Luận văn Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trỡnh phỏt triển kinh tế - Xó hội ở cỏc tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay

Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, cùng với dân tộc Kinh còn có 53 dân tộc thiểu số, với trên 10,5 triệu người. Tuy chỉ chiếm 14% dân số cả nước nhưng địa bàn cư trú của các dân tộc là 3/4 diện tích đất nước. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như an ninh quốc phòng. Nhìn lại tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phần lớn các dân tộc thiểu số hiện nay, chúng ta thấy những khó khăn chồng chất mà đồng bào đang phải gánh chịu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc đã chỉ ra:

Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ sau khi có Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tình hình ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước chuyển biến quan trọng, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém [24, tr.31].

Hội nghị cũng nhận định một cách cụ thể:

Nhìn chung, kinh tế ở miền núi và các dân tộc còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu. Chất lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ khó khăn. Tình trạng du canh, du cư, di dân tự do còn diễn biến phức tạp. Một số hộ còn thiếu đất sản xuất. Kết cấu hạ tầng ở vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng còn rất thấp kém. Ở nhiều vùng dân tộc và miền núi tỷ lệ đói nghèo hiện còn cao hơn so với bình quân chung cả nước; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng. [24, tr.31-32].

Để khắc phục hạn chế, yếu kém, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn miền núi, ngoài việc phải khai thác tiềm năng, thế mạnh từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, đồng thời phải tập trung phát huy các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người là nguồn lực mang tính trực tiếp và quyết định. Phụ nữ DTTS chiếm hơn 1/2 dân số, là nguồn lực có vai trò, vị trí đặc biệt, tác động rất lớn tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở những khu vực này.

Phụ nữ DTTS nước ta là những chủ nhân của đất nước, có tiềm năng lớn tác động trực tiếp đến sự phát triển ngay trên chính quê hương họ. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy, vấn đề việc làm, thu nhập, địa vị của người phụ nữ là những vấn đề bức xúc đối với phụ nữ vùng dân tộc thiểu số. Bởi vì, đại bộ phận các gia đình ở các dân tộc thiểu số đang sống ở mức nghèo đói, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, miền núi. Trong bộ phận dân cư ấy, phụ nữ lại là nhóm xã hội cực khổ nhất. Họ vừa tham gia lao động sản xuất ngoài xã hội, cộng đồng; lại vừa trực tiếp chăm lo công việc gia đình nên cường độ lao động và thời gian lao động đối với họ là quá tải trong khi mức thu nhập lại thấp, thậm chí họ lao động vất vả nhưng ít được cộng đồng, xã hội quan tâm.

Bên cạnh đó, điều kiện để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống còn rất nhiều hạn chế, yếu kém: trình độ sản xuất, tư liệu lao động, kết cấu hạ tầng, nguồn vốn. Hơn thế nữa, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số chính là người trực tiếp tham gia các hoạt động kinh tế, trực tiếp sản xuất nhưng ít có cơ hội, điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật. Trình độ học vấn nói chung là thấp, công việc nội trợ gia đình, sinh đẻ và nuôi dạy con cái cũng làm hạn chế năng lực sản xuất của phụ nữ. Vì vậy, để phụ nữ vùng DTTS phát triển phải phát huy tiềm năng của họ, điều đó vừa có ý nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vừa có ý nghĩa trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Khu vực miền núi phía Bắc nước ta gồm Đông Bắc và Tây Bắc, là địa bàn tụ cư của nhiều dân tộc thiểu số. Đây cũng là những vùng mà kinh tế - xã hội phát triển chậm (nhất là Tây Bắc). Một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển chung của khu vực này là chưa khai thác, phát huy tiềm năng của lực lượng lao động nữ, thực hiện bình đẳng giới. Trong bối cảnh như vậy, việc đánh giá thực trạng tiềm năng của phụ nữ các dân tộc thiểu số, chỉ ra những nguyên nhân và tác động của chính sách kinh tế - xã hội, đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tiềm năng của họ, tạo điều kiện và cơ hội cho họ hòa nhập vào phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của cộng đồng là cấp thiết. Đây chính là một phương hướng, nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp giải phóng phụ nữ của cánh mạng XHCN nói chung, của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nói riêng. Chính thực tế đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Phỏt huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội ở cỏc tỉnh miền nỳi phớa Bắc nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ triết học của mình.

 

doc107 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trỡnh phỏt triển kinh tế - Xó hội ở cỏc tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, cùng với dân tộc Kinh còn có 53 dân tộc thiểu số, với trên 10,5 triệu người. Tuy chỉ chiếm 14% dân số cả nước nhưng địa bàn cư trú của các dân tộc là 3/4 diện tích đất nước. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như an ninh quốc phòng. Nhìn lại tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phần lớn các dân tộc thiểu số hiện nay, chúng ta thấy những khó khăn chồng chất mà đồng bào đang phải gánh chịu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc đã chỉ ra: Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ sau khi có Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tình hình ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước chuyển biến quan trọng, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém [24, tr.31]. Hội nghị cũng nhận định một cách cụ thể: Nhìn chung, kinh tế ở miền núi và các dân tộc còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu. Chất lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ khó khăn. Tình trạng du canh, du cư, di dân tự do còn diễn biến phức tạp. Một số hộ còn thiếu đất sản xuất. Kết cấu hạ tầng ở vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng còn rất thấp kém... ở nhiều vùng dân tộc và miền núi tỷ lệ đói nghèo hiện còn cao hơn so với bình quân chung cả nước; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng... [24, tr.31-32]. Để khắc phục hạn chế, yếu kém, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn miền núi, ngoài việc phải khai thác tiềm năng, thế mạnh từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, đồng thời phải tập trung phát huy các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người là nguồn lực mang tính trực tiếp và quyết định. Phụ nữ DTTS chiếm hơn 1/2 dân số, là nguồn lực có vai trò, vị trí đặc biệt, tác động rất lớn tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở những khu vực này. Phụ nữ DTTS nước ta là những chủ nhân của đất nước, có tiềm năng lớn tác động trực tiếp đến sự phát triển ngay trên chính quê hương họ. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy, vấn đề việc làm, thu nhập, địa vị của người phụ nữ là những vấn đề bức xúc đối với phụ nữ vùng dân tộc thiểu số. Bởi vì, đại bộ phận các gia đình ở các dân tộc thiểu số đang sống ở mức nghèo đói, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, miền núi. Trong bộ phận dân cư ấy, phụ nữ lại là nhóm xã hội cực khổ nhất. Họ vừa tham gia lao động sản xuất ngoài xã hội, cộng đồng; lại vừa trực tiếp chăm lo công việc gia đình nên cường độ lao động và thời gian lao động đối với họ là quá tải trong khi mức thu nhập lại thấp, thậm chí họ lao động vất vả nhưng ít được cộng đồng, xã hội quan tâm. Bên cạnh đó, điều kiện để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống còn rất nhiều hạn chế, yếu kém: trình độ sản xuất, tư liệu lao động, kết cấu hạ tầng, nguồn vốn... Hơn thế nữa, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số chính là người trực tiếp tham gia các hoạt động kinh tế, trực tiếp sản xuất nhưng ít có cơ hội, điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật. Trình độ học vấn nói chung là thấp, công việc nội trợ gia đình, sinh đẻ và nuôi dạy con cái cũng làm hạn chế năng lực sản xuất của phụ nữ. Vì vậy, để phụ nữ vùng DTTS phát triển phải phát huy tiềm năng của họ, điều đó vừa có ý nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vừa có ý nghĩa trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Khu vực miền núi phía Bắc nước ta gồm Đông Bắc và Tây Bắc, là địa bàn tụ cư của nhiều dân tộc thiểu số. Đây cũng là những vùng mà kinh tế - xã hội phát triển chậm (nhất là Tây Bắc). Một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển chung của khu vực này là chưa khai thác, phát huy tiềm năng của lực lượng lao động nữ, thực hiện bình đẳng giới. Trong bối cảnh như vậy, việc đánh giá thực trạng tiềm năng của phụ nữ các dân tộc thiểu số, chỉ ra những nguyên nhân và tác động của chính sách kinh tế - xã hội, đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tiềm năng của họ, tạo điều kiện và cơ hội cho họ hòa nhập vào phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của cộng đồng là cấp thiết. Đây chính là một phương hướng, nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp giải phóng phụ nữ của cánh mạng XHCN nói chung, của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nói riêng. Chính thực tế đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Phỏt huy tiềm năng của phụ nữ dõn tộc thiểu số trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội ở cỏc tỉnh miền nỳi phớa Bắc nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về phụ nữ, gia đình, dân tộc các vùng nông thôn miền núi đã được tiến hành từ lâu, tuy nhiên, có nhiều cách tiếp cận dưới những góc độ khác nhau. Đặc biệt, trong những năm gần đây, cụ thể hơn là từ khi có Nghị quyết 22-NQ/TƯ, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, thì những vấn đề này được quan tâm nhiều hơn. Những cuộc điều tra, nghiên cứu về kinh tế - xã hội miền núi thực hiện theo những chuyên đề, những công trình như: - Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa - chủ biên (1998): Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng CNH, HĐH, Nxb CTQG. Công trình đã phân tích đặc điểm kinh tế, xã hội vùng DTTS, từ đó đưa ra định hướng chung cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công trình chưa khai thác những đặc điểm về dân cư, tộc người, nguồn lực lao động, trong đó có nguồn lực nữ. - Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX (2001), Nxb CTQG. Đây là công trình lớn của nhiều nhà khoa học, nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, viết về quá trình phát triển các dân tộc thiểu số trong một thế kỷ qua. Có một số chuyên luận đã nói về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... Tuy nhiên chưa có chuyên luận nào đi sâu vào phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực nữ dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. - ủy ban Dân tộc và miền núi (2002): Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới, Nxb Nông nghiệp. Đây là công trình tổng kết quá trình đổi mới, phát triển của miền núi, và đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình đó, đồng thời nêu quan điểm định hướng và nguyên tắc phát triển miền núi và vùng DTTS. Đặc biệt, công trình đã đề cập đến vấn đề nghèo đói và sự tác động của nó đến các nhóm cư dân khác nhau, trong đó, phụ nữ, trẻ em là nhóm xã hội bị tác động lớn nhất, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho nhóm này. - Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2002): Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG. Cuốn sách bao gồm những chuyên đề được trình bày tại cuộc hội thảo lớn đề cập đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và chính sách dân tộc. - Hà Quế Lâm (2002): Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay, Nxb CTQG: xuất phát từ những số liệu điều tra xã hội học, những cứ liệu được đánh giá qua các cuộc hội thảo và báo cáo chuyên đề về công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là vùng DTTS, công trình nêu lên những thành tựu và khó khăn của công cuộc xóa đói, giảm nghèo và đề ra hướng phát huy sức mạnh nguồn lực tại chỗ, nội lực của đồng bào DTTS. - Nguyễn Quốc Phẩm: Các dân tộc Việt Nam trên con đường CNH, HĐH. Kỷ yếu Hội thảo của Viện Dân tộc (2003). Trong chuyên luận có bàn đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn các vùng dân tộc thiểu số miền núi. Tuy nhiên, chuyên luận chưa đi sâu khai thác nội lực, nguồn lực lao động của các nhóm xã hội. - Nguyễn Quốc Phẩm “Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến phát triển bền vững các vùng dân tộc thiểu số miền núi ở Việt Nam. Kỷ yếu khoa học cấp bộ của Viện Dân tộc học và ủy ban Dân tộc (2003). Tham luận nêu và lý giải những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư, tộc người đối với quá trình phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta. - Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2004-2005): “Phát huy nội lực từng vùng và các dân tộc nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn các tỉnh miền núi, vùng cao Tây Bắc nước ta hiện nay”. Đây là công trình kết quả đề tài khoa học cấp bộ. Các tác giả đề tài khảo sát, phân tích những đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, khó khăn vùng Tây Bắc, từ đó đề xuất những giải pháp phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, phát huy nội lực các dân tộc. Tuy nhiên, đề tài cũng chưa có điều kiện đi sâu phân tích nguồn lực lao động nữ, vì vậy những số liệu đề tài đưa ra chưa được phân tích dưới góc độ giới. Với đối tượng phụ nữ, trong những năm qua, trung tâm nghiên cứu Gia đình và phụ nữ thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia đã có tiến hành nghiên cứu ở một số điểm trong cả nước dưới những góc độ khác nhau đề cập đến vai trò của phụ nữ trong gia đình, trong xã hội và tác động của chính sách của Đảng, Nhà nước về dân số, gia đình, phụ nữ nông thôn. Trong đó, bước đầu đã có sự xem xét, đánh giá dưới góc độ giới. Sau đây là một số kết quả nghiên cứu: “Thực trạng gia đình Việt Nam và vai trò phụ nữ trong gia đình (1990); “Gia đình, người phụ nữ và giáo dục gia đình” (1993); “Đánh giá vì sự tiến bộ của phụ nữ từ 1985-1995”. Tác giả Bùi Thị Kim Quỳ với: “Phụ nữ Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước, vấn đề lao động, việc làm và hạnh phúc gia đình, gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội, cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ,” Nxb KHXH, (1995). Bàn về vấn đề này còn có các đề tài khoa học, bài viết của cán bộ Trung tâm nghiên cứu Khoa học về gia đình và phụ nữ được nêu trong báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển của Trung tâm là các tư liệu phong phú và khá đầy đủ, phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến vai trò của phụ nữ, phụ nữ trong phát triển. Tiêu biểu là “Vai trò gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam”, do tác giả Lê Thi làm chủ nhiệm; “Phụ nữ, giới và phát triển” (1996) của tác giả Trần Thị vân Anh và Lê Ngọc Hùng; “Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường do Đỗ Thị Bình và Lê Ngọc Lân thực hiện; “Những vấn đề chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay do tác giả Trần Thị Bình làm chủ biên(1997); Báo cáo của Ngân hàng thế giới về “Đưa vấn đề giới vào phát triển” (2001); “Nghiên cứu giới, phụ nữ và gia đình” của tác giả Nguyễn Linh Khiếu (2003). Ngoài ra còn có các luận văn, luận án như: “Bình đẳng giới trong gia đình nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay” (2002) của tác giả Chu Thị Thoa; “Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong gia đình hiện nay” của tác giả Dương Thị Minh; “Học thuyết Mác - Lênin về phụ nữ và liên hệ thực tiễn nước ta hiện nay” (2002) của tác giả Lê Ngọc Hùng; “Phát huy nguồn nhân lực nữ và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn” của tác giả Lê Thi; Gần đây, công trình mới được xuất bản năm 2005 “Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Đỗ Thị Thạch đã một lần nữa chứng minh “sức lao động dồi dào, óc sáng tạo phong phú, là nguồn lực to lớn cần được phát huy trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội” của người phụ nữ. Đó là những công trình nghiên cứu hệ thống và là tư liệu tham khảo quý cho luận văn. Đối với phụ nữ vùng DTTS - với tính cách là một đối tượng hẹp thì hiện nay chưa được nghiên cứu một cách chuyên biệt, mà chỉ có một số công trình và bài viết liên quan đến vấn đề này của tác giả Đỗ thúy Bình như: “Gia đình người H, mông trong bối cảnh kinh tế hiện nay”( 1992); “Môi trường miền núi và phụ nữ miền núi” (1995); “Về cơ cấu gia đình các dân tộc miền núi phía Bắc”; “Một số vấn đề đặt ra khi nghiên cứu thực trạng đời sống phụ nữ các dân tộc ít người góp phần hoàn thiện chính sách xã hội” (2002). Đề tài mà tác giả chọn làm luận văn góp phần bổ sung mặt thiếu hụt mà các công trình nêu trên chưa đề cập tới. Luận văn nhằm giải đáp về mặt lý luận nghiên cứu nguồn lực con người ở vùng núi phía Bắc và giải đáp vấn đề thực tiễn của đổi mới là phải nhìn nhận đánh giá thực trạng tiềm năng của phụ nữ và đời sống của họ. Tiềm năng ấy cần phải được phát huy để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở tìm hiểu, xem xét sự tham gia của mỗi giới trong hoạt động, hưởng thụ trong đời sống kinh tế - xã hội miền núi hiện nay, những thuận lợi, khó khăn, cản trở họ trên con đường phát triển, đề ra những biện pháp phát huy tiềm năng của phụ nữ DTTS ở miền núi phía Bắc. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng và việc phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, luận văn đề xuất những phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tiềm năng của đội ngũ này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đã nêu trong điều kiện hiện nay. * Nhiệm vụ của đề tài: - Xem xét những vấn đề lý luận và các khía cạnh tổng quát liên quan đến phụ nữ, tiềm năng, nội lực của phụ nữ đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Phân tích, đánh giá thực trạng của việc phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. - Đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu để phát huy tiềm năng của phụ nữ các dân tộc thiểu số, thực hiện bình đẳng giới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh CNH, HĐH. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc và việc khai thác, phát huy tiềm năng, nội lực của phụ nữ ở các vùng đã nêu. *Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề phát huy tiềm năng của phụ nữ các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay (qua điều tra một số tỉnh tiêu biểu của khu vực: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn). * Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1986 đến nay 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận. - Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp: Lôgíc - lịch sử, tổng hợp, phân tích các tài liệu, khảo sát thực tế, điều tra xã hội học, v.v.. 6. Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa của luận văn - Từ góc độ Triết học, chuyên ngành CNXHKH, Luận văn kết hợp chặt chẽ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam với phương pháp tiếp cận giới. Từ đó không những làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về giải phóng phụ nữ mà còn đưa họ vào quá trình phát triển, nhất là nhóm phụ nữ nghèo nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số, nơi còn rất nhiều hạn chế trong thực hiện bình đẳng giới. - Từ khảo sát thực tế, phân tích thực trạng tiềm năng của phụ nữ các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, luận văn đề ra những phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tiềm năng, nội lực của họ, coi đây là một điều kiện, tiền đề quan trọng nhằm phát huy nguồn lực lao động nông thôn miền núi trong quá trình CNH, HĐH. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy về giới trong hệ thống các trường Đảng, các trường đào tạo cán bộ nữ... 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương, 7 tiết. Chương 1 Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số - những khía cạnh lý luận chung 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề giải phóng phụ nữ 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề giải phóng phụ nữ Phụ nữ là phần nửa dân số không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Phụ nữ là một bộ phận cấu thành quan trọng có ý nghĩa quyết định việc tái sản xuất lực lượng sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển xã hội bền vững. Các nhà kinh điển Mác - Lênin đánh giá rất cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội, coi phụ nữ là nguồn nhân lực chủ yếu trong cách mạng xã hội. Theo các ông: “Trong lịch sử nhân loại, không có một phong trào to lớn nào của những người áp bức mà lại không có phụ nữ lao động tham gia, phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cả những người bị áp bức” [46, tr.60], chính vì vậy nên họ chưa bao giờ và không bao giờ đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Nếu dân tộc đã được giải phóng rồi, phụ nữ có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phụ nữ phải có trách nhiệm phát triển kinh tế - xã hội. Nói cách khác, theo Ăngghen, phụ nữ tham gia công việc xã hội chính là điều kiện đầu tiên để giải phóng phụ nữ. Người khẳng định rõ hơn: “Người ta thấy rằng, sự giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng giữa nam và nữ đều không thể có được và mãi mãi không thể có được; chừng nào mà người phụ nữ còn bị gạt ra ngoài lao động sản xuất của xã hội và còn phải bị bó hẹp trong công việc riêng tư ở gia đình” [45, tr.507]. Có thể nói, cả C.Mác và Ph.Ăngghen đều cho rằng, xã hội cần phải giải phóng phụ nữ khỏi sự ràng buộc gia đình, phải làm cho phụ nữ và nam giới bình đẳng bằng cách lôi cuốn phụ nữ tham gia công việc xã hội. Những quan điểm biện chứng ấy có được là xuất phát từ sự nghiên cứu công phu và sự chiêm nghiệm trong thực tiễn của C.Mác và Ph.Ănghen để tìm hiểu địa vị của người phụ nữ trong xã hội tư sản. Các ông đã chứng kiến và thấu hiểu tình cảnh của người phụ nữ trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đó là tình trạng người phụ nữ bị bóc lột đến kiệt sức, thậm chí bị chết vì do lao động quá sức. Phụ nữ bị mắc các bệnh nghề nghiệp đến tử vong và họ bị mắc bệnh nhiều hơn nam giới. C.Mác chỉ rõ: “Trong những nghề nghiệp của phụ nữ như bông, len, lụa và đồ gốm, tỷ lệ bình quân chết vì bệnh phổi trong 100 nghìn người đàn bà là 643 người, nhiều hơn so với tỷ lệ đàn ông là 610 người” [50, tr.428]; hoặc đó là sự bóc lột tinh vi bằng cách kéo dài ngày công lao động trong môi trường thiếu vệ sinh và thiếu không khí. Phụ nữ phải làm việc cật lực trung bình ngày 16 giờ và trong mùa may mặc thì làm cật lực một mạch 30 giờ không nghỉ. Hậu quả của tình trạng trên là sự suy sụp về tinh thần và thể xác: “Không mấy chốc họ đã thấy mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược, ăn mất ngon, đau vai, đau lưng, đau thắt lưng, nhất là đau đầu; sau đó là xương sống bị vẹo, hai vai nhô cao và biến dạng, gầy mòn, mắt sưng, chảy nước mắt và nói chung là nhức nhối, cận thị, ho, ngực lép, khó thở và mọi thứ bệnh phụ nữ [48, tr.589]. C.Mác đi đến kết luận: trong nền sản xuất tư bản chủ, nghĩa phụ nữ có vai trò lớn nhưng địa vị lại thấp hèn cả trong gia đình và ngoài xã hội, họ luôn chịu cảnh bất bình đẳng với nam giới, bị bóc lột, bị tha hóa. Trong các công xưởng tư bản chủ nghĩa, phụ nữ phải chịu bao nỗi nhục nhã, đắng cay, phải lao động cực nhọc, làm việc cật lực thậm chí là trong điều kiện ốm đau. Phụ nữ là nô lệ. Tình trạng trong hôn nhân gia đình dưới chế độ TBCN cũng vậy. Trong chế độ TBCN có hai loại gia đình là gia đình tư sản và gia đình vô sản, giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất là giai cấp thống trị và bóc lột giai cấp không có tư liệu sản xuất, điều này được thể hiện rõ trong gia đình tư sản, nơi mà người đàn ông nắm giữ địa vị kinh tế thì nắm giữ luôn vị thế thống trị người đàn bà, người đàn bà không có tư liệu sản xuất. Với tư cách là đơn vị của tế bào xã hội, gia đình cũng chứa đựng tất cả mối quan hệ bất công và bất bình đẳng xã hội. Ph.Ăngghen viết: “trong gia đình, người chồng là nhà tư sản, người vợ đại biểu cho giai cấp vô sản” [49, tr.116]. Như vậy, chế độ tư bản đã làm tăng sự nô dịch từ hai phía xã hội và gia đình và chất thêm gánh nặng lên cả hai vai người phụ nữ. Cùng một lúc phụ nữ phải vừa tham gia lao động trong nền sản xuất xã hội và vừa phải đảm nhiệm mọi thứ công việc như nô lệ trong gia đình. Nghiên cứu lịch sử loài người, C.Mác và Ăngghen chỉ ra rằng: Trong xã hội có giai cấp đối kháng, phụ nữ là nạn nhân trực tiếp của sự áp bức giai cấp và sự bất bình đẳng trong gia đình và ngoài xã hội. Sự ra đời của chế độ tư hữu dẫn đến tình trạng áp bức, nô dịch của giai cấp có của đối với giai cấp không có của, từ đây, trong gia đình người phụ nữ trở nên hoàn toàn lệ thuộc về kinh tế, phải phục tùng tuyệt đối quyền lực của người chồng. Từ việc phân tích sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra nguồn gốc kinh tế, xã hội và nhận thức của sự bất bình đẳng đó. Về nguồn gốc kinh tế của sự bất bình đẳng nam nữ các ông nhấn mạnh rằng: sự phân công lao động giữa nam và nữ là do những nguyên nhân hoàn toàn khác, chứ không phải do địa vị của người đàn bà trong xã hội quyết định. Quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới là do quan hệ kinh tế của họ quyết định. Kể cả trong hôn nhân, thì nguồn gốc của sự thống trị của đàn ông đối với đàn bà cũng là sự thống trị về mặt kinh tế. Ph.Ăngghen đã vạch rõ nguyên nhân kinh tế của sự bất bình đẳng nam nữ như sau: “Tình trạng không bình quyền giữa đôi bên, do những quan hệ xã hội trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân, mà là kết quả của việc áp bức đàn bà về mặt kinh tế” [49, tr.115]. Sự bất bình đẳng nam nữ hay sự bất bình đẳng về giới có nguồn gốc từ sự bất bình đẳng về kinh tế giữa phụ nữ và nam giới. Địa vị của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội luôn thấp kém hơn nam giới là bắt nguồn từ địa vị kinh tế của họ. Phụ nữ có địa vị thấp kém hơn nam giới trước hết là trong quan hệ đối với tư liệu sản xuất, đồng thời là trong quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất và trong quan hệ phân phối, tiêu dùng sản phẩm. Cơ sở kinh tế như thế nào thì đặc điểm và tính chất của mối quan hệ nam nữ như thế ấy. Trong nền kinh tế cộng sản nguyên thủy, do đàn bà nắm giữ kinh tế nên đàn bà đồng thời nắm giữ quyền cai quản xã hội và gia đình. “Kinh tế gia đình cộng sản... là cơ sở hiện thực của quyền thống trị của người đàn bà, cái quyền thống trị phổ biến khắp mọi nơi trong thời nguyên thủy” [49, tr.83]. Nhưng cùng với sự thống trị kinh tế của đàn bà bị mất và đàn ông nắm quyền thống trị kinh tế thì sự thống trị của nam giới với phụ nữ trở nên phổ biến không chỉ trong nền sản xuất vật chất của xã hội mà cả trong nền tái sản xuất, tức là trong hôn nhân gia đình. Mác và Ăngghen chỉ rõ: “Sự thống trị của đàn ông trong hôn nhân chỉ đơn thuần là kết quả của sự thống trị của họ về kinh tế” và vì vậy, khi không còn chế độ tư hữu thì sự thống trị của đàn ông đối với đàn bà trong hôn nhân “sẽ tiêu vong cùng với sự thống trị về kinh tế” [49, tr.127]. Học thuyết Mác - Lênin đã chỉ rõ nguồn gốc và nguyên nhân kinh tế của sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội. Nền kinh tế dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội đã đẻ ra 2 đặc trưng cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình: một là sự thống trị của người đàn ông và hai là tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân. Kết luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng rút ra ở đây là: cơ sở kinh tế biến đổi thì những đặc điểm và tính chất của mối quan hệ nam nữ tương ứng với nó cũng thay đổi. Về nguồn gốc nhận thức, văn hóa - xã hội của sự bất bình đẳng nam nữ, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng: bên cạnh yếu tố kinh tế là nguyên nhân chính gây nên tình trạng bất bình đẳng nam nữ còn có yếu tố phi kinh tế - đó là yếu tố thuộc về nhận thức, văn hóa, xã hội. Ănghen đã nêu rõ quan điểm này như sau: Chúng tôi coi những điều kiện kinh tế là cái cuối cùng quyết định sự phát triển lịch sử. Nhưng chủng tộc cũng là một nhân tố kinh tế... Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, v.v. là dựa trên sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và cùng tác động đến cơ sở kinh tế. Hoàn toàn không phải điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng thụ động. Trái lại, có sự tác động qua lại trên cơ sở tính tất yếu kinh tế, xét đến cùng bao giờ cũng tự vạch ra con đường đi của nó. Nhà nước, chẳng hạn, tác động bằng những thuế quan bảo hộ, tự do buôn bán; bằng chế độ thuế khóa tốt hay xấu [47, tr.788]. Trình độ nhận thức, thói quen suy nghĩ và các phong tục tập quán phản ánh sự bất bình đẳng kinh tế giữa phụ nữ và nam giới đã ăn sâu bám chắc vào trong óc con người, thành tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và thành thói ứng xử của người đàn ông đối với đàn bà. Đó chính là nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc văn hóa - xã hội của sự bất bình đẳng nam nữ. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, tập quán gia trưởng trở thành quy tắc, thành thông lệ. Tàn tích đó của chế độ nam trị, chế độ thống trị của toàn thể nam giới đối với toàn thể nữ giới không cần tới pháp luật bảo vệ vẫn có tác động cưỡng chế, điều chỉnh hành vi ứng xử của người đàn ông và đàn bà ngay cả khi cơ sở kinh tế của sự bất bình đẳng nam nữ bị phá bỏ. Ăngghen viết: Tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân, thì một phần là kết quả của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanvan lan1.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan