Luận văn Phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hiện nay

Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, đồng thời định hướng phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững. Để phát triển kinh tế đất nước thì từng địa phương được phân cấp quản lý nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn lãnh thổ theo định hướng của ngành và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Trong đó, phát triển kinh tế cấp huyện hiện nay vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lôgíc và hoàn thiện quản lý trong thực tiễn.

Huyện Bình Xuyên là một huyện mới tái lập từ ngày 01.09.1998 được tách ra từ huyện Tam Đảo thành huyện Bình Xuyên và huyện Tam Dương, sau khi tái lập huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn. Khi mới tái lập định hướng của phát triển của huyện vẫn dựa vào quy hoạch của huyện Tam Đảo (cũ), lấy phát triển nông nghiệp là chủ yếu, do vậy sau 3 năm tái lập kinh tế huyện Bình Xuyên phát triển chậm chạp, cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, đời sống của nhân dân còn khó khăn. Trong khi đó huyện có lợi thế gần thủ đô Hà Nội, sân bay Quốc tế Nội Bài, có đường quốc lộ 2 và đường sắt chạy qua, mặt khác quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá của Tỉnh Vĩnh Phúc đang diễn ra với tốc độ nhanh, kinh tế xã hội có bước phát triển mạnh.

Vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền của huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là nhanh chóng khắc phục nhược điểm, khó khăn, khai thác tiềm năng điều kiện hiện có, tìm bước đi thích hợp để đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn, nhằm xây dựng huyện trở thành một huyện công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chính vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế của huyện và đề ra các giải pháp phát triển kinh tế là rất cần thiết nhằm phát huy tốt những yếu tố tiềm năng, định rõ phương hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế của huyện trong những năm tới, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các đề án, quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, để Bình Xuyên từng bước phát triển tương xứng với vị thế của một huyện trọng tâm phát triển công nghiệp của tỉnh với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 huyện trở thành đô thị loại 4 của tỉnh Vĩnh Phúc.

Là người trực tiếp tham gia quản lý ở huyện Bình Xuyên, tôi chọn đề tài “Phỏt triển kinh tế huyện Bỡnh Xuyờn tỉnh Vĩnh Phỳc trong điều kiện hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế.

 

doc113 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển kinh tế huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc trong điều kiện hiện nay Hà nội - 2009 Mục lục Trang Mở đầu 1 Chương 1: phát triển kinh tế và tác động của quản lý nhà nước cấp huyện đối với phát triển kinh tế 6 1.1. Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế 6 1.2. Các yếu tố điều kiện về nguồn lực và tác động của quản lý nhà nước cấp huyện đối với phát triển kinh tế 20 Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế và tác động của quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên 36 2.1. Hiện trạng các yếu tố điều kiện và nguồn lực phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên 36 2.2. Tình hình phát triển kinh tế và tác động của quản lý nhà nước tới phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên giai đoạn 2005 - 2008 43 2.3. Đánh giá chung 68 Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên giai đoạn 2010-2020 74 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên giai đoạn 2010-2020 74 3.2. Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên 78 Kết luận 98 Danh mục tài liệu tham khảo 100  Danh mục các chữ viết tắt CN-TTCN-XDCB : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản GTSX : Giá trị sản xuất HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT : Hệ thống chính trị KHKT : Khoa học kỹ thuật KTCTVH : Kinh tế, chính trị, văn hoá TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Uỷ ban nhân dân  Danh mục các biểu Trang Biểu 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Bình Xuyên phân theo công dụng kinh tế năm 2005 38 Biểu 2.2: Dân số huyện Bình Xuyên giai đoạn 2005-2008 41 Biểu 2.3: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế 2005-2008 42 Biểu 2.4: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005-2008 45 Biểu 2.5: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu huyện Bình Xuyên 45 Biểu 2.6: Hiện trạng phát triển ngành nông - lâm - thủy sản của huyện 46 Biểu 2.7: So sánh năng xuất một số loại cây trồng của Bình Xuyên với các huyện khác trong tỉnh năm 2005 49 Biểu 2.8: Các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp - xây dựng của huyện 2005-2008 53 Biểu 3.1: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc Giai đoạn 2010-2020 75 Biểu 3.2: Tốc độ phát triển kinh tế và Cơ cấu kinh tế đến 2015 77 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, đồng thời định hướng phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững. Để phát triển kinh tế đất nước thì từng địa phương được phân cấp quản lý nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn lãnh thổ theo định hướng của ngành và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Trong đó, phát triển kinh tế cấp huyện hiện nay vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lôgíc và hoàn thiện quản lý trong thực tiễn. Huyện Bình Xuyên là một huyện mới tái lập từ ngày 01.09.1998 được tách ra từ huyện Tam Đảo thành huyện Bình Xuyên và huyện Tam Dương, sau khi tái lập huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn. Khi mới tái lập định hướng của phát triển của huyện vẫn dựa vào quy hoạch của huyện Tam Đảo (cũ), lấy phát triển nông nghiệp là chủ yếu, do vậy sau 3 năm tái lập kinh tế huyện Bình Xuyên phát triển chậm chạp, cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, đời sống của nhân dân còn khó khăn. Trong khi đó huyện có lợi thế gần thủ đô Hà Nội, sân bay Quốc tế Nội Bài, có đường quốc lộ 2 và đường sắt chạy qua, mặt khác quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá của Tỉnh Vĩnh Phúc đang diễn ra với tốc độ nhanh, kinh tế xã hội có bước phát triển mạnh. Vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền của huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là nhanh chóng khắc phục nhược điểm, khó khăn, khai thác tiềm năng điều kiện hiện có, tìm bước đi thích hợp để đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn, nhằm xây dựng huyện trở thành một huyện công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chính vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế của huyện và đề ra các giải pháp phát triển kinh tế là rất cần thiết nhằm phát huy tốt những yếu tố tiềm năng, định rõ phương hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế của huyện trong những năm tới, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các đề án, quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, để Bình Xuyên từng bước phát triển tương xứng với vị thế của một huyện trọng tâm phát triển công nghiệp của tỉnh với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 huyện trở thành đô thị loại 4 của tỉnh Vĩnh Phúc. Là người trực tiếp tham gia quản lý ở huyện Bình Xuyên, tôi chọn đề tài “Phỏt triển kinh tế huyện Bỡnh Xuyờn tỉnh Vĩnh Phỳc trong điều kiện hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài có một số đề tài luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về phát triển kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thương mại nói riêng như: Luận văn thạc sĩ năm 2006 của Nguyễn Anh Tuấn chuyên ngành quản lý kinh tế, về hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội quận Long Biên thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của Nguyễn Văn Chiến về tác động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài vào phát triển kinh tế -xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của Nguyễn Văn Lúa về thu hút đầu tư để phát triển kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của Nguyễn Hoài Khanh về tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế -xã hội ở tỉnh Bình Dương. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của Huỳnh Khánh Toàn về mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới ở Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của Trần Anh Đức về định hướng và giải pháp quản lý Nhà nước nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn quận Cẩm lệ thành phố Đà Nẵng... Tuy vậy, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Làm rõ căn cứ lý luận, phân tích đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó trọng tâm là các giải pháp quản lý nhà nước. 3.2. Nhiệm vụ Làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế cấp huyện, xác định đúng vai trò, vị thế của chính quyền cấp huyện đối với phát triển kinh tế trong tình hình mới. Phân tích đánh giá các yếu tố tiềm năng, nguồn lực và thực trạng tác động của quản lý nhà nước đến sự phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên từ năm 2005 đến nay, chỉ ra những nguyên nhân của thành tựu và những hạn chế, yếu kém. Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các nhân tố cho phát triển kinh tế và tác động của quản lý nhà nước cấp huyện tới sự phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên, đặt trong mối quan hệ với phát triển xã hội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: trong phạm vi gianh giới hành chính của huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc Phạm vi về thời gian: Khảo sát đánh giá thực trạng phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên từ năm 2005 đến nay và giải pháp đến năm 2015 định hướng đến năm 2020. Phạm vi ngành, lĩnh vực: Tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu của huyện Bình Xuyên, không phân biệt cấp quản lý. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, các chỉ thị nghị quyết về phát triển kinh tế của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc. huyện uỷ và UBND huyện Bình Xuyên. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: hệ thống hoá những vấn đề chung về phát triển kinh tế, những căn cứ lý thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế cấp huyện trong điều kiện hiện nay. Phương pháp phân tích số liệu định lượng: Trên cơ sở số liệu thu thập được và những số liệu qua khảo sát thực tế, luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng theo nhóm vấn đề nghiên cứu phục vụ nội dung nghiên cứu và các kết luận tổng hợp. Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh nhằm đề xuất những kết luận về định hướng và giải pháp phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Bình Xuyên. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Về lý luận Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đối với cấp huyện trong giai đoạn hiện nay. Làm rõ vai trò, vị trí của chính quyền của cấp huyện đối nhiệm vụ phát triển kinh tế thời kỳ công nghiệp hoá -hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 6.2. Về thực tiễn Trên cơ sở, tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế của huyện trong những năm qua làm rõ bức tranh toàn cảnh về phát triển kinh tế trong mối tương quan với các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc. Điều này rất cần thiết cho cấp uỷ đảng, chính quyền huyện trong việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới Góp phần xây dựng mục tiêu, định hướng phát triển của huyện trong giai đoạn 2005-2015 và định hướng đến năm 2020, đồng thời đề xuất các giải pháp cần tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu của huyện trong thời kỳ CNH- HĐH và hội nhập kinh tế. Đề tài là tài liệu tham khảo giúp cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Bình Xuyên trong việc hoạch định mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên trong những năm tiếp theo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 03 chương, 07 tiết. Chương 1 phát triển kinh tế và tác động của quản lý nhà nước cấp huyện đối với phát triển kinh tế 1.1. Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế 1.1.1. Quan niệm về phát triển kinh tế Hiện nay mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển. Trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là: quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển phải là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nguồn lực của nền kinh tế và nhân tố quản lý quyết định. Cũng có thể hiểu phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi cả về chất và lượng của cuộc sống nó đặt trong mối quan hệ với phát triển xã hội. Phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay có mục tiêu không những phát triển nhanh mà còn phải phát triển bền vững. Từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta bắt đầu có những suy nghĩ đến các ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Theo thời gian, quan niệm về phát triển bền vững ngày càng được hoàn thiện. Năm 1987, vấn đề phát triển bền vững được Ngân hàng Thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo đó phát triển bền vững là “… Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của hệ thống tương lai”. Quan niệm đầu tiên về phát triển bền vững của WB chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển. Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với ý nghĩa quan trọng. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng hoà Nam phi) năm 2002 đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: Tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Đảng Cộng sản Việt nam đã thể hiện rõ quan điểm về phát triển bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đến năm 2010: “ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”, gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, mỗi quốc gia, tuỳ theo quan niệm khác nhau của các nhà lãnh đạo đã lựa chọn những con đường phát triển khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, hệ thống sự lựa chọn ấy theo ba con đường: Nhấn mạnh tăng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và phát triển toàn diện. Các nước phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa trước đây thường lựa chọn con đường nhấn mạnh tăng trưởng nhanh. Theo cách lựa chọn này, Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình độ khá cao. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia thực hiện theo mô hình đã làm cho nền kinh tế rất nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân năm rất cao. Tuy vậy, theo sự lựa chọn này, những hệ quả xấu đã xảy ra: một mặt, cùng với quá trình tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng gay gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan tâm, một số giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống của dân tộc và đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị phá huỷ. Mặt khác, việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh trước mắt đã nhanh chóng dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia, huỷ hoại môi trường sinh thái, chất lượng tăng trưởng kinh tế không đảm bảo và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững. Chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau. Sự phát triển kinh tế của các nước Braxin, Mehico, các nước OPEC và kể cả Philipin, Malaysia, Indonesia đi theo sự lựa chọn này. Mô hình nhấn mạnh vào bình đẳng và công bằng xã hội lại đưa ra yêu cầu giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ đầu trong điều kiện thực trạng tăng trưởng thu nhập ở mức độ thấp. Các nguồn lực phát triển, phân phối thu nhập cũng như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, văn hoá được quan tâm và thực hiện theo phương thức dàn đều, bình quân cho mọi ngành, mọi vùng và các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đây là mô hình khá nổi bật của các nước đi theo mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây, trong đó có cả Việt Nam. Theo mô hình này, các nước đã đạt được một mức độ khá tốt về các chỉ tiêu xã hội. Tuy vậy, nền kinh tế thiếu các động lực cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh, mức thu bình quân đầu người thấp, nền kinh tế lâu khởi sắc và ngày càng trở nên tụt hậu so với mức chung của thế giới. Các chỉ tiêu xã hội thường chỉ đạt cao về mặt số lượng mà có thể không đảm bảo về mặt chất lượng. Hiện nay, nền kinh tế mở cửa, hội nhập cho phép nhiều nước đang phát triển tận dụng lợi thế để thực hiện một lựa chọn tối ưu hơn bằng con đường phát triển toàn diện. Theo mô hình này, Chính phủ của các nước, một mặt đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, khuyến khích dân cư làm giầu, phát triển kinh tế tư nhân và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn lực; mặt khác, cũng đồng thời đặt ra vấn đề bình đẳng, công bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Hàn Quốc, Đài Loan là những nước đã thực hiện theo sự lựa chọn này. Trong quá trình cải tổ nền kinh tế, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự lựa chọn theo hướng phát triển toàn diện. Đi đôi với thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, chúng ta đã đưa ra mục tiêu giải quyết vấn đề công bằng xã hội ngay từ đầu và trong toàn bộ tiến trình phát triển. Việc hệ thống hoá con đường phát triển kinh tế mặc dù mang nội dung tương đối, nhưng nó là cần thiết để giúp các nước, các địa phương, căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị trong và ngoài nước ở từng giai đoạn cụ thể để có hướng đi thích hợp cho mình. 1.1.2. Các nội dung phát triển kinh tế Thứ nhất: Tăng trưởng kinh tế Muốn phát triển các mặt của đời sống kinh tế -xã hội, trước hết phải có thêm của cải , tức là năng lực của nền sản xuất phải được mở rộng hay nền kinh tế phải tăng trưởng với tốc độ cao trong thời gian dài. cũng vì vậy, các nước nghèo, lạc hậu muốn tạo ra sự phát triển kinh tế, phải coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu số một trong chiến lược kinh tế-xã hội của mình. Tăng tưởng kinh tế là: Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng vật chất hoặc giá trị. thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNP và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Tăng trưởng kinh tế là phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chưa đề cập đến mối quan hệ của nó với các vấn đề xã hội. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ, vốn và nhân lực trong một cơ cấu kinh tế hợp lý. Như vậy mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển có mối quan hệ biện chứng. Tăng trưởng là điều kiện cần đối với sự phát triển, nhưng nó chưa là điều kiện đủ. Tăng trưởng mà không phát triển sẽ dẫn đến phân hoá giàu nghèo, khủng hoảng xã hội, ngược lại phát triển mà không tăng trưởng là không tồn tại trong thực tế. Xét trên góc độ kinh tế, tăng trưởng kinh tế có tính hai mặt: lợi ích và chi phí. Tăng trưởng kinh tế có rất nhiều ích lợi, là cơ sở là điều kiện để cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề quan trọng bậc nhất để phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế -xã hội như: khoa học, giáo dục, y tế, thể dục thể thao… do những lợi ích đó, tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết với tất cả các quốc gia. Với các nước nghèo, lạc hậu tăng trưởng kinh tế càng quan trọng vì mức thu nhập, mức sống của dân cư rất thấp, nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội còn ở trình độ thấp, lạc hậu… Mặt thứ hai của tăng trưởng kinh tế là chi phí. Nền kinh tế tăng trưởng cành nhanh, nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên càng lớn vì vậy tài nguyên càng sớm cạn kiệt, môi trường càng bị tổn hại , ô nhiễm. Nền kinh tế càng tăng trưởng nhanh, càng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội : như phân hoá giàu nghèo, sự phát triển của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội… Nền kinh tế tăng trưởng càng nhanh, chi phí càng lớn. Thứ hai: Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. theo hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội. Trong các nội dung của phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế được xem như là tiêu thức phản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá so sánh các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế là: tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Cơ cấu kinh tế được hiểu là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các bộ phận với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các thước đo tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thể hiện mặt chất kinh tế trong quá trình phát triển. Đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cách toàn diện các góc độ của cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu khu vực thể chế v.v... Trong đó, cơ cấu kinh tế ngành phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là một nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. - Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là: tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này hình thành trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Về lý thuyết cơ cấu ngành kinh tế thể hiện cả về mặt định lượng và định tính. Mặt định lượng chính là quy mô và tỷ trọng chiếm về GDP, lao động, vốn của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế quốc dân. Mặt định tính thể hiện vị trí và tầm quan trọng của mỗi ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân. Các nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp của các nước này thường chiếm từ 20%-30% GDP. Trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm từ 1%-7%. Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự chuyển đổi theo một xu hướng chung là tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi, trong khi đó tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Như vậy cần phải hiểu cơ cấu ngành kinh tế theo những nội dung sau: Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành, số lượng ngành kinh tế không cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội, biểu hiện cụ thể qua qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế được phân thành ba khu vực hay gọi là ba ngành gộp: Khu vực I bao gồm ngành nông nghiệp - lâm - ngư nghiệp; Khu vực II là các ngành công nghiệp và xây dựng; khu vực III gồm các ngành dịch vụ. Thứ đến, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động vốn vv...) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, còn khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau. Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều, có mối quan hệ gián tiếp được thể hiện theo các cấp 1,2,3 vv... nói chung mối quan hệ của các ngành cả số và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế. Khu vực I có đặc điểm phụ thuộc nặng vào tự nhiên năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp. Do đó trong cơ cấu các ngành kinh tế khu vực I càng chiếm tỷ trọng lớn, khu vực II và II chiếm tỷ trọng nhỏ thì nền kinh tế càng phụ thuộc vào tự nhiên năng suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội càng thấp và ngược lại với khu vực I chiếm tỷ trọng nhỏ nền kinh tế ít phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội cao. Bởi vậy cơ cấu kinh tế theo ngành thay đổi theo hướng: khu vực I giảm về tỷ trọng; khu vực II, III tăng về tỷ trọng được coi là sự tiến bộ và sự thay đổi đó là nội dung của phát triển kinh tế. - Cơ cấu vùng kinh tế: Sự phát triển kinh tế được thể hiện ở cơ cấu vùng kinh tế theo góc độ thành thị và nông thôn. ở các nước đang phát triển, kinh tế nông thôn phát triển rất cao. Theo số liệu của WB vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, 45 nước có thu nhập thấp, tỷ trọng dân số nông thôn chiếm 72%, còn 36 nước có thu nhập tiếp theo, con số này là 65%. Trong khi đó các nước phát triển có hiện tượng đối ngược lại, 80% dân số sống ở khu vực thành thị. Một xu hướng khá phổ biến của các nước đang phát triển là luôn có một dòng di dân từ nông thôn ra thành thị. Đó là kết quả của cả “ lực đẩy” ra khỏi khu vực nông thôn bởi sự nghèo khổ cũng như thiếu thốn đất đai ngày càng nhiều và cả “lực hút” từ sự hấp dẫn của khu vực thành thị. Dòng di dân ngày càng lớn đã tạo ra áp lực rất mạnh đối với Chính phủ các nước đang phát triển. Mặt khác, việc thực hiện các chính sách công nghiệp hoá nông thôn, đô thị hoá, phát triển hệ thống công nghiệp, dịch vụ nông thôn làm cho tỷ trọng kinh tế thành thị ở các nước đang phát triển ngày càn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluận văn.doc
Tài liệu liên quan