Luận văn Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh thiếu niên

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm nên những chiến thắng kỳ diệu trong cách mạng giải phóng và ngày nay đang tiếp tục giành được nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là thắng lợi của niềm tin khoa học đã trở thành hành động cách mạng tích cực của các thế hệ người Việt Nam, trong đó có thanh, thiếu niên, được giáo dục bằng tư tưởng Hồ Chí Minh. Làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành niềm tin khoa học và biến thành hành động cách mạng của nhân dân, của mọi thế hệ thanh, thiếu niên để đem lại thắng lợi trong cách mạng là do Đảng ta đã sử dụng những phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh khoa học, phù hợp với đối tượng và điều kiện lịch sử nên đã đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng nước ta ở mỗi thời kì. Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhân tố đưa tới thành công của tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian qua.

 

doc196 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh thiếu niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Mở đầu 5 Chương 1: Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên - Một số vấn đề lý luận 21 I Quan niệm về giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên 25 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh, thiếu niên và việc giáo dục thanh, thiếu niên trở thành “thế hệ cách mạng cho đời sau“ 26 2 Thực trạng thanh, thiếu niên Việt Nam trong bối cảnh hiện nay 48 3 Mấy vấn đề lý luận đặt ra cho việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên trong bối cảnh hiện nay 58 II Nhận thức chung về phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên 65 1 Khái niệm phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh 65 2 Một số vấn đề cơ bản về phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên 68 3 Những nguyên tắc cơ bản của phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. 78 Chương II: về thực hiện phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên trong những năm đổi mới ở nước ta 83 I Điều kiện lịch sử hình thành phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên 83 1 Những nhân tố tác động tới việc giáo dục thanh, thiếu niên. 83 2 Tình hình và những vấn đề đặt ra đối với thanh, thiếu niên. 87 3 Chủ trương của Đảng trong việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh, thiếu niên 91 II Tình hình thực hiện phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên 96 1 Những phương pháp và hình thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian qua 96 2 Kết quả thực hiện phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên 104 3 Những nhận xét rút ra 122 Chương III: Đổi mới Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên trong điều kiện hiện nay 134 I Những đòi hỏi khách quan của việc xây dựng phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. 134 1 Những vận động mới của tình hình quốc tế và trong nước. 134 2 Về tình hình của thanh, thiếu niên hiện nay. 149 3 Quan điểm của Đảng đối với công tác thanh, thiếu niên và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay. 157 II Nội dung phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay 163 1 Nguyên tắc xây dựng phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên trong điều kiện hiện nay 165 2 Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay. 169 Kết luận 194 Danh mục tài liệu tham khảo 197 mở đầu 1- Tính cấp thiết của đề tài: 1.1- Tư tưởng cách mạng có trở thành hiện thực hay không, không chỉ phụ thuộc vào nội dung khoa học của nó mà còn bị chi phối bởi phương thức truyền bá tư tưởng đó vào cuộc sống. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm nên những chiến thắng kỳ diệu trong cách mạng giải phóng và ngày nay đang tiếp tục giành được nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là thắng lợi của niềm tin khoa học đã trở thành hành động cách mạng tích cực của các thế hệ người Việt Nam, trong đó có thanh, thiếu niên, được giáo dục bằng tư tưởng Hồ Chí Minh. Làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành niềm tin khoa học và biến thành hành động cách mạng của nhân dân, của mọi thế hệ thanh, thiếu niên để đem lại thắng lợi trong cách mạng là do Đảng ta đã sử dụng những phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh khoa học, phù hợp với đối tượng và điều kiện lịch sử nên đã đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng nước ta ở mỗi thời kì. Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhân tố đưa tới thành công của tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian qua. 1.2- Tuy nhiên, ngày nay, những điều kiện khách quan, chủ quan có những vận động và biến đổi sâu sắc đã tác động mạnh đến phương thức và hiệu quả giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. Có thể thấy, trước hết là yêu cầu mới của nhiệm vụ giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào thanh, thiếu niên không chỉ dừng lại trên ý nghĩa chung là “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” mà phải đạt đến tầm mức khoa học cao hơn, sâu sắc hơn, đó là làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh phải trở thành “nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” của lớp lớp thanh, thiếu niên- những người kế tục sự nghiệp của Đảng, đưa ngọn cờ Hồ Chí Minh tới đích thắng lợi. Mặt khác, do những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nghiên cứu đầy đủ và thấu đáo hơn trước đây cũng đòi hỏi phải đổi mới phương thức giáo dục cho thanh, thiếu niên để phù hợp với nội dung đó. Bước sang thế kỷ XXI, xu hướng hoà bình, hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực và trên toàn thế giới, xu hướng toàn cầu hoá kinh tế quốc tế diễn ra rất nhanh chóng nhưng cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh tư tưởng không vì vậy có xu hướng giảm đi mà còn diễn ra gay gắt hơn dưới nhiều hình thức và làm cho tình hình thế giới hàng ngày, hàng giờ có những diễn biến rất phức tạp. Tình hình đó đã tác động ngày càng trực tiếp đối với thế hệ thanh, thiếu niên trên cả hai mặt sáng và tối. Lợi dụng sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa đế quốc đã tăng cường việc chống phá trên mặt trận tư tưởng, xuyên tạc, bôi nhọ hòng làm mất niềm tin của thế hệ trẻ đối với chế độ xã hội chủ nghĩa, đối với đảng và các lãnh tụ cộng sản. Bằng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc, thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại, các thế lực đế quốc mưu toan làm mất vai trò chủ đạo của thanh, thiếu niên trong việc kế tục sự nghiệp của Đảng. Đây thực sự là một mặt trận đấu tranh phức tạp, không chỉ đơn thuần là nội dung tuyên truyền, giáo dục mà còn là cả bằng phương thức giáo dục với những phương pháp, hình thức và biện pháp mới để đấu tranh giành trái tim và khối óc của thanh, thiếu niên. Đó là một đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Mặt khác, nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường được xây dựng ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế, bên cạnh mặt tích cực đã bộc lộ rõ mặt trái hàng ngày hàng giờ tác động trực tiếp tới thế hệ trẻ. Lợi nhuận và đồng tiền trong nền kinh tế thị trường là mảnh đất màu mỡ để chủ nghĩa cá nhân nảy nở và phát triển. Tệ quan liêu, tham nhũng, phai nhạt lí tưởng, niềm tin đổ vỡ trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã tác động mạnh tới thanh, thiếu niên. Trong sự tác động tiêu cực đa chiều đó, những phương pháp, hình thức và biện pháp giáo dục đối với thanh, thiếu niên được thực hiện có hiệu quả trước đây trong một nền kinh tế thuần nhất không còn thích hợp trước những sự vận động và biến đổi không ngừng của những điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội trong cơ chế thị trường. Cùng với những biến đổi trên, sự phát triển bùng nổ của của kĩ thuật truyền thông đã làm phong phú và đa dạng các hình thức thức thông tin. Một mặt, nó làm tăng khả năng tạo ra nhiều phương pháp, hình thức và biện pháp trong giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng mặt khác, những tiến bộ của khoa học - công nghệ đó lại có sức cuốn hút và thậm chí lấn át sự chú ý của thanh, thiếu niên đối với việc giáo dục lí tưởng, đạo đức. Bởi vậy, có những phương thức có thể phát huy lợi thế và khắc chế những tác động tiêu cực của sự phát triển kỹ thuật trong giáo dục, tuyên truyền là yêu cầu của thực tế hiện nay. 1.3- Trong những năm qua, công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng, Nhà nước và các cơ quan hữu quan rất quan tâm và bước đầu đạt được kết quả đáng ghi nhận. Kể từ sau Đại hội IX, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thực hiện Chỉ thị 23 (3-2003) của Ban Bí thư Trung ương Đảng, công tác này trở thành một sinh hoạt chính trị lớn của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trong toàn quốc. Các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, thi tuyên truyền viên tư tưởng Hồ Chí Minh và từ năm học 2003-2004 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học chính khoá cho tất cả các trường Đại học và Cao đẳng trong toàn quốc là một bước tiến mới trong việc tìm tòi phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đầu năm 2006, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động cũng có ý nghĩa to lớn trong trong lộ trình giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với xã hội nói chung và thanh, thiếu niên nói riêng. Điều đó đã nói lên việc tìm tòi phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng ta chú ý giải quyết trên thực tiễn và đã đạt được những kết quả khích lệ. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của thực tiễn cách mạng. Những hiện tượng phai nhạt lí tưởng, suy giảm đạo đức trong một bộ phận không nhỏ thanh, thiêu niên cũng một phần là do tư tưởng Hồ Chí Minh chậm đi vào thhế hệ trẻ. Một trong những nguyên nhân của tình hình đó là vấn đề phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên còn có những bất cập. Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm ra phương thức với những phương pháp, hình thức, biện pháp, giải pháp mới phù hợp để công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên đạt hiệu quả cao nhất có ý nghĩa thiết thực đối với thắng lợi của công cuộc đổi mới cũng như toàn bộ sự nghiệp cách mạng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng ta hiện nay vàtrong tương lai. Tóm lại, trước những biến đổi toàn diện của tình thế giới, trong nước, trước những đòi hỏi trước mắt và lâu dài của nhiệm vụ cách mạng đối với thanh, thiếu niên, trước những yêu cầu mới về mục tiêu giáo dục với việc ngày càng hoàn thiện nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh và trước sự vận động mới của đối tượng được giáo dục là thanh, thiếu niên, yêu cầu khách quan là phải xây dựng phương thức giáo dục cho phù hợp với những biến đổi đó nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. Việc xây dựng phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên còn là tiếp tục thực hiện yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, là tìm phương thức khoa học cho việc xác lập vị trí nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh, theo chủ trương của Đảng, đối với thanh, thiếu niên ở nước ta. Do vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đế đề tài Công tác nghiên cứu phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên đã sớm được Đảng, Nhà nước, các tổ chức và các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm và thực hiện. Đặc biệt, từ Đại hội VII của Đảng (1991), trên cơ sở khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, nhiệm vụ đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống được đẩy mạnh thì việc nghiên cứu phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cho thanh, thiếu niên được thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ hơn. Điều đó được thể hiện theo các hướng như sau: 2.1- Trong các văn kiện chính thống của Đảng, Nhà nước. - Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đại hội VII, Đảng ta đã ra Nghị quyết 01-NQ/TW (1992) về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay và Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 18-2-1995 của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay nhấn mạnh vai trò nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trong Nghị quyết 01-NQ/TW (1992), Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu “đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành hệ thống tư tưởng chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội ta, nâng cao giác ngộ lý tưởng và niềm tin cho đảng viên, đoàn viên thanh niên và nhân dân”. - Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (7-1996) về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng ta nhấn mạnh phải “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng khóa VIII (12-1996) về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 chỉ rõ việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong nhà trường như một môn học và “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và với từng bậc học”. - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001), tiếp tục khẳng định nội dung của các nghị quyết trên và nhấn mạnh nội dung giáo dục “chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. - Tháng 6-2002, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 494/QĐ-TTg phê duyệt đề án Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn chính trị trong trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đề án chỉ rõ công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học bắt buộc trong chương trình học, theo đó quy định việc biên soạn bộ giáo trình quốc gia tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở để biên soạn các chương trình, giáo trình phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp tổ chức đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng khác nhau. Đối với các trường lớp đào tạo cử nhân chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh thì sử dụng trực tiếp giáo trình quốc gia tư tưởng Hồ Chí Minh để dạy và học tập, đồng thời quy định rõ việc chỉ đạo, quản lý giảng dạy bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh và đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên, giáo viên bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tháng 3-2003, Ban Bí thư ra Chỉ thị 23-CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, chỉ rõ nội dung tuyên truyền, giáo dục, nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, nhấn mạnh công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường bằng các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục đối với cán bộ, lãnh đạo các cấp, đội ngũ đảng viên, thanh, thiếu niên và chỉ ra các hoạt động phối hợp cụ thể của các cấp, các ngành trong khi tổ chức thực hiện. - Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 39990/CV-BGDĐT (5-2003) về kế hoạch tổ chức triển khai Chỉ thị 23 hướng dẫn môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng. Tiếp đó, là Quyết định số 35/2003QĐ-BGDĐT (7-2003) về việc ban hành đề cương môn học tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng và Công văn số 6766/CVBGDĐT (8-2003) về hướng dẫn giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, quy định cụ thể nội dung môn tư tưởng Hồ Chí Minh (gồm 6 bài). Thông tư liên bộ số 42/2003TTLBGDĐT-BTC (8-2003) Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Lấy đối tượng là sinh viên, học viên tất cả các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Thông tư quy định rõ những nội dung về chương trình, giáo trình, triển khai công tác chỉ đạo, quản lý giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở Nghị quyết 14/2005/NQ-CP (11-2005) của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khoá X, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 2194/QĐ-BGDĐT về việc xây dựng đề tài “Đổi mới kết cấu nội dung chương trình, giáo trình các môn học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học và cao đẳng” xác định giữ nguyên thời lượng giảng dạy của môn học nhưng có đổi mới trong nội dung giáo trình. - Thực hiện Chỉ thị 23, Ban Bí thư TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai Kế hoạch số 24-KH/TƯĐTN (3-2003) về thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập, hành động theo gương Bác Hồ vĩ đại” và Kế hoạch số 25-KH/TƯĐTN (7-2003) tổ chức sinh hoạt chính trị “Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh”; tiếp đó là Hướng dẫn số 31/HD-TƯĐTN (6-2004) về việc tổ chức Hội thi “Đội tuyên truyền thanh niên về tư tưởng Hồ Chí Minh”. Bên cạnh đó, trong các tổ chức Hội sinh viên các cấp tổ chức các cuộc thi “Tư tưởng Hồ Chí Minh-Hành trang sinh viên Việt Nam thế kỷ XXI”; Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; - Chỉ thị số 06-CT/TƯ của Bộ Chính trị (11-2006) về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chỉ thị nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Di chúc và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; bắt đầu tổ chức thực hiện từ ngày 3-2-2007 đến 3-2-2011. - Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ VIII (2002), IX (2007) xác định mục tiêu của công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu niên là “Tăng cường bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị cho thanh, thiếu niên, chăm lo quyền, lợi ích chính đáng của thanh niên”, đặc biệt là Đại hội Đoàn lần thứ IX (nhiệm kỳ 2007-2012) đề ra một trong những giải pháp quan trọng cơ bản về giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh là “triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về đạo đức, lối sống, nhằm hình thành những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam”. 2.2- Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục trong sự nghiệp đổi mới có một số công trình nghiên cứu, bài viết tiêu biểu như: Năm 1985, NXB Thanh niên xuất bản cuốn sách Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ gồm 16 bản báo cáo khoa học (được tập tợp từ 100 báo cáo tại Hội thảo khoa học do Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đồng tổ chức) chỉ rõ những quan điểm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bước đầu nêu lên những giải pháp góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng công tác, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng mới. - Sách Nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới do TS.Nguyễn Văn Sáu chủ biên (2005) là kết quả của một đề tài khoa học tổng kết công tác nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh (chủ yếu là ở các trường thuộc hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; trong các Học viện, nhà trường thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, một số trường đại học và trường đoàn thể) và trên cơ sở đó nêu ra phương hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới. - Sách Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống do PGS.TS. Lê Văn Tích chủ biên (2006) cũng là kết quả của đề tài khoa học. Từ những vấn đề chiến lược về xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác tổ chức, giáo dục tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh (qua 5 nhóm đối tượng: công nhân, nông dân, lực lượng vũ trang, thanh niên, học sinh sinh viên) các tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận của việc xây dựng phương pháp và chỉ ra các hình thức, biện pháp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, trong đó có đối tượng là thanh niên, học sinh sinh viên. - Các công trình khác như: Hồ Chí Minh về giáo dục của GS.TS. Phan Ngọc Liên (2007) và Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục của Đặng Quốc Bảo (2008) là hai công trình chuyên sâu trình bày tư tưởng của Người qua các bài viết, nói và tập hợp một số bài viết nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục của một số nhà nghiên cứu giáo dục. 2.3- Nghiên cứu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên, đặc biệt là cho thanh niên có một số đề tài khoa học, công trình sách, bài viết sau: - Thanh, thiếu niên học sinh với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Nguyễn Phương Hồng (1997); Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên của Nguyễn Văn Tùng (1999); Những vấn đề nghiên cứu thanh thiếu nhi trong thời kỳ đổi mới (Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Viện Nghiên cứu Thanh niên-1999); Giáo dục, rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Hữu Đức làm chủ biên (2000); Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên của Đoàn Nam Đàn (2002); Thanh niên học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Dương Tự Đam (2003); “Giáo dục thanh niên về tư tưởng, văn hóa Hồ Chí Minh” của Dương Tự Đam, Tạp chí Tư tưởng Văn hóa, (Số 3-2004); Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong cách mạng Việt Nam của Trần Qui Nhơn (2004); 6 bài học lý luận chính trị cho đoàn viên thanh niên của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2004); Về giáo dục thanh niên của Hồ Chí Minh do Đào Dậu tuyển chọn (2004); Cơ sở lý luận của chiến lược phát triển thanh niên của Chu Xuân Việt (2005); Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nửa nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII (2002-2005) do Nguyễn Huy Lộc làm chủ biên (2006); Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên (2006) và Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức và giáo dục thanh niên của Văn Tùng (2008). Bên cạnh đó, có rất nhiều công trình bài viết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giáo dục truyền thống đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên trong giai đoạn mới, có thể nêu một số công trình sau: Giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay của Trần Minh Đoàn-Luận án TS Triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2002); Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và việc vận dụng trong thực tiễn cách mạng hiện nay (Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ-Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Văn Hải-2007); Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ (trong cuốn: Hồ Chí Minh về giáo dục, 2007, tr.621-630) của Nguyễn Thị Côi; “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vận động giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên” của Thái Bình Dương, Tạp chí Giáo dục lý luận (Số 9-2005); Học Hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh-chúng ta học gì? của Phạm Văn Đồng (2008). Ngoài ra, xuất phát từ quan điểm giáo dục cho thanh, thiếu niên bên cạnh việc dạy tri thức, phải chú trọng giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Về đề tài này, có một số công trình nghiên cứu như: Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng của PGS.TS Lê Văn Tích (1986); Bài viết “Giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Đinh Ngọc Quý, Tạp chí Thanh niên (số 17-2006)…Đặc biệt, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng phát động, có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, trong số đó, nổi bật và đáng chú ý có tài liệu Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (2007). 2.4- Về vấn đề giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh, sinh viên, học viên trong hệ thống giáo dục quốc dân Đối với học sinh THCS, THPT: nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh được lồng ghép trong nội dung môn học Lịch sử, trong sách Lịch sử, sách Giáo dục công dân (từ lớp 6 đến lớp 12) - sử dụng cho năm học 2003-2004, 2004-2005, 2005-2006 và 2006-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục. Đối với sinh viên, học viên: giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua nội dung của Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng trong các trường đại học và cao đẳng) của Bộ Giáo dục và Đào tạo do PGS.TS. Mạch Quang Thắng làm chủ biên (2005, 2006), được biên soạn dựa trên giáo trình chuẩn quốc gia: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB CTQG, 2003, nhằm phục vụ công tác giảng dạy, học tập trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng và Giáo trình chính trị (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, 2005, 2006. Trong các giáo trình, bên cạnh việc trình bày hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh là một số vấn đề về vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới. Ngoài ra, các sách giáo trình, các chuyên đề học tập tư tưởng Hồ Chí Minh được các trường, cá nhân tự biên soạn nhằm phục vụ công tác giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình đào tạo bậc đại học trong các nhà trường quân đội của Lê Phước Thảo, Nguyễn Đình Lễ (1996); Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do GS. Đặng Xuân Kỳ làm chủ biên (2003, 2007); Tư tưởng Hồ Chí Minh-Tập bài giảng của trường Đại học KHXH&NV-ĐHQG Hà Nội (2001); Giáo trình Chính trị. Dùng trong các trường trung cấp chuyên nghiệp hệ tuyển sinh tốt nghiệp THPT do Lê Thế Lạng làm chủ biên (2008); Những bài giảng về tư tưởng Hồ Chí Minh. Sách dùng cho hệ đào tạo từ xa do Nguyễn Khánh Bật làm chủ biên, Đại học Sư phạm, 2008… Về giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, học viên, đáng chú ý có một số bài viết “Sinh viên với việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ đức và tài” của PGS.TS. Nguyễn Khánh Bật, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp (Số 5-1996); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức với việc giáo dục đào tạo cho sinh viên trong tình hình hiện nay” của Bùi Đình Phong, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia, (Số 2-2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.doc
Tài liệu liên quan