BLDS((*) BLDS = Bộ luật Dân sự.*) đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1995, có hiệu lực thực hiện từ 01/7/1996 đã làm nên một mốc son trong lịch sử lập pháp của nước nhà. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì nó điều chỉnh các quan hệ dân sự giữa cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong đó có vấn đề tài sản và quyền sở hữu.
Tuy nhiên trong gần 10 năm thực hiện, những quy định trong Bộ luật nói chúng, phần tài sản và quyền sở hữu nói riêng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và pháp luật dân sự, ngày 14//6/2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI đã thông qua BLDS năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2006 thay thế BLDS năm 1995.
Nhằm tìm hiểu chế định tài sản và quyền sở hữu để làm sáng tỏ những nội dung mà BLDS 2005 đã phát triển, kế thừa, bổ sung, hoàn thiện từ BLDS 1995, chúng tôi mong muốn được góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình để đưa nội dung quan trọng này thiết thực đi vào cuộc sống cũng như có sự phân biệt được sự mới cũ trong mỗi Bộ luật từ đó hiểu thêm về kỹ thuật trình độ lập pháp của nước nhà.
Nội dung tiểu luận có 3 phần
Phần I: Những vấn đề chung về tài sản và quyền sở hữu
Phần II: Nội dung " những điểm mới cơ bản trong phần tài sản và quyền sở hữu của BLDS năm 2005
Phần III: Kết luận
11 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Tiểu luận Những điểm mới cơ bản trong phần tài sản và quyền sở hữu của Bộ luật dân sự năm 2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
BLDS(*) BLDS = Bộ luật Dân sự.
đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1995, có hiệu lực thực hiện từ 01/7/1996 đã làm nên một mốc son trong lịch sử lập pháp của nước nhà. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì nó điều chỉnh các quan hệ dân sự giữa cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong đó có vấn đề tài sản và quyền sở hữu.
Tuy nhiên trong gần 10 năm thực hiện, những quy định trong Bộ luật nói chúng, phần tài sản và quyền sở hữu nói riêng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và pháp luật dân sự, ngày 14//6/2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI đã thông qua BLDS năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2006 thay thế BLDS năm 1995.
Nhằm tìm hiểu chế định tài sản và quyền sở hữu để làm sáng tỏ những nội dung mà BLDS 2005 đã phát triển, kế thừa, bổ sung, hoàn thiện từ BLDS 1995, chúng tôi mong muốn được góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình để đưa nội dung quan trọng này thiết thực đi vào cuộc sống cũng như có sự phân biệt được sự mới cũ trong mỗi Bộ luật từ đó hiểu thêm về kỹ thuật trình độ lập pháp của nước nhà.
Nội dung tiểu luận có 3 phần
Phần I: Những vấn đề chung về tài sản và quyền sở hữu
Phần II: Nội dung " những điểm mới cơ bản trong phần tài sản và quyền sở hữu của BLDS năm 2005
Phần III: Kết luận
Phần thứ nhất
Tài sản là đối tượng của quyền sở hữu, là khách thể của phần lớn những quan hệ pháp luật dân sự (như hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...). Vì vậy quy định về tài sản và phân loại tài sản trong BLDS là cần thiết để phân biệt với tài sản theo quan niệm thông thường. Theo quy định của BLDS thì tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.
Trong BLDS năm 1995 những quy định về tài sản và quyền sở hữu có bộc lộ một số hạn chế nhất định. Trong các quy định về quyền sở hữu ngoài những quy định mang tính nguyên tắc chung, chưa đầy đủ cụ thể, chưa thể đủ điều kiện phát huy tác dụng, hiệu lực trong thực tế thì còn có những vấn đề chưa được quy định hoặc quy định chưa phù hợp với thực tiễn xã hội. Để khắc phục những hạn chế đó BLDS năm 2005 đã có sự sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước.
BLDS năm 2005, nội dung tài sản và quyền sở hữu được quy định tại phần thứ hai gồm 7 chương (từ chương X đến chương XVI) với 117 Điều (từ Điều 163 đến Điều 279). Phần này có những quy định chung về quyền sở hữu (chương X), các loại tài sản (chương XI), nội dung quyền sở hữu (chương XII, các hình thức sở hữu (chương XIII), xác lập, chấm dứt quyền sở hữu (chương XIV), bảo vệ quyền sở hữu (chương XV), những quy định khác về quyền sở hữu (chương XVI).
Trong phần này, có nhiều quy định được giữ nguyên như quy định của BLDS năm 1995 như: chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật. Đây là những quyền dân chủ cụ thể của chủ sở hữu; ba quyền năng trên hợp thành nội dung của quyền sở hữu (Điều 164); theo pháp luật, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hay làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 165); không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình (Điều 169). Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia... thì Nhà nước tưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường (sau đó) cho tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác theo quy định của pháp luật (Điều 169); quyền sở hữu được xác lập hoặc chấm dứt theo những căn cứ do BLDS quy định (Điều 170, 171)... Ngoài ra, phần thứ hai về tài sản và quyền sở hữu trong BLDS năm 2005 có những điểm sửa đổi bổ sung cơ bản so với quy định của BLDS năm 1995.
Phần thứ hai
Những điểm mới cơ bản trong phần tài sản của
quyền sở hữu của bộ luật dân sự năm 2005
1. Về khái niệm tài sản (Điều 163)
Tài sản - với tính cách là khách thể của quyền sở hữu đã được Điều 169 BLDS 2005 quy định "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản". Như vậy, cụm từ "vật có thực" theo quy định của Bộ luật năm 1995 đã được sửa thành "vật". Việc bỏ cụm từ "có thực" làm cho khái niệm "vật" được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm cả vật đang có, và sẽ có hoặc đang hình thành. Thực tế có nhiều vật đang được hình thành nhưng đã là đối tượng của giao dịch, ví dụ như công trình đang xây, tàu thuyền đang đóng; cá nhỏ dưới ao, lúa chưa chín, hoa quả chưa đến kỳ nhưng sẽ có thu hoạch sắp tới... Quy định như vậy sẽ phù hợp hơn, đáp ứng được nhu cầu về giao dịch trong nền kinh tế thị trường và thực tế xã hội.
2. Về đăng ký quyền sở hữu tài sản (Điều 167)
Điều 167 BLDS năm 2005 quy định "Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký trừ trường hợp pháp luật có quy định khác". Điều 167 năm 2005 đã sửa đổi từ Điều 174 BLDS năm 1995 vì điều này đã quy định quá khái quát, gây khó khăn cho việc áp dụng và nó chưa quy định rõ những tài sản nào được đăng ký.
Đăng ký quyền sở hữu tài sản là một cơ chế nhằm công khai hoá quyền sở hữu của các chủ thể. Khi quyền sở hữu đã thuộc về một chủ thể thì về nguyên tắc, tất cả các chủ thể khác phải thừa nhận, tôn trọng quyền sở hữu của chủ thể đó. Để mọi chủ thể, mọi người biết về quyền sở hữu của mình thì phải có cơ chế công khai quyền này. Nhiều nước trên thế giới trong vấn đề này có áp dụng hai cơ chế riêng (cho bất động sản và động sản) như: đối với bất động sản: đăng ký là biện pháp công khai hoá các quyền đối với nó. Đối với động sản: chiếm hữu là cách biểu thị công khai quyền sở hữu.
ở Việt Nam nội dung quy định tại Điều 167 của BLDS năm 2005 là phù hợp với thông lệ quốc tế. Đăng ký với bất động sản là biện pháp công khai hoá quyền sở hữu đó là một cơ chế pháp lý nhằm làm cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch đảm bảo cho các chủ thể có sự an toàn khi tham gia vào giao dịch bất động sản (hay thị trường bất động sản). Đây là một nguyên tắc rất cơ bản trong việc thực hiện quyền sở hữu và một số quyền khác đối với bất động sản. Đối với "động sản" thì chiếm hữu là cách biểu thị công khai quyền sở hữu, chỉ trừ những trường hợp mà pháp luật có quy định rõ phải đăng ký với loại tài sản đó. Ví dụ như: ô tô, xe máy chẳng hạn. BLDS chỉ quy định khái quát như vậy, còn những vấn đề cụ thể như trình tự thủ tục đăng ký, cơ quan đăng ký... sẽ do luật khác quy định.
3. Về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản (Điều 168 BLDS năm 2005)
Điều 168 quy định:
1- "Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
2- "Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
Điều này có sự kế thừa các quy định của BLDS năm 1995 và phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành (như luật đất đai) về nguyên tắc đăng ký. Đăng ký là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên nguyên tắc này bị loại trừ trong trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, nếu như trước đây vấn đề chuyển quyền sở hữu được quy định trong những hợp đồng cụ thể của BLDS năm 1995 hoặc trong các văn bản pháp luật khác thì theo BLDS năm 2005 vấn đề này quy định trong phần chung về tài sản và quyền sở hữu đó là phần quy định những vấn đề chung nhất về tài sản, cũng như xác lập, thay đổi, chuyển dịch, chấm dứt quyền sở hữu. Nguyên tắc đăng ký quyền sở hữu cũng được áp dụng đối với việc đăng ký một số quyền khác đối với bất động sản theo Điều 173 của BLDS năm 2005. Trong BLDS năm 2005, vấn đề thời điểm hiệu lực của việc chuyển quyền sở hữu và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là hai vấn đề khác nhau; vấn đề về hình thức hợp đồng cũng đã có sửa đổi nhất định để hạn chế việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm về hình thức.
4. Về hình thức sở hữu (gồm Điều 172 và các điều tại chương XIII)
Điều 172 quy định: Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Như vậy, theo quy định của BLDS thì có 6 hình thức sở hữu. Hình thức sở hữu toàn dân trong BLDS năm 1995 được sửa thành, sở hữu nhà nước. Quy định như vậy nhằm làm rõ chủ thể của quyền sở hữu. Bổ sung thêm sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp vì hiện nay đã xuất hiện nhiều tổ chức này. Hình thức sở hữu hỗn hợp trong BLDS năm 1995 đã được đưa vào sở hữu chung thành một điều (Điều 217) trong BLDS năm 1995 về vấn đề này là không liệt kê một số pháp nhân cụ thể, bởi điều đó sẽ không thể đầy đủ do số pháp nhân mới sẽ không ngừng phát sinh.
5. Về chịu rủi ro về tài sản (Điều 166)
So với BLDS năm 1995 thì đây là điểm mới bổ sung của BLDS năm 2005, nhằm khẳng định nguyên tắc chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu huỷ hoặc hư hỏng do sự kiện bất khả kháng trừ trường hợp có thoả thuận, hoặc pháp luật có quy định khác. Quy định của điều này cho thấy nếu pháp luật có quy định hoặc trong hợp đồng có thoả thuận cụ thể về việc chịu rủi ro thì thực hiện theo pháp luật thoả thuận trong hợp đồng; nếu không thì chủ sở hữu phải chịu rủi ro.
6. Về quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản (Điều 173)
Điều này được giữ lại nội dung như BLDS năm 1995 "Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định pháp luật (Khoản 1). Điều này được bổ sung thêm 4 Khoản mới.
- Liệt kê các loại quyền của người không phải là chủ sở hữu với tài sản gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề; các quyền khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật (Khoản 2).
- Việc chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản cho người khác không phải là căn cứ để chấm dứt các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Khoản 8 Điều này (Khoản 3).
- Các quyền đối với tài sản mà đã được quy định tại Khoản 2 Điều 173 được bảo vệ theo cách thức bảo vệ quyền sở hữu (Khoản 4).
- Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản phải đăng ký bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo thoả thuận và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
7. Về bảo vệ quyền, lợi ích của chủ sở hữu và của người chiếm hữu ngay tình (Điều 169)
Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế, tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình; có quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật. (Trừ trường hợp khác theo Điều 169). Đây là nguyên tắc chung rất cơ bản trong việc bảo vệ của chủ sở hữu. Trong một số trường hợp, tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình được giải quyết như thế nào? Vấn đề này trong BLDS năm 1995 chưa được đề cập và giải quyết thoả đáng. BLDS năm 2005 đã giải quyết vấn đề này thông qua quy định về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình (Điều 257) và quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình (Điều 258). Đây là hai điều mới được bổ sung nhằm bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu, đồng thời bảo vệ được lợi ích của người chiếm hữu ngay tình. Cách thức bảo vệ người chiếm hữu ngay tình có sự khác nhau tuỳ thuộc vào tài sản là động sản hay bất động sản, có đăng ký hay không đăng ký quyền sở hữu.
8. Về định đoạt tài sản chung (Điều 223)
Điểm mới trong quy định của Điều này là đã quy định về hậu quả pháp lý trong trường hợp có vi phạm về quyền ưu tiên mua. Nó khắc phục được nhược điểm của BLDS năm 1995 là trong nhiều quy định của BLDS đó có quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể, nhưng lại không quy định về hậu quả pháp lý khi có sự vi phạm. Theo Điều 223 BLDS 2005 trong trường hợp báo phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại (Khoản 3).
9. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung (Điều 224)
Theo quy định của điều luật này thì trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã có thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được tính trị giá thành tiền để chia (Khoản 1). Khoản này tương tự Điều 238 của BLDS năm 1995.
Khoản 2 Điều 224 BLDS năm 2005 đã quy định cụ thể hơn so với Khoản 2 Điều 238 của BLDS năm 1995 nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra nhất là trong lĩnh vực thi hành án.
10. Về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập (Điều 236)
Khoản 1 Điều 236 BLDS năm 2005 giữ nguyên quy định tại Khoản 1 Điều 224 BLDS năm 1995.
Khoản 2 Điều 244 BLDS năm 1995 được sửa đổi bổ sung thành 2 khoản (Khoản 2, 3) của Điều 236 BLDS năm 2005. Việc bổ sung, sửa đổi này cần thiết là vì: cần phân biệt tài sản sáp nhập là động sản hay bất động sản để có cách thức xử lý cho phù hợp công bằng.
11. Về xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy (Điều 240) và xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên (Điều 241). Điều 240, 241 BLDS năm 2005 có hai điểm được sửa đổi so với Điều 248, 249 BLDS năm 1995.
Thứ nhất, về xác định giá trị của vật: giá trị của vật được xác định cụ thể để thuận lợi hơn trong việc áp dụng pháp lụât (Khoản 2 Điều 240) xác định về thời hạn của vật nhặt được (Khoản 2 Điều 241).
Thứ hai, nếu Điều 248, 249 BLDS năm 1995 quy định: vật được tìm thấy (hoặc vật bị đánh rơi, bị bỏ quên) là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hoá... thì thuộc Nhà nước; còn theo quy định tại Điều 240, 241 BLDS năm 2005 thì bỏ cụm từ "cổ vật", có nghĩa là cổ vật không chỉ thuộc sở hữu Nhà nước mà còn có thể thuộc sở hữu các chủ thể khác.
Phần thứ ba
kết luận
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng "tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội". BLDS năm 1995 đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của nó trong gần 10 năm mà đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lịch sử lập pháp Việt Nam. Xã hội sau 10 năm có nhiều thay đổi (tồn tại xã hội), do đó việc thay thế BLDS năm 1995 (ý thức xã hội) bằng BLDS năm 2005, đặc biệt là những nội dung được bổ sung, sửa đổi, thay thế, phát triển của phần thứ hai về "tài sản và quyền sở hữu" là một tất yếu khách quan và cần thiết đối với thực tế đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước. Tìm hiểu, đối chiếu, so sánh, phân tích những điểm mới cũ trong hai bộ luật nhằm làm tốt hơn công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, công tác áp dụng pháp luật và thực hiện pháp luật trong thời gian tới ở nước ta.
tài liệu tham khảo
Hiến pháp 1992
Bộ luật Dân sự năm 1995
Bộ luật Dân sự năm 2005
Luật đất đai năm 2003
Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi bổ sung
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam của Đại học Luật - Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieuluan.doc