Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng ta, đồng thời cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và là nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn rất quan tâm đến sự phát triểon nông nghiệp, nông thôn và đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này.
Trong nông nghiệp và nông thôn, vấn đề nông dân luôn có vị trí đặc biệt quan trọng và được Đảng ta xác định là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trải qua các giai đoạn cách mạng, nông dân đã có những đóng góp to lớn, góp phần cùng toàn dân làm nên thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày nay, trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn là lực lượng đông đảo, nòng cốt và chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình này. Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vừa qua là thành quả của toàn Đảng, toàn dân nhưng đặc biệt trong đó có một phần đóng góp đáng tự hào của nông dân.
Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với xu thế chung của cả nước, Bến Tre cũng đã đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện, trong đó kinh tế thuỷ sản và kinh tế vườn được xác định là hai ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá của tỉnh. Đến nay, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre ngày càng đi đúng hướng và gặt hái được nhiều thắng lợi quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp và nông thôn Bến Tre vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đặc biệt nông dân Bến Tre, mặc dù đóng một vai trò vô cùng to lớn trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhưng cho đến nay đời sống của đa số nông dân vẫn còn nghèo, vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Để quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre đi vào chiều sâu, tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong những năm đầu của thế kỷ XXI, đòi hỏi Bến Tre phải nỗ lực xây dựng, hoàn thiện một hệ thống những chủ trương, chính sách, phương hướng, giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Với tư cách là chủ thể, là lực lượng nòng cốt và chủ yếu trực tiếp tham gia vào sự nghiệp này, điều quan trọng hơn hết là phải khơi dậy cho được sự cố gắng, lòng nhiệt tình, tính năng động, tích cực sáng tạo của nông dân Bến Tre. Bởi mỗi bước phát triển của nông nghiệp và nông thôn suy cho cùng cũng là nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân. Nông dân là mục tiêu, là động lực phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Phát triển nông nghiệp và nông thôn là do nông dân và vì nông dân. Vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là vô cùng to lớn. Nhưng chỉ có một mình lực lượng nông dân không thôi thì vẫn chưa đủ làm nên một kỳ tích. Hơn nữa, quá trình thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn dưới tác động của nền kinh tế thị trường tất yếu buộc nông dân phải đối mặt với những thách thức không dễ gì tránh khỏi đó là hiện trạng nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất; hiện tượng phân hóa giàu nghèo, mất đoàn kết trong nội bộ nông dân; tình trạng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,. Đây là những vấn đề lớn đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân. Vì vậy, sức mạnh của nông dân chỉ có thể nhân đôi và phát huy mạnh mẽ khi có sự quan tâm sâu sát, sự hỗ trợ kịp thời và thường xuyên của các cấp, các ngành địa phương, của cả hệ thống chính trị.
99 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng ta, đồng thời cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và là nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn rất quan tâm đến sự phát triểon nông nghiệp, nông thôn và đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này.
Trong nông nghiệp và nông thôn, vấn đề nông dân luôn có vị trí đặc biệt quan trọng và được Đảng ta xác định là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trải qua các giai đoạn cách mạng, nông dân đã có những đóng góp to lớn, góp phần cùng toàn dân làm nên thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày nay, trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn là lực lượng đông đảo, nòng cốt và chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình này. Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vừa qua là thành quả của toàn Đảng, toàn dân nhưng đặc biệt trong đó có một phần đóng góp đáng tự hào của nông dân.
Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với xu thế chung của cả nước, Bến Tre cũng đã đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện, trong đó kinh tế thuỷ sản và kinh tế vườn được xác định là hai ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá của tỉnh. Đến nay, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre ngày càng đi đúng hướng và gặt hái được nhiều thắng lợi quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp và nông thôn Bến Tre vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đặc biệt nông dân Bến Tre, mặc dù đóng một vai trò vô cùng to lớn trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhưng cho đến nay đời sống của đa số nông dân vẫn còn nghèo, vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Để quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre đi vào chiều sâu, tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong những năm đầu của thế kỷ XXI, đòi hỏi Bến Tre phải nỗ lực xây dựng, hoàn thiện một hệ thống những chủ trương, chính sách, phương hướng, giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Với tư cách là chủ thể, là lực lượng nòng cốt và chủ yếu trực tiếp tham gia vào sự nghiệp này, điều quan trọng hơn hết là phải khơi dậy cho được sự cố gắng, lòng nhiệt tình, tính năng động, tích cực sáng tạo của nông dân Bến Tre. Bởi mỗi bước phát triển của nông nghiệp và nông thôn suy cho cùng cũng là nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân. Nông dân là mục tiêu, là động lực phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Phát triển nông nghiệp và nông thôn là do nông dân và vì nông dân. Vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là vô cùng to lớn. Nhưng chỉ có một mình lực lượng nông dân không thôi thì vẫn chưa đủ làm nên một kỳ tích. Hơn nữa, quá trình thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn dưới tác động của nền kinh tế thị trường tất yếu buộc nông dân phải đối mặt với những thách thức không dễ gì tránh khỏi đó là hiện trạng nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất; hiện tượng phân hóa giàu nghèo, mất đoàn kết trong nội bộ nông dân; tình trạng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,... Đây là những vấn đề lớn đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân. Vì vậy, sức mạnh của nông dân chỉ có thể nhân đôi và phát huy mạnh mẽ khi có sự quan tâm sâu sát, sự hỗ trợ kịp thời và thường xuyên của các cấp, các ngành địa phương, của cả hệ thống chính trị. Chỉ với tinh thần như thế mới có thể " Phỏt huy vai trũ của nụng dõn trong sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ nụng nghiệp, nụng thụn ở Bến Tre hiện nay ", đây chính là một trong những vấn đề cấp thiết đang được đặt ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với Bến Tre.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và vấn đề nông dân luôn tạo được sự quan tâm, chú ý của nhiều cấp, bộ ngành, nhiều nhà khoa học. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu của tập thể cũng như của các nhà khoa học về nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở những góc độ khác nhau tiêu biểu như:
+ Các công trình khoa học của tập thể:
- "Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta", Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ - Trung tâm Hỗ trợ khoa học và công nghệ phát triển nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Tài liệu tập huấn: Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (tập I và II), Hội khoa học kinh tế Việt Nam - Ban đào tạo và phổ biến kiến thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998.
- "Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam", Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Nhìn chung, các công trình khoa học này đã đề cập đến những nội dung như: vai trò của công nghiệp nông thôn trong quá trình CNH, HĐH nông thôn Việt Nam; thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam; tổng kết những kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; hệ thống hóa những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; những vấn đề đặt ra và đề xuất những phương hướng, giải pháp trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, các công trình khoa học này mặc dù nghiên cứu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhưng chưa đi sâu vào vấn đề nông dân.
- “Sản xuất và đời sống của các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở đồng bằng sông Cửu Long. Thực trạng và giải pháp”, GS.TS Nguyễn Đình Hương (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Đây là công trình khoa học được nghiên cứu công phu do tập thể cán bộ khoa học Trường Đại học Kinh tế quốc dân chủ trì phối hợp cùng Hội Nông dân Việt Nam thực hiện theo Công văn số 6553/KTN ngày 20 - 12 - 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung cuốn sách bước đầu cố gắng làm rõ thực chất, nguyên nhân cơ bản và sâu xa của tình trạng các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất. Trên cơ sở đó đề xuất và kiến nghị một số quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm công ăn việc làm và đời sống cho các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, công trình khoa học này nghiên cứu về hộ nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng không nghiên cứu sâu về vai trò của nông dân và việc phát huy vai trò của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
+ Một số luận án tiến sĩ, thạc sĩ:
- "Sự chuyển hướng của giai cấp nông dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Nguyễn Đức Hướng, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội, 1991.
- "Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay" của Bùi Thị Thanh Hương, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội, 2000...
Các đề tài này bước đầu đi vào nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo, đặc điểm của giai cấp nông dân trong giai đoạn đổi mới đất nước, làm rõ xu hướng biến đổi khách quan của giai cấp nông dân Việt Nam trong thời gian tới, trình bày một số phương hướng đưa giai cấp nông dân Việt Nam phát triển theo hướng XHCN,... Các đề tài, luận án này tuy bàn đến đối tượng là nông dân nhưng chưa đi sâu vào vai trò của nông dân cũng như việc phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Gần đây có luận văn thạc sĩ Triết học: "Phát huy vai trò của nông dân Thái Bình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn" của Đặng Thị Phương Duyên, Hà Nội, 2001. Luận văn đã đề cập đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Thái Bình trên con đường CNH, HĐH; thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Thái Bình. Tuy nhiên, vai trò của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là như thế nào; những điều kiện để phát huy vai trò của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói chung, ở một tỉnh nói riêng là vấn đề cần phải đi sâu hơn nữa.
+ ở Bến Tre có:
- "Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VI " (5/1996).
- "Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VII" (12/2000)...
- Nghị quyết số 13 Ctr/TU của Tỉnh uỷ Bến Tre về "Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 15 - NQ/TW (Hội nghị Trung ương 5 - khóa IX) "Về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010"" (7/2002).
Nhìn chung, các văn kiện, Nghị quyết này đều có đề cập đến vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và vấn đề nông dân, nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào ở cấp tỉnh làm rõ vai trò của nông dân Bến Tre và việc phát huy vai trò của nông dân Bến Tre trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Vì vậy, vấn đề phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay rất cần được quan tâm nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Phân tích, làm rõ vai trò của nông dân Bến Tre với tư cách là chủ thể, là lực lượng nòng cốt và chủ yếu trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre. Đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Khái quát tầm quan trọng và phương hướng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và ở Bến Tre nói riêng.
- Phân tích làm rõ vai trò của nông dân với tư cách là chủ thể, là lực lượng nòng cốt và chủ yếu trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre. Đồng thời chỉ ra những nhân tố tác động và điều kiện để phát huy vai trò của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre.
- Phân tích những yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với nông dân Bến Tre trên cơ sở đối chiếu và đánh giá thực trạng nêu lên những vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong giai đoạn trước mắt.
- Đề xuất những quan điểm định hướng và giải pháp cơ bản phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Bến Tre.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là những vấn đề lớn và rất rộng. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả giới hạn ở đối tượng nghiên cứu là nông dân Bến Tre, nội dung nghiên cứu là xác định vai trò và việc phát huy vai trò của nông dân Bến Tre trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt là nguyên lý của CNDVLS về vai trò của quần chúng nhân dân.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - lôgíc; sử dụng tư liệu thực thế của các công trình nghiên cứu đã có nhất là của các cơ quan ban ngành tỉnh Bến Tre.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Làm rõ vai trò của nông dân Bến Tre trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre.
- Đưa ra một số quan điểm định hướng, giải pháp cơ bản phát huy vai trò của nông dân Bến Tre trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần vào việc tạo được sự nhận thức đúng đắn về vai trò của nông dân Bến Tre. Từ đó giúp lãnh đạo địa phương đưa ra những chủ trương, giải pháp giúp cho việc phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy ở trường Chính trị tỉnh, có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu tham khảo ở các cấp uỷ đảng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Bến Tre.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.
Chương 1
CÔNG NGHIệP HOá, HIệN ĐạI HOá NÔNG NGHIệP, NÔNG THÔN
Và VAI TRò Của NÔNG DÂN Bến Tre
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, trong đó có nông dân. Nhưng cách mạng là vấn đề rất rộng và rất lớn. ở mỗi giai đoạn lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dân mà đặc biệt là nông dân luôn được khẳng định và thể hiện với những tính chất khác nhau. Ngày nay, cùng với xu thế chung của cả nước, Bến Tre đang ra sức đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện. ý nghĩa và tầm vóc của việc thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là vô cùng to lớn, yêu cầu đặt ra ngày một cao. Vì vậy, trong quá trình thực hiện sự nghiệp cách mạng này, lại một lần nữa không thể thiếu vai trò của nông dân. Bởi lẽ, vai trò của nông dân là một nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần đảm bảo cho sự thành công của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre trong giai đoạn hiện nay.
1.1. Phương hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1.1.Tầm quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận hữu cơ và luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH của nước ta hiện nay. Thành tựu đạt được của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn như thế nào sẽ tác động, ảnh hưởng rất lớn đến thành tựu chung của cả quá trình CNH, HĐH đất nước. Xuất phát từ điều kiện khách quan nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu gắn với nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, quá trình đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN tất yếu đòi hỏi Đảng ta phải tiến hành CNH, HĐH đất nước. Chỉ có tiến hành CNH, HĐH chúng ta mới tạo dựng được một lực lượng sản xuất mới phát triển cao làm tiền đề vững chắc để phát triển KT-XH, cải thiện đời sống cho nhân dân. ở nước ta trong quá trình CNH, HĐH đất nước, một nhiệm vụ to lớn, có ý nghĩa cơ bản luôn phải được coi trọng là tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Bởi vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò của nông nghiệp được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định từ rất sớm, trong thư gửi điền chủ, nông gia Việt Nam ngày 11 - 4 - 1946, Người viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế nước ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [35, tr.215]. Thật vậy, vai trò của nông nghiệp được thể hiện trong những mặt sau đây:
Thứ nhất, nông nghiệp là ngành trực tiếp cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng được nhu cầu ăn - một nhu cầu thiết yếu nhất của con người mà cho đến nay và trong tương lai vẫn chưa có ngành nào, lĩnh vực nào thay thế được vai trò của nông nghiệp. Chính vì thế, việc Đảng ta ngày nay xác định phải bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống là hoàn toàn có cơ sở.
Thứ hai, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế của đất nước, trong đó trước hết là công nghiệp. Bởi nông nghiệp là nơi cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến. Không có nông nghiệp với tính cách là nguồn cung cấp đầu vào thì công nghiệp chế biến không thể tồn tại và phát triển được.
Thứ ba, nông thôn nước ta là một địa bàn rộng lớn với gần 80% dân số sẽ là thị trường to lớn cho việc tiêu thụ các sản phẩm quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Như vậy, đối với nước ta giữa nông nghiệp và công nghiệp luôn có một mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau, luôn tác động và làm tiền đề cho nhau, “công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của con người. Hai chân có mạnh thì đi mới vững chắc. Nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp cũng không phát triển được. Ngược lại, không có công nghiệp thì nông nghiệp cũng khó khăn. Công nghiệp và nông nghiệp quan hệ với nhau rất khắng khít”[37, tr.619]. Bất kỳ một sự phát triển không tương xứng, cân đối, hài hoà giữa nông nghiệp và công nghiệp đều gây những khó khăn nhất định cho sự phát triển của nền kinh tế chung của đất nước.
Xuất phát từ vai trò của nông nghiệp, Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của mình luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp nước nhà. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(1986) đánh dấu sự nghiệp đổi mới toàn diện của Đảng ta đã xác định: trước hết là đổi mới về kinh tế, thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, nhấn mạnh vai trò hàng đầu của nông nghiệp trong việc đáp ứng những yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Phấn đấu đưa nông nghiệp nước ta trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá XHCN. Văn kiện Đại hội chỉ rõ “trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1986 - 1990, phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”[9, tr.47].
Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng với Báo cáo Chính trị, với "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", với "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000" lại một lần nữa khẳng định rõ hơn quan điểm đó là “phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; phát triển toàn diện nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội”[10, tr.63].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng là Đại hội quyết định chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong đó Nghị quyết Trung ương bốn và Nghị quyết sáu của Bộ Chính trị khoá VIII tiếp tục cụ thể hoá hơn về nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết khẳng định phải đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, chỉ rõ nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là:
Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn về lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa,... phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với công nghệ ngày càng cao,... phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống,... xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại [11, tr.87].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng mà đặc biệt là Nghị quyết Trung ương năm (khoá IX) về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010” đã tiếp tục làm rõ hơn nữa những quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Trung ương năm đã đưa ra quan niệm tổng quát về CNH, HĐH nông nghiệp và CNH, HĐH nông thôn. Nhiệm vụ của CNH, HĐH nông nghiệp và CNH, HĐH nông thôn có quan hệ chặt chẽ và khăng khít, hoà quyện vào nhau. Trên cơ sở khẳng định rõ những thành tựu cũng như những khuyết điểm, yếu kém và nguyên nhân của những khuyết điểm, yếu kém đó, Nghị quyết Trung ương năm tiếp tục xác định các mục tiêu, phương hướng, quan điểm và nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta lên một tầm cao mới, nhằm tạo ra một bước đột phá, nhảy vọt mạnh mẽ để khai thác hết mọi tiềm năng và nội lực của đất nước.
Qua gần 20 năm đổi mới, tiến hành CNH, HĐH nền nông nghiệp nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện và có bước tăng trưởng khá. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn từng bước được phục hồi và phát triển; kết cấu hạ tầng KT-XH được quan tâm đầu tư xây dựng; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên rõ rệt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn được đảm bảo. Những thành tựu đạt được như thế rất đáng tự hào đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển KT-XH, tạo tiền đề đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước đi đến thắng lợi.
Là một nước đi lên từ nông nghiệp, thế mạnh và tiềm năng lớn nhất đều nằm trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Thực tế trong những năm qua thành tựu đạt được của nông nghiệp nước ta rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ sản xuất trong nông nghiệp hiện nay vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, nông sản hàng hoá chưa đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế, thậm chí ngay trên "sân nhà", sức mua của nông dân vẫn còn thấp. Nông thôn Việt Nam hiện vẫn là địa bàn sinh sống của gần 80% dân số, gần 70% lực lượng lao động. Như vậy, lao động trong nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, trình độ lao động lại thấp, mới chỉ có 8% qua đào tạo. Vấn đề lao động nông nhàn và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là gánh nặng cho xã hội. Kinh tế nông nghiệp trong những năm qua tuy có bước tăng trưởng khá, song tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm. Mặt khác, trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy năng suất, chất lượng, hiệu quả của nông sản hàng hoá chưa cao. Bên cạnh đó trình độ và mức độ cơ giới hoá trong nông nghiệp ở tất cả các khâu vẫn còn thấp. Mặt khác, vấn đề giải quyết đầu ra cho hàng hoá nông sản thiếu tính ổn định và còn nhiều bất cập bởi năng lực của công nghệ chế biến và tổ chức lưu thông còn nhiều hạn chế. Kết cấu hạ tầng KT-XH trên địa bàn nông thôn trong những năm qua được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng trên thực tế vẫn còn yếu kém chưa trở thành động lực thúc đẩy cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tăng tốc mạnh mẽ.
Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân, Đảng ta từ khi thành lập cho đến nay, xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng đã luôn coi trọng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngày nay, vai trò đó không những không mất đi mà càng được củng cố và khẳng định. Chính vì vậy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần phải được tiếp tục quan tâm hàng đầu và nội dung của nó phải thật sự đi vào chiều sâu, phải có những bước bứt phá tăng tốc mạnh mẽ, góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước để phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.1.2. Phương hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre trong giai đoạn hiện nay
Bến Tre là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp biển Đông với 65km chiều dài bờ biển. Địa hình Bến Tre bị chia cắt mạnh bởi bốn nhánh sông Cửu Long đó là các sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên với tổng chiều dài hơn 300 km. Từ đó tạo nên vùng đất Bến Tre thành ba dải cù lao: cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hoá. Với một mạng lưới sông ngòi chằng chịt, trải qua nhiều thế kỷ những dòng sông đã cần mẫn chuyên chở phù sa từ thượng nguồn của dòng MêKông hùng vĩ để tạo nên vùng đất Bến Tre ngày nay phì nhiêu, màu mỡ với những cánh đồng bát ngát, những vườn cây ăn trái sum suê, những vườn dừa bạt ngàn. Có thể nói những dòng sông đi qua địa phận Bến Tre đã và đang giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân trong tỉnh đó là cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn lợi thuỷ sản phong phú và đa dạng, đồng thời góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu của một vùng đất cù lao bốn bề sông nước.
Mặt khác, khí hậu Bến Tre mang tính chất nhiệt đới gió mùa có một chế độ nhiệt độ cao quanh năm ít khi biến động và có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhìn chung, thời tiết ở Bến Tre ổn định ít biến động thất thường rất thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp bởi ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loại cây trồng, vật nuôi. Trở ngại đáng kể trong sản xuất nông nghiệp là vào mùa gió chướng nước biển thường xâm nhập sâu vào trong đất liền làm một số vùng bị nhiễm mặn, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cho nhà nông. “Độ mặn xâm nhập trên ba dải cù lao Bến Tre trong xu hướng ngày càng lên cao đã tác động làm thay đổi giống cây trồng của tỉnh, cần được khảo sát và lãnh đạo kịp thời để tránh thiệt hại” [15, tr.44 - 45].
Hơn nữa, trong những năm chiến tranh, Bến Tre là tỉnh bị tàn phá khốc liệt và nặng nề nhất so với các tỉnh khác ở miền Tây Nam bộ. Không những các cơ sở kinh tế bị tàn phá mà ngay cả cơ sở vật chất của địch để lại sau ngày giải phóng dường như không có gì. Ngoài những cơ sở dịch vụ sửa chữa cơ khí nhỏ và vài xưởng sửa xe cơ giới, cùng một ít phương tiện giao thông vận tải thuỷ bộ cũ kỹ, không có một cơ sở sản xuất nào đáng kể. Bởi lẽ, dưới mắt kẻ thù, Bến Tre là một mảnh đất không an toàn nên chúng không đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất nào trong suốt hơn hai mươi năm chiến tranh.
Như vậy, từ những điều kiện tự nhiên và lịch sử đã quy định Bến Tre là một tỉnh lấy nông nghiệp làm chủ yếu. Cho nên trong giai đoạn hiện nay để xây dựng và phát triển KT-XH của tỉnh nhà, Bến Tre không còn con đường nào khác hơn là phải xuất phát từ nông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV.doc
- muc luc, viet tat.doc