Luận văn Phát triển thị trường option tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Bốn là, quy định về khối lượng giao dịch tối thiểu cho một option ngoại

tệ/đồng Việt Nam phải là 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác tương đương) ở một

số NHTM là quá cao. Đây là một bất lợi khiến các cá nhân và doanhnghiệp (vừa

và nhỏ) có nhu cầu bảo hiểm tỷ giá cho một lượng ngoại tệ nhỏ hơn không thể

tham gia nghiệp vụ này. Ngoài ra, việc NHNN áp đặt quy định tỷ giá thực hiện

trên hợp đồng option giữa USD/VND không được vượt quá tỷ giá kỳ hạn

USD/VND có cùng thời hạn cũng là một hạn chế; nhất là đối với những đối tượng

muốn sử dụng HĐQC như một công cụ đầu tư mạo hiểm để kiếm lời trên biến

động tỷ giá. Chính hạn chếnày làm cho option tiền đồng Việt Nam đang triển

khai vẫn chưa được giao dịch đúng với bảnchất vốn có của công cụ option trên thị

trường tiền tệ.

-Năm là, một nguyên nhân khác khiến thị trường Việt Nam hiện tỏ ra khá

lạnh nhạt với công cụ option trong phòng ngừa rủi ro là:do thị trường tiền tệ tại

Việt Nam chưa gặp những biến động lớn. Vớinhững nước chịu khủng hoảng tài

chính Châu Á 1997, vốn đã bị sốc mạnh trong thời kỳ này và nhờ đó, giờ họ cố

vương lên trong thế an toàn hơn. Thái Lan, Malaysia, Philipine đang là những

quốc gia trong khu vựccó hệ thống phòng chống rủiro tài chính phát triển khá

mạnh thời gian gần đây. Riêng ở nước ta, hầu như chưa gặp khủng hoảng tài chính

lớn và vì thế, các doanh nghiệp còn tương đối yên tâm. Họ quan niệm: “tỷ giá thì

có Nhà nước lo ổn định; lãi suất thì có lẽ Ngân hàng Trung ương cũng không cho

biến động mạnh đâu” và hầu hết giới doanh nhân đều có một niềm tin như thế.

Song cũng chính vì niềm tin này mà họ tỏ ra chưa mặn mà với option tiền tệ trong

khi nền kinh tế thị trường nướcta đang vận động theo hướng ngày càng hội nhập

và rủi ro là sẽ khó lường chứ không đơn giản như họ nghĩ.

pdf121 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Phát triển thị trường option tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ta thời gian tới sôi động hơn và đông đảo hơn. - 83 - 3.1.5. Nhóm các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao tính hiệu quả của thị trường tài chính Việt Nam Việc phát triển thị trường dành cho các công cụ tài chính phái sinh như option rất cần đến sự cải thiện và nâng cao tính hiệu quả của thị trường để tạo ra công bằng cho các nhà giao dịch. Và cũng chỉ trong điều kiện ấy, option mới có thể trở thành công cụ đầu tư và tự bảo hiểm rủi ro theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số học giả tài chính(*) thì trong số các điều kiện và giải pháp cần thiết cho sự hình thành, phát triển thị trường option nói riêng, thị trường tài chính phái sinh nói chung, việc tạo ra sự hiệu quả của thị trường là vấn đề khó khăn nhất, nhưng lại cần thiết nhất. Khó khăn vì để hiểu được thế nào là sự hiệu quả của thị trường đã là vấn đề không dễ. Còn việc tạo ra tính hiệu quả cho thị trường lại càng khó hơn vì nó không tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của chúng ta mà phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và trình độ phát triển thị trường tài chính của một quốc gia. Một thị trường tài chính hiệu quả (efficient financial market) là thị trường mà trong đó giá hiện tại của tài sản tài chính phản ánh đầy đủ mọi thông tin có liên quan, nghĩa là giá thị trường của những chứng khoán riêng biệt thay đổi rất nhanh theo thông tin mới xuất hiện. Thị trường hiệu quả có 3 hình thức: hiệu quả yếu, hiệu quả trung bình và hiệu quả mạnh. Trong một thị trường hiệu quả mạnh, không ai có thể lợi dụng ưu thế hơn về thông tin đề chiến thắng người khác và kiếm được lợi nhuận; do giá cả phản ánh rất nhanh với mọi thông tin có liên quan. Điều này khiến cho giao dịch trên thị trường được minh bạch và công bằng hơn. Minh bạch vì mọi thông tin, dù được công bố hay không, đều được phản ánh qua giá cả. Công bằng vì giá cả biến động ngẫu nhiên theo tín hiệu thị trường, không ai có thể tác động hay tạo ảnh hưởng của mình lên giá được. Ngược lại, nếu thị (*) Xem “Bàn về những điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam”, TS. Nguyễn Ninh Kiều (Tài liệu Hội thảo: Options - công cụ bảo hiểm chứng khoán, cơ hội mới cho nhà đầu tư) - 84 - trường hiệu quả yếu sẽ có người lợi dụng ưu thế thông tin để kiếm lợi nhuận. Trên thị trường như vậy, nhà đầu tư tham gia giao dịch option chẳng khác nào chơi một canh bạc mà trong đó có kẻ “ăn gian” chưa được phát hiện. Do vậy, nếu chưa thể tạo được tính hiệu quả mạnh cho thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian tới thì chắc chắn tâm lý e dè của các nhà đầu tư khi tham gia các giao dịch phái sinh (và option) sẽ không thể cải thiện hơn gì mấy so với hiện nay. Giảp pháp đặt ra là làm thế nào để đạt được thị trường hiệu quả “mạnh” tại nước ta trong thời gian tới. Nhìn chung, thị trường hiệu quả hay không quan trọng nhất là yếu tố quy mô thị trường và sự tự do hoá thị trường. Cho nên các giải pháp đưa ra phải chú trọng xoáy vào trọng tâm cải thiện hai vấn đề này. Quy mô quá nhỏ như thị trường chúng ta khiến cho nó trở nên mỏng và không hoàn hảo – mà một thị trường như vậy rất dễ bị điều khiển và khống chế bởi những thế lực nắm giữ khối lượng giao dịch lớn. Ngoài ra, giải pháp cải thiện sự tự do hoá thị trường (như không nên hạn chế các NHTM tham gia thực hiện các giao dịch phái sinh, đã trình bày tại mục 3.1.2) một mặt khiến cho những ai có thế mạnh trong quan hệ với các nhà quản lý và hoạch định chính sách khó có thể có được ưu thế hơn người khác; mặt khác điều này khiến thị trường trở nên hấp dẫn hơn vì ở đó rủi ro và lợi nhuận tương đồng nhau. 3.1.6. Tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển thị trường, tăng cường hợp tác quốc tế – tiến tới sớm triển khai và phát triển các loại option khác tại nước ta Trong giai đoạn đầu thị trường quyền chọn mới đi vào hoạt động tại Việt Nam, ta nên chú trọng phát triển thị trường phi tập trung (OTC) trước. Tuy nhiên, về lâu dài, cần có giải pháp để việc phát triển toàn diện thị trường option không thiên về một bên nào cả mà phải dần hình thành cả hai loại: thị trường option tập trung (tại các Sở giao dịch) và thị trường OTC. Ngoài ra, cần nổ lực học hỏi kiến - 85 - thức và kinh nghiệm thực hiện thị trường quyền chọn từ các nước khác trên thế giới, nhất là các nước láng giềng ASEAN vốn có các điều kiện kinh tế – tài chính khá tương đồng với Việt Nam. Trong việc tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực này, cần kết hợp mục tiêu hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các giao dịch option (đã trình bày tại mục 3.1.2) với việc đảm bảo được khả năng niêm yết và giao dịch chéo giữa Việt Nam với các Sở giao dịch về option trong khu vực và trên thế giới; phù hợp quá trình hội nhập của ta. Tất nhiên, giải pháp này không thể thực hiện ngay mà phải tiến hành từng bước, chậm mà chắc và tránh gây lãng phí – khả năng vốn rất dễ xảy ra cho các quốc gia còn nghèo và đang phát triển như nước ta. Trong vấn đề định hướng phát triển thị trường option thời gian tới, không nên quá e ngại những mặt trái của công cụ phái sinh này. Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước cần có một cái nhìn khác về các nhà đầu cơ trên thị trường. Cần khuyến khích kết hợp chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng việc sử dụng các quyền chọn trên những hàng hóa cơ sở như: tiền tệ, vàng, chứng khoán, các loại hàng hoá thiết yếu… với vấn đề đầu tư mạo hiểm tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, một mặt khác của phòng ngừa bằng các quyền chọn là vấn đề đầu cơ. Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng cách kết hợp đa dạng giữa các quyền chọn mua và quyền chọn bán với nhiều mức giá và thời gian đáo hạn khác nhau. Việc đầu cơ này trên các HĐQC có thể làm cho giá cả biến động. Nhưng đây chính là một việc đương nhiên và khó tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường mở. Và nó cũng chưa hẳn là một tiêu cực. Chúng ta không thể dựa vào đó mà ngăn cấm hoặc hạn chế các giao dịch phái sinh. Vấn đề là khả năng quản lý của các cơ quan chức năng đối với các giao dịch trên như thế nào. - 86 - 3.1.7. Nhóm các giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế các tác động tiêu cực hay “thảm hoạ” có thể xảy ra từ việc lạm dụng công cụ option khi nó được thực hiện phổ biến tại Việt Nam trong tương lai Mặc dù option và các công cụ tài chính phái sinh khác có ưu điểm nổi trội trong việc giúp các cá nhân và doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh và cho các khoản thu nhập tài chính của họ. Song chúng cũng có mặt trái là có thể bị sử dụng để đầu cơ trục lợi hoặc cho các mục đích bất chính như: trốn thuế, làm sai lệch báo cáo tài chính, luồn lách để né tránh những quy định kế toán, quy chế về giám sát tài chính của Nhà nước… Hay như việc quá lạm dụng các hợp đồng phái sinh nói chung và option nói riêng để thao túng thị trường (mỗi khi doanh nghiệp, nhà đầu tư nắm được những thông tin có lợi cho họ) cũng đã từng xảy ra tại nhiều nước – đặc biệt đối với các giao dịch option trên thị trường OTC. Một số ví dụ cụ thể về những vụ việc mang tính thảm hoạ điển hình trên thế giới trong thời gian qua do quá lạm dụng hợp đồng phái sinh cũng đã được ghi nhận trong thực tế(*). Do vậy, phát triển các giao dịch phái sinh (và option) trong điều kiện hội nhập, không còn nghi ngờ gì nữa, là một nhu cầu không thể thiếu cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế. Tuy nhiên, những mặt trái của sản phẩm phái sinh (trong đó có option) cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách phải tính đến. Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của công cụ này là rất cần thiết. Trong đó, giải pháp cơ bản và triệt để nhất nhằm tránh các thảm hoạ là nên xây dựng các “trụ cột pháp luật cơ bản”. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, những quy định pháp lý mang tính “trụ cột” này bao gồm: − Thứ nhất, quy định về giới hạn giá và số lượng cho các HĐQC: Quy định này nhằm khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá quá cao hay quá thấp (*) Xem “Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập”, tác giả PGS.TS. Trần Ngọc Thơ, trang 233-234, mục Thảm hoạ từ việc lạm dụng các công cụ phái sinh – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - 87 - làm thị trường bị xáo động và bóp méo. Cho nên, quy định này nhằm kiểm soát (không phải ngăn cấm) các nhà đầu cơ tác động đến giá cả. Theo đó, trong giai đoạn đầu chúng ta nên triển khai các quyền chọn có điều kiện phù hợp với thực tế tại Việt Nam như các nước đang phát triển đã từng áp dụng thành công. Chẳng hạn, các quyền chọn tiền tệ có điều kiện sẽ đưa ra những giới hạn về các mức tỷ giá trần (giá tối đa) và giá sàn (giá tối thiểu). Nếu tỷ giá vượt quá các mức này thì quyền chọn sẽ không còn giá trị. Chính những rào cản này sẽ làm nản lòng những nhà đầu cơ và do đó giảm đi đáng kể tính bất ổn khi NHNN mở rộng biên độ dao động tỷ giá hay tiến đến thả nổi tỷ giá đồng VND trong tương lai. Như vậy, việc định ra các giới hạn về giá và số lượng cho các HĐQC sẽ giảm nhẹ đi tính đầu cơ, tránh thua lỗ tối đa cho các nhà đầu tư và từ đó hạn chế những bất ổn về giá do đầu cơ gây ra. − Thứ hai, yêu cầu về vốn và thế chấp nhằm đảm bảo các hợp đồng option sẽ được thực hiện: Tuy rằng hiện nay, chúng ta chỉ mới cho phép các NHTM đóng vai trò bên bán HĐQC, còn những cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác chỉ là bên mua khi tham gia các giao dịch về option tại Việt Nam. Song trong thời gian tới, khi option và các công cụ tài chính phái sinh trở nên phổ biến, phát triển hơn thì các yêu cầu về việc ký quỹ của các bên tham gia giao dịch phái sinh là điều bắt buộc. Trong điều kiện Việt Nam, mức tài khoản ký quỹ và mức duy trì ắt hẳn phải rất cao, theo một số ý kiến đề xuất có thể lên đến 30% giá trị hợp đồng (so với khoảng 5% trên các thị trường thế giới). Tuy nhiên, đây là điều cần thiết nhằm đảm bảo khả năng thực hiện các HĐQC của bên bán option. − Thứ ba, tiếp tục duy trì yêu cầu bắt buộc về việc tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường option quốc tế: Việc này nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống NHTM trong nước không được gánh chịu rủi ro từ các giao dịch option với khách hàng trong nước chuyển sang. Nói cách khác, các NHTM chỉ là những nhà trung gian đứng ra thu phí giữa người mua option trong nước và sau đó đem bán chúng - 88 - lại trên thị trường thế giới. Quy định này hiện nay ở các nước phát triển là không có. Nhưng trong điều kiện Việt Nam, chúng ta bắt buộc các ngân hàng phải tuân thủ nhằm tránh những khoản thua lỗ lớn do kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam về các giao dịch này còn rất hạn chế, chưa kể đến những yếu kém về vốn trong hệ thống các NHTM này. − Thứ tư, phải quy định việc mở cửa thị trường tự do cho tất cả định chế triển khai các hợp đồng phái sinh: Việc mở cửa thị trường option nói riêng và các công cụ phái sinh nói chung nhằm tránh tình trạng phổ biến là NHNN chỉ cho phép một số NHTM được thực hiện thí điểm option. Có thể nói “thí điểm” hiện đang là một căn bệnh của các cơ quan hoạch định chính sách. Bởi trong trường hợp này, giá trị của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng, và ắt hẳn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo trong giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu và tác dụng ngược của các độc quyền này sẽ là: hoặc sẽ không tồn tại các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế (do mức phí option quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư); hoặc các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao với hy vọng gở gạc lại bằng những đầu cơ trên những bất ổn của giá cả thị trường. Mà cả hai khả năng trên không có cái nào là có lợi cho nền kinh tế. − Thứ năm, yêu cầu về công bố thông tin và báo cáo: trong thời gian tới, cần ban hành những quy định bắt buộc về việc công bố rộng rãi các thông tin liên quan đến các giao dịch phái sinh, nhất là giao dịch option diễn ra hằng ngày trên thị trường option liên ngân hàng tại Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp có được nguồn thông tin tham khảo trước khi quyết định giao dịch từng HĐQC cụ thể cho mình. Tất cả các thành viên tham gia thị trường khi ấy sẽ biết rõ thông tin trên thị trường trước khi thực hiện các giao dịch. Quy định này nhằm làm tăng thêm tính minh bạch cho thị trường và cũng là có lợi cho sự phát triển lành mạnh của thị trường trong tương lai. Ngoài ra cần có những quy định về - 89 - chế độ báo cáo từ các NHTM về cho NHNN trong trường hợp thị trường có những biến động bất thường nhằm giúp NHNN có thể có những biện pháp can thiệp và chấn chỉnh kịp thời, tránh để xảy ra những “thảm hoạ” do hành động cố ý đầu cơ làm lệch lạc thị trường. 3.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP RIÊNG NHẰM PHÁT TRIỂN TỪNG LOẠI OPTION TẠI VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 3.2.1. Các giải pháp phát triển thị trường quyền chọn tiền tệ Ngoài những giải pháp chung đã được đề xuất ở Mục 3.1, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị thêm về giải pháp cho phát triển thị trường quyền chọn tiền tệ nước ta thời gian tới như sau: − Một là, giải pháp về việc chú trọng đào tạo cán bộ để các doanh nghiệp Việt Nam có được đội ngũ nhân viên có khả năng tiếp cận nhanh nhạy với các nghiệp vụ tài chính – ngân hàng hiện đại. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp cần có giám đốc tài chính “đúng nghĩa” nhằm giúp hoạch định và quản lý tài chính công ty hiệu quả, an toàn theo thông lệ quốc tế. Nhất là việc quản lý rủi ro cho các khoản đầu tư, doanh thu, chi phí… liên quan đến ngoại hối. Chính các giám đốc tài chính và đội ngũ nhân lực am hiểu này sẽ là những nhà “tư vấn” trực tiếp và đưa doanh nghiệp Việt Nam đến với nghiệp vụ option tiền tệ nhanh chóng hơn cũng như dần tạo thói quen cho doanh nghiệp ta trong quá trình hội nhập sớm phá bỏ thái độ còn e dè và thờ ơ với các công cụ phái sinh. − Hai là, giải pháp kích cầu tạm thời đối với các nghiệp vụ option tiền tệ: trong thời gian 2-3 năm tới, cần có sự nghiên cứu từ phía NHNN và Bộ Tài chính để đưa ra áp dụng các chính sách định hướng cho hoạt động phòng ngừa và quản lý rủi ro mà từng cấp lãnh đạo công ty buộc phải tuân theo. Nghĩa là, cần khoanh vùng cho mỗi vị trí lãnh đạo được chịu rủi ro tài chính đến mức bao nhiêu và đến giới hạn nào thì lãnh đạo đó phải sử dụng các công cụ như option để “phòng thủ”. Những quy định loại này cần linh hoạt – vừa mang tính ràng buộc (đối với các DNNN), vừa mang tính khuyến khích (đối với các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Tuy nhiên, giải pháp trên chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn nhằm kích cầu về option tiền tệ trong giai đoạn khi mà giới doanh nghiệp Việt Nam còn khá xa lạ với công cụ này mà thôi. Do vậy, nên xem đây chỉ là giải pháp mang tính - 90 - “tình thế” và nhằm định hướng thị trường trong quá trình hội nhập của nước ta. Hơn thế, điều này cũng nhằm khắc phục “tính đặc thù” về văn hoá trách nhiệm nơi doanh nghiệp Việt Nam(1). − Ba là, giải pháp liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá của Nhà nước: do option tiền tệ là một công cụ giao dịch hối đoái cao cấp mà nền tảng của nó được xây dựng dựa trên cơ sở tự do về tỷ giá, tự do về lãi suất; và thị trường tiền tệ phải có những hoạt động mua bán ngoại tệ tiến hành thường xuyên, liên tục. Cho nên, giải pháp phát triển option tiền tệ (bao gồm option ngoại tệ và option tiền đồng) không thể thiếu việc đưa ra các quy định vĩ mô về quản lý ngoại hối ngày càng thông thoáng và cởi mở hơn (2); cũng như các giải pháp nhằm phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam hơn nữa trong giai đoạn tới – nhất là về chính sách điều hành tỷ giá. Theo đó: (i) Cần hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tạo sự thông suốt luồng ngoại tệ luân chuyển giữa các khu vực trong nền kinh tế. Nới lỏng kiểm soát ngoại tệ thông qua việc Chính phủ chỉ nên kiểm soát dòng ngoại tệ chuyển ra khỏi Việt Nam, từng bước tự do hoá dòng ngoại tệ vào. (ii) Về chính sách tỷ giá “thả nổi có quản lý” của ta: không nên tiếp tục chịu sự kiểm soát quá mức của Chính phủ như trong thời gian qua (tỷ giá trong một khoảng thời gian nào đó không bao giờ vượt quá một tỷ lệ chính thức nào đó). Tuy rằng ngay IMF cũng nhất trí về một chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát là thích hợp cho hoàn cảnh Việt Nam(*). Nhưng sắp tới, thiết nghĩ chúng ta vẫn phải linh hoạt hơn nữa để cho phép có sự biến động nhiều hơn trong chính sách tỷ giá. Tức cần đẩy mạnh tiến trình tự do hoá tỷ giá hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa thể thả nổi tỷ giá lúc này, mà cố định thì tất nhiên cũng không ổn. Những người hoạch định chính sách phải tạo những bước đi rất uyển chuyển về tỷ giá cho thật khoa học. Nghĩa là khi vùng tỷ giá thật di động thì vùng tỷ giá danh nghĩa cũng phải di động theo, nhưng bao giờ cũng có độ chênh nhất định. Độ chênh này nhằm để khuyến khích xuất khẩu trong khi hiện chúng ta đang lâm vào tình trạng nhập siêu rất cao. (1) Xem Mục 2.2.1.1(b).ii - Chương 2, trang 44. (2) Điển hình như Quyết định 1452/2004 của NHNN vốn được đánh giá rất cao về tính cởi mở trong chính sách quản lý ngoại hối. (*) IMF – Thông cáo báo chí ngày 1/12/2003. - 91 - (iii) Hơn thế, chính sách tỷ giá sắp tới cần chuyển động theo hướng theo kịp những tín hiệu của thị trường và trở thành một tín hiệu để các nhà đầu tư có kỳ vọng hợp lý về những bước đi trong tương lai của thị trường tiền tệ. Bởi một chính sách tỷ giá có sự kiểm soát quá chặt của Chính phủ, chắc chắn không thể là một điều tốt cho các nhà đầu tư. Mà cụ thể ở đây là cho công cụ option tiền tệ. Như vậy, thiết nghĩ chính sách tỷ giá tới đây nên hướng về một vùng ngang giá trung tâm dưới dạng tỷ giá tham chiếu – mà theo đó, đây là một dạng của tỷ giá tuân theo những tín hiệu thị trường; hoàn toàn không phải là dạng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, với sự khống chế gần như hoàn toàn của 4 NHTM quốc doanh và ít phản ánh những bước đi theo tín hiệu thị trường như hiện nay. (iv) Do tỷ giá là một hàm của nhiều biến số mà trong đó, với thực trạng Việt Nam, cần lưu tâm đến vấn đề nợ nước ngoài của ta hiện còn lớn cũng như đồng VND chưa chuyển đổi được. Cho vậy, chính sách tỷ giá trong thời gian tới phải đồng thời tạo điều kiện từng bước tăng tính chuyển đổi cho VND nhằm kích thích cầu về option tiền tệ; nhưng không được tạo thêm gánh nặng lên các khoản nợ quốc gia. Mặt khác, phải tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia để trong trường hợp cần thiết, NHNN có thể can thiệp kịp thời vào thị trường hối đoái. (v) Về các giải pháp nhằm phát triển thị trường tiền tệ nói chung: để tạo thuận lợi và mở đường cho giao dịch option tiền tệ phát triển theo, cần tập trung thực hiện đồng bộ 5 vấn đề sau: (i) chuẩn hoá các công cụ giao dịch trên thị trường tiền tệ; (ii) hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ; (iii) nâng cao vai trò của các NHTM trên thị trường tiền tệ, như là những người tạo lập thị trường; (iv) hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để phục vụ cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ và thu thập xử lý thông tin của thị trường; (v) tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo cán bộ phục vụ cho hoạt động của thị trường tiền tệ. − Bốn là, giải pháp tạo cung – cầu đồng VND trong thanh toán quốc tế: Đây cũng là một giải pháp nhằm tăng khả năng chuyển đổi của tiền đồng Việt Nam và kích cầu option tiền tệ. Việc tạo lập cung – cầu đồng VND trong thanh toán quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình điều hành các chính sách quản lý ngoại hối cũng như chính sách tỷ giá ở nước ta. Để tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề này, Chính phủ Việt Nam nên chủ động ký kết các thoả thuận, hiệp định song phương với một số nước có quan hệ thương mại, đầu tư lớn với Việt Nam, mà - 92 - trước là với các nước trong khối ASEAN. Đây sẽ là một trong những bước đi rất quan trọng để nâng dần vị thế tiền đồng Việt Nam trong thanh toán quốc tế. Đồng thời, vừa tạo điều kiện cho đồng tiền này thực hiện chức năng thanh toán quốc tế, vừa tạo ra bước đột phá ban đầu để chuyển VND từ đồng tiền không có khả năng chuyển đổi đối ngoại sang đồng tiền có thể tự do chuyển đổi cho mục đích giao dịch vãng lai. Và tiếp đó, với tiền đề này, sẽ giúp hình thành một thị trường đồng Việt Nam ở nước ngoài đáp ứng các nhu cầu giao dịch quốc tế về đồng VND (có thể tiến tới các giao dịch vốn) – giống như trường hợp đồng Ringgit của Malaysia và đồng Baht của Thái Lan. Để tạo cung cho VND, phải xác lập trong cán cân thương mại của ta một tỷ trọng hợp lý đồng VND trong thanh toán hàng nhập khẩu. Để tạo cầu VND trên thị trường hối đoái quốc tế, nhà xuất khẩu trong nước cần xác lập một tỷ trọng hợp lý chấp nhận thanh toán bằng VND trong thu tiền xuất khẩu hàng hoá bán ra nước ngoài. Tất cả những giải pháp này sẽ dẫn đến nhu cầu về option tiền tệ (mà cụ thể là option tiền đồng) trong tương lai sẽ càng tăng lên. − Năm là, giải pháp nhằm từng bước hình thành và phát triển thị trường option tập trung: tại các trung tâm tài chính của các nước phát triển, option tiền tệ được giao dịch cả trên thị trường có tổ chức và thị trường OTC. Ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu khi mà TTCK của ta chưa phát triển đúng mức, các SGDCK Hà Nội và TP.HCM vẫn chưa hoạt động sôi động và đúng nghĩa là kênh huy động vốn trung – dài hạn cho nền kinh tế thì vấn đề hình thành và phát triển thị trường giao dịch option tập trung tại các SGDCK có vẻ như chưa khả khi và gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, trong vài ba năm tới, có thể là cuối giai đoạn 2005-2010 khi mà các nổ lực và giải pháp phát triển TTCK Việt Nam gặt hái thành công; thì bên cạnh việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43762.pdf
Tài liệu liên quan