ tin cậy cao. Khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành ôtô đã bị hư hỏng. Tính chất Cưỡng bức, dự phòng nhằm ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Được thực hiện theo yêu cầu do kết quả kiểm tra của bảo dưỡng hay theo định ngạch km xe chạy do Nhà nước ban hành 1.2 Chế độ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ôtô con Theo “ Quy định bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ôtô” ( số 992/2003/ QĐ - BGTVT)được ban hành 2003 của Bộ GTVT thì : 1.2.1 Bảo dưỡng kỹ thuật: Gồm các công việc : làm sạch, chuẩn đoán, kiểm tra, xiết chặt, thay dầu mỡ, bổ sung nước làm mát, dung dịch. Phân cấp : 2 cấp Bảo dưỡng hàng ngày ( BDHN) : Bảo dưỡng định kỳ ( BDĐK) Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ: được tính theo quãng đường hoặc thời gian của ôtô, thuỳ theo định ngạch nào đến trước - Đối với ôtô có hướng dẫn khai thác sử dụng của hãng sản xuất thì phải tuân theo quy định của nhà chế tạo. - Đối với những ôtô không có hướng dẫn khai thác sử dụng thì tuân theo quy định sau: Loại ôtô Trạng thái kỹ thuật Chu kỳ bảo dưỡng Quãng đường (km) Thời gian (tháng) Oâtô con Chạy rà 1.500 - Sau chạy rà 10.000 6 Sau sửa chữa lớn 5.000 3 Oâtô khách Chạy rà 1.000 - Sau chạy rà 8.000 6 Sau sửa chữa lớn 4.000 3 Oâtô tải, Moóc, Sơmi rơmoóc Chạy rà 1.000 - Sau chạy rà 8.000 6 Sau sửa chữa lớn 4.000 3 1.2.2 Sửa chữa: Gồm các công việc :Kiểm tra, chẩn đoán, tháo lắp điều chỉnh và phục hồi chi tiết, thay thế cụm chi tiết, tổng thành của ôtô Phân loại : 2 loại : - Sửa chữa nhỏ:Khắc phục những hư hỏng đột xuất hay tất yếu của các chi tiết, cụm máy. Có tháo máy và thay thế tổng thành, nếu nó có yêu cầu phải sửa chữa lớn. - Sửa chữa lớn : có 2 loại + Sửa chữa lớn tổng thành :sửa chữa phục hồi các chi tiết cơ bản, chi tiết chính của tổng thành đó + Sửa chữa lớn ôtô: sửa chữa, phục hồi từ 5 tổng thành trở lên hoặc sửa chữa đđồng thời đđộng cơ và khung ôtô 1.3 Quy trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa 1.3.1 Những chú ý khi thực hiện công việc bảo dưỡng, sửa chữa. 1. Cần tìm hiểu kỹ công việc đang làm và tiến hành từng công việc một cách chính xác. Thảo luận với chuyên gia nếu như không hiểu một vấn đề nào đó. 2. Trước khi tiến hành công việc phải phủ sườn, phủ ghế, phủ sàn để không làm bẩn và xước xe của khách. 3. Kéo phanh tay khi tiến hành công việc. Hoặc dùng tấn chặn bánh xe, đặt trước hay sau của bánh trước hoặc bánh sau. 4. Khi sử dụng kích luôn dùng giá đỡ: + Nâng hạ xe một cách cẩn thận và chính xác. + Khi đặt kích dưới dầm ngang hay cầu xe, đĩa kích phải đặt ở phần tâm của chi tiết được kích và chú ý để đĩa kích không bị trượt. + Khi dùng giá đỡ thân xe thì giá phải được điều chỉnh độ cao phù hợp + Vị trí nâng xe và vị trí đỡ xe ở các kiểu xe khác nhau thì khác nhau. 5. Khi sử dụng cầu nâng thì phải chú ý : + Đánh xe vào cầu sao cho trọng tâm xe nằm trong diện tích đỡ của tấm đỡ cầu nâng. + Khi thực hiện nâng ha cầu xe phải kiểm tra xung quanh xem có gì đặt quá gần cầu nâng không, cửa xe có mở, có ai ở dưới cầu xe không … đảm bảo an toàn lao động. 6. Khi tiến hành đóng mở cửa cần chú ý đến sự va đập vào các vật xung quanh. 7. Sử dụng các dụng cụ chuyên dùng cho công việc cụ thế để tăng tính an toàn cũng như là năng suất làm việc. 8. Có nhiều loại dầu, mỡ bôi trơn được sử dụng trong bảo dưỡng, sửa chữa. Tuỳ theo vị trí chúng được sử dụng. Dầu lái, dầu phanh, dầu hộp số …. 9. Chạy thử xe để xác định trạng thái của động cơ, hệ thống lái, hệ thống phanh… 10. Khi tiến hành các công việc liên quan đến hệ thống điện, phải tháo dây âm ra khỏi ắcquy để tránh cháy dây do chạm mạch. Ghi lại nội dung bộ nhớ trước khi ngắt cực âm ắc quy để tránh tình trạng bộ nhớ bị xoá. 11. Sau khi tháo dây ắcquy phải đặt lại giờ đồng hồ, nội dung ban đầu của bộ nhớ. 1.3.2 Các dụng cụ dùng trong bảo dưỡng và sửa chữa: Tên hệ thống Tên dụng cụ Các chi tiết động cơ Dụng cụ giữ puly trục khuỷu Van tháo puly trục khuỷu Đồng hồ đo độ căng đai Cáp đồng hồ đo độ căng đai Dụng cụ tháo lọc dầu Bộ dụng cụ điều chỉnh khe hở xupap Dụng cụ giữ bích nối Cờ lê cân lực Thước lá Súng tra mỡ Hệ thống đánh lửa Đồng hồ kiểm tra, điều chỉnh động cơ Dụng cụ đo tỷ trọng riêng dung dịch ắcquy Dụng cụ làm sạch bugi Dụng cụ đo khe hở xupap Thước lá Hệ thống nhiên liệu và kiểm soát khí xả Dụng cụ tháo lọc xăng Dụng cụ điều chỉnh vít không tải Đồng hồ đo tốc độ động cơ Đồng hồ đo nồng độ CO Đồng hồ đo độ chân không Gầm và thân xe Đầu lục giác 10mm Bộ dụng cụ sửa moayơ bánh trước và vong bi bánh răng liền trục Cờ lê cân lực Thước cặp Giẻ lau và ống nhựa. Súng tra mỡ Dụng cụ xì van lốp Chổi sắt 1.3.3 Quy trình bảo dưỡng: Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa ở các trạm bảo dưỡng của các hãng xe, garage sửa chữa có thể khác nhau. Phụ thuộc vào trình độ quản lý và cách phân chia công việc của các cấp bảo dưỡng, sửa chữa. Do đó quy trình bảo dưỡng sửa chữa dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Khách hàng mang đến trạm KIỂM TRA NHẬN XE. Kiểm tra quanh xe, khoang động cơ, bên trong xe, kiểm tra sơ bộ. Đặt xe lên cầu và nâng xe KIỂM TRA TRÊN CẦU Kiểm tra gầm cầu Hạ xe xuống KIỂM TRA TRÊN MẶT ĐẤT. Kiểm tra bên ngoài xe, kiểm tra bên trong khoang động cơ và kiểm tra tình trạng trong xe. Xác định xem chức năng của xe có bình thường không. Kiểm tra lái xe trên đường. Thử lái xe và kiểm tra xem chức năng của nó có bình thường không Tiến hành bảo dưỡng Giao xe cho khách hàng. Phiếu bảo dưỡng định kỳ Bao gồm các hạng mục, thời điểm và các công việc bảo dưỡng. Tất cả được nghiên cứu và xác định từ quan điểm kỹ thuật dựa trên cơ sở điều kiện sử dụng xe (đường xá, khí hậu, cách sử dụng) và những hư hỏng trong quá khứ. Các hạng mục bảo dưỡng cũng khác nhau phụ thuộc vào hãng xe, kiểu xe, năm sản xuất, nước sử dụng. Dưới đây là phiếu bảo dưỡng định kỳ của FIAT SIENA 1.3 ( ngoài ra còn có một số phiếu bảo dưỡng tham khảo của TOYOTA ở phần phụ lục) Các mục bảo trì Số Km ( ´ 1000km) 1,5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Kiểm tra vỏ xe + + + + + + + + + + Kiểm tra hoạt động xe + + + + + + + + + Kiểm tra nước rửa kính, gạt nước, vòi phun. + + + + + + + + + Kiểm tra bố thắng trước . + + + + + + + + + + Kiểm tra bố thắng sau + + + + + + + + + + Kiểm tra gầm, ống, cao su, hệ thống cấp nhiên liệu và hệ thống thắng + + + + + + + + + + + Độ căng của curoa, puli + + + + + + + + + + + Kiểm tra hành trình thắng tay + + + + + Thay nhớt máy + + + + + + + + + + + Kiểm tra bơm mỡ các khối + + + + + + + + + + Thay lọc nhớt + + + + + + + + + + Đổ đầy dung dịch nước làm mát, dầu phanh, dầu trợ lực lái, nước rửa kính. + + + + + + + + + + + Thay bugi + + + + Kiểm tra mức nhớt cầu và nhớt hộp số + + + + Thay nhớt cầu và nhớt hôp số + + Kiểm tra vô mỡ bạc đạn bánh trước và sau. + + Thay dầu thắng. + + + + Thay lọc tách hơi. + + + + + Các mục bảo trì 1 6 12 36 48 60 72 84 96 108 120 Số tháng 1.3.4 Quy trình công nghệ sửa chữa lớn: Tháo cụm Tháo chi tiết Tẩy rửa chi tiết Kiểm tra, phân loại chi tiết Sửa chữa, phục hồi chi tiết s Ghép bộ chi tiết Lắp ráp máy Chạy rà, chạy thử Tháo sơ bộ, rửa ngoài Khung xe Sửa chữa khung Nhận xe vào sửa chữa. Giao xe Sơn xe Thử xe Lắp xe 1 Nhận xe vào sửa chữa - Cần xem xét sơ bộ bên ngoài xe để đánh giá chất lượng và trạng thái của xe đưa vào sửa chữa. - Lập biên bản ghi nhận những phát hiện trên xe : nứt, gãy, thiếu chi tiết… Rửa ngoài máy: - Xả hết nước làm mát, dầu bôi trơn, nhiên liệu ra khỏi động cơ và các bộ phận máy. - Dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dùng để rửa sơ bộ các bộ phận đó. 2. Tháo máy ( tháo cụm, tháo chi tiết) Chỉ có trong đại tu máy mới tháo máy rời thành chi tiết. Quá trình tháo phải được thực hiện theo quy trình công nghệ. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi tháo máy: - Thợ máy cần hiểu rõ cấu tạo của máy, biết sử dụng hợp lý các thiết bị, đồ gá. Biết trình tự thực hiện các nguyên công tháo máy, … - Đối với máy phức tạp thì phải tháo ra từng cum, từng bộ phận sau đó tháo thành các chi tiết. - Tháo máy theo trình tự của quy trình công nghệ để ít tốn thời gian nhất và tư thế thuận lợi khi làm việc cho thợ. - Không sử dụng những dụng cụ gây hỏng hóc, khuyết tật cho chi tiết máy. - Những bộ phận đặc thù như thiết bị điện, thiết bị thuỷ lực, thiết bị nhiên liệu động cơ … sau khi tháo cần chuyển sang các phân xưởng chuyên môn hoá để sửa chữa. - Các chi tiết bắt chặt : bulông, đai ốc, chốt, vòng đệm, then … để theo nhóm kích thước và theo từng bộ. - Những chi tiết mà phải gia công theo bộ hoặc có thể sử dụng tiếp thì không nên tháo rời. Phải đánh dấu để bảo đảm lắp ráp tương quan về sau. - Dùng thiết bị nâng khi tháo các bộ phận nặng . 3. Rửa chi tiết và rửa cụm. Là công đoạn quan trọng trong quy trình sửa chữa. Công việc là loại bỏ màng dầu và các chất bẩn bám trên đó khỏi chi tiết. 4. Kiểm tra và phân loại chi tiết. Sau khi rửa chi tiết, tiến hành kiểm tra và phân loại để xác định trạng thái kỹ thuật: có khả năng sử dụng được nữa không; hay phải thay thế, sửa chữa. 5. Ghép bộ chi tiết. Là nguyên công phụ để phục vụ cho việc lắp ráp cụm và lắp ráp máy. Gồm các công việc sau: - Lựa chọn bộ chi tiết. - Kiểm tra và lựa chọn các chi tiết theo kích thước sửa chữa. - Kiểm tra và lựa chọn các chi tiết theo nhóm kích thước. - Lựa chọn các chi tiết theo trọng lượng. - Làm sạch gờ, vết xước, sửa nguội các mối ghép. - Lựa chọn và cạo rà các bộ bánh răng. - Kiểm tra chung chất lượng chi tiết được đưa vào phân xưởng. - Thống kê sự thông qua của các chi tiết qua phân xưởng ghép bộ. 6. Lắp ráp máy. Là công việc ghép các chi tiết thành các cặp và các cụm máy; ghép các cụm thành bộ phận máy. Việc lắp ráp phải tuân theo sơ đồ động của chúng, các đặc điểm của mối ghép và giá trị chuỗâi kích thước được quy định trong bản vẽ lắp. 7. Chạy rà , chạy thử cụm và máy sau sửa chữa. Việc chạy rà có ảnh hưởng đến độ tin cậy của máy và độ ổn định về đặc tính làm việc của các cụm. Trong quá trình chạy rà sẽ diễn ra sự mài nghiền các chi tiết máy, triệt tiêu các nhấp nhô của bề mặt chi tiết. Tạo sự làm việc ổn định cho mối ghép. Quá trình chạy rà diễn ra ở tốc độ thấp, sau đó tăng dần có bôi trơn các cụm. Thường tiến hành trên các bêï rà chuyên dùng. 8. Lắp xe Sau khi chạy rà, chạy thử cụm và máy thì lắp lên xe hoàn chỉnh. 9. Chạy thử xe Chạy thử xe để kiểm tra sự hoạt động, trạng thái của xe sau khi sửa chữa. Hoặc kịp thời phát hiện những hư hỏng, trục trặc khác trên xe. 10. Sơn máy. Máy cần được sơn để bảo vệ bề mặt chi tiết khỏi bị gỉ và tăng thẩm mỹ của chi tiết. Quy trình công nghệ sơn: - Chuẩn bị bề mặt sơn. - Sơn chống gỉ. - Trát mattit. - Sơn tạo màu lớp bên ngoài. - Sấy khô bề mặt sơn. 11. Giao xe. 1.4 Nội dung bảo dưỡng, sửa chữa ôtô. 1.4.1 Bảo dưỡng kỹ thuật: A. BẢO DƯỠNG HÀNG NGÀY : I Kiểm tra, chuẩn đoán 1 Việc kiểm tra, chuẩn đoán ôtô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh). 2 Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong ôtô, phát hiện các khiếm khuyết của buồng lái, thùng xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu, biển số, cơ cấu nâng hạ kính, cửa lên xuống, nắp động cơ, khung, nhíp, lốp và áp suất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có) và trang bị kéo móc... 3 Kiểm tra hệ thống điện: ắc qui, sự làm việc ổn định của các đồng hồ trong buồng lái, đèn tín hiệu, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ cấu rửa kính, hệ thống quạt gió... 4 Kiểm tra hệ thống lái: Hành trình tự do của vành tay lái, trạng thái làm việc của bộ trợ lực tay lái, hình thang lái. 5 Kiểm tra hệ thống phanh: Hành trình tự do của bàn đạp phanh, trạng thái làm việc và độ kín của tổng phanh, các đường dẫn hơi, dầu, hiệu lực của hệ thống phanh... 6 Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệ thống khác (hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực chính, cơ cấu nâng hạ...) II Bôi trơn, làm sạch 7 Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ, truyền lực chính, hộp tay lái. Nếu thiếu phải bổ sung. 8 Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui... 9 Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiêân liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc dầu. 10 Đối với động cơ Diesel cần kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp, bộ điều tốc. 11 Làm sạch toàn bộ ôtô, buồng lái, đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn pha, cốt, đèn phanh, biển số. B BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ: I Công tác tiếp nhận ôtô vào trạm bảo dưỡng 1 Rửa và làm sạch nhớt. 2 Công tác kiểm tra, chẩn đoán ban đầu được tiến hành như mục I của BDHN, trên cơ sở đó lập biên bản hiện trạng kỹ thuật của ôtô. II Kiểm tra, chẩn đoán, xiết chặt và điều chỉnh các cụm, tổng thành, hệ thống trên ôtô. Bao gồm các tổng thành, hệ thống sau: ĐỘNG CƠ, HỆ THỐNG LÀM MÁT, HỆ THỐNG BÔI TRƠN, HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU, HỆ THỐNG PHỐI KHÍ. 1 Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan. 2 Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn. 3 Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh. 4 Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác. 5 Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khí và bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông gió cacte. 6 Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ Diesel. 7 Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngồi của động cơ, vỏ ly hợp, hộp số, súc rửa két nước. 8 Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống làm mát, sự rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống, van bằng nhiệt, cửa chắn song két nước. 9 Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supap; Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, bơm hơi. 10 Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động... 11 Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của supap, nhóm pittông và xi lanh. 12 Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khuỷu nếu cần. 13 Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra các đường ống dẫn; thùng chứa nhiên liệu; xiết chặt các đầu nối, gía đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của toàn hệ thống; kiểm tra sự liên kết và tình trạng hoạt động của các cơ cấu điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra áp suất làm việc của bơm cung cấp nhiên liệu.. Đối với động cơ xăng: a Kiểm tra bơm xăng, bộ chế hoà khí. Tháo, súc rửa và điều chỉnh nếu cần. b Điều chỉnh chế đđộ chạy không tải của động cơ. c Đối với động cơ xăng sử dụng hệ thống cấp nhiên liệu kiểu phun cần kiểm tra sự làm việc của toàn hệ thống. Đối với động cơ Diesel: d Kiểm tra, xiết chặt giá đỡ bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc nhiên liệu, các đường ống cấp dẫn nhiên liệu, giá đỡ bàn đạp ga. đ Kiểm tra vòi phun, bơm cao áp nếu cần thiết đưa lên thiết bị chuyên dùng để hiệu chỉnh. e Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu điều khiển thanh răng bơm cao áp, bộ điều tốc, nếu cần hiệu chỉnh điểm bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm cao áp. g Cho động cơ nổ máy, kiểm tra khí thải của động cơ, hiệu chỉnh tốc độ chạy không tải theo tiêu chuẩn cho phép, chống ô nhiễm môi trường. HỆ THỐNG ĐIỆN 14 Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện. Bắt chặt các đầu nối giắc cắm tới máy khởi động, máy phát, bộ chia điện, bảng điều khiển, đồng hồ và các bộ phận khác. 15 Làm sạch mặt ngồi ắc quy, thông lỗ thông hơi. Kiểm tra điện thế, kiểm tra mức, nồng độ dung dịch nếu thiếu phải bổ sung, nếu cần phải súc, nạp ắc quy. Bắt chặt đầu cực, giá đỡ ắc quy. 16 Kiểm tra, làm sạch bên ngoài bộ tiết chế, máy phát, bộ khởi động, bộ chia điện, bộ đánh lửa bằng bán dẫn, dây cao áp, bô bin, nến đá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTN in 74.doc
  • docBia LVTN.doc
  • dwghinh chen BAO DUONG.dwg
  • dwgnha xuong.dwg
Tài liệu liên quan