Trong giai đoạn hội nhập quốc tếnhưhiện nay, sựbùng nổthông tin được
xem là một thách thức lớn cho hệthống ngân hàng Việt Nam, thông tin có chính xác mới là
chìa khoá thành công trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, nâng cao chất lượng thông tin
đóng vai trò quan trọng trong sựthành công của các tổchức kinh doanh.
Hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng hiện nay rất hiệu quảvà đã giúp
các NHTM ngăn ngừa và hạn chếrủi ro tín dụng bởi nắm bắt thông tin vềtình hình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp tốt, các NHTM sẽcó những đánh giá, phân tích, dựbáo
tương đối chính xác vềkhách hàng vay vốn, giảm thiểu những chi phí và có thể đưa ra các.
quyết định đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên, nên phấn đấu đểxây dựng CIC trởthành trung tâm
thông tin quốc gia, cung cấp thông tin tín dụng cho các ngân hàng một cách chính xác, đầy
đủ, cập nhật sẽlà một nơi đáng tin cậy cho các NHTM, nhưng hiện nay hoạt động của
CIC vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sựhoàn hảo. Do đó, đểTrung tâm thông tin tín dụng
trởthành một nơi đáng tin cậy, hoạt động hiệu quảvà chuyên nghiệp hơn, NHNN nên quan
tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động của CIC, cụthể:
Hiện tại, hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng tuy có nhiều tiến bộvà hữu
hiệu hơn trong việc giúp các NHTM hạn chếrủi ro trong hoạt động tín dụng nhưcung cấp
thông tin đầy đủ, chính xác , song sựcập nhật thông tin vềkhách hàng còn hạn chế. Do
đó, CIC cần phải trang bịthêm máy móc, thiết bịhiện đại và hoàn chỉnh thêm hệthống
cung cấp thông tin nhằm giúp cho các NHTM có thêm những thông tin bổích vềkhách
hàng vay vốn mà từ đó sẽcó quyết định đầu tư đúng đắn.
Ngoài việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật, CIC cần đi sâu phân
tích, đánh giá những thông tin thu thập được đểphân loại khách hàng, giúp cho các NHTM
có cơsở để đánh giá, xếp loại tín dụng cho từng loại khách hàng nhằm xếp hạn từng khách
hàng.
Bên cạnh đó, đểgiúp cho hoạt động của CIC hiệu quảvà phát triển hơn, các
NHTM nên tham gia và trởthành thành viên của CIC, cung cấp và cập nhật những thông
tin tín dụng của các tổchức kinh tếnhằm làm phong phú thêm thông tin cho CIC. Tuy
- 60 -
nhiên, việc gia nhập vào CIC của các NHTM hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, do
đó NHNN nên bắt buộc các NHTM đều gia nhập vào thành viên của CIC.
Ngoài ra, nhằm thực thi chỉthị05/2003/CT-NHNN vềtăng cường và nâng cao
chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng, NHNN nên có những biện pháp
chếtài nhằm yêu cầu các NHTM phải nhận thức việc cung cấp đầy đủ, chính xác và cập
nhật các báo cáo tài chính nhằm hạn chếcác rủi ro có thểxảy ra ởcác ngân hàng và nâng
cao chất lượng hoạt động của hệthống ngân hàng Việt Nam.
Hơn nữa, NHNN nên quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác huấn luyện và đào
tạo chuyên môn cho cán bộlàm việc tại trung tâm CIC này và các NHTM thành viên nhằm
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế, giúp cho CIC ngày càng trởnên phổbiến hơn, nơi
cung cấp thông tin tín dụng đáng tin cậy cho toàn hệthống ngân hàng.
71 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại ở Tp.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ với các tổ chức tài chính nước ngoài.
- 52 -
9 Tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo các NHTM có đủ nguồn vốn để tiếp tục
tăng vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời, xử lý dứt
điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTM.
9 Từng bước cổ phần hoá các NHTM nhà nước theo nguyên tắc thận trọng, đảm
bảo ổn định kinh tế-xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tư nước
ngoài, nhất là các ngân hàng có tiềm lực về tài chính và uy tín được mua cổ phiếu và tham
gia quản trị, điều hành NHTM tại Việt Nam.
9 Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, được định hướng theo
nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ
ngân hàng truyền thống, đồng thời nhanh chóng tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ
mới với công nghệ cao.
3.2. Những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng trong các NHTM ở Tp.HCM :
3.2.1. Những giải pháp mang tính chất vĩ mô :
3.2.1.1. Những giải pháp từ phía Chính Phủ :
Trong xu thế hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế, việc hạn chế rủi ro tín dụng
trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng ; đây cũng được xem là một trong những
hoạt động có ý nghĩa trong việc ngăn chặn sự đổ vỡ và phá sản của toàn bộ hệ thống ngân
hàng của một quốc gia. Vì vậy, Chính Phủ cần phải quan tâm đúng mức và đưa ra những
giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng của các
NHTM.
¾ Chính phủ cần phải xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất các
văn bản, chính sách luật.
Sự thay đổi liên tục của các văn bản, chính sách luật bắt đầu từ tháng
09/1998 đến nay đã cho thấy sự yếu kém và chưa chuyên nghiệp của các cơ quan chức
năng khi ban hành các Quyết định, Quy chế hay Thông tư hướng dẫn liên quan đến các
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể : Sau khi Luật các TCTD có hiệu lực từ tháng
09/1998, NHNN đã ban hành quy chế cho vay kèm theo Quyết định số 324/1998/QĐ-
NHNN1. Tuy nhiên đến tháng 08/2000, chỉ 02 năm sau quyết định số 324/1998 ở trên,
- 53 -
NHNN lại ban hành quy chế cho vay mới theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 và
Quy chế bảo lãnh số 283/2000/QĐ-NHNN1. Mặt khác, vào tháng 12/2001, chỉ hơn một
năm sau NHNN lại cho ra đời quy chế cho vay mới theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-
NHNN1. “Sự thay đổi soành soạch” các văn bản, chính sách luật không những thể hiện sự
yếu kém của các cơ quan chức năng mà còn cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt
động cho vay của các NHTM cũng như các rủi ro tín dụng xảy ra với mức độ ngày càng
tinh vi hơn. Mặc dù các quy chế mới được ban hành rất nhiều nhưng ý tưởng chủ đạo vẫn
nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Do đó, để có
được hành lang pháp lý đồng bộ thì các cơ quan làm luật cần phải chuyên môn hoá, làm
luật phải theo khung pháp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế. Muốn được như vậy, Chính
phủ phải có các chuyên gia về luật, không những giỏi về kiến thức mà còn phải có kinh
nghiệm thực tế để có thể đưa ra những chính sách phù hợp với thực tiễn và cần phải có
những biện pháp triển khai đồng bộ để việc thưc hiện được nhất quán tại các ngành, địa
phương có liên quan.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và chưa thật sự hữu hiệu và hoàn
thiện lắm đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng với một hành lang pháp lý chưa đầy đủ và rõ
ràng, cụ thể : Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc định giá của tài sản đảm bảo
cho khoản vay bởi vì Luật đất đai hiện nay chưa được hoàn chỉnh, hoặc những hoạt động
liên quan đến việc minh bạch tài chính của một doanh nghiệp khi giao dịch trên sàn chứng
khoán, hoặc còn rất hạn chế về việc chủ động thực hiện quyền trong việc xử lý tài sản đảm
bảo nợ vay của các NHTM … Do đó, Chính phủ cần phải có những biện pháp nhằm hoàn
thiện môi trường pháp lý, giúp cho các hoạt động của nền kinh tế mà đặc biệt là hoạt động
trong lĩnh vực ngân hàng được vận hành một cách thuận lợi trong một môi trường kinh
doanh lành mạnh, bình đẳng cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Trong suốt thời gian
vừa qua, nhiều bộ luật đã được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu
tư : Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1999, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài
sửa đổi năm 1999, Luật doanh nghiệp năm 2000, Luật các Tổ chức tín dụng …
- 54 -
¾ Xây dựng trung tâm thông tin ở các bộ ngành để kết hợp với trung tâm
thông tin tín dụng (CIC) nhằm hổ trợ các ngân hàng trước khi quyết định cấp tín
dụng cho khách hàng.
Hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNNVN tuy hoạt động có
hiệu quả, đã giúp đỡ rất nhiều các ngân hàng trong việc có thêm những thông tin về khách
hàng : uy tín và danh tiếng của khách hàng trên thương trường cũng như tình hình tài chính
của khách hàng … song vẫn còn nhiều sơ suất và chưa đáp ứng được đầy đủ thông tin về
khách hàng vay vốn như mong muốn của ngân hàng., vì thế nhiều rủi ro đáng tiếc đã xảy ra
cho một số NHTM mà chủ yếu là do thiếu thông tin về khách hàng vay vốn, ví dụ : Vì mục
đích lừa đảo ngân hàng mà khách hàng vay vốn đã dùng những tài liệu giả để vay vốn ở
nhiều ngân hàng khác nhau mà không bị phát hiện hoặc dùng hiện tượng đảo nợ, nghĩa là
vay vốn ở ngân hàng này để trả nợ vay cho ngân hàng khác … đã gây nhiều tổn thất cho
các NHTM. Do đó, vấn đề quan trọng hiện nay là Chính phủ nên giao cho các bộ ngành
thành lập các trung tâm thông tin chuyên ngành nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các ngân hàng
trong việc cung cấp thông tin về các doanh nghiệp bởi khó khăn lớn nhất hiện nay của các
ngân hàng là thiếu thông tin về các ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh và khó
kiểm tra được tính chính xác của các thông tin về khách hàng. Bên cạnh đó, thị trường
chứng khoán ở Việt Nam hiện nay chưa phát triển, số lượng các công ty gia nhập và giao
dịch trên sàn giao dịch chứng khoán còn rất hạn chế, do đó sự minh bạch tài chính của các
công ty này có thể sẽ tạo nên bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề kinh
doanh. Vì vậy, việc không minh bạch tài chính hay cung cấp thông tin không chính xác là
điều khó tránh khỏi và thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, đã hạn chế tính hiệu quả
trong công tác tín dụng và quyết định cho vay của các ngân hàng. Ngoài ra, trong giai đoạn
hiện nay với bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường thế giới, các doanh nghiệp trong
nước phải đối mặt với nhiều khó khăn trước mắt là gặp phải sự cạnh tranh của các công ty
nước ngoài có tầm cỡ quốc tế trong khi các doanh nghiệp trong nước đa số chỉ là vừa và
nhỏ, năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh trên thương trường kém … Do đó, Chính
phủ cần phải hỗ trợ nhiều thông qua việc thành lập các trung tâm thông tin chuyên ngành,
kết hợp với trung tâm CIC của NHNN để giúp đỡ các ngân hàng và doanh nghiệp nhằm
- 55 -
nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế những rủi ro xảy ra có thể làm sụp đổ cả hệ thống
ngân hàng và nền kinh tế.
¾ Thành lập thêm các Trung tâm bán đấu giá tài sản chuyên trách tại các
Tỉnh, Thành phố.
Mặc dù nền kinh tế ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, sự hoạt động của
các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ngày càng chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hơn,
nhưng không vì vậy mà ít xảy ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Các tài sản tồn đọng chưa
xử lý gắn liền với khoản nợ xấu ngày càng tăng chồng chất. Hiện nay, mỗi Tỉnh, Thành
phố chỉ có một Trung tân bán đấu giá tài sản chuyên trách, do đó việc xử lý các tài sản thế
chấp qua Trung tâm bán đấu giá tài sản chuyên trách bị quá tải, phải mất rất nhiều thời gian
cho một bộ hồ sơ bán đấu giá tài sản hoàn tất, làm căng thẳng thêm tình hình tài chính của
các ngân hàng cho vay. Vì thế, việc thành lập thêm các Trung tâm bán đấu giá tài sản
chuyên trách ở các Tỉnh, Thành phố là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở các thành phố
lớn như Tp.Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh hoặc ở các tỉnh lớn đang phát triển như Đồng Nai,
Bình Dương … Chính phủ nên xem xét để thành lập thêm một vài Trung tâm bán đấu giá
tài sản chuyên trách nhằm giảm công việc quá tải và nâng cao chất lượng công việc tại các
trung tâm này.
¾ Đẩy mạnh việc sắp xếp lại các ngân hàng thương mại trên địa bàn ở
Tp.HCM.
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ngày càng
phát triển rõ rệt thể hiện ở việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK)
vào tháng 06/2006 đã chính thức tham gia vào thị trường chứng khoán, đây cũng là ngân
hàng Việt Nam đầu tiên tham gia vào thị trường chứng khoán. Việc tham gia của
SACOMBANK vào thị trường chứng khoán đã đánh dấu bước phát triển vược bật cho lĩnh
vực ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, ở Tp.HCM hiện nay, các NHTM chưa thật sự đủ
mạnh để có thể cạnh tranh với các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài về vốn, công nghệ,
sản phẩm-dịch vụ cung cấp cho khách hàng, phương pháp quản lý, điều hành …, số lượng
các ngân hàng nhỏ (ngân hàng bán lẻ), hoạt động chưa thật sự hiệu quả vẫn chiếm đa số.
Do đó, để phát triển hệ thống ngân hàng về lâu dài, Chính phủ cần phải có những biện pháp
hữu hiệu nhằm phát triển một hệ thống ngân hàng ổn định và lành mạnh, phấn đấu để đưa
- 56 -
các NHTM từ ngân hàng bán lẻ trở thàng ngân hàng bán buôn, đủ sức mạnh về tài chính để
có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Muốn được như vậy, Chính phủ cần thực
hiện việc sắp xếp lại các NHTM, sáp nhập các ngân hàng nhỏ, yếu kém về tài chính, không
đủ sức cạnh tranh trên thương trường vào các ngân hàng lớn hoặc hợp nhất chúng lại để
nâng cao tiềm lực tài chính, khả năng kinh doanh. Hoặc, Chính phủ nên cơ cấu lại các
NHTM quốc doanh theo hướng cổ phần hoá vì có như thế mới nâng cao hiệu quả hoạt
động của chúng. Ngoài ra, Chính phủ nên tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh,
công bằng bởi hiện nay vẫn chưa có sự bình đẳng giữa các NHTM cổ phần, NHTM nhà
nước, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
¾ Chính phủ nên quan tâm đúng mức hơn đến các NHTM nhà nườc nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng.
Với lợi thế được nhà nước cấp vốn hoạt động, do đó phần lớn các NHTM nhà
nước hoạt động theo hướng quan liêu, không hiệu quả, không thận trọng trong những quyết
định kinh doanh và đầu tư của mình, đặc biệt là hoạt động cho vay. Thực tế những vụ án
kinh tế lớn xảy ra trong thời gian qua (Vụ án Minh Phụng-Epco, Tamexco …) đã cho thấy
sự yếu kém trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của mình, tạo ra những thất thoát lớn
và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng, làm giảm uy tín của một số ngân
hàng trên thương trường quốc tế và việc đổi tên của Ngân hàng Công thương Việt Nam,
Chi nhánh Tp.HCM thành Sở giao dịch II-Ngân hàng Công thương Việt Nam là một minh
chứng cụ thể. Ngoài ra, với mức lương quá thấp dành cho các cán bộ ngân hàng đã tạo nên
sự thoái hoá trong đạo đức nghề nghiệp, tiếp tay trực tiếp với các doanh nghiệp vay vốn
nhằm “vẽ đường cho hưu chạy”, tìm những kẻ hở để giúp các doanh nghiệp vay vốn có
thêm điều kiện để lừa gạt ngân hàng.
¾ Chính phủ nên chú ý hơn nữa về sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ ban
ngành, cơ quan chức năng có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng
cũng như khách hàng trong những thủ tục vay vốn.
Hiện nay, tuy sự rườm rà trong các thủ tục hành chánh đã giảm bớt, thủ tục
“một cửa một dấu” đã triển khai và từng bước được thực hiện, nhưng vẫn chưa có sự phối
hợp nhịp nhàng và đồng bộ. Có một số trường hợp vay vốn vì thiếu sự hỗ trợ giữa các ban
ngành liên quan đã gây nên những thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng vay vốn, ví dụ
- 57 -
: Khi thông tư 05 của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên môi trường về việc đăng ký giao dịch
đảm bảo tài sản thế chấp được ban hành, đa số các tỉnh thành, quân huyện đều được triển
khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đăng ký giao dịch đảm bảo,
tuy nhiên ở Tp.HCM (Quận 07, Huyện Củ Chi …) và một số tỉnh đã không được triển khai
đồng bộ, đã gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng vay vốn, thời gian làm thủ tục
vay vốn bị kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, hoặc chưa có sự
đồng nhất trong việc định giá tài sản thế chấp, khi tiến hành định giá tài sản để cho vay, tài
sản được định giá rất cao nhưng đến khi thanh lý tài sản thì giá trị còn lại rất thấp và ngược
lại. Do đó, các cơ quan, ban ngành chức năng có liên quan cần phải có sự phối hợp đồng
bộ, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, bảo đảm thống nhất về chính sách, chế độ nhằm giảm thiểu
thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng vay vốn.
¾ Hơn nữa, Chính phủ nên có những biện pháp hữu hiệu để điều hành lạm
phát sao cho phù hợp với tình hình của đất nước.
Trong thời gian qua, với sự nỗ lực vượt bậc của Chính phủ và các ban ngành
chức năng, nền kinh tế được vận hành tốt với mức độ lạm phát được kiềm chế ở mức một
con số, đây cũng là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, với mức lạm
phát 8,5% trong năm 2005 cũng chưa hẳn là sự quản lý tốt của Chính phủ và các ban ngành
bởi vì chỉ số giá tiêu dùng trong năm đã tăng vọt rất nhiều, gây khó khăn cho xã hội và nền
kinh tế. Do đó, Chính phủ nên có những biện pháp hợp lý và hữu hiệu để điều hành cơ chế
lạm pháp, cụ thể : Chính phủ nên giữ vững các cân đối vĩ mô của nền kinh tế trong mọi
tình huống, tình hình diễn biến thị trường cần phải đựơc dự báo, cần theo dõi sát sao hơn
nữa, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cục bộ, nhất là những vật tư hàng hoá quan
trọng là đầu vào của nền kinh tế và nhu yếu phẩm của đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, cần
phải chủ động sử dụng hiệu quả các biện pháp tài chính-tiền tệ tác động đến sự hình thành
và vận động của giá cả, cần phải nghiêm ngặt thực hiện các giải pháp tiết kiệm, chống lãng
phí, chủ động điều hành linh hoạt tỷ giá, lãi suất theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm
soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu. Ngoài ra, Chính phủ nên cân đối giữa tăng trưởng với
lạm pháp nhằm phát triển kinh tế, đưa đất nước ngày càng tiến sâu vào hội nhập với thế
giới.
- 58 -
3.2.1.2. Những giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam :
¾ Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá, lãi suất trên thị trường.
Sự biến động theo hướng bất lợi của tỷ giá, lãi suất và lạm phát có ảnh hưởng
rất lớn đến nền kinh tế, cụ thể :
Sự biến động của tỷ giá hối đoái và đăc biệt là tỷ giá giữa USD/VND có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu và đặc biệt là những công
ty kinh doanh có vay vốn bằng ngoại tệ, một khi rủi ro tỷ giá hối đoái xảy ra sẽ ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro
tín dụng cho các ngân hàng. Hiện nay, tuy đã nhận thức được sự nguy hiểm của loại rủi ro
này, nhưng sự điều hành cơ chế tỷ giá của NHNNVN vẫn chưa thật sự hiệu quả, vẫn
thường xảy ra những rủi ro do sự tăng hoặc giảm giá ngoại tệ một cách đột ngột. Do đó,
NHNN cần quan tâm nhiều hơn nữa để có những chính sách điều hành phù hợp : NHNN
nên từng bước tự do hoá thị trường, tăng tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái để phán ánh
đúng giá trị của đồng Việt Nam so với các loại ngoại tệ. Hoặc, NHNN nên thu hẹp biên độ
giữa tỷ giá công bố trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ giá trị trường của
USD/VND bởi vì biên độ hiện tại là 0.25% còn quá rộng. Ngoài ra, NHNN nên mở rộng và
phát triển thêm các nghiệp vụ bảo hiểm tỷ giá. Thường xuyên mở các lớp tập huấn và nâng
cao nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên về các ngiệp vụ mua bán có kỳ hạn (Forward),
nghiệp vụ quyền chọn (Option), nghiệp vụ Swap, thị trường tương lai (Future) …
Điều hành cơ chế lãi suất cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
NHNN bởi với một hệ thống lãi suất phù hợp, linh hoạt sẽ kích thích nền kinh tế phát triển
mạnh mẽ. Trong suốt hơn 01 năm qua, lãi suất ngân hàng đã được đề cập đến rất nhiều và
đặc biệt là trong vòng một tháng trở lại đây, lãi suất đã tăng mạnh đối với USD và tăng
tương đối vối VND. Sở dĩ việc tăng lãi suất đối với USD và VND do nhu cầu tín dụng cao,
trong khi đó tình hình huy động vốn lại gặp khó khăn, tạo ra những rủi ro cho các ngân
hàng trong thời gian tới. Do đó, NHNN cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn để điều
hành lãi suất sao cho hiệu quả và phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại của đất nước, điều
hành mức lãi suất với cơ chế linh hoạt và thông thoáng hơn.
- 59 -
¾ Tăng cường hiệu quả và quy mô hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng
(CIC).
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay, sự bùng nổ thông tin được
xem là một thách thức lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, thông tin có chính xác mới là
chìa khoá thành công trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, nâng cao chất lượng thông tin
đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các tổ chức kinh doanh.
Hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng hiện nay rất hiệu quả và đã giúp
các NHTM ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng bởi nắm bắt thông tin về tình hình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp tốt, các NHTM sẽ có những đánh giá, phân tích, dự báo
tương đối chính xác về khách hàng vay vốn, giảm thiểu những chi phí và có thể đưa ra các.
quyết định đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên, nên phấn đấu để xây dựng CIC trở thành trung tâm
thông tin quốc gia, cung cấp thông tin tín dụng cho các ngân hàng một cách chính xác, đầy
đủ, cập nhật … sẽ là một nơi đáng tin cậy cho các NHTM, nhưng hiện nay hoạt động của
CIC vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự hoàn hảo. Do đó, để Trung tâm thông tin tín dụng
trở thành một nơi đáng tin cậy, hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, NHNN nên quan
tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động của CIC, cụ thể :
Hiện tại, hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng tuy có nhiều tiến bộ và hữu
hiệu hơn trong việc giúp các NHTM hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng như cung cấp
thông tin đầy đủ, chính xác … , song sự cập nhật thông tin về khách hàng còn hạn chế. Do
đó, CIC cần phải trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại và hoàn chỉnh thêm hệ thống
cung cấp thông tin nhằm giúp cho các NHTM có thêm những thông tin bổ ích về khách
hàng vay vốn mà từ đó sẽ có quyết định đầu tư đúng đắn.
Ngoài việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật, CIC cần đi sâu phân
tích, đánh giá những thông tin thu thập được để phân loại khách hàng, giúp cho các NHTM
có cơ sở để đánh giá, xếp loại tín dụng cho từng loại khách hàng nhằm xếp hạn từng khách
hàng.
Bên cạnh đó, để giúp cho hoạt động của CIC hiệu quả và phát triển hơn, các
NHTM nên tham gia và trở thành thành viên của CIC, cung cấp và cập nhật những thông
tin tín dụng của các tổ chức kinh tế nhằm làm phong phú thêm thông tin cho CIC. Tuy
- 60 -
nhiên, việc gia nhập vào CIC của các NHTM hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, do
đó NHNN nên bắt buộc các NHTM đều gia nhập vào thành viên của CIC.
Ngoài ra, nhằm thực thi chỉ thị 05/2003/CT-NHNN về tăng cường và nâng cao
chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng, NHNN nên có những biện pháp
chế tài nhằm yêu cầu các NHTM phải nhận thức việc cung cấp đầy đủ, chính xác và cập
nhật các báo cáo tài chính nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra ở các ngân hàng và nâng
cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Hơn nữa, NHNN nên quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác huấn luyện và đào
tạo chuyên môn cho cán bộ làm việc tại trung tâm CIC này và các NHTM thành viên nhằm
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế, giúp cho CIC ngày càng trở nên phổ biến hơn, nơi
cung cấp thông tin tín dụng đáng tin cậy cho toàn hệ thống ngân hàng.
¾ NHNN cần có những quy định trong việc quản lý nguồn vốn đối với các
doanh nghiệp có quan hệ hợp tác làm ăn, vay vốn với nhiều ngân hàng, đặc biệt là với
những ngân hàng trong cùng một địa bàn.
Ngày nay, hiện trạng cùng một khách hàng vay vốn ở nhiều ngân hàng nhằm
mục đích đảo nợ ngày càng tăng, vay vốn ở ngân hàng này để trả nợ cho ngân hàng khác.
Trong khi đó, NHNN vẫn chưa có những biện pháp mạnh đối với các NHTM thành viên
nhằm minh bạch, công khai hoá thông tin của các khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Sở dĩ
tình hình đảo nợ tại các ngân hàng xảy ra ngày càng nhiều do không có sự phối hợp và trao
đổi thông tin cho nhau giữa các ngân hàng, vì lợi thế cạnh tranh trên thương trường, các
NHTM thường giữ bí mật, không cung cấp thông tin cho nhau, đã tạo điều kiện thuận lợi
cho khách hàng có nhiều cơ hội để lừa gạt ngân hàng và đây cũng là một trong những
nguyên nhân tạo ra rủi ro tín dụng trong tại các NHTM.
¾ NHNN cần quan tâm nhiều hơn nữa đến bảo hiểm tín dụng.
Hiện nay, nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng hầu như chưa đựơc thực hiện ở các
công ty bảo hiểm bởi mức độ rủi ro rất cao. Do đó, NHNN cần quan tâm nhiều hơn nữa
đến nghiệp vụ này, có thể xem đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế rủi
ro tín dụng như từng bước hoàn thiện các quy định về bảo hiểm tín dụng, sử dụng các công
cụ phái sinh (Hợp đồng quyền chọn Option, Hợp đồng tương lai Futute ….).
- 61 -
¾ Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của NHNN đối với các
NHTM thành viên là một trong những hoạt động cơ bản của NHNN. Trong thời gian vừa
qua, những rủi ro tín dụng xảy ra đã cho thấy sự yếu kém trong hoạt động của các ngân
hàng cũng như trong công tác kiểm tra của cả chính bản thân ngân hàng và NHNN. Vì thế,
để hạn chế rủi ro, việc nâng cao công tác kiểm tra, giám sát của NHNN là rất quan trọng và
cần thiết bởi thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, NHNN sẽ phát hiện và chấn chỉnh
kịp thời những sai phạm mà các NHTM đang mắc phải, từ đó có những giải pháp phù hợp.
Hơn nữa, NHNN còn có thể phát hiện ra sự yếu kém của các ngân hàng đang hoạt động để
có cơ sở xếp hạng và đưa những biện pháp phù hợp nhằm hổ trợ, đẩy mạnh lên hoạt động
của chúng.
NHNN nên định kỳ kiểm tra thường xuyên hơn hoạt động của các NHTM và đặc
biệt là trong lĩnh vực tín dụng bởi đây là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất cho ngân
hàng.
Ngoài ra, NHNN nên có những lớp huấn luyện nghiệp vụ trong và ngoài nước để
nâng cao trình độ chuyên nghiệp hơn của các thanh tra viên, kiểm soát viên.
Bên cạnh đó, NHNN cần phải có tiêu thức phân tích, đánh giá, xếp loại các
NHTM một cách có hệ thống hơn, sẽ giúp các NHTM phải tự đánh giá lại chính bản thân
từ đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.
¾ Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các NHTM thành viên
nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ.
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và xã hội thì trình độ
dân trí cũng ngày được nâng cao. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao thì rủi ro tín
dụng xảy ra cũng với những thủ đoạn tinh vi hơn. Tuy nhiên, một số cán bộ tín dụng của
ngân hàng đã không đủ trình độ chuyên môn trong nghiệp vụ tín dụng của mình, tạo ra
những rủi ro đáng tiếc, gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Do đó, việc đào tạo và bồi dưỡng
nghiệp vụ ngân hàng cho các cán bộ nhằm tăng tính chuyên nghiệp cho hệ thống ngân hàng
Việt Nam là một việc làm rất cần thiết và mang tính định hướng lâu dài. Do đó, NHNN cần
phải có kế hoạch lâu dài nhằm đầu tư vào kiến thức bởi kiến thức là một trong những chìa
khoá dẫn đến sự thành công.
- 62 -
3.2.1.3. Những giải pháp từ phía các ban, ngành liên quan :
Với hệ thống các quy định, chỉ thị từ phía Chính phủ và NHNN nhằm tạo điều kiện
thông thoáng trong hoạt động của các NHTM, nhưng nếu không nhận được sự hỗ trợ từ
phía các ban, ngành có liên quan thì sự thông thoáng, mở rộng của hệ thống các quy định
từ Chính phủ và NHNN trở nên chưa được hiệu quả lắm. Do đó, việc hỗ trợ từ phía các
ban, ngành là rất quan trọng : Các ban, ngành cần phải phối hợp nhịp nhàng với các NHTM
trong một số bước của quy trình tín dụng nhằm tạo xuyên sự nhanh chóng và dễ dàng cho
khách hàng vay vốn trong việc nhận tiền vay (sự phối hợp giữa NHTM với Phòng công
chứng quận, huyện hoặc Sở tài nguyên và môi trường …) ; hoặc phối hợp với các NHTM
trong việc phát hiện, xử lý các trường hợp sai phạm (khách hàng sử dụng vốn vay không
đúng mục đích, vay vốn ở nhiều ngân hàng cố tình lừa đảo khách hàng …).
3.2.2. Những giải pháp mang tính chất vi mô :
3.2.2.1. Những giải pháp từ phía các NHTM :
Trong thời đại ngày nay, với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, thị trường hoạt
động ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế khu vực và thế giới, đây là
điều kiện môi trường thuận lợi để các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt
động ngân hàng nói riêng phát triển. Tuy nhiên, với nền kinh tế hiện đại này thì mức độ rủi
ro tiềm ẩn cũng nhiều hơn gắn liền với những cơ hội và thách thức mà nền kinh tế hội nhập
đem lại.
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng hiện nay rất đa dạng, tiềm ẩn và xuất hiện gắn liền
với mỗi hoạt động dịch vụ và sự tác động ảnh hưởng cũn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45577.pdf