Luận văn Phát triển thị trường sức lao động ở Thành phố Đà Nẵng hiện nay

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển thị trường sức lao động là một tất yếu khách quan vì thị trường sức lao động là một trong những nhân tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng nhanh và bền vững. Vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh:

Phát triển thị trường sức lao động trong mọi lĩnh vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung- cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm. Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động nhất là khu vực nông thôn Đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm, phát triển hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong nước và thế giới. Có chính sách nhập khẩu lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ và quản lý những ngành nghề ưu tiên phát triển. Xây dựng hệ thống pháp luật về lao động và thị trường sức lao động nhằm đảm bảo quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động, thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động, bảo đảm quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động [19, tr.81].

Cùng với xu thế chung của cả nước, Đà Nẵng từ khi trở thành đơn vị hành chính thuộc trung ương(1997), được công nhận là đô thị loại I cấp quốc gia, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước - cũng sớm nhận thức được điều đó. Thực hiện nghị quyết 33- NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đà Nẵng biết khai thác những tiềm năng và lợi thế, xác định cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông lâm thuỷ sản, có nhiều chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị vv tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Thực tế trong những năm qua, thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng đang từng bước được hình thành và phát triển. Sự phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng góp phần phân bổ nguồn lực lao động giữa các ngành, các vùng hợp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của các ngành nghề và lĩnh vực mới, đã thu hút một lượng lao động rất lớn từ các nơi khác đổ về đặc biệt là dòng di dân từ các tỉnh phía Bắc. Đây cũng chính là cơ hội tốt về nguồn cung sức lao động. Tuy nhiên, thị trường sức lao động ở Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập giữa các yếu tố thị trường như sự mất cân đối giữa cung- cầu sức lao động dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động còn bất hợp lý; vấn đề tiền công, tiền lương còn bức xúc giữa người lao động và người sử dụng lao động.

 

doc116 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Phát triển thị trường sức lao động ở Thành phố Đà Nẵng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PH¸T TRIÓN thÞ tr­êng søc lao ®éng ë thµnh phè ®µ n½ng hiÖn nay HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG 6 1.1. Sức lao động và thị trường sức lao động 6 1.2. Vai trò của thị trường sức lao động trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 28 1.3. Kinh nghiệm về phát triển thị trường sức lao động ở một số địa phương 31 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NHỮNG NĂM QUA 37 2.1. Đặc điểm tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng 37 2.2. Thực trạng về thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng 41 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 76 3.1. Phương hướng phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng 77 3.2. Những giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng 82 KẾT LUẬN 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104  DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CĐ : Cao đẳng CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CNH : Công nghiệp hoá DN : Dạy nghề ĐH : Đại học ĐTLĐVL : Điều tra lao động việc làm HĐH : Hiện đại hoá KH-CN : Khoa học - công nghệ KT- XH : Kinh tế - Xã hội LĐKT : Lao động kỹ thuật LLLĐ : Lực lượng lao động LĐLĐ : Liên đoàn lao động LĐ-TB&XH : Lao động – thương binh và Xã hội THCN : Trung học chuyên nghiệp THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông  DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 2.1: Dân số trung bình của Đà Nẵng giai đoạn 1997- 2007 42 Biểu 2.2: Lực lượng lao động của Đà Nẵng phân theo giới tính và khu vực giai đoạn 2001-2007 42 Biểu 2.3: Lực lượng lao động phân theo độ tuổi 43 Biểu 2.4: Lực lượng lao động và cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn năm 1999- 2007 44 Biểu 2.5: Cung tiềm năng về lao động ở Đà Nẵng 45 Biểu 2.6: Trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động ở Đà Nẵng 47 Biểu 2.7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Đà Nẵng giai đoạn 1997- 2007 48 Biểu 2.8: Nhu cầu tuyển dụng lao động phân theo ngành kinh tế của doanh nghiệp Đà Nẵng năm 2007 50 Biểu 2.9: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo tình trạng lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật 51 Biểu 2.10: Lao động có việc làm và số việc làm mới tạo ra 54 Biểu 2.11: Lao động được giải quyết việc làm phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2007 của Đà Nẵng 56 Biểu 2.12: Lao động làm việc phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 57 Biểu 2.13: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo nhóm nghề đang làm việc 58 Biểu 2.14: Nhu cầu tuyển dụng lao động 60 Biểu 2.15: Nhu cầu tuyển CNKT phân theo nhóm tuổi 61 Biểu 2.16: Báo cáo thưởng tết năm 2007 tại các doanh nghiệp 67 Biểu 2.17: Kết quả giải quyết việc làm tại hội chợ việc làm định kỳ 69 Biểu 3.1: Dự báo lực lượng lao động Đà Nẵng năm 2008-2020 77 Biểu 3.2: Dự báo tổng số lao động cần giải quyết việc làm 78 Biểu 3.3: Dự báo cơ cấu lao động Đà Nẵng 79 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển thị trường sức lao động là một tất yếu khách quan vì thị trường sức lao động là một trong những nhân tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng nhanh và bền vững. Vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: Phát triển thị trường sức lao động trong mọi lĩnh vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung- cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm. Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động nhất là khu vực nông thôn…Đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm, phát triển hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong nước và thế giới. Có chính sách nhập khẩu lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ và quản lý những ngành nghề ưu tiên phát triển. Xây dựng hệ thống pháp luật về lao động và thị trường sức lao động nhằm đảm bảo quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động, thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động, bảo đảm quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động [19, tr.81]. Cùng với xu thế chung của cả nước, Đà Nẵng từ khi trở thành đơn vị hành chính thuộc trung ương(1997), được công nhận là đô thị loại I cấp quốc gia, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước - cũng sớm nhận thức được điều đó. Thực hiện nghị quyết 33- NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đà Nẵng biết khai thác những tiềm năng và lợi thế, xác định cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông lâm thuỷ sản, có nhiều chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị vv…tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Thực tế trong những năm qua, thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng đang từng bước được hình thành và phát triển. Sự phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng góp phần phân bổ nguồn lực lao động giữa các ngành, các vùng hợp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của các ngành nghề và lĩnh vực mới, đã thu hút một lượng lao động rất lớn từ các nơi khác đổ về đặc biệt là dòng di dân từ các tỉnh phía Bắc. Đây cũng chính là cơ hội tốt về nguồn cung sức lao động. Tuy nhiên, thị trường sức lao động ở Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập giữa các yếu tố thị trường như sự mất cân đối giữa cung- cầu sức lao động dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động còn bất hợp lý; vấn đề tiền công, tiền lương còn bức xúc giữa người lao động và người sử dụng lao động. Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, vấn đề “Phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng hiện nay” được chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Thị trường hàng hóa sức lao động là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng của các ngành khoa học kinh tế. Đến nay đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể: - Bùi Thị Xuyến (2002): Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Luận án tiến sĩ kinh tế. Tác giả phân tích cơ sở lý luận về hàng hoá sức lao động của C.Mác, từ đó vận dụng vào thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đưa ra các giải pháp cụ thể. - Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân, Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2003. Các tác giả đã làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động của thị trường lao động Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn, những mặt được và chưa được trong quá trình hình thành và phát triển thị trường lao động; các giải pháp cần thiết để phát triển loại thị trường đặc biệt này trong thời gian tới. - Nguyễn Đình Hương (2006): Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu góc độ lý luận và thực tiễn. - Nguyễn Văn Phúc (2008): Thị trường sức lao động trình độ cao ở Việt Nam hiện nay - Luận án tiến sĩ kinh tế. Tác giả đã đưa ra khái niệm về thị trường sức lao động ở trình độ cao, phương hướng và các giải pháp phát triển về thị trường sức lao động ở trình độ cao - Nguyễn Ngọc Bình (2008): Thị trường sức lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động trực tiếp của đầu tư nước ngoài - Luận văn thạc sĩ kinh tế. Tác giả đã làm rõ khái niệm về thị trường sức lao động và các yếu tố cấu thành thị trường sức lao động. Đưa ra các nhóm giải pháp cần thiết về thị trường sức lao động dưới tác động trực tiếp của đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm Văn Chính, Thị trường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Tác giả phân tích cơ sở lý luận của thị trường lao động, về nguồn lao động, những yếu tố cấu thành và điều tiết thị trường lao động, mối quan hệ cung- cầu sức lao động và tiền lương; sự vận dụng linh hoạt lý luận về thị trường lao động vào điều kiện Việt Nam. - Nguyễn Thi Thơm, Thị trường lao động ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, sách tham khảo, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006, đã tập hợp nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, nhiều nhà quản lý về thị trường sức lao động, từ đó đưa ra giải pháp phát triển. - Đỗ Xuân Phương, Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000. Luận giải thực tiễn trong phạm vi thành phố Hà Nội. - Bùi Sĩ Lợi, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010. Phạm vi nghiên cứu thực tiễn và các giải pháp của Tỉnh Thanh Hóa. Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu, bài viết nói trên chỉ đề cặp đến từng mặt, từng vấn đề của thị trường lao động như cung, cầu sức lao động, số lượng, chất lượng sức lao động, chính sách sử dụng lao động, sự hình thành và phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam. Do giới hạn về mặt lịch sử, địa bàn nghiên cứu nhiều giải pháp đặt ra không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Vì vậy, đề tài “ Phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng hiện nay” nghiên cứu không trùng lắp với những đề tài đã nêu trên. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích thực trạng thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng. Từ đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ thị trường sức lao động ở Thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập trung làm rõ những vấn đề sau: - Làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về thị trường sức lao động. Trên cơ sở đó nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường sức lao động ở một số thành phố lớn để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng. - Phân tích thực trạng thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 1997- 2007. Từ đó đánh giá thành tựu đạt được, những vấn đề đặt ra và nguyên nhân. - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn năm 1997- 2007. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Thành phố Đà Nẵng - Về thời gian: Các số liệu chủ yếu từ năm 1997- 2007 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Dựa vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước nói chung, của Thành phố Đà Nẵng nói riêng về phát triển thị trường sức lao động. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phân tích tổng hợp, sơ đồ hóa, hệ thống bảng biểu. Đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã được công bố. 6. Những đóng góp của luận văn - Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thị trường sức lao động ở Thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất những định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường sức lao động, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng bền vững. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo đối với việc giảng dạy nghiên cứu về thị trường sức lao động. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương, 7 tiết. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG 1.1. SỨC LAO ĐỘNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG 1.1.1. Sức lao động 1.1.1.1. Khái niệm Bất cứ một quá trình lao động sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản đó là: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tuy nhiên, cả ba yếu tố này có một vai trò nhất định, trong đó lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nhưng không phải là yếu tố duy nhất tạo ra của cải vật chất. Quá trình tiêu dùng sức lao động đó là lao động. Theo C.Mác “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [31, tr.251]. Như vậy, sức lao động chỉ mới nói lên khả năng lao động tiềm ẩn bên trong của một con người. Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể con người đang sống. Năng lực thể chất chính là phần xương thịt của con người thể hiện ở chiều cao, cân nặng và khả năng hoạt động của con nguời; Năng lực tinh thần thể hiện ở mặt trí lực như sở thích, năng lực chuyên môn và sự thoả mái của con người. Khác với sức lao động, Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Bản thân của con người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là một lực lượng của tự nhiên, để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái có ích cho đời sống bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thể của họ: tay và chân. Trong khi tác động vào tự nhên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó đã làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó. Tóm lại, lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Lao động là quá trình tiêu dùng sức lao động trong hiện thực, là phẩm chất đặc biệt của con người, khác với hoạt động bản năng của con vật. C.Mác viết: … bằng việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm cho một số nhà kiến trúc phải thổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chung trong đầu óc mình rồi [31, tr.266]. Hàng hoá sức lao động Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố của quá trình sản xuất, nó xuất hiện từ rất lâu, cùng với sự xuất hiện của con người, từ khi con người biết tiến hành sản xuất tạo ra tư liệu sinh hoạt cho bản thân mình. Trải qua một quá trình lâu dài sức lao động ngày càng được hoàn thiện hơn. Ngay trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ sức lao động chưa phải là hàng hoá, người nô lệ bị áp đặt lao động cưỡng bức, bị đối xử như một công cụ biết nói và chịu sự chi phối hoàn toàn về mọi mặt của chủ nô. Đến chế độ phong kiến, người nông dân tá điền tuy không bị lệ thuộc hoàn toàn vào địa chủ, nhưng họ không được quyền tự do di chuyển, lựa chọn chủ đất làm thuê, sức lao động trong thời kỳ phong kiến đã manh nha trở thành hàng hoá nhưng lại bị chặn bởi bóc lột siêu kinh tế, dưới bạo lực của địa chủ phong kiến trấn áp. Người nô lệ có sức lao động chỉ làm thuê cho địa chủ mà họ không có quyền mặc cả về tiền công. Do đó, sức lao động trong chế độ phong kiến chưa phải là hàng hoá. Khi lực lượng sản xuất phát triển, quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lỗi thời đã cản trở cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Từ đó đòi hỏi một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn ra đời, đó là phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa, từ đây sức lao động trở thành hàng hoá. Vì vậy, C.Mác viết: Thiên nhiên không sinh ra một bên là chủ tiền - chủ hàng hoá, còn bên kia là những người chỉ làm chủ độc có sức lao động của mình. Quan hệ ấy không phải là một quan hệ lịch sử tự nhiên mà cũng không phải là một quan hệ xã hội chung cho tất cả thời kỳ lịch sử. Rõ ràng bản thân nó là kết quả của sự phát triển trước đó, là sản vật của nhiều cuộc cách mạng kinh tế, là sản vật của sự diệt vong của hàng loạt những hình thái sản xuất xã hội cũ [31, tr.254]. Như vậy, lịch sử ngay từ đầu sức lao động chưa phải là hàng hóa. Sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có những điều kiện nhất định. Muốn cho người chủ tiền tìm thấy trên thị trường một sức lao động với tư cách là hàng hoá thì một số những điều kiện khác nhau phải được thực hiện. Tự bản thân nó, trao đổi hàng hoá không bao gồm những quan hệ lệ thuộc nào khác ngoài quan hệ lệ thuộc toát ra từ bản chất của chính nó. Với tiền đề ấy sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá khi nó được đưa ra trên thị truờng và chỉ trong chừng mực nó được đưa ra trên thị trường, hay ngay chính người chủ của nó, tức là bản thân người có sức lao động đem bán Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Sức lao động trở thành hàng hoá khi có các điều kiện sau đây Một là, người lao động tự do thân thể nghĩa là tự do sở hữu năng lực lao động của anh ta và thân thể của anh ta, anh ta có quyền chi phối sức lao động của mình có nghĩa là anh ta có bán hoặc không bán sức lao động cho người khác và được pháp luật bảo vệ. Vì vậy C.Mác đã chỉ rõ: “Muốn cho người chủ sức lao động có thể bán được với tư cách là hàng hoá thì người đó phải có khả năng chi phối được sức lao động ấy, do đó người ấy phải là kẻ tự do sở hữu năng lực lao động của mình, thân thể của mình” [31, tr.251]. Anh ta và người chủ tiền gặp nhau trên thị trường và quan hệ với nhau với tư cách là những người hàng hoá bình đẳng với nhau, chỉ khác nhau ở chỗ là một người thì mua, còn người kia thì bán, và vì thế cả hai đều là những người đều bình đẳng với nhau về mặt pháp lý. Muốn duy trì mối quan hệ ấy, người sở hữu sức lao động bao giờ cũng bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định mà thôi, bởi vì, nếu anh ta thì bán đứt hẳn toàn bộ sức lao động ấy trong một lần thì anh ta sẽ tự bán cả bản thân anh ta, và từ chỗ là người tự do, anh ta sẽ trở thành người nô lệ, từ chỗ là người chủ hàng hoá anh ta trở thành một hàng hoá. Với tư cách là một con người, anh ta phải thường xuyên duy trì mối quan hệ đối với lao động của mình như là vật sở hữu của mình, và vì vậy, như là một hàng hoá của bản thân mình, và điều đó chỉ có thể thực hiện được trong chừng mực anh ta bao giờ cũng chỉ để cho người mua sử dụng hoặc tiêu dùng sức lao động của mình một cách nhất thời, trong một thời gian nhất định thôi, do đó chỉ trong chừng mực là khi bán sức lao động, anh ta không từ bỏ quyền sở hữu về sức lao động ấy. Hai là, C.Mác viết: “Người chủ sức lao động phải không có khả năng bán những hàng hoá trong đó lao động của anh ta đã được vật hoá, mà trái lại anh ta phải buộc đem bán đi, với tư cách là hàng hóa, chính ngay cái sức lao động chỉ tồn tại ngay cơ thể sống của anh ta thôi” [31, tr.252-253]. Khác với một người bán những hàng hóa do mình sản xuất ra, C.Mác cũng chỉ rõ: Để cho một người nào đó có khả năng bán những hàng hóa khác với sức lao động của mình, thì tất nhiên là anh ta phải có những tư liệu sản xuất như nguyên liệu, công cụ lao động vv… anh ta không thể làm giày ống mà không có da thuộc. Ngoài ra anh ta còn cần có tư liệu sinh hoạt, không một ai ngay cả một nhạc sĩ của tương lai, cũng không thể sống bằng những sản phẩm của tương lai, không thể sống bằng những giá trị sử dụng còn chưa sản xuất xong [31, tr.253]. Như vậy, để sức lao động trở thành hàng hóa cần phải có hai điều kiện nêu trên, nghĩa là người chủ tiền phải tìm được người lao động tự do trên thị trường hàng hóa, tự do theo hai nghĩa: thứ nhất là một con người tự do, chi phối được sức lao động của mình với tư cách là một hàng hóa, và mặt khác, anh ta không có một hàng hóa nào khác để bán, nói một cách khác là trần như nhộng, hoàn toàn không có một vật cần thiết để thực hiện sức lao động của mình. Thiếu một trong hai điều kiện nêu trên thì sức lao động không trở thành hàng hóa. Việc sức lao động trở thành hàng hóa đã đánh dấu một bước ngoặt cách mạng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phương thức kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất, là một bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong kiến. Sự cưỡng bức lao động bằng biện pháp phi kinh tế đã được thay bằng việc ký kết hợp đồng mua và bán giữa hai người bình đẳng về hình thức: giữa người sở hữu sức lao động và người sở hữu tư liệu sản xuất. Sự bình đẳng về hình thức ấy che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chế độ bóc lột được xây dựng trên sự đối kháng lợi ích kinh tế giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Chính sự kết hợp giữa biện pháp cưỡng bức lao động bằng biện pháp kinh tế với quyền tự do của mỗi cá nhân là mâu thuẩn nội tại của nền dân chủ tư sản. Ngày nay, với sự phát triển của cuộc cách mạnh khoa học – công nghệ, nền kinh tế thế giới đã và đang chuyển sang nền kinh tế mới, hay còn gọi là nền kinh tế tri thức. Chủ nghĩa tư bản có sự biến đổi về hình thức sở hữu đa dạng, phong phú phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Như vậy, điều kiện thứ hai để sức lao động trở thành hàng hóa không còn đúng như C.Mác đã đưa ra cách 142 năm, nghĩa là người công nhân không những bán sức lao động mà họ còn có cổ phần trong công ty. Chính vì vậy, một số người cho rằng ngày nay người công nhân không chỉ có cổ phần mà họ còn là chủ sở hữu, được hưởng lợi tức cổ phần. Chẳng hạn, ở Thụy Điển có tới 21% dân cư có cổ phần trong các doanh nghiệp, ở Pháp có 6 triệu người là cổ đông, ở Anh có 8 triệu người, ở Mỹ có khoảng 35- 40 triệu người. Ngoài ra còn xuất hiện loại hình xí nghiệp do công nhân tự quản. Tuy nhiên, những điều kiện trên là hoàn toàn có thật nhưng chúng ta cần nhận thấy rằng, sở hữu của nhà tư bản vẫn giữ vị trí trọng yếu, còn cổ phần của người công nhân chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể và được chủ nghĩa tư bản sử dụng như một công cụ quản lý để thu hút sự quan tâm của người lao động vào quá trình tái sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất của nhà tư bản chứ không có nghĩa là người công nhân đã trở thành người chủ tư liệu sản xuất. Theo số liệu thống kê quốc tế, toàn bộ số cổ phần mà người lao động ở Mỹ chỉ chiếm 1% trong toàn bộ số cổ phiếu. Nhưng với sở hữu đó người công nhân chưa trở thành chủ sở hữu tư liệu sản xuất thực sự, mà chỉ mang tính hình thức nên họ vẫn là người bán sức lao động, chứ chưa phải là vừa lao động, vừa quản lý theo hình thức tiểu chủ. Về mặt lý luận, chúng ta cần phải phân biệt khi là chủ sở hữu thật sự thì phải có quyền chi phối cái mà mình sở hữu (với những mức độ nhất định). Ngoài ra nguồn gốc của giá trị cổ phiếu mà họ có là do tiết kiệm được chứ không phải từ nguồn gốc chiếm đoạt lao động của người khác, những phần tiết kiệm đó lại chỉ bù đắp (thậm chí không đủ bù đắp) được phần mà họ mắc nợ do phải mua chịu tư bản cố định cho gia đình do nhà nước đứng ra điều tiết. Trên thực tế, cái gọi là tư liệu sản xuất mà họ sở hữu thì về giá trị của nó nằm trong hệ thống quản lý của ngân hàng và bị khống chế của nhà tư bản tài chính chứ không được quyền tự do sử dụng theo ý riêng của mình. 1.1.1.2 Các yếu tố của hàng hóa sức lao động * Giá trị của sức lao động Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Sức lao động chỉ tồn tại như một năng lực con người đang sống, muốn tái sản xuất năng lực lao động đó thì người có sức lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Do đó, thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động cần thiết sản xuất để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt ấy. C.Mác viết: Giá trị của sức lao động cũng như mọi hàng hóa khác, được quyết định bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất, và do đó để sản xuẩt ra thứ sản phẩm đặc biệt ấy. Sức lao động chỉ tồn tại như một năng lực của con người đang sống… Nhưng sức lao động chỉ được thực hiện bằng cách biểu hiện ra ngoài, nó chỉ được thực hiện trong lao động. Trong quá trình thực hiện nó, trong lao động phải hao phí một lượng nhất định về cơ, thần kinh và não, v.v. của con người, sự hao phí đó phải được bù lại. Hao phí càng nhiều thì bù đắp càng lớn [31, tr.255- 256]. Như vậy, là hàng hóa đặc biệt giá trị của hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao gồm yếu tố lịch sử và yếu tố tinh thần. Nhu cầu của người có sức lao động không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu về tinh thần. Những nhu cầu này nó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ và phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, và lịch sử hình thành giai cấp công nhân cả điều kiện lịch sử, khí hậu. C.Mác viết: Bản thân những nhu cầu tự nhiên như thức ăn, áo quần, chất đốt, nhà ở vv… cũng khác nhau tuỳ theo khí hậu và những đạc điểm thiên nhiên khác của từng nước. Mặt khác quy mô của cái gọi là những nhu cầu thiết yếu, cũng như những phương thức thoã mãn những nhu cầu đó, bản thân chúng cũng là một sản phẩm của lịch sử và vì thế nó phụ thuộc phần lớn vào trình độ văn minh của mỗi nư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van lần cuối.doc
  • docbia ngoai.doc
Tài liệu liên quan