Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị- xã hội của thanh niên do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện; có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cấp xã cùng đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách đông đảo. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong đó, cán bộ đoàn thuộc nhóm cán bộ lãnh đạo đoàn thể chính trị -xã hội, là cán bộ kế cận của Đảng, là cán bộ của Đảng trực tiếp làm công tác thanh, thiếu nhi. Xây dựng đoàn thực chất là góp phần xây dựng Đảng trước một bước, cán bộ đoàn là nguồn cung cấp cán bộ cho cả hệ thống chính trị. Do đó cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách vững mạnh trên các mặt công tác nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi trong giai đoạn mới; đội ngũ cán bộ đoàn là nhân tố then chốt quyết định đến sự vững mạnh của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội; đồng thời tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ đoàn cần tuân thủ các quy trình của công tác cán bộ nói chung, trong đó công tác quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Quy hoạch cán bộ là nền tảng của công tác cán bộ, bản chất của quy hoạch cán bộ là chú trọng tới việc phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài cho đất nước; là tạo nguồn cán bộ cho cả hiện tại và tương lai, đây là công việc thường xuyên của Đảng, của các tổ chức chính trị, xã hội các cấp.
Bình Phước là một tỉnh trung du miền núi, nông nghiệp, biên giới và đa sắc tộc, gồm 08 huyện, thị vừa được tái lập từ ngày 01/01/1997. Ở giai đoạn đầu sau khi tái lập tỉnh, đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách thiếu trầm trọng, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều khó khăn. Đến nay cơ bản đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn ổn định, được củng cố, kiện toàn thường xuyên và chất lượng ngày một nâng cao. Ngoài ra, các cấp bộ đoàn đã chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng trong việc lựa chọn, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn theo tiêu chuẩn, quy định của Trung ương và của Tỉnh. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp huyện còn bị động, lúng túng, chưa chặt chẽ, thiếu tính khoa học; mang tính hình thức, chưa vận dụng và phát huy tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quy hoạch cán bộ; quy hoạch cán bộ đoàn cấp dưới chưa là cơ sở cho quy hoạch cấp trên và quy hoạch cấp trên chưa tạo động lực cho quy hoạch cán bộ đoàn cấp dưới bởi công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn cấp huyện còn khép kín, nguồn đưa vào quy hoạch chưa phong phú, chưa đảm bảo được nguyên tắc “động” và “mở” trong quy hoạch cán bộ; trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy hoạch cán bộ đoàn giữa cấp uỷ Đảng và Ban chấp hành tỉnh Đoàn chưa có sự thống nhất chung trong chỉ đạo các huyện, thị đoàn dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quy hoạch cán bộ, lúng túng trong quy trình thực hiện về các mốc thời gian, giữa nhiệm kỳ Đại hội của Đảng và của Đoàn thanh niên; thậm chí một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của đoàn cấp huyện; trong tiến hành quy hoạch cán bộ đoàn chỉ chú ý đến quy hoạch “đầu vào” mà chưa quan tâm nhiều đến quy hoạch “đầu ra”cho đội ngũ cán bộ đoàn; khâu tuyển chọn đầu vào của cán bộ đoàn tương đối hỗn hợp với nhiều ngành nghề khác nhau nên công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn càng khó khăn và phức tạp. Ngoài ra, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chưa có sự phân định rõ ràng, gây lúng túng trong công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp huyện.
Từ khi Nghị quyết 42 của Bộ chính trị, khóa X về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ra đời, Đoàn thanh niên tỉnh Bình Phước đã được Tỉnh uỷ chọn là đơn vị làm điểm về công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn và từ kết quả quy hoạch trên để triển khai trong toàn hệ thống tổ chức của Đoàn và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Triển khai, thực hiện tinh thần nghị quyết của Bộ chính trị, công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp huyện đã được tiến hành bài bản, có tính hệ thống và cơ sở khoa học hơn, tuân thủ đầy đủ các bước, các quy trình của công tác quy hoạch cán bộ. Mặc dù, quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện nhưng bước đầu chưa đạt được yêu cầu; vẫn còn một số vấn đề chưa được làm sáng tỏ và có những điểm bất cập cần tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ để thực hiện tốt quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp huyện trong thời gian tới.
121 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện ở tỉnh Bình Phước hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị- xã hội của thanh niên do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện; có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cấp xã cùng đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách đông đảo. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong đó, cán bộ đoàn thuộc nhóm cán bộ lãnh đạo đoàn thể chính trị -xã hội, là cán bộ kế cận của Đảng, là cán bộ của Đảng trực tiếp làm công tác thanh, thiếu nhi. Xây dựng đoàn thực chất là góp phần xây dựng Đảng trước một bước, cán bộ đoàn là nguồn cung cấp cán bộ cho cả hệ thống chính trị. Do đó cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách vững mạnh trên các mặt công tác nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi trong giai đoạn mới; đội ngũ cán bộ đoàn là nhân tố then chốt quyết định đến sự vững mạnh của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội; đồng thời tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ đoàn cần tuân thủ các quy trình của công tác cán bộ nói chung, trong đó công tác quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Quy hoạch cán bộ là nền tảng của công tác cán bộ, bản chất của quy hoạch cán bộ là chú trọng tới việc phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài cho đất nước; là tạo nguồn cán bộ cho cả hiện tại và tương lai, đây là công việc thường xuyên của Đảng, của các tổ chức chính trị, xã hội các cấp.
Bình Phước là một tỉnh trung du miền núi, nông nghiệp, biên giới và đa sắc tộc, gồm 08 huyện, thị vừa được tái lập từ ngày 01/01/1997. Ở giai đoạn đầu sau khi tái lập tỉnh, đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách thiếu trầm trọng, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều khó khăn. Đến nay cơ bản đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn ổn định, được củng cố, kiện toàn thường xuyên và chất lượng ngày một nâng cao. Ngoài ra, các cấp bộ đoàn đã chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng trong việc lựa chọn, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn theo tiêu chuẩn, quy định của Trung ương và của Tỉnh. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp huyện còn bị động, lúng túng, chưa chặt chẽ, thiếu tính khoa học; mang tính hình thức, chưa vận dụng và phát huy tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quy hoạch cán bộ; quy hoạch cán bộ đoàn cấp dưới chưa là cơ sở cho quy hoạch cấp trên và quy hoạch cấp trên chưa tạo động lực cho quy hoạch cán bộ đoàn cấp dưới bởi công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn cấp huyện còn khép kín, nguồn đưa vào quy hoạch chưa phong phú, chưa đảm bảo được nguyên tắc “động” và “mở” trong quy hoạch cán bộ; trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy hoạch cán bộ đoàn giữa cấp uỷ Đảng và Ban chấp hành tỉnh Đoàn chưa có sự thống nhất chung trong chỉ đạo các huyện, thị đoàn dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quy hoạch cán bộ, lúng túng trong quy trình thực hiện về các mốc thời gian, giữa nhiệm kỳ Đại hội của Đảng và của Đoàn thanh niên; thậm chí một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của đoàn cấp huyện; trong tiến hành quy hoạch cán bộ đoàn chỉ chú ý đến quy hoạch “đầu vào” mà chưa quan tâm nhiều đến quy hoạch “đầu ra”cho đội ngũ cán bộ đoàn; khâu tuyển chọn đầu vào của cán bộ đoàn tương đối hỗn hợp với nhiều ngành nghề khác nhau nên công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn càng khó khăn và phức tạp. Ngoài ra, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chưa có sự phân định rõ ràng, gây lúng túng trong công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp huyện.
Từ khi Nghị quyết 42 của Bộ chính trị, khóa X về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ra đời, Đoàn thanh niên tỉnh Bình Phước đã được Tỉnh uỷ chọn là đơn vị làm điểm về công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn và từ kết quả quy hoạch trên để triển khai trong toàn hệ thống tổ chức của Đoàn và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Triển khai, thực hiện tinh thần nghị quyết của Bộ chính trị, công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp huyện đã được tiến hành bài bản, có tính hệ thống và cơ sở khoa học hơn, tuân thủ đầy đủ các bước, các quy trình của công tác quy hoạch cán bộ. Mặc dù, quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện nhưng bước đầu chưa đạt được yêu cầu; vẫn còn một số vấn đề chưa được làm sáng tỏ và có những điểm bất cập cần tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ để thực hiện tốt quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp huyện trong thời gian tới.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách cấp huyện; đồng thời tổ chức Đoàn các cấp cần chú trọng thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong thời kỳ mới. Chính từ thực tế nêu trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện ở tỉnh Bình Phước hiện nay” làm luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác cán bộ cũng như công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chính sách cán bộ; đặc biệt công tác quy hoạch cán bộ có nhiều đề tài khoa học, nhiều bài viết, luận văn, luận án nghiên cứu:
1- “Xác định cơ cấu, tiêu chuẩn và chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội trong điều kiện của công cuộc đổi mới” (1993) – Báo cáo khoa học của Trường cán bộ Thanh thiếu nhi Trung ương, Chủ nhiệm đề tài: PTS. Phạm Đình Nghiệp. Nội dung chính của đề tài là làm rõ thực trạng cơ cấu, tiêu chuẩn và chính sách đối với cán bộ Đoàn – Hội; phân biệt sự khác nhau giữa cán bộ đoàn với cán bộ Đảng, khẳng định hoạt động có tính đặc thù của cán bộ đoàn, từ đó đề ra các nhóm giải pháp trong từng lĩnh vực xác định cơ cấu, tiêu chuẩn và chính sách cán bộ Đoàn- Hội.
2- Đề tài KTN – 96 – 02: Báo cáo tổng hợp “Mô hình tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở” (1996), Chủ nhiệm đề tài PTS. Trần Văn Miều. Nội dung chính của đề tài là phân tích lý luận và thực tiễn hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở, tìm ra những nguyên nhân thành công và chưa thành công trong quá trình tự đổi mới về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên ở cơ sở; khái quát thành những bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức, triển khai công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
3- “Đổi mới đội ngũ cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện trong điều kiện hiện nay. (Qua thực tế một số tỉnh miền trung)” (1999) - Luận án tiến sĩ của Lê Văn Cầu. Nội dung chính của đề tài là chủ yếu bàn về hệ thống tổ chức hoạt động và đội ngũ cán bộ đoàn cấp huyện; phân tích thực trạng và tổng kết thực tiễn đội ngũ cán bộ huyện đoàn, trên cơ sở đó đề ra phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ huyện đoàn trong thời kỳ mới.
4- Đề tài KTN 98 – 02: Báo cáo chung “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong tình hình mới” (1999), chủ nhiệm đề tài Nguyễn Văn Tùng- tổng biên tập Ban biên tập lịch sử Đoàn và phong trào thanh niên, Trung ương Đoàn. Nội dung chính của đề tài là vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng củng cố tổ chức Đoàn Thanh niên trong tình hình mới, chủ yếu đề cập trên lĩnh vực xây dựng đoàn về tổ chức.
5- “Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý ở Tỉnh Đồng Nai” (2000) - Luận văn thạc sĩ của Trần Minh Thấu. Nội dung chính của đề tài là đề cập đến công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Tỉnh ủy Đồng Nai quản lý, trên cơ sở phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
6- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (2001): “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do GS, TS Nguyễn Phú Trọng PGS, TS Trần Xuân Sầm đồng chủ nhiệm. Nội dung chính của đề tài là đưa ra những cơ sở lý luận về cán bộ, công tác cán bộ; phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ nói chung và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
7- Đề tài KTN 2003 – 03: Kỷ yếu hội thảo khoa học về công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới (2003)- Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Hà - Trưởng ban tổ chức Trung ương Đoàn. Nội dung chính của đề tài là trên cơ sở lý luận chung về cán bộ và công tác cán bộ; thực trạng công tác cán bộ đoàn để làm căn cứ phân tích, đánh giá chất lượng cán bộ đoàn hiện nay (ưu điểm, hạn chế) đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác cán bộ đoàn và xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn vững mạnh.
8- Bài viết của Nguyễn Thọ Ánh đăng trên tạp chí Xây dựng đảng số 10, năm 2004: “Đổi mới công tác đào tạo cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”. Nội dung chính của bài viết tập trung phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
9- Bài viết của Ngô Minh Tuấn đăng trên tạp chí Xây dựng đảng số 9, năm 2004: “Quy hoạch cán bộ ở cơ quan Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”. Nội dung chính của bài viết nêu rõ thực trạng công tác quy hoạch cán bộ ở cơ quan Trung ương Đoàn- những thuận lợi, khó khăn; đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ tại cơ quan chuyên trách của Trung ương Đoàn.
10- Bài viết của TS. Phạm Quang Nghị đăng trên tạp chí Xây dựng đảng số 18, năm 2004: “Mối quan hệ giữa quy hoạch, đánh giá với luân chuyển cán bộ”. Nội dung bài viết làm rõ mối quan hệ giữa quy hoạch, đánh giá với luân chuyển cán bộ, sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên trong quy trình thực hiện công tác cán bộ.
11- “Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2006) - Luận văn Thạc sĩ của Lê Thành Can. Nội dung chính của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận, những vấn đề cơ bản về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta thời gian qua; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ.
Các đề tài nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở khâu quy hoạch cán bộ nói chung và đổi mới, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh mà chưa đề cập đến công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh cấp huyện ở tỉnh Bình Phước. Chính từ lý do trên, việc chọn đề tài này để nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm cả về mặt lý luận và thực tiễn trong quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp huyện tỉnh Bình Phước giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn:khẳng định vị trí, vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung và cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp huyện nói riêng; từ đó thấy rõ vị trí quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, khảo sát đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách, nghiên cứu thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn cấp huyện ở tỉnh Bình Phước. Ngoài ra, luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách cấp huyện để tạo nguồn cán bộ phong phú, đa dạng cho hiện tại và chiến lược cán bộ đoàn tương lai.
* Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận văn: đặc điểm, vị trí, vai trò, nguyên tắc, quy trình… của công tác quy hoạch cán bộ đoàn.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp huyện ở tỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến nay; nêu nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm.
- Dự báo về công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn cấp huyện, đồng thời đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm làm tốt quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp huyện ở tỉnh Bình Phước hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp huyện ở tỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Đoàn thanh niên về công tác cán bộ và quy hoạch cán bộ đoàn; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ và Đoàn thanh niên tỉnh Bình Phước về công tác cán bộ và quy hoạch cán bộ chuyên trách của đoàn cấp huyện. Các báo cáo, đề tài nghiên cứu tổng kết thực tiễn về công tác cán bộ đoàn cấp huyện, công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn cấp huyện.
* Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lôgic - lịch sử; giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, phương pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp, thống kê, tham khảo, kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện ở tỉnh Bình Phước giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp huyện ở tỉnh Bình Phước hiện nay.
- Tìm ra nguyên nhân của thực trạng, những kinh nghiệm thực tiễn và những giải pháp mang tính khả thi nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ đoàn chuyên trách cấp huyện tỉnh Bình Phước.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn có thể cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện ở tỉnh Bình Phước.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể gợi mở cho các cấp có thẩm quyền quan tâm về những cơ chế, chính sách, quy định cụ thể và rất riêng theo đặc thù của công tác thanh niên từ khâu tuyển chọn, đánh giá cán bộ đoàn đến quy hoạch và bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp huyện đảm bảo thực hiện có hiệu quả các quy trình của công tác cán bộ. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc sơ, tổng kết một giai đoạn tiến hành quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn cấp huyện sau 10 năm tái lập tỉnh; mặt khác có thể dùng làm tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng và huấn luyện cán bộ đoàn trong hệ thống tổ chức Đoàn cấp huyện đến cơ sở.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1
QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CẤP HUYỆN Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CỦA ĐOÀN CẤP HUYỆN HIỆN NAY
1.1.1. Khái quát về đặc điểm tỉnh Bình Phước và đặc điểm cấp huyện ở tỉnh Bình Phước
1.1.1.1. Đặc điểm tỉnh Bình Phước
Dưới thời Phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa. Đến giữa thế kỷ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại sáu tỉnh Nam Kỳ, Thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành bốn khu vực lớn là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bát –Xắc. Vùng đất Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn, trong đó vùng đất phía Đông thuộc tiểu khu Biên Hòa, vùng đất phía Tây Nam và phía Nam thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một. Năm 1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước lúc này thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và tỉnh Thủ Dầu Một. Từ đó cho đến hết thời Pháp thuộc bộ máy hành chính cơ bản không thay đổi. Sau năm 1954, trải qua hàng chục năm chiến tranh, vùng đất Bình Phước bị chia cắt, sáp nhập nhiều lần tùy theo nhu cầu cai trị của thực dân Đế quốc trong từng giai đoạn lịch sử như tỉnh Thủ Dầu Một được tách ra thành hai tỉnh mới là Tỉnh Bình Dương và Bình Long; tỉnh Phước Long nằm trên phần đất phía Bắc của tỉnh Biên Hòa và một phần của tỉnh Thủ Dầu Một. Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, ta lập chiến khu VII, gồm các tỉnh Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Long Khánh, Bình Long và Phước Long.
Từ năm 1960 trở đi, Đảng bộ Phước Long, Bình Long lần lượt được thành lập. Trải qua nhiều lần thay đổi, lúc thuộc khu 1, khu 6, khu 10, đến ngày 30/1/1971, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập phân khu Bình Phước và cuối năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập gồm tỉnh Bình Long và Phước Long, là tiền thân của tỉnh Bình Phước ngày nay. Địa bàn tỉnh Bình Phước là khu vực an toàn cho hai cơ quan đầu não là Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính Phủ cách mạng lâm thời miền NamViệt Nam. Sau kháng chiến chống Đế quốc Mỹ thắng lợi, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ngày 2/7/1976, Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và ba xã thuộc huyện Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), chia thành 07 huyện, thị. Ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của một số tỉnh. Trong đó, tỉnh Sông Bé được tách làm 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Sau 20 năm hợp nhất, tỉnh Bình Phước được tái lập vào ngày 01/01/1997 và đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Bình Phước là một tỉnh miền núi dân tộc và biên giới ở khu vực Đông Nam Bộ, phía đông giáp tỉnh Đắc Nông và Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, phía Tây giáp Tây Ninh, phía bắc và tây bắc giáp nước bạn Campuchia, với đường biên giới dài 240km.
Diện tích tự nhiên: 6.874,62km2, dân số năm 2008 là 855.131người, mật độ dân số 124 người/km2, trong đó đồng bào các dân tộc 155.493 người, chiếm 18,2% dân số toàn tỉnh, với 41 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, nhưng đông nhất là người kinh và người S’tiêng (chiếm 49,98% trong các thành phần dân tộc) – là dân tộc bản địa của Bình Phước và cũng là địa bàn có người S’tiêng tập trung đông nhất trên cả nước. Có thể nói Bình Phước ngày nay là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam, với những nét văn hóa đa dạng, đặc sắc – đó là văn hóa Cồng Chiêng, bởi Cồng Chiêng có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào Stiêng, được xem là gia bảo cha truyền con nối thể hiện sự giàu có của từng gia đình, từng dòng tộc, cộng đồng. Đặc điểm văn hóa của các dân tộc bản địa Bình Phước có sự giao thoa và chịu ảnh hưởng lẫn nhau.
Bình Phước có vị trí chiến lược quan trọng và truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất. Tỉnh có hai trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14, nối liền Bình Phước với Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, với các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam tây Nguyên và nước bạn Campuchia. Bên cạnh hai con đường chiến lược còn có đường ĐT741, ĐT748, ĐT749, ĐT750… các đường dọc ngang ở từng huyện, xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân so với thời kỳ mới vừa tái lập tỉnh rất khó khăn. Đến nay, các đường giao thông trên địa bàn đã được sửa chữa, nâng cấp, làm mới và trong tương lai, khi đường Xuyên Á được xây dựng và tuyến đường sắt Lộc Ninh –Sài Gòn được khôi phục sẽ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giao thông của địa phương.
Bình Phước là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế, nên xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh là Nông lâm nghiệp – Dịch vụ - Công nghiệp; với tổng diện tích đất nông nghiệp 177.452 ha, chiếm 26% diện tích toàn tỉnh. Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã xác định nhiệm vụ của địa phương coi nông, lâm nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Bình Phước nằm cạnh khu kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng cao; có lợi thế về vị trí, cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…nhằm giúp địa phương hòa nhập, kêu gọi đầu tư góp phần phát triển địa phương thành một tỉnh giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, đời sống nhân dân được cải thiện và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về đội ngũ cán bộ công chức Bình Phước hiện nay, theo biên chế phân bổ của Trung ương năm 2009 là 937 cán bộ công chức, tổng số cán bộ công chức toàn tỉnh là 1087 đồng chí (bao gồm biên chế dự phòng và cán bộ Hội cựu chiến binh các cấp hưởng 90% lương ngân sách nhà nước); trong đó các đoàn thể có 107 cán bộ công chức, riêng của Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh cấp tỉnh có 27 cán bộ đoàn chuyên trách.
1.1.1.2. Đặc điểm cấp huyện tỉnh Bình Phước
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ về dân số và diện tích tự nhiên của các huyện, thị
Giai đoạn đầu tái lập tỉnh, Bình Phước có 5 huyện: Đồng Phú, Bù Đăng, Phước Long, Bình Long, Lộc Ninh; với 64 xã, thị trấn. Hiện nay, tỉnh gồm 8 đơn vị hành chính cấp huyện: Thị xã Đồng Xoài và 7 huyện: Đồng Phú, Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bình Long, Chơn Thành, Bù Đốp, với 104 xã, phường, thị trấn. Trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thị xã Đồng Xoài, ở phía tây bắc của tỉnh trên Quốc lộ 13 nối liền Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh và các huyện Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đốp; ở phía nam trên Quốc lộ 14 có các huyện Đồng Phú, Phước Long, Bù Đăng. Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế -văn hóa- xã hội tỉnh nhà. Về dân số và diện tích tự nhiên cao nhất là huyện Phước Long; diện tích thấp nhất là Thị xã Đồng Xoài nhưng mật độ dân số lại cao nhất 441 người/km2, dân số thấp nhất là huyện Bù Đốp; dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao (83,6%); qua phân tích điều kiện tự nhiên của các huyện, thị nhận thấy dân số Bình Phước phân bổ không đồng đều và tập trung nhiều ở khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn. Do vậy, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) nông thôn cũng chịu tác động, ảnh hưởng trên con đường mưu sinh, lập nghiệp, thanh niên thiếu việc làm việc, thu nhập thấp và gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống. Vì vậy, ĐVTN tham gia các phong trào, các hoạt động do Đoàn – Hội hạn chế và khó tập hợp, đoàn kết thanh niên nông thôn vào tổ chức.
Về hệ thống tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm 4 cấp: tổ chức cơ sở Đoàn; huyện và tương đương; Tỉnh và tương đương; Trung ương. Cho nên, tổ chức Đoàn cấp huyện còn gọi tắt là huyện Đoàn, giữ vai trò đặc biệt quan trọng là cầu nối trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh Đoàn đến cơ sở. Đoàn thanh niên cấp huyện có nhiệm vụ nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Đoàn cấp trên; đồng thời nắm vững đặc điểm địa phương để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
Huyện Đoàn được thành lập tương ứng theo địa giới hành chính của huyện, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy, với các đầu mối cơ sở Đoàn trực thuộc gồm: Đoàn xã, phường, thị trấn; Đoàn cơ sở các trường học; Đoàn trong các đơn vị hành chính sự nghiệp; đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…Ban chấp hành huyện Đoàn do Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn huyện bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm/ lần, có cơ quan chuyên trách giúp việc do Tỉnh ủy quyết định biên chế từ 6 – 8 người.
Đoàn thanh niên cấp huyện giữ vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị ở cấp huyện với việc định hướng tư tưởng cho tuổi trẻ, huy động tài năng sức trẻ tham gia tích cực các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện; đồng thời chịu trách nhiệm trước Huyện ủy về toàn bộ công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của địa phương. Đặc biệt, vai trò chỉ đạo của huyện Đoàn rất quan trọng, nên huyện Đoàn cần nắm vững tình hình địa phương, đặc điểm đối tượng và thực lực sơ sở và tìm chọn những biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo thật sự khoa học, thiết thực để Đoàn hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, huyện Đoàn có vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa các chủ trương, Nghị quyết của Đoàn cấp trên phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi huyện đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của ĐVTN huyện nhà. Huyện đoàn ngoài vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng cho Đoàn cơ sở, còn giữ vai trò chủ đạo, là cơ quan thường trực có trách nhiệm phối hợp với các ban ngành của huyện cùng tổ chức các hoạt động tập trung tại địa phương.
Mặt khác, huyện Đoàn cần duy trì tốt chế độ báo cáo thường xuyên với tỉnh Đoàn về các hoạt động của mình và chịu sự lãnh đạo, kiểm tra, đánh giá công tác của Ban chấp hành (BCH) tỉnh Đoàn. Việc thành lập hay giải thể tổ chức Đoàn