1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay trong đời sống xã hội, danh từ “Quảng cáo” đã xuất hiện trên khắp các đường phố sầm uất nhộn nhịp, lách vào tận thôn cùng ngõ hẻm và đến với từng nhà, xuất hiện trong mỗi bữa cơm, giờ giải trí của mỗi gia đình. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, quảng cáo như một làn gió vận hành cho chiếc cối xay gió kinh tế quay đều.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, một xã hội thông tin đang trong cơn sôi bùng nổ với sự ra đời của hàng chục đài truyền hình trên cả nước, hàng trăm kênh truyền hình trong nước và thế giới nhờ hệ thống truyền hình Cáp mở rộng, truyền hình đã có mặt trong mỗi gia đình và trở thành cánh tay đắc lực cho việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu thông qua các chương trình quảng cáo.
Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế mới đang trên đà phát triển, đi cùng với đó là một ngành quảng cáo còn non trẻ. Quảng cáo trên truyền hình là một bộ phận của quảng cáo nói chung. Trong khi trên thế giới, tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp, tạo thành một guồng quay của cối xay gió kinh tế, thì ở Việt Nam, ngành quảng cáo trên truyền hình dường như vẫn còn là một miền đất hứa.
Với hơn 90% dân số cả nước sử dụng truyền hình, ngành quảng cáo trên truyền hình đang đứng trước những cơ hội lớn. Có thể nói, truyền hình là phương tiện quảng bá thông tin sâu rộng nhất và có tác dụng nhanh nhất so với các loại hình quảng bá khác. Ngược lại một đài truyền hình nói chung, hay một kênh truyền hình nói riêng không thể tồn tại mà không có quảng cáo. Có thể thấy, quảng cáo trên truyền hình không chỉ có tác dụng tái tạo sản xuất mà còn là nguồn thu góp phần nuôi sống các chương trình truyền hình.
Tuy nhiên, ngành quảng cáo trên truyền hình nước ta mới đang ở thời kỳ đầu non trẻ. Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hoạt động trong sân chơi chung của thế giới, thì ngành quảng cáo trên truyền hình cũng trong đà hội nhập, đón nhận những luồng gió mới. Những công ty nước ngoài ồ ạt xâm lấn thị trường nội với chiến lược quảng cáo vô cùng tinh vi và hùng hậu. Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam đứng trước thách thức lớn. Làm sao để ngành quảng cáo trên truyền hình Việt Nam phát triển? Làm sao để nâng cao chất lượng phim quảng cáo trên truyền hình Việt Nam? Lý luận về Marketing thương mại có nhiều ở các trường đại học kinh tế, lý luận về các chiến lược kinh doanh , định vị và phát triển thương hiệu có thể dễ dàng tìm thấy ở các hiệu sách, nhưng lý luận về làm phim quảng cáo trên truyền hình thì hiện chưa có. Đó là lý do, người viết lựa chọn đề tài: Quảng cáo trên truyền hình Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với mong muốn tìm ra những giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng phim quảng cáo trên truyền hình Việt Nam, người viết luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu vai trò của quảng cáo với xã hội cũng như quảng cáo với truyền hình. Luận văn nhìn nhận và phân tích những hạn chế của phim quảng cáo trên truyền hình hiện nay, để từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng phim quảng cáo. Luận văn chú trọng đến vai trò của người sáng tạo ý tưởng và đưa ra những con đường dẫn đến ý tưởng như một giải pháp góp phần nâng cao chất lượng phim quảng cáo trên truyền hình. Dưới góc nhìn của người làm phim điện ảnh, truyền hình, người viết có sự so sánh quy trình làm phim truyện với phim quảng cáo để tìm ra đặc trưng riêng của thể loại phim quảng cáo. Luận văn đặc biệt chú trọng đến tính văn hoá, bản sắc dân tộc trong phim quảng cáo để hướng tới một nền quảng cáo giàu tính văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn nghiên cứu đề tài, người viết chủ yếu nghiên cứu kinh nghiệm làm phim quảng cáo truyền hình của các nhà làm phim quảng cáo trong và ngoài nước trên phương diện lý luận và thực tiễn của họ. Ngoài các phim quảng cáo, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành quảng cáo, của các tác giả trên thế giới là những nhà kinh tế học đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo để tìm ra những yếu tố bổ ích trong quá trình nhận thức về phim quảng cáo của Việt Nam.
Thực tiễn được rút ra từ những phim quảng cáo Việt Nam và của nước ngoài. Luận văn nghiên cứu những phim quảng cáo đã phát trên truyền hình Việt Nam trong khoảng 10 năm gần đây (khoảng từ năm 2000 đến nay).
Người viết cũng có tham khảo một số bài viết trên các website về quảng cáo, một số tài liệu khảo sát nghiên cứu của các tổ chức có uy tín. Một số bài phỏng vấn được đăng tải trên mạng cũng được người viết sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, người viết vận dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp thống kê được vận dụng trong việc thống kê ra các phim quảng cáo, đạo diễn làm quảng cáo, những thành tựu của phim quảng cáo trên truyền hình Việt Nam.
- Phương pháp đối chiếu so sánh được vận dụng trong quá trình so sánh những đặc trưng của phim truyện với phim quảng cáo. Dưới góc nhìn của người làm điện ảnh, phương pháp so sánh đối chiếu sự giống và khác nhau trong mỗi thể loại phim để từ đó tìm ra đặc trưng riêng của phim quảng cáo trên truyền hình.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp – đánh giá được vận dụng xuyên suốt các chương vừa mang tính khách quan, lại vừa có ý kiến riêng của người viết.
5. Ý nghĩa đóng góp của đề tài
Đã có nhiều sách của nước ngoài viết về quảng cáo, những cách định vị và chiếm lĩnh trên thị trường. Nhưng tài liệu viết về phim quảng cáo dựa trên nền tảng kiến thức về điện ảnh, truyền hình, kinh doanh, tâm lý tiêu dùng và văn hoá thì đây là đề tài khá mới mẻ.
Đề tài nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan về thực trạng phim quảng cáo trên truyền hình hiện nay đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng phim quảng cáo trên truyền hình.
Người viết mong muốn luận văn khi hoàn thành sẽ trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho những nhà kinh doanh trong việc tìm ra những cách thức quảng bá thương hiệu và sản phẩm, cho những người muốn thử sức vào nghề quảng cáo và đặc biệt cho những sinh viên điện ảnh, truyền hình muốn thử sức với một thể loại phim mà ở đó, có sự vận dụng tối đa ngôn ngữ điện ảnh – truyền hình.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
Chương I: VAI TRÒ CỦA QUẢNG CÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Chương II: ĐẶC TRƯNG PHIM QUẢNG CÁO VÀ CÁC THỂ LOẠI QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH
Chương III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHIM QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH CỦA VIỆT NAM
118 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Quảng cáo trên truyền hình Việt Nam - Từ lý luận đến thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ
TRONG LUẬN VĂN
TVC
=
television commercial
Phim quảng cáo
Copywriter
=
Người viết kịch bản quảng cáo
Storyboad
=
Kịch bản phân cảnh bằng hình vẽ
Logo
Biểu tượng
slogan
Câu khẩu hiệu
Nxb
=
Nhà xuất bản
tr.
=
trang
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay trong đời sống xã hội, danh từ “Quảng cáo” đã xuất hiện trên khắp các đường phố sầm uất nhộn nhịp, lách vào tận thôn cùng ngõ hẻm và đến với từng nhà, xuất hiện trong mỗi bữa cơm, giờ giải trí của mỗi gia đình. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, quảng cáo như một làn gió vận hành cho chiếc cối xay gió kinh tế quay đều.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, một xã hội thông tin đang trong cơn sôi bùng nổ với sự ra đời của hàng chục đài truyền hình trên cả nước, hàng trăm kênh truyền hình trong nước và thế giới nhờ hệ thống truyền hình Cáp mở rộng, truyền hình đã có mặt trong mỗi gia đình và trở thành cánh tay đắc lực cho việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu thông qua các chương trình quảng cáo.
Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế mới đang trên đà phát triển, đi cùng với đó là một ngành quảng cáo còn non trẻ. Quảng cáo trên truyền hình là một bộ phận của quảng cáo nói chung. Trong khi trên thế giới, tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật… quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp, tạo thành một guồng quay của cối xay gió kinh tế, thì ở Việt Nam, ngành quảng cáo trên truyền hình dường như vẫn còn là một miền đất hứa.
Với hơn 90% dân số cả nước sử dụng truyền hình, ngành quảng cáo trên truyền hình đang đứng trước những cơ hội lớn. Có thể nói, truyền hình là phương tiện quảng bá thông tin sâu rộng nhất và có tác dụng nhanh nhất so với các loại hình quảng bá khác. Ngược lại một đài truyền hình nói chung, hay một kênh truyền hình nói riêng không thể tồn tại mà không có quảng cáo. Có thể thấy, quảng cáo trên truyền hình không chỉ có tác dụng tái tạo sản xuất mà còn là nguồn thu góp phần nuôi sống các chương trình truyền hình.
Tuy nhiên, ngành quảng cáo trên truyền hình nước ta mới đang ở thời kỳ đầu non trẻ. Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hoạt động trong sân chơi chung của thế giới, thì ngành quảng cáo trên truyền hình cũng trong đà hội nhập, đón nhận những luồng gió mới. Những công ty nước ngoài ồ ạt xâm lấn thị trường nội với chiến lược quảng cáo vô cùng tinh vi và hùng hậu. Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam đứng trước thách thức lớn. Làm sao để ngành quảng cáo trên truyền hình Việt Nam phát triển? Làm sao để nâng cao chất lượng phim quảng cáo trên truyền hình Việt Nam? Lý luận về Marketing thương mại có nhiều ở các trường đại học kinh tế, lý luận về các chiến lược kinh doanh , định vị và phát triển thương hiệu có thể dễ dàng tìm thấy ở các hiệu sách, nhưng lý luận về làm phim quảng cáo trên truyền hình thì hiện chưa có. Đó là lý do, người viết lựa chọn đề tài: Quảng cáo trên truyền hình Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với mong muốn tìm ra những giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng phim quảng cáo trên truyền hình Việt Nam, người viết luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu vai trò của quảng cáo với xã hội cũng như quảng cáo với truyền hình. Luận văn nhìn nhận và phân tích những hạn chế của phim quảng cáo trên truyền hình hiện nay, để từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng phim quảng cáo. Luận văn chú trọng đến vai trò của người sáng tạo ý tưởng và đưa ra những con đường dẫn đến ý tưởng như một giải pháp góp phần nâng cao chất lượng phim quảng cáo trên truyền hình. Dưới góc nhìn của người làm phim điện ảnh, truyền hình, người viết có sự so sánh quy trình làm phim truyện với phim quảng cáo để tìm ra đặc trưng riêng của thể loại phim quảng cáo. Luận văn đặc biệt chú trọng đến tính văn hoá, bản sắc dân tộc trong phim quảng cáo để hướng tới một nền quảng cáo giàu tính văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn nghiên cứu đề tài, người viết chủ yếu nghiên cứu kinh nghiệm làm phim quảng cáo truyền hình của các nhà làm phim quảng cáo trong và ngoài nước trên phương diện lý luận và thực tiễn của họ. Ngoài các phim quảng cáo, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành quảng cáo, của các tác giả trên thế giới là những nhà kinh tế học đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo để tìm ra những yếu tố bổ ích trong quá trình nhận thức về phim quảng cáo của Việt Nam.
Thực tiễn được rút ra từ những phim quảng cáo Việt Nam và của nước ngoài. Luận văn nghiên cứu những phim quảng cáo đã phát trên truyền hình Việt Nam trong khoảng 10 năm gần đây (khoảng từ năm 2000 đến nay).
Người viết cũng có tham khảo một số bài viết trên các website về quảng cáo, một số tài liệu khảo sát nghiên cứu của các tổ chức có uy tín. Một số bài phỏng vấn được đăng tải trên mạng cũng được người viết sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, người viết vận dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp thống kê được vận dụng trong việc thống kê ra các phim quảng cáo, đạo diễn làm quảng cáo, những thành tựu của phim quảng cáo trên truyền hình Việt Nam.
- Phương pháp đối chiếu so sánh được vận dụng trong quá trình so sánh những đặc trưng của phim truyện với phim quảng cáo. Dưới góc nhìn của người làm điện ảnh, phương pháp so sánh đối chiếu sự giống và khác nhau trong mỗi thể loại phim để từ đó tìm ra đặc trưng riêng của phim quảng cáo trên truyền hình.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp – đánh giá được vận dụng xuyên suốt các chương vừa mang tính khách quan, lại vừa có ý kiến riêng của người viết.
5. Ý nghĩa đóng góp của đề tài
Đã có nhiều sách của nước ngoài viết về quảng cáo, những cách định vị và chiếm lĩnh trên thị trường. Nhưng tài liệu viết về phim quảng cáo dựa trên nền tảng kiến thức về điện ảnh, truyền hình, kinh doanh, tâm lý tiêu dùng và văn hoá thì đây là đề tài khá mới mẻ.
Đề tài nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan về thực trạng phim quảng cáo trên truyền hình hiện nay đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng phim quảng cáo trên truyền hình.
Người viết mong muốn luận văn khi hoàn thành sẽ trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho những nhà kinh doanh trong việc tìm ra những cách thức quảng bá thương hiệu và sản phẩm, cho những người muốn thử sức vào nghề quảng cáo và đặc biệt cho những sinh viên điện ảnh, truyền hình muốn thử sức với một thể loại phim mà ở đó, có sự vận dụng tối đa ngôn ngữ điện ảnh – truyền hình.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
Chương I: VAI TRÒ CỦA QUẢNG CÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Chương II: ĐẶC TRƯNG PHIM QUẢNG CÁO VÀ CÁC THỂ LOẠI QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH
Chương III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHIM QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH CỦA VIỆT NAM
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I
VAI TRÒ CỦA QUẢNG CÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.1. Quảng cáo - Những khái niệm
Những năm gần đây, “Quảng cáo” đã trở thành cụm từ khá thông dụng, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quảng cáo là một phần của hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy và mở rộng thị phần của mỗi doanh nghiệp.
Có rất nhiều khái niệm về quảng cáo:
Ở Mỹ, đất nước hùng mạnh đứng đầu thế giới về kinh tế, nơi quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp, theo Hiệp hội quảng cáo Mỹ (American Advertising Association), một hiệp hội quảng cáo lâu đời và uy tín nhất trên thế giới,“Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin, trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ của chủ quảng cáo trên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người khác”.
Philip Kotler, một trong những cây đại thụ trong ngành Marketing nói chung và ngành quảng cáo nói riêng trên thế giới lại đưa ra những khái niệm khác nhau về quảng cáo. Trong cuốn sách “Marketing căn bản” ông định nghĩa: “Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí”[19, tr. 376]
Trong giáo trình “Quản trị Marketing” (Marketing Management), của mình, Philip Kotler lại đưa ra một khái niệm khác về quảng cáo: “Quảng cáo là một hình thức trình bày gián tiếp và khuyếch trương ý tưởng, hàng hoá hay dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả tiền.” [20, tr. 678]
Một cách đơn giản hơn, theo Giáo trình nguyên lý Marketing của trường Đại học Ngoại Thương, có viết: “Quảng cáo là quá trình truyền tin có định hướng tới người mua để kích thích họ dẫn đến hành động mua những sản phẩm dịch vụ mà quảng cáo đã giới thiệu và để xuất.”[4, tr.108]
Theo pháp lệnh về quảng cáo số 39/ 2001 PL- UBTVQH10 ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2001, quy định: “ Hoạt động quảng cáo bao gồm việc giới thiệu và thông báo rộng rãi về doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, biểu tượng theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”
Hay trong giáo trình “Nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị”, Quảng cáo được định nghĩa như sau: “ Quảng cáo là dịch vụ kinh doanh thông tin mang tính phi cá nhân về sản phẩm (hàng hoá hay dịch vụ) hay ý tưởng do bên thuê mua thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thuyết phục hay ảnh hưởng tới hành vi của một số đối tượng nào đó”.[14, tr.7]
Quảng cáo không chỉ giới thiệu về sản phẩm mà còn đưa ra những triết lý, lập trường của chủ doanh nghiệp để củng cố thương hiệu của doanh nghiệp.
Rất nhiều khái niệm về quảng cáo được đưa ra, nhưng có thể khái quát chung về quảng cáo như sau:
Quảng cáo là một hoạt động tốn tiền
Quảng cáo dựa vào phương tiện trung gian (báo, đài, Poster ngoài trời…)
Quảng cáo là để loan báo, chào mời về một sản phẩm hay dịch vụ.
Quảng cáo do người thuê quảng cáo có danh tính rõ ràng.
Tuy nhiên, bên cạnh những khái niệm về quảng cáo gắn với hình thức kinh doanh thì quảng cáo ngày nay còn đề cập đến những chủ đề có tính công ích, phi lợi nhuận. Đó là những quảng cáo tuyên truyền cho một chiến dịch có ích cho cộng đồng, hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn như những chiến dịch: tiêm chủng vacxin phòng ngừa bệnh cho trẻ em; Chiến dịch nước sạch, vệ sinh môi trường; Chiến dịch nói không với ma tuý; Nói không với tiêu cực; hiến máu nhân đạo; ủng hộ người nghèo…
1.2 Vai trò của quảng cáo:
Vai trò Marketing: truyền thông marketing đạt được nhờ 4 phương tiện: Quảng cáo (advertising); khuyến mãi (sales promotion); Quan hệ công chúng (public relations); chào hàng (personal selling). Quảng cáo là một hoạt động mang tính xúc tiến thương mại, kích thích tiêu dùng, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh chóng và kích thích sản xuất.
Vai trò nhận thức: Với những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo mang đến sự hiểu biết cho người mua về chất lượng những sản phẩm / dịch vụ mới, hay sản phẩm/ dịch vụ tốt hơn. Quảng cáo có tác dụng mở rộng tri thức, nâng cao mức độ suy nghĩ, phán đoán của người tiêu thụ, giúp người ta quyết định mua món hàng nào và chỉ dẫn cho công chúng - người tiêu dùng cách sử dụng những sản phẩm/ dịch vụ mới mẻ đó.
Vai trò kinh tế: với sự phát triển không ngừng, ngày nay quảng cáo đã và đang hình thành nên công nghiệp quảng cáo. Ngành công nghiệp này mang đến nhiều thông tin cho người tiêu dùng về sự lựa chọn. Quảng cáo kích thích đối thủ cạnh tranh, tăng năng suất lao động, đẩy mạnh cung - cầu, tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp và tạo nguồn kinh tế không nhỏ cho các phương tiện thông tin đại chúng hoạt động.
Vai trò chính trị - xã hội: các nhà nghiên cứu kết luận rằng truyền thông đại chúng được tạo dựng theo nguyên tắc xã hội. Quảng cáo mang đến những hình ảnh, thông điệp lành mạnh như: chống bạo lực, tránh lãng phí, bảo vệ trẻ em, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ, thoả mãn ước mơ…cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
1.3. Nhiệm vụ- Mục đích của quảng cáo:
Quảng cáo có mục đích lớn hơn mục đích giải trí. Đó là mục đích chinh phục khách hàng, kích thích việc mua sắm. Để làm được việc đó, phim quảng cáo phải hứa hẹn với khán giả - người tiêu dùng những lợi ích mà sản phẩm mang lại khi họ sử dụng nó.
Tuy nhiên, nếu chỉ đưa ra các mẩu quảng cáo mang tính thông báo thông tin về sản phẩm, khán giả sẽ không mấy quan tâm. Họ cần những gì bắt mắt, thu hút ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Và vì thế, nó là nhiệm vụ của Copywriter - người viết kịch bản quảng cáo.
Dupont, giáo sư nổi tiếng tại Khoa truyền thông Đại học Ottawa, Canada, tác giả cuốn sách: “1001 ý tưởng đột phá trong quảng cáo” đã viết: “ Như một nguyên tắc cơ bản, quảng cáo luôn cam kết về một sự hài lòng nhất định. Mẩu quảng cáo phải đáp ứng cho một nhu cầu hay một ước muốn nào đó của người tiêu dùng. Một mẩu quảng cáo phải luôn xoáy vào động cơ mua hàng cụ thể.” Người làm quảng cáo phải tìm ra được động cơ khiến người tiêu dùng mua sản phẩm đó. [15, tr.12]
Mục đích của quảng áo dựa trên nguyên tắc: AIDCA
+ Attention: Lôi cuốn sự chú ý
+ Interest: Cuốn hút
+ Desire: Mong muốn
+ Confidence: Sự tin tưởng
+ Action: Hành động
Nguyên tắc AIDCA có thể được lý giải như một quy luật hệ quả: Bằng việc lôi cuốn sự chú ý của người xem, quảng cáo cuốn hút khán giả bằng hình ảnh, âm thanh, lời mời mọc hấp dẫn khiến cho người tiêu dùng tin và mong muốn có được sản phẩm như trong quảng cáo. Và để đáp ứng được mong muốn đó, họ hành động bằng việc mua hàng. Khi đó, quảng cáo đã hoàn thành sứ mệnh của nó.
Tuy nhiên, quảng cáo không phải lúc nào cũng chỉ phục vụ cho mục đích kinh doanh, có loại hình quảng cáo phi lợi nhuận, hướng tới tuyên truyền, vì lợi ích cộng đồng. Quảng cáo này có ý nghĩa như một lời kêu gọi mọi người có lối sống tích cực, cùng tham gia những hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng. Quảng cáo này thường được “đặt hàng” bởi một tổ chức, một dự án an sinh xã hội.
1.4. Các hình thức quảng cáo
Trong xã hội bùng nổ thông tin ngày nay, chỉ trong một thời gian ngắn, người ta muốn thu lượm được nhiều thông tin nhất. Quảng cáo cũng phải làm nhiệm vụ đó. Trong khuôn khổ một bài báo, một bức ảnh, hay một trang web, hay nhanh như một phim quảng cáo, lượng thông tin phải làm sao đủ cho người xem hiểu điều mà nhà sản xuất muốn truyền tải và kích thích họ mong muốn sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Có rất nhiều cách để phân loại loại hình quảng cáo, có thể phân chia theo môi thể quảng cáo như sau:
- Quảng cáo dân gian, truyền miệng: Cách quảng cáo từ thời xưa khi đài báo chưa phát triển. Ngày nay, hình thức quảng cáo này vẫn còn tồn tại ở dạng bán hàng rong. Loại hình quảng cáo này thường hướng tới đối tượng bình dân. Nó là tiếng rao bán hàng: bán báo, mua bán đồ cũ, đồ ăn… Chiếm được khách hàng bởi sự thân thuộc, dân giã.
- Quảng cáo báo in, báo viết: “ Báo ngày mang tính chất thông báo tốt hơn Truyền hình và có khả năng tiếp cận độc giả có thu nhập khá. Cho phép bạn diễn tả một cách đầy đủ các tính năng của sản phẩm. Cho phép cung cấp các thông tin một cách chi tiết về giá cả, kích thước, chất lượng, cỡ…để khách hàng tham khảo” [15, tr.18]
- Quảng cáo bằng tranh ảnh ngoài trời: nhắm vào các đối tượng khách hàng hay di chuyển. Các biển quảng cáo như những thư viện hình ảnh di động về sản phẩm dưới nhiều hình thức đa dạng và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. [15, tr.19]
- Quảng cáo phát thanh: Radio như một cầu nối cá nhân cho phép doanh nghiệp tiếp cận những nhóm đối tượng có những đặc tính cụ thể và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Dạng quảng cáo này mang đến nhiều thông tin, giá thành sản xuất thấp.
- Quảng cáo trên truyền hình: “Truyền hình là phương tiện đa giác quan được ưa chuộng. Là phương tiện tốt nhất để quảng cáo tính năng của sản phẩm” [15, tr.18]
- Quảng cáo trên web: Web là phương tiện mang tính tương tác cao. Cho phép nhà quảng cáo nắm được số lượng người truy cập 1 cách chính xác và tiếp cận được các đối tượng trẻ và thường xuyên cập nhật tin tức. Phương tiện này đang cho thấy xu hướng phát triển đầy tiềm năng của nó. [15, tr.19]
- Quảng cáo trên phim: là hình thức đưa hình ảnh sản phẩm vào nội dung một bộ phim bằng cách dùng nhân vật sử dụng sản phẩm được quảng cáo. Cách quảng cáo này gián tiếp, tế nhị hơn các loại hình quảng cáo khác.
Khái niệm về người viết kịch bản quảng cáo.
Ngày nay, khi ngành quảng cáo đã trở nên phổ biến, nghề quảng cáo đã và đang trở thành một nghề được nhiều người trẻ chọn. Từ nhà thơ, nhà văn, nhạc sỹ, đạo diễn, nhà biên kịch… cho đến những người làm báo, làm kinh doanh, bất kỳ ai cũng có khả năng làm nghề viết kịch bản quảng cáo. Chỉ cần họ có khả năng sáng tạo.
Nghề viết kịch bản quảng cáo được gọi bằng danh từ: Copywriter. Judith Charles, giám đốc công ty truyền thông sáng tạo Judith K. Charles đưa ra khái niệm Copywriter là “Người bán hàng đằng sau chiếc máy chữ”.
Thật vậy, nếu nói rằng viết kịch bản quảng cáo là một nghề dành cho người sáng tác thì chưa đủ. Nếu nói rằng viết kịch bản quảng cáo là nghề dành cho người làm kinh doanh cũng chưa hẳn đúng. Nếu như nhà văn, nhà thơ sáng tác nên những tác phẩm văn học để trải lòng mình, nếu người làm điện ảnh làm phim để giải trí, người nhạc sỹ sáng tác nên những tác phẩm để mọi người ưa thích, nhiều người làm nghệ thuật để tìm kiếm giải thưởng, thì người viết kịch bản quảng cáo có mục đích rõ ràng, đó là để bán hàng.
Nhiệm vụ của một người viết kịch bản quảng cáo là sáng tạo ý tưởng, sáng tạo câu khẩu hiệu (slogan) và viết kịch bản dựa trên ngôn ngữ điện ảnh. Đây là công việc đầu tiên của quá trình sản xuất phim quảng cáo.
1.6. Khái niệm về phim quảng cáo trên truyền hình.
Phim quảng cáo (hoặc còn gọi hẹp là Quảng cáo truyền hình , theo thuật ngữ tiếng Anh là television advertisement hay television commercial - Viết tắt TVad hay TVC) là một dạng phim hay tiết mục được dàn dựng sản xuất và phải trả phí bởi những tổ chức, hội đoàn muốn quảng bá một thông điệp nào đó, thường là để quảng cáo hay khuyến mại một món hàng nào hoặc để cổ động, phổ biến điều gì đó. [22]
Quảng cáo trên truyền hình là một phương pháp truyền tin từ người thuê quảng cáo qua phương tiện truyền hình đến nhiều người.
Quảng cáo trên truyền hình là một loại hình quảng cáo khá phổ biến được sử dụng từ những năm 50 của thế kỉ XX. Do là loại hình quảng cáo hiệu quả nên, quảng cáo trên truyền hình ngày càng phát triển. Cùng với sự thành công của ngành công nghiệp truyền hình, các chương trình quảng cáo trên truyền hình đã trở thành một phần không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của mọi người.
Ưu điểm của quảng cáo trên truyền hình:
Khi truyền hình ngày càng phát triển, kéo theo sự phát triển của ngành quảng cáo trên truyền hình. Trong khi người đọc phải mất thời gian để đọc những trang báo quảng cáo, phải dò tìm trên mạng những thông tin về sản phẩm dịch vụ, phải đi nhiều nơi mới biết đến những quảng cáo ngoài trời, nhưng với quảng cáo trên truyền hình, người ta chỉ cần ở nhà, chỉ trong thời gian ngắn chừng 30 đến 60 giây đã nắm bắt được thông tin về một sản phẩm/ dịch vụ mới.
Với khả năng tổng hợp các loại hình quảng cáo: quảng cáo báo chí, tranh ảnh, phát thanh,… quảng cáo trên truyền hình đáp ứng nhu cầu nghe, nhìn của người xem. Nhiều quảng cáo trên truyền hình có nội dung âm thanh đầy đủ nội dung được các doanh nghiệp sử dụng để phát trên đài phát thanh mà người nghe vẫn hiểu hết tính năng của sản phẩm/dịch vụ được quảng cáo.
Bằng cách xen kẽ vào các chương trình truyền hình như phim ảnh, gameshows, thời sự, bản tin, quảng cáo trên truyền hình là cách khiến cho người xem tiếp nhận quảng cáo một cách thụ động mà hiệu quả.
Trên thế giới, phim quảng cáo thực sự đem lại khoản thu siêu lợi nhuận cho các đạo diễn kỳ cựu. Có thể kể đến những cái tên đạo diễn nổi tiếng như: Ridley Scott – người quảng cáo cho chiếc máy vi tính đầu tiên Macintosh của Apple. Michael Bay là đạo diễn của bộ phim nổi tiếng Transformers (Rô bôt biến hình), nhưng đối với công ty quảng cáo Victorias Secret thì Bay đã được hãng biết đến như nhà quảng cáo lỗi lạc cho sản phẩm đồ lót của hãng. David Lynch làm phim quảng cáo cho công cụ xét nghiệm thai nghén Clear Blue Easy. Ông đưa chất kỳ lạ hơn là nghệ thuật vào phim quảng cáo. Đạo diễn Mike Figgis được biết đến với bộ phim Sopranos đã có một quảng cáo đồ lót thành công cho thương hiệu Agent Provocateur. Clip video quảng cáo với siêu mẫu Kate Moss mang tính nghệ thuật nhiều hơn là thương mại. Đạo diễn Spike Lee làm nhiều quảng cáo cho hãng sản xuất giầy thể thao Nike với cầu thủ Michael Jordan là nhân vật chính. Michael Mann - Đạo diễn của các bộ phim nổi tiếng như The Heat và Public Enemies rất thuần thục trong những cảnh quay hành động. Video quảng cáo cho sản phẩm Nike Football đã cho thấy tài năng của ông. Năm 2001, đạo diễn Ang Lee (phim Crouching Tiger, Hidden Dragon) đã đưa chất hành động, võ thuật vào video quảng cáo cho thẻ thanh toán Visa với sự tham gia của diễn viên Chương Tử Di. [3]
Ở Việt Nam, làm phim quảng cáo trên truyền hình là một nghề mới thu hút giới trẻ đặc biệt là với những người làm phim. Phim quảng cáo trở thành một “gia vị” không thể thiếu cho “bữa tiệc” truyền hình thêm thịnh soạn.
1.7. Chức năng của thể loại phim quảng cáo trên truyền hình:
Như chính tên gọi của mình: television commercial – được hiểu như một tiết mục truyền hình thương mại. Bên cạnh giá trị thương mại đó, thì phim quảng cáo cũng có hình thức như một bộ phim bởi nó sử dụng những yếu tố ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình. Nếu nói phim quảng cáo là một loại phim siêu ngắn, thì nó cũng hội tụ cả những chức năng của một tác phẩm nghệ thuật. Tức là phim quảng cáo cũng mang trong mình những chức năng của văn học nghệ thuật.
Đầu tiên, phim quảng cáo mang đến chức năng nhận thức và phản ánh thời đại. Cũng giống như một tác phẩm nghệ thuật, phim quảng cáo cung cấp tri thức, sự hiểu biết đến cho con người, phản ánh được lịch sử cũng như thời đại, bao gồm cả văn hoá, kinh tế, xã hội. Không thể phủ nhận nhiều phim quảng cáo đã tái hiện được một giai đoạn lịch sử của dân tộc, truyền thống văn hoá của dân tộc được lưu truyền ngàn đời. Phim quảng cáo còn mang đến những thông điệp giúp con người tự nhận thức chính mình và cuộc sống. Có lẽ với nhiều người, chỉ đến khi xem quảng cáo, người ta mới biết cấu tạo của làn da, nguyên nhân dẫn đến việc sâu răng, hay một quá trình chưng cất nên loại bia hảo hạng. Chỉ khi được xem quảng cáo, mới kích thích những nhu cầu dường như bị lãng quên trong cuộc sống bận rộn của mỗi người đó là những nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp bản thân, hay hưởng thụ cuộc sống. Những thông điệp như: “Cuộc sống là không chờ đợi” (Quảng cáo dầu gội Sunsilk) hay “Làm điều mình yêu thật thích” (Diana), hay “Tự tin để gần nhau hơn” (singum Doublemint) đã không chỉ còn là một khẩu hiệu cho một nhãn hàng, mà nó còn như những phương châm sống cho không ít bạn trẻ.
Với phim quảng cáo, có lẽ chức năng thẩm mỹ là chức năng không thể thiếu. Điều đầu tiên lưu lại trong tâm trí khán giả truyền hình, đó chính là những hình ảnh ấn tượng của phim quảng cáo. Bởi thế, những phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, những dáng vóc hoàn hảo, những nụ cười tuyệt đẹp, những làn da ngà ngọc, những mái tóc nhung huyền…tất cả đều trở nên hoàn mỹ nhờ những cảnh quay tỉ mỷ, những sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng của bộ phận thiết kế, hoá trang, hoạ sỹ, và sự tinh vi đến từng chi tiết của bộ phận làm kỹ xảo. Tất cả, để làm nên chừng 30 giây với những hình ảnh “đẹp từng xentimet”. Bởi vậy, người ta mới có câu cửa miệng: “Đẹp như quảng cáo” là vì thế.
Phim quảng cáo không đơn thuần chỉ phục vụ cho việc kinh doanh, mà ở đó, còn hàm chứa cả những bài học về cuộc sống mang tính giáo dục. Phim quảng cáo có tác dụng khơi gợi tình cảm, nuôi dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con người, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách và nhân lên tình nhân ái. Đó là những chiến dịch quảng cáo mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận nhằm chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, bảo vệ những người yếu đuối như phụ nữ và trẻ em, hay những quảng cáo mang thông điệp ngợi ca tình cảm gia đình, răn dạy về tình yêu và lòng chung thuỷ vợ chồng, sự hiếu lễ chu đáo với mẹ cha. Một bộ phận khán giả ham mê xem phim quảng cáo đó là trẻ em. Tuy không hướng tới bán hàng cho khách hàng là trẻ nhỏ, nhưng những nhà làm phim quảng cáo đã biết đánh vào tâm lý phụ huynh – những người mua hàng. Nhiều phim quảng cáo lấy được thiện cảm của những người làm cha làm mẹ bởi ở đó có những bài học về cuộc sống dành cho con trẻ. Là bài học giúp đỡ người nghèo trong phim quảng cáo Cocacola Tết. Là bài học anh em thì phải biết sẻ chia trong phim quảng cáo bánh Chocopie. Là bài học biết giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà trong phim quảng cáo Cansua 3, hay những bài học về lòng yêu thương động vật, bảo vệ môi trường… Tất cả những bài học ấy từ phim quảng cáo đã mang lại một giá trị nhân văn sâu sắc.
Có thể nói phim quảng cáo chính là cầu nối giúp nhà sản xuất và người tiêu dùng gần nhau hơn. Đó chính là chức năng giao tiếp của phim quảng cáo. Thông qua phim quảng cáo để người tiêu dùng thấy được những đồng cảm của nhà sản xuất với những vấn đề của người tiêu dùng và ngược lại, người tiêu dùng cũng có những nhận thức về sản phẩm.
Bên cạnh những vai trò trên, quảng cáo cũng giống như văn học, còn có vai trò phản ánh thời đại và tính dự báo.
Nếu muốn biết kinh tế một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van Dieu 16.12.20112.doc