1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện, Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Trong điều kiện một đất nước nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, muốn phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm trước mắt phải hướng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Chính vì thế Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” [26; tr 24].
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong cả nước nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn, phức tạp, một mặt do điều kiện kinh tế - xã hội, mặt khác do tâm lý sản xuất nhỏ của người nông dân quy định.
Việc khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ, tác phong, nếp sống, nếp nghĩ lạc hậu gắn liền với nền sản xuất nhỏ là rất cần thiết và là việc làm cực kỳ khó khăn, gian khổ. Nhưng chính việc ấy lại đưa lại hiệu quả to lớn cho việc xây dựng xã hội mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Những thói quen, nếp nghĩ, truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ, nên cần cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, lâu dài [19; tr 25].
Vì vậy, việc tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long là nhiệm vụ cấp thiết, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu vấn đề tâm lý sản xuất nhỏ. Nhưng mới dừng lại ở từng khía cạnh tâm lý người nông dân nông thôn miền Bắc, miền Trung. Việc tìm hiểu tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long thì chưa có công trình nào đề cập tới, có chăng chỉ là những bài viết mang tính khái quát ở một mặt nào đó của tâm lý người nông dân vùng đất mới.
3. Giới hạn của luận văn
Luận văn nghiên cứu tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long với tư cách là một bộ phận của ý thức xã hội, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu, tìm ra những biểu hiện đặc thù của tâm lý, trên cơ sở khảo sát ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang).
4. Mục đích và nhiệm vụ.
- Xác định những đặc điểm của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua khảo sát ở Kiên Giang và nêu một số giải pháp chủ yếu để phát huy tính tích cực, khắc phục biểu hiện tâm lý tiêu cực của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long.
- Để thực hiện mục đích trên luận văn thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:
+ Phân tích những điều kiện hình thành tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long.
+ Tìm hiểu đặc điểm tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long và sự biến đổi của nó qua các thời kỳ lịch sử.
+ Nêu lên một số biện pháp nhằm phát huy những tâm lý tích cực và hạn chế tâm lý tiêu cực của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận:
+ Luận văn dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, ý thức xã hội.
+ Luận văn có tham khảo các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp: Trong luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp, phân tích tổng hợp, lịch sử, logíc, phương pháp điều tra xã hội học ở một số địa phương huyện, thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
6. Cái mới của luận văn
- Nêu lên sự biến đổi của tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kỳ lịch sử.
- Chỉ ra những mặt tích cực và những biểu hiện tiêu cực mang tính đặc thù của tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
- Nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu giảng dạy những vấn đề ý thức xã hội nói chung và các vấn đề về tâm lý của người nông dân nói riêng.
- Giúp cấp ủy địa phương góp phần hoạch định chính sách đối với nông dân trong vùng. Mặt khác cũng giúp Đảng, chính quyền Nhà nước tìm ra những phương thức giáo dục nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực đối với một bộ phận cán bộ chủ chốt ở cơ sở có nguồn gốc xuất thân từ nông dân.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
75 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Những biểu hiện đặc thù của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện, Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Trong điều kiện một đất nước nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, muốn phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm trước mắt phải hướng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Chính vì thế Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” [26; tr 24].
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong cả nước nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn, phức tạp, một mặt do điều kiện kinh tế - xã hội, mặt khác do tâm lý sản xuất nhỏ của người nông dân quy định.
Việc khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ, tác phong, nếp sống, nếp nghĩ lạc hậu gắn liền với nền sản xuất nhỏ là rất cần thiết và là việc làm cực kỳ khó khăn, gian khổ. Nhưng chính việc ấy lại đưa lại hiệu quả to lớn cho việc xây dựng xã hội mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Những thói quen, nếp nghĩ, truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ, nên cần cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, lâu dài [19; tr 25].
Vì vậy, việc tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long là nhiệm vụ cấp thiết, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu vấn đề tâm lý sản xuất nhỏ. Nhưng mới dừng lại ở từng khía cạnh tâm lý người nông dân nông thôn miền Bắc, miền Trung. Việc tìm hiểu tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long thì chưa có công trình nào đề cập tới, có chăng chỉ là những bài viết mang tính khái quát ở một mặt nào đó của tâm lý người nông dân vùng đất mới.
3. Giới hạn của luận văn
Luận văn nghiên cứu tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long với tư cách là một bộ phận của ý thức xã hội, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu, tìm ra những biểu hiện đặc thù của tâm lý, trên cơ sở khảo sát ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang).
4. Mục đích và nhiệm vụ.
- Xác định những đặc điểm của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua khảo sát ở Kiên Giang và nêu một số giải pháp chủ yếu để phát huy tính tích cực, khắc phục biểu hiện tâm lý tiêu cực của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long.
- Để thực hiện mục đích trên luận văn thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:
+ Phân tích những điều kiện hình thành tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long.
+ Tìm hiểu đặc điểm tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long và sự biến đổi của nó qua các thời kỳ lịch sử.
+ Nêu lên một số biện pháp nhằm phát huy những tâm lý tích cực và hạn chế tâm lý tiêu cực của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận:
+ Luận văn dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, ý thức xã hội.
+ Luận văn có tham khảo các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp: Trong luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp, phân tích tổng hợp, lịch sử, logíc, phương pháp điều tra xã hội học ở một số địa phương huyện, thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
6. Cái mới của luận văn
- Nêu lên sự biến đổi của tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kỳ lịch sử.
- Chỉ ra những mặt tích cực và những biểu hiện tiêu cực mang tính đặc thù của tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
- Nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long.
7. ý nghĩa của luận văn
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu giảng dạy những vấn đề ý thức xã hội nói chung và các vấn đề về tâm lý của người nông dân nói riêng.
- Giúp cấp ủy địa phương góp phần hoạch định chính sách đối với nông dân trong vùng. Mặt khác cũng giúp Đảng, chính quyền Nhà nước tìm ra những phương thức giáo dục nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực đối với một bộ phận cán bộ chủ chốt ở cơ sở có nguồn gốc xuất thân từ nông dân.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1
Vấn đề tâm lý và những yếu tố tác động
đến việc hình thành tâm lý người nông dân
đồng bằng sông Cửu Long
1.1. Tâm lý nông dân
1.1.1. Tâm lý cộng đồng và đời sống tinh thần của xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác, đời sống xã hội được chia thành đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trong đó đời sống tinh thần được nảy sinh trên cơ sở đời sống vật chất, và là sự phản ánh đời sống vật chất. Mác viết: không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của nó, trái lại, chính tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ [16; tr 78]. Trong ý thức xã hội, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng là hai bộ phận chủ yếu cấu thành nội dung của nó. Cả tâm lý xã hội và hệ tư tưởng đều do tồn tại xã hội quyết định, đều là sự phản ánh tồn tại xã hội nhưng sự phản ánh đó ở những trình độ khác nhau. Tâm lý xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội ở trình độ thấp, ở dạng ý thức thông thường còn hệ tư tưởng là sự phản ánh trình độ cao, ở dạng ý thức lý luận.
So với tâm lý xã hội, hệ tư tưởng ở trình độ cao hơn nhưng không phải nảy sinh tự phát từ tâm lý xã hội. Nó là kết quả phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất, những quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội bằng khái quát lý luận trên cơ sở những tư liệu đã có từ trước. Nó chính là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa thành lý luận, thành các học thuyết khác nhau về chính trị xã hội, đại diện cho lợi ích của các giai cấp nhất định.
Giữa hệ tư tưởng và tâm lý xã hội có sự khác nhau về sự hình thành, hệ tư tưởng hình thành một cách tự giác, còn tâm lý xã hội là toàn bộ những tình cảm, những tâm trạng, xúc cảm... của con người được hình thành tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh sống hàng ngày.
Trong xã hội có giai cấp, tâm lý xã hội mang tính giai cấp, những giai cấp khác nhau có sự khác nhau về tâm lý. Sự khác nhau đó xuất phát từ sự khác biệt về lợi ích của họ. Chủ nghĩa Mác không phủ nhận tính chất phổ biến của tâm lý xã hội, bởi vì, tính phổ biến ấy không những không xóa bỏ tính giai cấp mà nhiều lúc còn tồn tại như tầng sâu của tính giai cấp.
Tâm lý xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội. Do đó, khi tồn tại xã hội thay đổi, tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của nó. Song, thực tế đã chứng minh rằng tâm lý xã hội có sức bền vững, tính ỳ rất lớn. Nó có thể tồn tại ngay khi cơ sở kinh tế - xã hội đã bị thay đổi. Để khắc phục những nét tâm lý cũ, lạc hậu, Lênin đã chỉ rõ: “nhiệm vụ cơ bản của các cán bộ làm công tác giáo dục và của Đảng cộng sản - đội tiền phong trong cuộc đấu tranh là phải giúp đỡ việc rèn luyện và giáo dục quần chúng lao động để khắc phục những thói quen cũ, những tập quán cũ do chế độ cũ để lại" [9; tr 474].
Tâm lý cộng đồng là một bộ phận của đời sống tinh thần cộng đồng và thuộc lĩnh vực ý thức xã hội. Với tư cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, tâm lý con người trở thành yếu tố cơ bản và biểu thị cho sự tiến bộ xã hội. Hơn nữa, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Thông qua giao tiếp, thông qua tiếp thu các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng mà mỗi cá nhân hình thành cho mình một hệ ý thức về quan hệ.
Thông qua giao tiếp, con người tiếp thu và sáng tạo ra các giá trị văn hóa. Nghiên cứu sự giao tiếp giữa con người với con người trong cộng đồng, chúng ta thấy có hai yếu tố tác động vào sự phát triển của văn hóa; tính khép kín và tính mở rộng. Con người có thể giao tiếp trong phạm vi một cộng đồng khép kín nào đó hoặc cũng có thể sự giao tiếp được mở rộng sang cộng đồng khác. Hoạt động giao tiếp không chỉ nhằm tái sản xuất ra cá nhân con người mà còn hình thành nên tâm lý và lối sống của họ.
Phương thức giao tiếp, cách thức hoạt động trong cộng đồng bị chi phối bởi những yếu tố “vật chất” tức là các điều kiện kinh tế - xã hội, địa lý, khí hậu của từng vùng mà cộng đồng đó tồn tại [13; tr 20]. Vì vậy, phương thức giao tiếp, cũng như cách thức hoạt động đã để lại những dấu ấn tâm lý chung cho mỗi cộng đồng người. Từ đó cho chúng ta thấy, tâm lý cộng đồng như một tấm gương phản ánh những điều kiện sống mà con người đang tồn tại và phát triển. Việc nghiên cứu điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng cho ta thấy những yếu tố đặc trưng trong tâm lý của mọi cộng đồng. Nói một cách khác, tâm lý cộng đồng được hình thành trong lịch sử như một bộ phận của ý thức xã hội và tâm lý đó bị chi phối bởi cả những yếu tố bên trong và bên ngoài cộng đồng.
Tâm lý cộng đồng của nông dân đồng bằng sông Cửu Long cũng như các vùng dân cư khác đều vận động và phát triển theo một số quy luật chủ yếu dưới đây:
Thứ nhất, Tâm lý cộng đồng phát triển trong sự phụ thuộc và tác động tích cực đến đời sống vật chất của xã hội.
Tâm lý cộng đồng được hình thành trong đời sống tinh thần của con người và bị tác động của cả những yếu tố bên ngoài, song sự tác động về kinh tế là tác động mạnh nhất và quyết định nhất. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa trong đó có tâm lý cộng đồng. Những con người hiện thực đang hành động theo các quy luật kinh tế và chịu sự chi phối bởi sự phát triển nhất định của một trình độ lực lượng sản xuất. Sự giao tiếp giữa các cá nhân trong cộng đồng phải phù hợp với sự phát triển ấy, với quá trình sản sinh ra các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Sản xuất ra các giá trị tinh thần chỉ có thể được nhờ các phương tiện vật chất. Con người giao tiếp với nhau trước hết để trao đổi các giá trị vật chất và thông qua đó con người sáng tạo ra các giá trị tinh thần. Vì vậy, phương thức sản xuất và đời sống vật chất quyết định quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần. Tuy nhiên tâm lý cộng đồng với tư cách là một hệ thống mở và nhạy cảm không hoàn toàn phụ thuộc vào các phương thức sản xuất; nó có sự vận động và phát triển nội sinh, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại sinh. Mặt khác, đến lượt nó, tâm lý cộng đồng lại có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Thứ hai, Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác đã chứng minh và kiểm nghiệm mối quan hệ phụ thuộc của tâm lý cộng đồng và đời sống tinh thần của xã hội, thông qua việc khẳng định sự kế thừa có chọn lọc các giá trị truyền thống.
Kế thừa những mặt tích cực và loại bỏ những mặt tiêu cực trong các giá trị văn hóa truyền thống là nét đặc trưng nhất trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý cộng đồng. Quá trình chuyển tiếp từ xã hội này sang xã hội khác làm thay đổi lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cả hệ thống chính trị, nhưng những yếu tố tâm lý lại tỏ ra bền vững hơn vì nó có sự kế thừa tâm lý cộng đồng và bao hàm cả việc phê phán các yếu tố tinh thần đã lạc hậu, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế tồn tại của nó. Sự giao lưu giữa cá nhân trong cộng đồng người mang bản chất xã hội - lịch sử đã tạo ra những nếp nghĩ, những tình cảm, thói quen. Chính những hiện tượng tâm lý đó khi ăn sâu vào tiềm thức con người, nó có thể biến thành một sức mạnh vật chất. Vì vậy, những biểu hiện tâm lý bên cạnh sự di truyền sinh học còn có di sản xã hội, tức là khả năng chuyển tâm lý cộng đồng vào mỗi cá nhân. Di sản này bao giờ cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội.
Thứ ba, Cùng với những quy luật trên, tâm lý cộng đồng phát triển trong sự tác động qua lại giữa các cá nhân, các lĩnh vực của đời sống xã hội và sự giao lưu giữa các nền văn hóa [14; tr 14].
Sự phát triển của tâm lý cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các lĩnh vực trong đời sống xã hội [23; tr 11].
Sự giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, các miền, các nền văn hóa cũng ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố tâm lý. Chẳng hạn, khi được tiếp xúc với một nền văn hóa mới, khác lạ, con người có điều kiện so sánh và từ đó đánh giá lại những giá trị văn hóa của mình để thấy được những khác biệt và tương đồng giữa văn hóa của mình và văn hóa thế giới, cũng như văn hóa của vùng này với văn hóa của vùng khác. Sự tương tác giữa các lĩnh vực và những ảnh hưởng của bên ngoài không phải lúc nào cũng có thể làm thay đổi bản sắc tâm lý cộng đồng, song nó có thể giúp con người có một tấm gương để nhìn kỹ lại mình, từ đó thấy rõ mình hơn.
Như vậy, tâm lý cá nhân hay tâm lý cộng đồng cũng đều là sự phản ánh hiện thực khách quan, đặc biệt là sự giao tiếp giữa con người với con người. Đồng thời nó chịu sự chi phối của hàng loạt các yếu tố bên ngoài mà trước hết là đời sống lao động của mỗi người và cộng đồng.
1.1.2. Tâm lý nông dân
Tâm lý là sản phẩm của sự tác động qua lại bằng tín hiệu của hệ thống hữu sinh. Khi nói đến bản chất của tâm lý, cần phân biệt khái niệm triết học của nó với khái niệm khoa học cụ thể của nó. Khái niệm triết học của tâm lý gắn với vấn đề cơ bản của triết học. Về mặt này khái niệm tâm lý cùng loại với khái niệm nhận thức luận, “ý thức”, “tư duy”, “nhận thức”, “lý tính”, “ý niệm”, tinh thần [23; tr 518] và được chủ nghĩa duy vật biện chứng coi như là thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao. Đó là sự phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tâm lý xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội bao gồm ba yếu tố cấu thành (phương thức sản xuất, hoàn cảnh địa lý, dân số) trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất. Do đó, ở một khía cạnh cụ thể, có thể nói tâm lý xã hội là sự phản ánh trực tiếp những đặc điểm của nền sản xuất xã hội ở giai đoạn lịch sử nhất định. Với những nước mà ở đó, nền sản xuất nhỏ giữ vai trò chủ đạo thì tất yếu sẽ hình thành tâm lý sản xuất nhỏ - một dạng tâm lý xã hội được nảy sinh, hình thành từ sự phản ánh những đặc điểm của nền sản xuất nhỏ đó.
Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người, là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập đến loại hình sản xuất nhỏ, đặc biệt khi các ông phân tích sản xuất Châu á và xã hội tiền tư bản. Trong các tác phẩm kinh điển, khái niệm “sản xuất nhỏ” nhiều khi được thay thế bởi các khái niệm “kinh tế tự nhiên”, "kinh tế gia trưởng”, "sản xuất hàng hóa giản đơn”, “kinh tế tiểu nông”, “sản xuất hàng hóa nhỏ”...
Theo Mác: “Tiền đề của phương thức sản xuất của những người sản xuất nhỏ độc lập, làm việc cho bản thân, là ruộng đất thì chia manh mún, các tư liệu sản xuất thì phân tán [15; tr 287].
Trong tác phẩm Chống Đuy Rinh, khi bàn về các nền sản xuất có trước chủ nghĩa tư bản, Ăngghen viết: “Trước khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, tức là trong thời trung cổ, ở đâu người ta cũng chỉ thấy toàn là nền sản xuất nhỏ, dựa trên cơ sở quyền tư hữu của những người lao động về tư liệu sản xuất của mình như: nông nghiệp của người tiểu nông tự do hay nông nô, thủ công nghiệp ở thành thị. Các tư liệu lao động - như ruộng đất, nông cụ, xưởng thợ, dụng cụ của người thợ thủ công - đều là những tư liệu lao động của cá nhân, chỉ tính toán cho vừa với việc sử dụng cá nhân. Cho nên, những tư liệu ấy tất nhiên là vụn vặt, rất nhỏ bé và có hạn [18; tr 448, 449].
Từ ý kiến của Mác và Ăngghen như đã nêu trên, chúng ta thấy cơ sở của nền sản xuất nhỏ là quyền chiếm hữu những tư liệu sản xuất nhỏ bé, vụn vặt. Về điểm này, Mác đã nêu trong bộ Tư bản: “Quyền tư hữu của người lao động đối với những tư liệu dùng vào hoạt động sản xuất của mình là cơ sở của nền kinh doanh nông nghiệp nhỏ hoặc thủ công nghiệp nhỏ" [15; tr 286].
Lênin cũng chú ý đến đặc trưng của sản xuất nhỏ, Người viết: “Quyền tư hữu của nông dân đối với ruộng đất mà anh ta cày cấy là cơ sở của sản xuất nhỏ, là điều kiện cho nền sản xuất nhỏ ấy được phồn thịnh và đạt tới một hình thái điển hình” [11; tr 34].
Như vậy theo quan niệm của Mác, Ăngghen và Lênin, tâm lý sản xuất nhỏ bao gồm tâm lý nông dân. Hơn nữa, tâm lý xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội mà tồn tại xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử cơ bản là nền sản xuất của xã hội đó. Trong điều kiện của nền sản xuất đó, người nông dân muốn tồn tại phải tiến hành sản xuất để tạo ra những sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của mình. Quá trình đó, đã nảy sinh những biểu hiện tâm lý tốt đẹp, nhưng mặt khác, từ nền sản xuất nhỏ cũng làm nảy sinh những mặt tâm lý tiêu cực của người nông dân làm cản trở quá trình xây dựng xã hội mới. Do vậy, xét về nguyên tắc, trong quá trình xây dựng xã hội mới, chúng ta phải luôn luôn kế thừa và phát triển những yếu tố tích cực của cái đã qua, đồng thời phải xóa bỏ và khắc phục những yếu tố tiêu cực đang cản trở sự ra đời của xã hội mới.
Như trên ta đã khẳng định sản xuất nhỏ đồng thời cũng là cơ sở để từ đó hình thành tâm lý nông dân, tâm lý tiểu tư sản. Tuy vậy, tâm lý sản xuất nhỏ và tâm lý nông dân không hoàn toàn thống nhất, mà giữa chúng chỉ có những điểm tương đồng. Khi ta nói tâm lý nông dân, tâm lý tiểu tư sản là ta chủ yếu đi vào xét ở khía cạnh giai cấp, nhấn mạnh mặt giai cấp của vấn đề. Chẳng hạn, khi ta nói tâm lý nông dân là nói tâm lý của một giai cấp gắn liền với những điều kiện lao động sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất nông nghiệp ở nước ta mang tính chất của một nền sản xuất nhỏ, những tính chất sản xuất nhỏ ấy cũng thể hiện ở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Tâm lý sản xuất nhỏ được chú ý ở các biểu hiện đặc trưng gắn với những điều kiện lao động của nền sản xuất nhỏ nói chung.
ở nước ta hiện nay, nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ. Những biểu hiện đó có thể thấy được rất rõ trong những thói quen, suy nghĩ, tình cảm, hành động, trong lối sống của các cá nhân, trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội... Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn này chúng tôi chỉ tập trung phân tích những biểu hiện đặc thù của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, qua việc khảo sát tại tỉnh Kiên Giang, một tỉnh có thế mạnh nông nghiệp vào loại hàng đầu của khu vực.
1.2. Cơ sở hình thành tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long
1.2.1. Tác động của những yếu tố địa lý, khí hậu
Chủ nghĩa Mác cho rằng cơ cấu tâm lý của một cộng đồng xã hội phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế, là sự phản ánh kinh tế. Song không thể nhìn đơn giản, máy móc, suy diễn tâm lý một cách phiến diện, bắt nguồn một cách trực tiếp từ kinh tế. Tâm lý phản ánh kinh tế qua rất nhiều khâu trung gian như điều kiện địa lý, hệ thống chính trị, đạo đức xã hội, tôn giáo, văn hóa.. [23; tr 26]. Tâm lý sản xuất nhỏ vừa là tàn dư của quá khứ do xã hội cũ để lại, vừa là sản phẩm hiện tại của tồn tại xã hội, vì vậy muốn hiểu rõ tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trước hết phải xem xét những điều kiện cơ bản ảnh hưởng của nó.
Điều kiện địa lý tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long có những nét đặc thù. Do lịch sử kiến tạo về cấu trúc, đồng bằng sông Cửu Long gồm ba bộ phận chính, rìa phía đông là dãy phù sa giáp với miền cao đông Nam bộ, ở giữa là một bộ phận phù sa mới nổi lên giữa sông Tiền và sông Hậu. Đất đai ở đây nhiều màu mỡ, có thể trồng trọt quanh năm. Phía sau là miền đất trũng Đồng Tháp Mười với độ chua mặn trung bình và nay đang trong quá trình được cải tạo. Khí hậu đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất cận xích đạo và thể hiện rõ ảnh hưởng của hệ thống hoàn lưu Tây Nam từ ấn Độ Dương tới. Nhiệt độ trung bình hàng tháng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long vừa cao vừa ổn định. Sự phân mùa không theo nhiệt độ mà theo biến động của lượng mưa. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Tháng 9, tháng 10 là tháng lũ lụt, nước sông Cửu Long lên từ từ, khác hẳn thủy chế sông Hồng. Nhưng lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long xảy ra chủ yếu là do nước phía trên nguồn, vì khi bão đổ bộ vào khu Bốn cũ vượt qua Trường Sơn gây mưa lớn ở Trung hạ Lào và đông Campuchia thì có thể có lũ đột xuất ập tới đồng bằng sông Cửu Long ngay trong thời kỳ khô hạn.
Với một nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào nước trời, chúng ta cần biết đến sự phân bố mưa theo thời gian và cả không gian, cùng với chế độ thủy văn và ảnh hưởng của thủy triều. Cơ cấu thủy văn ở đây hàng năm không đồng đều do gió mùa Tây Nam từ ấn Độ Dương đem mưa tới miền ven biển Rạch Giá và Cà Mau là nơi nhận được mưa sớm nhất, ngay từ tháng tư. Phía Gò Công Tiền Giang lại là nơi nhận được mưa chậm đến hơn một tháng sau, cuối tháng tư, có khi sang tháng sáu. Lượng mưa hàng năm trung bình giao động từ 1.300mm đến 2.000mm rải ra trên một địa hình đồng bằng bằng phẳng, trên 2/3 diện tích cao chưa đến 1 m so với mặt biển. Đó chính là nguồn gốc của những dòng chảy bao gồm cả một mạng lưới sông rạch thiên nhiên chằng chịt bao quanh các tỉnh trong vùng, hình thành nên một hệ thống thủy văn dày đặc, tỏa đều khắp lãnh thổ cùng với các nhánh sông Đồng Nai.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên khoảng hơn 4 triệu ha trồng lúa nước, có độ màu mỡ cao. Đất đai phì nhiêu, tài nguyên phong phú, thiên nhiên ưu đãi, dành nhiều thuận lợi cho con người. Sông sâu, nước quanh năm mấp mé bờ chảy đều đặn. Độ chênh lệch giữa mực nước và mặt đất không đáng kể. Đó là điều kiện lý tưởng đối với nhà nông.
Với điều kiện như trên, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long làm ruộng chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Hàng năm vào tháng tư đầu mùa mưa, họ tiến hành vỡ đất hàng loạt, sau một thời gian mưa nhiều, hai con sông Tiền và sông Hậu dâng lên từ từ, đưa nước vào đồng ruộng, đất đang được phơi ải, gặp nước trở lên thục, thích hợp với sự phát triển của cây lúa. Người nông dân trong vùng chỉ cần gieo giống xuống và cứ thế không cần phải làm cỏ, bỏ phân, sau một thời gian, đến tháng chín là được thu hoạch lúa ngắn ngày. Còn loại lúa dài ngày gọi là lúa mùa, cũng chẳng phải tốn kém nhiều, chủ yếu là theo dõi sâu bệnh, hoặc một khi thấy lúa tốt quá, phải hãm lại bằng cách cắt bớt lá hay có thể dùng trâu bừa cho lúa dập xuống. Phần lớn người nông dân trong vùng canh tác dựa vào sự ưu đãi của thiên nhiên. Sau khi xuống giống, người nông dân chỉ ngồi trông trời, trông đất, trông mây cho tới khi được thu hoạch. Cách thức sản xuất như trên, đã dẫn đến tâm lý “làm chơi ăn thiệt”. Phương thức canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nghề nông phát triển phần lớn nhờ lượng phù sa đã làm cho lúa xanh tốt và năng suất cao. ở vùng này đất đai tốt nhưng phân bổ không đều, có nơi mùa mưa trồng cây được, song đến mùa khô lại phải bỏ hoang, ngược lại, cũng có nơi giống này cấy thì được thu hoạch, giống loại khác cấy lại không được thu hoạch v.v... Chính vì vậy giống trở thành vấn đề quan trọng đối với nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài giống ra phân cũng có tác dụng mạnh đến quá trình phát triển nông nghiệp ở nơi đây, song có điều người nông dân trong vùng chỉ quen sử dụng phân hóa học; bởi vì nước sông hàng năm đã đem lại phù sa cho đồng ruộng thường xuyên. Nếu bón nhiều phân hữu cơ như đồng bằng sông Hồng thì có vụ không được thu hoạch.
Bên cạnh những yếu tố kỹ thuật, nước, phân, giống, khí hậu là yếu tố cũng ảnh hưởng đến nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cận xích đạo có nhiệt độ trung bình hàng năm không chênh lệch bao nhiêu. Xét về mặt thuận lợi vùng này có nhiệt độ thích hợp đối với canh tác lúa. Lịch sử đồng bằng sông Cửu Long ít thấy có tình trạng gieo mạ hai ba lần trong một vụ. ở đây có đặc điểm khí hậu trái ngược với đồng bằng sông Hồng, ở đồng bằng sông Hồng nhiệt độ chênh lệch các mùa khá cao, mùa đông là mùa rét nhất. ở đồng bằng sông Cửu Long mùa đông lại là mùa khô và có nhiệt độ cao nhất so với các mùa trong năm. Về mùa đông, đồng bằng sông Hồng tuy chịu ảnh hưởng của cái rét gió mùa đông bắc làm cho hoa màu kém phát triển, nhưng vẫn sản xuất được. Trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long lại chịu ảnh hưởng cái hạn khô của gió mùa đông bắc làm cho nhiều nơi không thể trồng cấy được. Đặc điểm tự nhiên như trên đã tác động đến tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, là thời gian nông nhàn chỉ có ăn chơi, nhậu nhẹt và giao lưu văn hóa.
1.2.2. Điều kiện kinh tế
Tâm lý nông dân là một bộ phận của ý thức xã hội. Vì lẽ đó, tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long phản ánh chính đời sống và điều kiện sinh hoạt vật chất của họ. Mặt khác, đời sống và điều kiện sinh hoạt vật chất của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của cơ cấu xã hội, cho nên tâm lý người nông dân nơi đây cũng dần dần biến đổi theo.
Nhìn một cách khái quát, nền kinh tế đồng bằng sông Cửu Long phát triển qua những thời kỳ sau đây: nền kinh tế thời kỳ mới khai phá người nông dân phát triển kỹ thuật lúa nước cổ truyền dưới chế độ phong kiến. Thời kỳ thứ hai dưới chế độ thực dân cũ, Pháp biến đồng bằng sông Cửu Long thành vùng nông nghiệp độc canh, lạc hậu, thiết lập chế độ địa chủ để vơ vét lúa gạo xuất khẩu kiếm lời. Thời kỳ thứ ba là thời kỳ Mỹ Ngụy. Thời kỳ thứ tư là nền kinh tế thị trường hiện nay, cách phân kỳ kinh tế nêu trên chỉ mang tính c