Tôn giáo vừa là một hiện tượng xã hội phức tạp, vừa là nhu cầu tinh thần của bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân; Lịch sử tồn tại và phát triển của các Tôn giáo cho thấy: Các Tôn giáo luôn bị các giai cấp, các thế lực chính trị lợi dụng vì những mục đích khác nhau và gây nên không ít các cuộc chiến thảm khốc.
Ngày nay, trên phạm vi quốc gia và quốc tế vấn đề dân tộc và tôn giáo thường đan quyện vào nhau và được xem là những mồi lửa châm sẵn, tiềm ẩn các nguy cơ. Riêng vấn đề tôn giáo những năm qua có nhiều biến đổi khó lường và được các thế lực tư bản đế quốc đẩy lên thành những vấn đề quan trọng không thể thiếu trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” chống CNXH.
Ở nước ta thời gian qua tôn giáo đang có chiều hướng phát triển mạnh, gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp. Các “điểm nóng” tôn giáo xuất hiện ở một số địa bàn, sự bung ra của các Hội đoàn Công giáo và tình trạng khiếu kiện đòi lại các cơ sở thờ tự đã cung hiến ở nhiều địa phương trong cả nước đang gây ra những xáo trộn cả về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Tin lành là một trong 6 tôn giáo lớn ở nước ta. Đặc biệt sự phát triển không bình thường của tôn giáo này trong những năm gần đây đã gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Tin lành ở nước ta phát triển rất nhanh trên một diện rộng trong cả nước nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh biên giới phía Bắc. Tin lành đã thực sự len lỏi sâu vào tận các bản làng xa xôi hẻo lánh của đồng bào Hmông. Vì vậy mà vấn đề Tin lành đã và đang là một vấn đề nổi cộm gây ra những lúng túng cả trong nhận thức và phương pháp giải quyết của các cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể ở đây.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về đạo Tin lành như:
Ở nước ngoài các công trình đáng chú ý là “Về vai trò của đạo Tin lành” của Max Weber, “Hội thánh Tin lành miền Nam” của Ixơraca-Richared Woff (Sài Gòn 1959), “Các hệ phái Tin lành ở Mỹ” của Bensons Y Lendis (New York 1986). Ở trong nước, ngoài các Hội nghị chuyên đề về Tin lành của Viện nghiên cứu tôn giáo, các ban chuyên trách về công tác tôn giáo của Trung ương và địa phương, có các công trình nghiên cứu sau: Đề tài cấp Bộ “Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh” (Chủ nhiệm TS. Nông Văn Lưu - 1995); Đề tài cấp Bộ: “Sự phát triển của đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc ít người ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” (Chủ nhiệm TS. Nguyễn Đức Lữ - 2000); Chuyên đề: “Đạo Tin lành ở Việt Nam - Thực trạng và xu hướng phát triển” (của Nguyễn Thanh Xuân - Vụ trưởng Vụ Tin lành - Ban Tôn giáo chính phủ); Đề tài cấp Bộ “Về tình hình phát triển đạo Tin lành ở miền núi phía Bắc - Trường Sơn - Tây Nguyên” (Chủ nhiệm GS. Đặng Nghiêm Vạn - Viện Nghiên cứu Tôn giáo - 2000); Luận án thạc sĩ “Thực trạng đạo Tin lành tại thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra cho công tác an ninh” (Nguyễn Thế Hạnh - 2000).
104 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo vừa là một hiện tượng xã hội phức tạp, vừa là nhu cầu tinh thần của bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân; Lịch sử tồn tại và phát triển của các Tôn giáo cho thấy: Các Tôn giáo luôn bị các giai cấp, các thế lực chính trị lợi dụng vì những mục đích khác nhau và gây nên không ít các cuộc chiến thảm khốc.
Ngày nay, trên phạm vi quốc gia và quốc tế vấn đề dân tộc và tôn giáo thường đan quyện vào nhau và được xem là những mồi lửa châm sẵn, tiềm ẩn các nguy cơ. Riêng vấn đề tôn giáo những năm qua có nhiều biến đổi khó lường và được các thế lực tư bản đế quốc đẩy lên thành những vấn đề quan trọng không thể thiếu trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” chống CNXH.
ở nước ta thời gian qua tôn giáo đang có chiều hướng phát triển mạnh, gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp. Các “điểm nóng” tôn giáo xuất hiện ở một số địa bàn, sự bung ra của các Hội đoàn Công giáo và tình trạng khiếu kiện đòi lại các cơ sở thờ tự đã cung hiến ở nhiều địa phương trong cả nước đang gây ra những xáo trộn cả về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Tin lành là một trong 6 tôn giáo lớn ở nước ta. Đặc biệt sự phát triển không bình thường của tôn giáo này trong những năm gần đây đã gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Tin lành ở nước ta phát triển rất nhanh trên một diện rộng trong cả nước nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh biên giới phía Bắc. Tin lành đã thực sự len lỏi sâu vào tận các bản làng xa xôi hẻo lánh của đồng bào Hmông. Vì vậy mà vấn đề Tin lành đã và đang là một vấn đề nổi cộm gây ra những lúng túng cả trong nhận thức và phương pháp giải quyết của các cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể ở đây.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về đạo Tin lành như:
ở nước ngoài các công trình đáng chú ý là “Về vai trò của đạo Tin lành” của Max Weber, “Hội thánh Tin lành miền Nam” của Ixơraca-Richared Woff (Sài Gòn 1959), “Các hệ phái Tin lành ở Mỹ” của Bensons Y Lendis (New York 1986). ở trong nước, ngoài các Hội nghị chuyên đề về Tin lành của Viện nghiên cứu tôn giáo, các ban chuyên trách về công tác tôn giáo của Trung ương và địa phương, có các công trình nghiên cứu sau: Đề tài cấp Bộ “Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh” (Chủ nhiệm TS. Nông Văn Lưu - 1995); Đề tài cấp Bộ: “Sự phát triển của đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc ít người ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” (Chủ nhiệm TS. Nguyễn Đức Lữ - 2000); Chuyên đề: “Đạo Tin lành ở Việt Nam - Thực trạng và xu hướng phát triển” (của Nguyễn Thanh Xuân - Vụ trưởng Vụ Tin lành - Ban Tôn giáo chính phủ); Đề tài cấp Bộ “Về tình hình phát triển đạo Tin lành ở miền núi phía Bắc - Trường Sơn - Tây Nguyên” (Chủ nhiệm GS. Đặng Nghiêm Vạn - Viện Nghiên cứu Tôn giáo - 2000); Luận án thạc sĩ “Thực trạng đạo Tin lành tại thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra cho công tác an ninh” (Nguyễn Thế Hạnh - 2000)...
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên bàn đến vấn đề Tin lành trên những giác độ chung và rộng, còn ở phạm vi hẹp hơn thì chưa đề cập được nhiều. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu và lý giải vấn đề Tin lành ở một địa bàn vùng núi cụ thể (tỉnh Sơn La) với một đối tượng cụ thể (đồng bào Hmông) để có thể đưa ra được những căn cứ khoa học thực tiễn góp phần giải quyết tốt vấn đề Tin lành ở đây.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng làm rõ nguyên nhân của sự xâm nhập, ảnh hưởng và xu hướng của đạo Tin lành trong đồng bào Hmông Sơn La; đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần giải quyết tốt vấn đề Tin lành ở Sơn La hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích và trình bày thực trạng đạo Tin lành trong người Hmông - Sơn La, chỉ ra nguyên nhân của sự xâm nhập, dự báo xu hướng của đạo Tin lành ở đây trong những năm tới.
- Làm rõ ảnh hưởng của Tin lành đến các mặt của đời sống xã hội của Sơn La.
- Đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm giải quyết tốt vấn đề Tin lành ở địa bàn Sơn La.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu sự xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông Sơn La. Thời gian từ 1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận duy vật Mác-xít, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Kế thừa có chọn lọc thành quả nghiên cứu của các tác giả đã đề cập tới vấn đề này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng tổng hợp các phương pháp trong quá trình nghiên cứu như: Kết hợp lôgíc với lịch sử, phân tích và tổng hợp; đồng thời coi trọng phương pháp điều tra khảo sát, thống kê, phỏng vấn, thực tế tại cơ sở ...
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Góp phần tìm hiểu rõ hơn thực trạng, nguyên nhân của sự xâm nhập và phát triển đạo Tin lành, có cách nhìn đầy đủ hơn về Tin lành ở vùng đồng bào Hmông Sơn La.
- Chỉ ra những tác động ảnh hưởng của Tin lành đối với các mặt của đời sống xã hội vùng đồng bào Hmông Sơn la. Dự báo xu hướng phát triển của Tin lành trên địa bàn Sơn La những năm tới.
- Góp phần đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề xâm nhập của Tin lành ở Sơn La.
6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo và trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở Sơn La.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương 7 tiết.
chương 1
Đặc điểm tỉnh Sơn la, quá trình xâm nhập
đạo tin lành và các giai đoạn phát triển chủ yếu
1.1. Những đặc điểm chung của tỉnh Sơn la liên quan đến quá trình xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành.
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế , xã hội.
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư.
Sơn La là một tỉnh vùng cao phía Tây Bắc Việt nam, cách Hà Nội 379Km. Diện tích tự nhiên là 14.050Km2. Phía Bắc giáp Lào Cai; Phía Nam giáp Thanh Hoá; Phía Đông giáp Phú Thọ, Hoà Bình và Yên Bái; Phía Tây giáp Lào với 250Km đường biên giới [6, tr. 1].
Sơn La có 10 huyện, thị với 201 xã, phường, thị trấn (trong đó có 40 xã vùng cao và 20 xã vùng cao biên giới), 2816 bản và tiểu khu. Dân số của tỉnh 881.383 người (tính đến 1.4.1999). Sơn La có 12 dân tộc anh em trong đó dân tộc Thái chiếm 54,7%, Kinh 18,7%, Hmông 11,7%, Mường 8,2%, Dao 2,7%, Khơ Mú 1,6%, Sinh Mun 1,5%, các dân tộc Lào, La Ha, Kháng, Tày, Nùng chỉ chiếm 0,7%. Về số lượng người Hmông đứng vào hàng thứ 3 của Sơn La và họ thường cư trú ở những vùng núi cao trên 1000 m [6, tr. 1].
Do điều kiện địa lý tự nhiên, Sơn La là một tỉnh có địa hình phức tạp, núi rừng trùng điệp, nhiều sông suối, khe lạch. Diện tích núi đồi ở đây chiếm tới 60%, diện tích ruộng ít, độ cao trung bình 700m so với mặt biển. Khí hậu Sơn La khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng mưa nhiều, mùa đông sương muối, khô hạn và thường xuyên diễn ra thiên tai [9, tr. 1].
1.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế và đời sống.
Sơn la là một tỉnh miền núi cao điều kiện tự nhiên không thuận lợi, những yếu tố làm kìm hãm, cản trở sự phát triển nền kinh tế và đời sống còn rất lớn. Mặc dù vậy sau hơn 10 năm đổi mới với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc nên tình hình kinh tế - xã hội trong những năm qua đã có những tiến bộ đáng kể, đời sống nhân dân các dân tộc ổn định, nhiều mặt được cải thiện; kết cấu hạ tầng được xây dựng và tu bổ; cơ cấu kinh tế, sản xuất hàng hoá, ứng dụng khoa học - kỹ thuật có nhiều chuyển biến tích cực, diện đói nghèo đang ngày càng thu hẹp .
Tuy nhiên về kinh tế và đời sống của Sơn la nổi lên một số vấn đề sau:
- Sơn La là một tỉnh vùng cao biên giới, do kiến tạo địa lý đã hình thành 3 vùng kinh tế - xã hội khá rõ rệt: vùng thấp, vùng giữa và vùng cao (theo tiêu chí đánh giá của Uỷ ban dân tộc miền núi là Khu vực I, II và III )
Vùng thấp: có 72 xã, dân số 405.889 người chiếm 46,05% là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc: Kinh, Thái, Mường, Tày. Đây là vùng kinh tế khá phát triển, kết cấu hạ tầng được xây dựng, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện [9, tr. 2].
Vùng giữa: có 69 xã, dân số 269.232 người chiếm 30,54% là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc Thái, Dao, Sinh Mun, Khơ mú, Kháng, La ha. Đây là vùng kinh tế có phát triển nhưng mức tăng trưởng không cao, đời sống nhân dân chưa ổn định [9, tr. 2].
Vùng cao, vùng sâu, biên giới: có 60 xã, dân số 206.255 người chiếm 23,4%, là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào Hmông, kinh tế chưa phát triển, việc tổ chức lại sản xuất, chuyển dịch cơ cấu còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng hầu như không có gì, các hộ đói nghèo tập trung ở khu vực này [9, tr. 2].
- Sản xuất của Sơn la chủ yếu là nông lâm nghiệp, trong sản xuất nông nghiệp trồng trọt vẫn là chính, mang tính độc canh một vụ. Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo ngành kinh tế như sau: Nông lâm nghiệp chiếm 79,7% (1990), 72,6% (1997) tổng GDP toàn tỉnh, công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 7,5% (1990), 9,6% (1997), còn lại là các nghành dịch vụ. Tổng thu ngân sách hàng năm tại địa phương chỉ đạt xấp xỉ từ 10 đến 25% tổng chi ngân sách, còn lại chủ yếu do Trung ương hỗ trợ [21, tr. 2]. Sản xuất nông nghiệp chưa vững chắc, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nền kinh tế chưa thoát khỏi tự cung tự cấp, sản xuất manh mún, việc ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật chưa phổ biến dẫn đến năng suất lao động thấp, kinh tế hàng hoá chậm phát triển, tình trạng phá rừng làm nương rẫy còn khá phổ biến (đặc biệt là ở vùng cao). Do đặc điểm của điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và sản xuất cây trồng không ổn định vì vậy vẫn còn một bộ phận nhân dân sống du canh, du cư, nhất là người Hmông. Năm 2000 còn 6633 hộ với 44.469 người sống du canh du cư, số đã định cư nhưng vẫn du canh là 17.055 hộ với 109,803 người [3, tr. 15]. Các bản ở rải rác, số lượng bản dưới 30 hộ khá lớn, ở vùng cao không có các điểm tụ cư đông đúc, vì vậy rất khó khăn cho việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông, phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và nâng cao dân trí cho người dân...
- Kết cấu hạ tầng nông thôn rất thấp kém, lạc hậu giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là giao thông liên xã, liên bản. Theo số liệu năm 1997 cả tỉnh còn 38 xã chưa có đường ô tô đến xã, 55 xã chưa có điện thoại, 189 xã chưa có trạm truyền thanh, 157 xã chưa có chợ, 155 xã chưa có trường phổ thông cấp II [46, tr. 3]. Đây là những trở ngại lớn cho giao lưu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, nắm bắt và xử lý thông tin.
- Về đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh nhất là khu vực II và III còn rất nhiều khó khăn, trình độ kinh tế - xã hội chênh lệch lớn so với các vùng đồng bằng, đô thị trong cả nước và ngay cả giữa các khu vực trong Tỉnh và giữa các dân tộc. Theo kết quả điều tra, đời sống dân cư Sơn La năm 1995 thu nhập bình quân chung 1 nhân khẩu 1 tháng là 136,8 ngàn đồng , trong đó khu vực thành thị: 286,4 ngàn đồng, khu vực nông thôn: 118,7 ngàn đồng; GDP bình quân đầu người (1999) khoảng gần 200 USD đầu người (cả nước gần 400 USD/người). Số hộ nghèo toàn Tỉnh năm 1993 là 33,8% trong đó thành thị: 15,8%, nông thôn: 37,1%. Tỷ lệ hộ dùng điện, nước máy giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực có sự chênh lệch đáng kể (theo số liệu điều tra 1/4/1999) toàn Tỉnh có 48,73% tổng số hộ dùng điện, trong đó khu vực thành thị là 92,5%, nông thôn là 39,5%, khu vực III: 23,3% (chủ yếu thuỷ điện nhỏ); Tỷ lệ hộ được dùng nước máy, nước sạch là 9,8% ở thành thị, 1,12% ở nông thôn. [20, tr. 8]
Tóm lại kinh tế Sơn la vẫn chủ yếu là thuần nông phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển chưa thoát khỏi tính chất tự cung tự cấp. Đúng như Báo cáo đại hội Tỉnh Đảng bộ Sơn la khoá XI ( 2001-2005) đã đánh giá "Sơn la vẫn còn là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu và nhiều mặt còn thấp kém; chuyển hướng sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá chưa đồng đều giữa các vùng, hiệu quả thấp" [46]
1.1.1.3. Các đặc điểm về văn hoá xã hội.
- Bản, mường được coi là các đơn vị xã hội cơ sở của các tộc người ở Sơn la. Bao gồm trong nó các gia đình của nhiều dòng họ, hình thái cư trú phổ biến là theo từng dân tộc, từ năm 1990 đến nay xuất hiện một số điểm có sự xen kẽ đa dân tộc như trường hợp người Thái với người Mường, người Thái với người Khơ mú v.v... Nhưng riêng với người Hmông thì hiện tượng cư trú xen kẽ ít hơn, họ luôn sống thành từng cụm, từng điểm riêng, ở những nơi biệt lập, giao thông đi lại khó khăn. ở mức độ rộng hơn là đơn vị hành chính xã, huyện thì hình thái cư trú xen lẫn là khá phổ biến, mỗi xã, mỗi huyện có nhiều bản và nhiều dân tộc sống xen kẽ. Đồng thời cũng có một số xã chỉ thuần một dân tộc là người Thái hoặc người Hmông
Sự đoàn kết gắn bó dân tộc là một trong những đặc trưng cơ bản của các dân tộc Sơn la. Các dân tộc ở đây thường có mối quan hệ mật thiết gắn bó trong sinh hoạt và sản xuất. Trong đời sống cộng đồng các dân tộc thường kết nghĩa anh em và khi đã kết nghĩa thì họ thường qua lại thăm hỏi, giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất. Đó chính là cơ sở tạo nên sự đoàn kết giữa các dân tộc trong lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương .
Vai trò của quan hệ dòng họ còn rất lớn, quan hệ dòng họ chỉ có trong cùng một dân tộc và trong một dân tộc lại có nhiều dòng họ khác nhau, mỗi dòng họ có nguồn gốc lịch sử riêng biệt, không chỉ mang tích chất huyết thống mà còn thể hiện cả sự phân chia giai cấp và đẳng cấp. Có dòng họ lớn, dòng họ bé, có dòng họ quý tộc. Trong mỗi dòng họ đều có người đứng đầu là các tộc trưởng, trong mỗi bản, mường đều có già làng, trưởng bản mà vai trò của họ khá quan trọng. Chẳng hạn trưởng tộc được coi là "gốc họ" là người "nắm tay dân ở, mở tay dân đi", rất được dòng họ kính trọng, là người đại diện cho dòng họ trong việc giải quyết mọi quan hệ đối nội và đối ngoại. Thực tế cho thấy vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ là những người có uy tín đối với cộng đồng, dẫu không nằm trong thiết chế chính thống nhưng thông qua họ nhiều công việc xã hội, nhiều vấn đề phức tạp đã được giải quyết. Quan hệ gia đình trong các dân tộc ở Sơn la đều theo chế độ phụ hệ, vai trò của người đàn ông được đề cao, con cái được tính theo họ cha, anh em bên họ nội được coi trọng hơn bên họ ngoại...
Nền văn hoá các dân tộc Sơn la vốn có lịch sử phát triển từ lâu đời với nhiều loại hình đa dạng. ở Sơn La có sự giao thoa, tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là nền văn hoá của người Thái, một dân tộc chiếm hơn 54,7%.
Nhìn chung trong quá trình đổi mới, với đường lối xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, các dân tộc ở Sơn La đã giữ gìn và phát huy được bản sắc của mình trong đời sống cộng đồng, đời sống vật chất và tinh thần đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên về mặt Văn hoá- Xã hội có không ít những vấn đề bức xúc đang đặt ra:
- Trước hết là sự phân hoá giàu nghèo, sự cách biệt mức sống đang diễn ra gay gắt giữa các vùng trong Tỉnh, giữa dân tộc đa số và thiểu số... Trong quá trình phát triển số hộ đói nghèo trong Tỉnh có xu hướng ngày càng giảm dần, nhưng tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng doãng ra, chênh lệch về mức sống, về thu nhập đã lên đến con số hàng chục lần giữa những người có thu nhập cao nhất và những người có thu nhập thấp nhất. Trong khi đó quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì hiệu quả đầu tư vào vùng cao đạt thấp, các hiện tượng tiêu cực quan liêu, tham nhũng xuất hiện ngày càng nhiều đã làm cho một bộ phận quần chúng vùng cao bị xói mòn niềm tin.
- Đời sống vật chất thấp, đời sống tinh thần nghèo nàn kéo theo nhiều căn bệnh xã hội như nghiện hút, bướu cổ, lao, suy dinh dưỡng ở trẻ em, dịch bệnh sốt rét, thương hàn, thường xuyên diễn ra nhất là những bản làng vùng cao. Y tế còn nhiều yếu kém, các trạm y tế xã với những thiết bị hết sức ít ỏi và lạc hậu, lực lượng cán bộ vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Tỷ lệ gia tăng dân số còn khá cao, mức tăng bình quân trong 10 năm 1989 - 1999 là 2,6% (BQ chung cả nước 1,7%). Nhiều phong tục tập quán lạc hậu mê tín dị đoan, tệ tảo hôn... còn khá phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển và đời sống cộng đồng [6, tr. 4].
- Trình độ dân trí, văn hoá nói chung và văn hoá pháp luật ở các vùng dân tộc thiểu số còn rất thấp. Bộ phận đồng bào dân tộc ít người chưa biết chữ và tiếng phổ thông còn lớn: 28,9% số người từ 6 tuổi trở lên không biết tiếng phổ thông (tỷ lệ này ở vùng người Hmông là 51,1%), số người từ 13 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ là 93,7%. Hàng năm có khoảng 6000 người trong độ tuổi từ 15- 35 được xoá mù, nhưng cũng có khoảng 10% tái mù do không có điều kiện đi học, thiếu trường lớp, giáo viên. Toàn Tỉnh còn 31000 cháu trong độ tuổi chưa đến trường [50, tr. 18] chủ yếu là ở vùng cao, vùng xa (đặc biệt các dân tộc như Hmông, Sinh mun). Những hạn chế về dân trí và văn hoá nói trên không chỉ ngăn trở việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào vùng núi, mà nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạo, lừa gạt và lôi kéo quần chúng (xem phụ lục 13 - 14).
Các đặc điểm đã trình bày ở trên đều ít nhiều có liên quan đến sự xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành trong người Hmông Sơn la.
1.1.2. Vài nét về dân tộc Hmông.
Dân tộc Hmông có lịch sử lâu đời, hình thành sớm ở miền Nam Trung Hoa. Từ đời Chu họ đã lập nước Tam miêu là thành viên nước Sở hùng mạnh, cư trú tập trung ở trung lưu sông Dương tử giữa hai hồ Động đình và Bành lại. Người Hmông sớm biết làm ruộng và nổi tiếng sử sách với nghề rèn, nhưng bị các dân tộc khác chèn ép chiếm đánh, dồn dần lên vùng cao làm nương sinh sống. Trên mảnh đất quê hương của mình, người Hmông đã tiến hành cuộc chiến chống lại sự bành trướng của người Hán xuống phương Nam gần ngàn năm. Sau khi bị thất bại một bộ phận ở lại quê hương dần dần bị đồng hoá cưỡng bức hoặc bị diệt chủng, một bộ phận khác không chịu đồng hoá đã di cư xuống phương nam ở vùng Quí châu, Hồ nam để bảo tồn dân tộc . Lịch sử Trung quốc đã ghi lại nhiều cuộc nổi dậy của họ liên kết với một số dân tộc khác chống lại triều đình phong kiến Trung quốc trong đó có cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc mang màu sắc tôn giáo và mang danh Thiên đế (1860 - 1872). Thái Bình Thiên Quốc là cuộc khởi nghĩa dung hợp giữa Đạo giáo và Ki tô giáo, cuộc khởi nghĩa này kết thúc bằng cuộc đàn áp đẫm máu của triều đình nhà Thanh. Trong số đó có một bộ phận người Hmông phải dạt xuống phía nam và định cư ở một số nước Đông nam Châu á trong đó có Việt nam.
Người Hmông di cư đến Việt nam cách đây khoảng năm thế kỷ nơi đầu tiên họ đến là Đồng văn, Mèo vạc (Hà giang) và coi đây là quê hương của họ. Sau đó có ba đợt di cư vào Việt nam, trong đó đợt thứ ba cách đây khoảng 100 năm là lớn nhất với hàng vạn người vào Hà giang, Lào cai, Lai châu, Sơn la...
Đến nay người Hmông ở Việt nam có khoảng trên 70 vạn phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc từ Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai châu, Sơn la, Hoà bình, Thanh hoá và Nghệ an [58, tr. 15] .
Người Hmông cư trú thường không ổn định, sống du canh du cư, có tâm lý thích tự do săn bắt và đốt phá rừng làm nương rẫy. Nhận thức của họ khá đơn giản, đánh giá mọi việc bằng trực giác, chỉ tin vào những điều tai nghe mắt thấy. Vì thế dân tộc Hmông cũng là những con người dễ đặt niềm tin và ngược lại cũng dễ mất lòng tin.
Người Hmông thường ở theo từng bản, mỗi bản có một hoặc nhiều dòng họ, người trưởng bản, trưởng dòng họ tham gia quản lý, giải quyết những công việc chung của dân tộc và dòng họ. ý thức về dòng họ chi phối khá đậm nét trong đời sống xã hội. Người cùng dòng họ tức là ''cùng ma" thì coi nhau như anh em máu mủ sống chết có nhau và dù ở xa hay gần họ đều chịu sự chi phối của dòng họ. Trong quan hệ dòng họ của người Hmông thì vai trò quan trọng nhất là trưởng họ (nôthaux), sau đó là người ''cầm quyền ma, quyền khách'' (chođax khuô) là những người trực tiếp phụ trách phần việc liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo của dòng họ và tiếp đến là vai trò của bà cô (phâux), ông cậu. Chính các quan hệ dòng họ nói trên đã tạo nên ý thức cộng đồng, một thành tố quan trọng và thiêng liêng mà bất kỳ người Hmông nào cũng đều ghi nhớ. Quan hệ dòng họ của người Hmông dựa vào những luật tục nghiêm khắc, nó qui định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên, nó ràng buộc và bảo vệ sự cố kết giữa những người trong cộng đồng huyết thống.
Người Hmông có đặc điểm là thường sống trên vùng núi cao, nguồn sống chủ yếu dựa vào nương rẫy điều kiện canh tác không thuận tiện. Đất đai canh tác thường có độ dốc lớn (200 - 400) do đó mùa khô thì thiếu nước, mùa mưa thì sói lở, hầu hết nương rẫy không được bón phân, chủ yếu trông nhờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên. Sinh sống trong các điều kiện như vậy, sau hai ba vụ các gia đình người Hmông lại tính đến việc di chuyển tìm đất khác để khai phá. Nền kinh tế của người Hmông còn mang tính tự cung, tự cấp công cụ sản xuất thô sơ, phương thức canh tác lạc hậu, năng suất thấp. Cuộc sống của họ bấp bênh, nạn thiếu đói thường diễn ra. Sống vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, dân tộc Hmông là một dân tộc cần cù, chịu khó, có bản tính chất phác, thật thà, nói ít làm nhiều và dễ chấp nhận những gì có lợi cho bản thân. Tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người Hmông là thờ đa thần, dưới mỗi nóc nhà của họ, nơi thờ cúng tổ tiên và thần nhà được coi là chỗ thiêng liêng nhất. Thờ cúng tổ tiên không chỉ là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo mà đó còn là yếu tố cỗt lõi tạo dựng nên bản sắc văn hoá của dân tộc này. Trong quan niệm của người Hmông mọi sự rủi may trong cuộc sống đều là do ma làm, nên họ thường tổ chức cúng lễ rất tốn kém. Cho đến nay, các nghi lễ tôn giáo ấy vẫn đang là gánh nặng lên đời sống của họ.
Hiện tượng "xưng vua" trong dân tộc Hmông là sự hiện diện khá rõ nét của Đạo giáo phù thuỷ (người Hmông gọi là "sớr vang"). Vào thời điểm có hiện tượng "xưng vua" người ta lan truyền rằng: Vua mèo sẽ ra, Vua Hmông sẽ về, đó là một con người tài giỏi, có nhiều phép màu, có quyền lực huyền bí, đem lại cuộc sống sung sướng cho những ai tin theo. Thực tiễn cho thấy hiện tượng này thường xuất hiện khi mà cuộc sống của người dân Hmông có nhiều khó khăn, bế tắc và hẫng hụt trong tâm thức. Trong thời gian "đợi Vua về " do mê tín họ tin rằng khi đó phải ngừng hết công việc sản xuất để tổ chức hiến tế, cầu mong vua ra, bằng các hình thức ma thuật, phá bỏ các thành quả sản xuất, giết mổ gia súc. "Xưng vua" vừa là một hành động mang tính thế tục, vừa mang tính tôn giáo. Nguyên nhân của vấn đề không chỉ xuất phát từ yếu tố tâm linh mà còn bắt nguồn từ chiều sâu lịch sử, tâm lý của người Hmông. Trong tiềm thức, người Hmông luôn tự hào về một quá khứ huy hoàng, về một vương quốc hùng mạnh trước kia với một vị thủ lĩnh mang đậm dấu ấn tôn giáo. Lịch sử hàng trăm năm qua xác nhận, người Hmông dường như có một niềm tin vào một ngày nào đó, họ sẽ có thủ lĩnh cứu tinh xuất thế.
Tuy nhiên điều đáng lưu ý là không ít các thế lực thù địch, các thế lực chính trị khác nhau từ xưa đến nay đã lợi dụng hiện tượng xưng vua nói trên nhằm phục vụ cho các ý đồ chính trị và làm phức tạp thêm vấn đề dân tộc và tôn giáo.
1.1.2.1. Tình hình chung về dân tộc Hmông ở Sơn la.
Người Hmông ở Sơn la có nguồn gốc từ Trung quốc di cư đến đây trong giai đoạn từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX. Đến Sơn la, đồng bào Hmông đã hoà nhập cùng với cộng đồng các dân tộc khác và coi Sơn la là quê hương của mình.
Hiện nay, người Hmông là dân tộc có số dân đứng thứ 3 ở Sơn la, sau dân tộc Thái và Kinh theo số liệu tổng điều tra dân số 1/4/1999, dân tộc Hmông có 103.121 người. Căn cứ và trang phục của phụ nữ và ngôn ngữ nói ở Sơn La có 4 ngành Mông: Mông đơ (Mông trắng, Mông du (Mông đen), Mông si (Mông đỏ) và Mông lềnh (Mông hoa). Người Hmông cư trú trong 10 huyện thị, chủ yếu tập trung ở các huyện như: Bắc yên, Sông mã, Thuận châu, Mai sơn, Mộc châu. Có 16 xã thuần dân tộc Hmông, còn lại là sống xen ghép với các dân tộc khác. Đa số người Hmông Sơn la sinh cư lập nghiệp ở trên các vùng núi cao hẻo lánh, vùng giáp ranh với các tỉnh bạn như Lai châu, Yên bái, Hoà bình, Thanh Hoá và vùng biên giới Việt Lào. Người Hmông Sơn la có câu châm ngôn: "Mùa trí pùa, Pùa trí tùa" (giàu có di cư thì nghèo, nghèo khó di sư thì chết). Tuy biết điều đó, song để thay đổi tập quán ấy là điều không dễ làm được với người Hmông. Trước đây việc trồng và buôn bán thuốc phiện khá phổ biến. Vụ đông xuân 1992-1993 diện tích trồng cây thuốc phiện khá lớn 3812,84 ha. Song từ khi Nhà nước có chủ trương cấm trồng, buôn bán thuốc phiện, xoá bỏ tệ nạn hút chích ma tuý, thứ tệ nạn xã hội đang là vấn đề bức xúc hiện nay ở nước ta. Vấn đề nói trên vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ với nhân dân vùng cao và việc lén lút, tái trồng cây thuốc phiện vẫn diễn ra: Năm 93-94 tái trồng 187,4 ha ở 53 xã; 94-95 tái trồng 431 ha ở 79 xã; 95-96 tái trồng 618 ha ở 77
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV.doc