Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từcơchếtập trung quan liêu bao cấp
sang cơchếthịtrường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ
Nghĩa, nền kinh tếnước ta đã đạt được những thành tựu đáng kểthểhiện ởtốc độ
tăng trưởng GDP hàng năm, từ đó tạo điều kiện đểnước ta bước vào thời kỳmới
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước hội nhập kinh tếkhu vực và quốc tế.
Quá trình hội nhập kinh tếkhu vực và quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệp
nước ta nhiều cơhội và thách thức. Đó là cơhội thu hút vốn đầu tư, kỹthuật, công
nghệtiên tiến, tiếp thu cách làm việc, kinh doanh, quản lý khoa học của nước
ngoài, có cơhội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên thếgiới Mặt khác,
các doanh nghiệp phải chấp nhận sựcạnh tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn
cầu. Trong nền kinh tếthịtrường, một khi không còn sựbảo hộcủa Nhà nước, các
doanh nghiệp nước ta phải tự điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh
doanh một cách có hiệu quả để đứng vững trên thịtrường và ngày càng phát triển.
Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tạo được doanh thu và có lợi nhuận, đồng thời
phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quảcủa quá trình sản
xuất kinh doanh. Bởi vì thách thức lớn nhất hiện nay không chỉlà tăng đầu tưhay
tăng sản lượng mà là tăng cường hiệu quảkinh doanh. Nhưvậy, thường xuyên
quan tâm phân tích hiệu quảkinh doanh nói chung, doanh thu, lợi nhuận nói riêng
trởthành một nhu cầu thực tếcần thiết đối với bất kỳdoanh nghiệp nào.
Trong thời gian học tập ởtrường đại học, em được trang bịmột nền tảng lý
thuyết vềkinh tế, phương pháp phân tích kinh tế. Thời gian thực tập tại Nhà máy
xi măng An Giang, em được tiếp cận với thực tiễn sinh động ởmột đơn vịsản
xuất kinh doanh ngành xi măng. Bản thân em có cốgắng nghiên cứu, tìm tòi và
nhận thấy việc phân tích doanh thu, lợi nhuận là một việc làm hết sức quan trọng
cần thiết. Bởi vì, doanh thu, lợi nhuận không chỉphản ánh kết quảsản xuất kinh
doanh mà còn là cơsở đểtính ra các chỉtiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy
đủhơn hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳhoạt
động. Thông qua việc phân tích này, các nhà quản lý sẽnắm được thực trạng của
doanh nghiệp, phát hiện những nguyên nhân và sự ảnh hưởng của các nhân tốlên
doanh thu, lợi nhuận. Từ đó, chủ động đềra những giải pháp thích hợp khắc phục
những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng và huy động
tối đa các nguồn lực nhằm làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quảkinh doanh
của doanh nghiệp.
Xuất phát từnhững vấn đềtrên đây, em chọn đềtài:
“PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG”
61 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Phân tích doanh thu, lợi nhuận của nhà máy xi măng An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP:
PHÂN TÍCH DOANH THU, LỢI NHUẬN
CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
Th.S BÙI THANH QUANG BÙI THỊ TÂM YÊN
LỚP DH1TC3
AN GIANG 04- 2004
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, dựa trên sự cố gắng rất nhiều của bản thân em,
nhưng không thể thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô, các cô chú tại đơn vị thực tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn:
- Các thầy cô Trường Đại Học An Giang, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh Tế
-Quản Trị Kinh Doanh đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc về kinh tế
và nhiều lĩnh vực liên quan khác.
- Các thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An
Giang, các thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền
dạy cho em những kiến thức chuyên sâu về ngành học Tài chính doanh nghiệp,
trong đó nổi bật lĩnh vực phân tích doanh thu, lợi nhuận thực sự hữu ích cho bản
thân.
- Thầy Bùi Thanh Quang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và
hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp.
- Ban Giám Hiệu Trường đại học An Giang giới thiệu em đến cơ quan thực
tập và Ban Giám Đốc Nhà máy xi măng An Giang đã đồng ý cho em thực tập tại
nhà máy. Các cô chú, anh chị tại nhà máy, đặc biệt là cô Xuân Hoàng -Trưởng
phòng Kế toán-tài vụ, anh Bằng - Phòng Kế hoạch kinh doanh đã tận tình hướng
dẫn chỉ bảo em trong việc thu thập và phân tích số liệu.
Em xin chân thành cảm ơn và gửi đến thầy cô, các cô chú, anh chị ở nhà
máy những lời chúc tốt đẹp cả trong cuộc sống và trong công tác!
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ
Nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện ở tốc độ
tăng trưởng GDP hàng năm, từ đó tạo điều kiện để nước ta bước vào thời kỳ mới
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệp
nước ta nhiều cơ hội và thách thức. Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến, tiếp thu cách làm việc, kinh doanh, quản lý khoa học của nước
ngoài, có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên thế giới…Mặt khác,
các doanh nghiệp phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn
cầu. Trong nền kinh tế thị trường, một khi không còn sự bảo hộ của Nhà nước, các
doanh nghiệp nước ta phải tự điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh
doanh một cách có hiệu quả để đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển.
Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tạo được doanh thu và có lợi nhuận, đồng thời
phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả của quá trình sản
xuất kinh doanh. Bởi vì thách thức lớn nhất hiện nay không chỉ là tăng đầu tư hay
tăng sản lượng mà là tăng cường hiệu quả kinh doanh. Như vậy, thường xuyên
quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh nói chung, doanh thu, lợi nhuận nói riêng
trở thành một nhu cầu thực tế cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Trong thời gian học tập ở trường đại học, em được trang bị một nền tảng lý
thuyết về kinh tế, phương pháp phân tích kinh tế. Thời gian thực tập tại Nhà máy
xi măng An Giang, em được tiếp cận với thực tiễn sinh động ở một đơn vị sản
xuất kinh doanh ngành xi măng. Bản thân em có cố gắng nghiên cứu, tìm tòi và
nhận thấy việc phân tích doanh thu, lợi nhuận là một việc làm hết sức quan trọng
cần thiết. Bởi vì, doanh thu, lợi nhuận không chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh
doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy
đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt
động. Thông qua việc phân tích này, các nhà quản lý sẽ nắm được thực trạng của
doanh nghiệp, phát hiện những nguyên nhân và sự ảnh hưởng của các nhân tố lên
doanh thu, lợi nhuận. Từ đó, chủ động đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục
những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng và huy động
tối đa các nguồn lực nhằm làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những vấn đề trên đây, em chọn đề tài:
“PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận đạt được của nhà máy qua 3
năm 2001, 2002, 2003.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của doanh thu
và lợi nhuận.
- Đề ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận để nâng cao hiệu
quả kinh doanh của nhà máy.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để phân tích doanh thu và lợi nhuận, em sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập - thống kê - tổng hợp số liệu: Trong đề tài này đòi
hỏi cần phải có những số liệu trong những năm gần đây, các số liệu được tập hợp,
thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các thông tin trên báo, đài,
internet…Sau đó tiến hành thống kê, tổng hợp lại cho có hệ thống để phân tích.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc
so sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu
cần phân tích.
Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế
mà ta có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh
tương đối.
- Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp thay thế các nhân tố
theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu
phân tích. Các nhân tố này phải có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích số
hoặc thương số.
- Phương pháp liên hệ: Để lượng hóa các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu
kinh tế. Có nhiều cách liên hệ như liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính, liên hệ phi
tuyến…Bài viết này sử dụng phương pháp liên hệ tuyến tính là liên hệ theo một
hướng xác định giữa các chỉ tiêu. Chẳng hạn lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với
doanh thu, giá bán… có quan hệ ngược chiều với chi phí.
- Phương pháp chi tiết: Là phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế một
cách chi tiết theo các hướng:
+ Chi tiết theo các bộ phận, hay yếu tố cấu thành của chỉ tiêu.
+ Chi tiết theo thời gian.
+ Chi tiết theo địa điểm.
Trong phạm vi bài viết này sử dụng phương pháp chi tiết theo bộ phận hay
yếu tố cấu thành.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài này xin được giới hạn trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh
thông qua các số liệu về kết quả doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận đạt được…của Nhà
máy xi măng An Giang.
Do thời gian thực tập ngắn ngủi và sự hạn chế của người viết, bài viết
không đi sâu vào chi tiết, chỉ đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận qua số liệu
thu thập được từ các báo cáo tài chính của nhà máy. Không phân tích tất cả các
nhân tố mà chỉ phân tích một số nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình
biến động doanh thu, lợi nhuận của nhà máy. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm
tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Số liệu phân tích được giới hạn trong 3 năm 2001, 2002, 2003.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU:
1.1.1. Khái niệm, nội dung và vai trò của doanh thu:
1.1.1.1 Khái niệm:
Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Tiêu thụ sản phẩm là quá
trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo
hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Kết thúc quá trình tiêu thụ doanh
nghiệp có doanh thu bán hàng.
Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền
sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Nội dung của doanh thu:
Nội dung của doanh thu bao gồm hai bộ phận sau:
- Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc
những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp lao vụ, dịch
vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Doanh thụ từ tiêu thụ khác, bao gồm:
+ Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại.
+ Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như: thu
về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập
từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.
+ Thu nhập bất thường như: thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó
đòi đã chuyển vào thiệt hại.
+ Thu nhập từ các hoạt động khác như: thu về nhượng bán, thanh lý
tài sản cố định; giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất; thu từ bản quyền phát
minh, sáng chế; tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm.
Để tìm hiểu rõ hơn về doanh thu, chúng ta tiếp cận một số khái niệm có liên
quan:
- Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ: Là doanh thu về bán hàng
và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm
trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại.
- Doanh thu thuần: Là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ
khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo
1.1.1.3 Vai trò của doanh thu:
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không
những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với
nền kinh tế quốc dân.
Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của
doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ
tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ có được doanh thu
bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp
nhận: rằng sản phẩm đó về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả
đã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang
trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá
trình sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động, trích Bảo
hiểm xã hội, nộp thuế theo luật định…
Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình
chu chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy việc
thực hiện doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Nếu vì lý do nào đó mà doanh nghiệp sản xuất
không thực hiện được chỉ tiêu doanh thu bán hàng hoặc thực hiện chậm đều làm
cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu:
Doanh thu bán hàng hằng năm nhiều hay ít do nhiều nhân tố quyết định.
Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng là:
- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm sản xuất
hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng càng nhiều thì mức doanh thu bán hàng càng lớn.
Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản
phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm
như: việc ký kết hợp đồng tiêu thụ với các khách hàng, việc quảng cáo, tiếp thị,
việc xuất giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng, giữ vững kỷ luật thanh
toán…Tất cả các việc trên nếu làm tốt đều có tác động nâng cao doanh thu bán
hàng. Việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ là nhân tố quan trọng quyết định doanh
thu bán hàng.
- Kết cấu mặt hàng: Khi sản xuất, có thể có những mặt hàng sản xuất tương
đối giản đơn, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại tương đối cao nhưng cũng
có những mặt hàng tuy sản xuất phức tạp, chi phí sản xuất cao, giá bán lại thấp.
Do đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán
hàng. Mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng đều có tác dụng nhất định nhằm thoả
mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội. Vì vậy khi phấn đấu tăng doanh thu,
các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã ký với khách
hàng nếu không sẽ mất khách hàng, khó đứng vững trong cạnh tranh.
- Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được
nâng cao không những có ảnh hưởng tới giá bán mà còn ảnh hưởng tới khối lượng
tiêu thụ. Sản phẩm có chất lượng cao, giá bán sẽ cao. Nâng cao chất lượng sản
phẩm và chất lượng cung ứng dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch
vụ, tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng và tăng
doanh thu bán hàng.
- Giá bán sản phẩm: Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, việc
thay đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu bán
hàng. Thông thường chỉ những sản phẩm, những công trình có tính chất chiến
lược đối với nền kinh tế quốc dân thì Nhà nước mới định giá, còn lại do quan hệ
cung cầu trên thị trường quyết định. Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm
hoặc giá dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất
tiêu hao, đủ trả lương cho ng ời lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư.
1.1.2. Phương pháp p kế hoạch doanh thu bán hàng:
Để lập doanh t
1.1.2.1. Phươn
khách
Phương pháp
để lập kế hoạch doanh thu b
Lợi thế của p
nghiệp sản xuất ra sẽ tiêu t
như không có đơn đặt hàng
1.1.2.2. Lập k
xuất c
Theo phương pháp n
phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ
phí của đơn vị.
Công thức tính doanh
Trong đó:
- DT: là doanh
- S : Số lượngti
của từng
- Gi : Giá bán đ
- i : Loại sản ư
lậhu bán hàng có hai phương pháp:
g pháp lập doanh thu bán hàng theo đơn đặt hàng của
hàng:
này căn cứ vào các hợp đồng đặt hàng của khách hàng
án hàng hoặc cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.
hương pháp này là đảm bảo sản phẩm của doanh
hụ được hết. Phương pháp này sẽ khó thực hiện nếu
trước của khách hàng.
ế hoạch doanh thu bán hàng căn cứ vào kế hoạch sản
ủa doanh nghiệp:
ày, doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lượng sản
cung ứng và giá bán của đơn vị sản phẩm hoặc cước
thu bán hàng như sau:
( )∑
=
=
n
i
iti GSDT
1
*
thu bán hàng kỳ kế hoạch.
sản phẩm tiêu thụ của từng loại hoặc dịch vụ cung ứng
loại trong kỳ kế hoạch.
ơn vị sản phẩm hoặc cước phí đơn vị.
phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng tiêu thụ.
1.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu:
Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó để có thể
khai thác các tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường
xuyên đều đặn. Việc đánh giá đúng đắn tình hình doanh thu tiêu thụ về mặt số
lượng, chất lượng và mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ giúp cho các
nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện doanh thu
để có thể đề ra những nhân tố làm tăng và những nhân tố làm giảm doanh thu. Từ
đó, hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những nhân tố
tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao lợi
nhuận, vì doanh thu là nhân tố quyết định tạo ra lợi nhuận.
Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Doanh thu càng lớn lợi nhuận càng cao, bởi vậy chỉ tiêu
này là cơ sở để xác định lãi, lỗ sau một quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, đơn
vị muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần phải quan tâm đến là doanh thu.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN.
1.2.1. Khái niệm, nội dung và vai trò của lợi nhuận:
1.2.1.1. Khái niệm:
Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng
tiền. Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá
vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó, lợi
nhuận phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh
nghiệp.
Lãi gộp là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí khả biến, là phần
đóng góp dùng đảm bảo trang trải cho chi phí bất biến.
Lợi nhuận trước thuế: là lợi nhuận đạt được trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Lợi nhuận sau thuế: là phần còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
cho ngân sách Nhà nước, lợi nhuận sau thuế dùng để trích lập các quỹ đối với các
doanh nghiệp.
1.2.1.2. Nội dung của lợi nhuận:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuỳ theo các lĩnh vực đầu tư khác
nhau, lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau:
- Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận có được từ hoạt
động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết.
- Lợi nhuận về hoạt động tài chính: Là các khoản thu về lãi tiền gửi, thu lãi
bán ngoại tệ, thu từ cho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ
phiếu.
- Lợi nhuận khác: Là lợi nhuận thu được từ những hoạt động bất thường hay
còn gọi là các khoản thu từ các hoạt động riêng biệt với hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường của đơn vị. Những khoản này thường phát sinh không đều
đặn như: Thu tiền phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu
được các khoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển vào thiệt hại, thu các khoản
nợ không xác định được chủ, các khoản lợi nhuận bị sót những năm trước nay mới
phát hiện.
1.2.1.3. Vai trò của lợi nhuận:
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh
doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh
nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động,
vật tư, tài sản cố định…
Lợi nhuận là một nguồn thu điều tiết quan trọng của Ngân sách Nhà nước,
giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất nước.
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng toàn bộ nền
kinh tế quốc dân và doanh nghiệp.
Lợi nhuận được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều kiện mở
rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người
lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn.
Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là sản xuất kinh
doanh thật nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn theo quy định của Nhà
nước với giá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp,
tăng tích luỹ mở rộng sản xuất, là điều kiện cải thiện đời sống vật chất của người
lao động trong doanh nghiệp, góp phần làm giàu mạnh đất nước. Ngược lại, doanh
nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khó
khăn, thiếu khả năng thanh toán, tình hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
1.2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
Trong quá trình hoạt động có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu là:
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp có
tiêu thụ được mới xác định được lãi hay lỗ và lãi, lỗ ở mức độ nào. Sản phẩm,
hàng hoá phải được tiêu thụ ở một số lượng nào đó sẽ có lợi nhuận, khối lượng
tiêu thụ càng nhiều thì lợi nhuận đạt được càng lớn
- Giá thành sản xuất của sản phẩm: Giá thành sản xuất có vai trò to lớn
trong chiến lược cạnh tranh về giá. Giá thành sản xuất thấp cho phép doanh
nghiệp áp dụng giá bán thấp hơn đối thủ nhưng thu được lợi nhuận cao hơn. Giá
thành sản xuất có tác động ngược chiều với lợi nhuận, nếu giá thành thấp lợi
nhuận sẽ cao hơn và ngược lại. Đối với những ngành có số lao động nhiều, chi phí
nhân công có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay,
giá nhân công rẻ là một yếu tố thuận lợi của nước ta trong việc tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế, vì có thể tiêu thụ sản phẩm với giá rẻ nhưng lợi
nhuận không giảm.
- Giá bán sản phẩm: Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển thì giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩa là giá cả sản phẩm
phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và phải có lợi nhuận thoả đáng để tái
đầu tư. Trong chính sách giá của doanh nghiệp, giữa giá bán và khối lượng bán có
mối quan hệ chặt chẽ, khi khối lượng hàng hoá bán tăng thì giá bán có thể giảm và
ngược lại.
- Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: Mỗi loại sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp
có một chi phí sản xuất riêng, do đó có mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như mức độ cạnh tranh trên thị trường, giá bán, giá vốn, thuế,…rất khác
nhau. Bởi vậy, khi doanh nghiệp có cơ cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi sẽ làm
ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Thuế suất: Thuế suất do Nhà nước quy định, những thay đổi trong chính
sách thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp
thời các sự thay đổi này để có những biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo được
lợi nhuận, hạn chế tổn thất.
1.2.2. Phương pháp tính lợi nhuận:
Có hai phương pháp tính lợi nhuận:
1.2.2.1. Phương pháp trực tiếp
Xác định lợi nhuận dựa vào công thức sau:
P = DTT – (Zsxtt + CPBH + CPQL)
Trong đó:
- P : Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
- DTT : Doanh thu thuần về bán hàng và cung ứng dịch vụ.
- Zsxtt : Giá thành sản phẩm tiêu thụ.
- CPBH : Chi phí bán hàng.
- CPQL : Chi phí quản lý.
Xác định lợi nhuận theo phương pháp này dễ tính toán, đơn giản. Tuy
nhiên, nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì công việc tính
toán trở nên phức tạp hơn. Mặt khác, dùng phương pháp này không thấy được
những nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Phương pháp phân tích:
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp trực tiếp, người ta dùng
phương pháp phân tích để xác định lợi nhuận.
Công thức tính lợi nhuận theo phương pháp này như sau:
P = Pss Pz ± ± Pkc ± Pcl ± Pg ± Pđk ± Poss
Trong đó:
- Pss : Lợi nhuận sản phẩm so sánh được tính theo tỷ suất lợi nhuận
kỳ báo cáo.
- Pz : Lợi nhuận thay đổi do ảnh hưởng của nhân tố giá thành.
- Pkc : Lợi nhuận thay đổi do ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng.
- Pcl : Lợi nhuận thay đổi do ảnh hưởng của nhân tố chất lượng.
- Pđk : Lợi nhuận của sản phẩm kết dư đầu kỳ.
- Poss: Lợi nhuận của sản phẩm không so sánh được.
Như vậy, theo phương pháp này ta có thể biết rõ nhân tố ảnh hưởng làm
thay đổi lợi nhuận kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo, từ đó có các biện pháp khai thác
hoặc khắc phục nhằm tăng lợi nhuận.
Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là cơ sở ra quyết định
nhanh, dứt khoát về mua bán hàng hoá thích ứng với sự biến dạng của thị trường.
Dù cho dùng phương pháp nào để phân tích lợi nhuận thì mục đích chung đều là
tìm kiếm các xu hướng tăng lợi nhuận và đầu tư có lợi, khai thác các nhân tố bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp để đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận và mức độ
lợi nhuận ngày càng cao.
1.2.3. Tác động của đòn cân nợ, đòn cân định phí, và đòn cân tổng hợp
đến doanh lợi của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn phải đối phó nhiều
rủi ro. Thường có hai loại rủi ro có thể gặp là: Rủi ro trong kinh doanh và rủi ro tài
chính.
Rủi ro trong kinh doanh: Là loại rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của
doanh nghiệp sẽ không có gì chắc chắc xung quanh doanh thu và lợi nhuận của
doanh nghiệp. Chính điều này sẽ tạo ra rủi ro, thể hiện ở chổ doanh nghiệp không
tạo ra đủ số doanh thu hàng năm từ việc bán sản phẩm đạt đến mức đủ thanh toán
các định phí trong sản xuất kinh doanh.
Rủi ro tài chính: Là hậu quả của phương thức huy động nợ và nó sẽ dẫn
đến các khoản phải trả cố định. Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác
nhau, phải đối diện với mức độ đòn bẩy hoạt động khác nhau, họ có thể thay đổi
phương thức sử dụng đòn bẩy tài chính một cách thích hợp. Một cách tổng quát,
những doanh nghiệp mà bản thân phải chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh có
khuynh hướng sử dụng nợ ít hơn doanh nghiệp mà rủi ro kinh doanh có giới hạn.
Mặt khác những doanh nghiệp có rủi ro trong kinh doanh ít hơn có thể gặp rủi ro
tài chính cao hơn.
1.2.3.1. Đòn cân nợ:
Quá trình tài trợ bằng nợ vay tạo ra đòn cân nợ và việc trả lãi tiền vay cố
định làm thay đổi tỷ suất doanh lợi đầu tư.
Đòn cân nợ có tác động đến thu nhập và tiền lời mà chủ sở hữu nhận được.
Đòn cân nợ được tạo ra do cách thức huy động nợ, và chính cách thức huy động
nợ sẽ dẫn đến chi phí tài chính cố định.
Tỷ lệ nợ hoặc độ nghiêng đòn cân nợ càng cao thì tác động của đòn cân nợ
càng lớn. Các doanh nghiệp ít gặp rủi ro trong kinh doanh thì sẽ có khuynh hướng
sử dụng đòn cân nợ. Và ngược lại, doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro trong kinh
doanh họ sẽ ít sử dụng đòn cân nợ.
Để xác định độ nghiêng của đòn cân nợ, ta áp dụng công thức:
DFL =
RFVPQ
FVPQ
−−−
−−
)(
)(
- DFL : Độ nghiêng đòn cân nợ
- Q : Sản lượng tiêu thụ
- F : Định phí
- V : Biến phí một đơn vị sản phẩm
- P
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_doanh_thu_loi_nhuan_0804.pdf