Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Để thực hiện mục tiêu trên, con người là một nhân tố hàng đầu, nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng nói chung và của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng.
Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi bức xúc nhu cầu nguồn nhân lực - một lực lượng đông đảo có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường trong xu thế cạnh tranh và hội nhập.
Nguồn nhân lực Thanh Hóa nói chung và của các huyện miền núi của tỉnh nói riêng đang có nhiều bất cập. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, hiện tại nguồn nhân lực của Thanh Hóa, đặc biệt là của khu vực miền núi đang ở trong tình trạng thừa lao động thủ công, lao động không có chuyên môn kỹ thuật, nhưng lại thiếu lao động có trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, thiếu nghiêm trọng thợ kỹ thuật trong tất cả các ngành, nghề và trong các thành phần kinh tế. Một trong những nguyên nhân chính là đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta chưa đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng nguồn lao động; chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ mặc dù những năm qua Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều cố gắng trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua rất nhiều chương trình ở nhiều cấp độ khác nhau.
Đối với khu vực miền núi Thanh Hóa, lao động nông thôn chiếm tới 80% lực lượng lao động xã hội nhưng còn bất cập nhiều mặt, nhất là về cơ cấu và trình độ tay nghề. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng này trở nên cấp bách nhằm nâng cao trình độ tay nghề, bổ sung thêm kiến thức mới về khoa học kỹ thuật, giúp họ có được việc làm, nâng cao năng suất lao động, cải thiện cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.
Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, lao động được coi là yếu tố quan trọng nhất. Chất lượng lao động góp phần đáng kể để nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước là xóa đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, trong đó có nông nghiệp, nông thôn miền núi và chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận thức được vai trò quan trọng đó, để khu vực miền núi Thanh Hóa có cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, tôi chọn vấn đề: “Nguồn nhõn lực cho phỏt triển kinh tế - xó hội ở cỏc huyện miền nỳi tỉnh Thanh Húa” làm đề tài luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. Tác giả mong muốn vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện và có tính khả thi cao không những đối với phát triển kinh tế - xã hội miền núi của tỉnh Thanh Hóa mà còn là của các huyện miền núi thuộc khu vực Tây Bắc.
105 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - Xã hội ở cỏc huyện miền núi tỉnh Thanh Húa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Để thực hiện mục tiêu trên, con người là một nhân tố hàng đầu, nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng nói chung và của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng.
Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi bức xúc nhu cầu nguồn nhân lực - một lực lượng đông đảo có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường trong xu thế cạnh tranh và hội nhập.
Nguồn nhân lực Thanh Hóa nói chung và của các huyện miền núi của tỉnh nói riêng đang có nhiều bất cập. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, hiện tại nguồn nhân lực của Thanh Hóa, đặc biệt là của khu vực miền núi đang ở trong tình trạng thừa lao động thủ công, lao động không có chuyên môn kỹ thuật, nhưng lại thiếu lao động có trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, thiếu nghiêm trọng thợ kỹ thuật trong tất cả các ngành, nghề và trong các thành phần kinh tế. Một trong những nguyên nhân chính là đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta chưa đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng nguồn lao động; chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ mặc dù những năm qua Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều cố gắng trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua rất nhiều chương trình ở nhiều cấp độ khác nhau.
Đối với khu vực miền núi Thanh Hóa, lao động nông thôn chiếm tới 80% lực lượng lao động xã hội nhưng còn bất cập nhiều mặt, nhất là về cơ cấu và trình độ tay nghề. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng này trở nên cấp bách nhằm nâng cao trình độ tay nghề, bổ sung thêm kiến thức mới về khoa học kỹ thuật, giúp họ có được việc làm, nâng cao năng suất lao động, cải thiện cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.
Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, lao động được coi là yếu tố quan trọng nhất. Chất lượng lao động góp phần đáng kể để nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước là xóa đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, trong đó có nông nghiệp, nông thôn miền núi và chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận thức được vai trò quan trọng đó, để khu vực miền núi Thanh Hóa có cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, tôi chọn vấn đề: “Nguồn nhõn lực cho phỏt triển kinh tế - xó hội ở cỏc huyện miền nỳi tỉnh Thanh Húa” làm đề tài luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. Tác giả mong muốn vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện và có tính khả thi cao không những đối với phát triển kinh tế - xã hội miền núi của tỉnh Thanh Hóa mà còn là của các huyện miền núi thuộc khu vực Tây Bắc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa chưa có một công trình nào nghiên cứu độc lập. Tuy vậy, cũng có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này như:
- Bùi Sỹ Lợi: “Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hóa đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, HN 2002.
- Phạm Yên Trường “Đào tạo công nhân kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội (2006).
Các công trình trên đã đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với nguồn nhân lực như đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trên phạm vi cả nước, hoặc trong phạm vi cả tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy đề tài này là rất cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn đối với các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích của luận văn
3.1. Mục đích
Làm rõ một số vấn đề về lý luận nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội để làm cơ sở phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp về nguồn nhân lực ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo 5 chương trình phát triển lớn mà Đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ Thanh Hóa lần thứ XVI đã đề ra.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và sự cần thiết của chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và của các huyện miền núi của tỉnh nói riêng.
- Phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của các huyện miền núi Thanh Hóa hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề cho người lao động để phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các quan hệ kinh tế liên quan đến phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của các huyện miền núi Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nguồn nhân lực bao hàm rất nhiều nội dung, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa để nhằm phát triển nguồn nhân lực nói chung và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi của tỉnh.
- Về thời gian: Từ năm 2003 đến 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam về đào tạo nghề cho người lao động.
- Sử dụng phương pháp biện chứng mác xít, kết hợp lôgíc và lịch sử, kết hợp lý luận với thực tiễn; đồng thời khảo sát thực tế, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, chuyên gia …
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn về đào tạo phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, cũng như các huyện của các tỉnh khác thuộc vùng Tây Bắc nước ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
1.1. Nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội
1.1.1. Nguồn nhân lực và những yêu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội
1.1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực
Hiện nay trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, khái niệm về nguồn nhân lực còn nhiều bàn cãi, chưa có một khái niệm thống nhất. Sau đây là một số quan điểm về nguồn nhân lực.
- Theo thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: “Nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có thể được xác định trên một địa phương, một ngành hay một vùng. Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội”. Theo quan điểm này, nguồn nhân lực được xác định bằng số lượng và chất lượng của bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội.
- Theo quan điểm của Tổ chức quốc tế về lao động (ILO) và quan niệm của các thành viên của tổ chức này thì lực lượng lao động là dân số trong độ tuổi lao động thực tế có việc làm và những người thất nghiệp. Trên thực tế, việc quy định độ tuổi lao động giữa các quốc gia có khác nhau, có nhiều nước lấy độ tuổi tối thiểu là 15, có nước là 18, còn tối đa quy định là 60, có nước là 65, thậm chí có nước là 70, 75 tuổi tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
- Theo Giáo trình Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi theo quy định của luật pháp có khả năng tham gia lao động. Theo quan điểm này, nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng là những người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động được của họ. ở nước ta, hiện nay Bộ luật Lao động quy định là đủ 15 đến 60 tuổi (đối với nam) và đủ 15 đến 55 tuổi (đối với nữ); về chất lượng nguồn nhân lực, đó là trình độ chuyên môn và sức khỏe của người lao động. Tuy nhiên theo tác giả, nguồn nhân lực theo quan điểm này còn thiếu một bộ phận dân số trên độ tuổi lao động nhưng trên thực tế vẫn tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.
- Theo lý luận Mác - Lênin về con người, thì nguồn nhân lực được xem xét như là một thành tố cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, là phương tiện để phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực được coi như một nhu cầu tất yếu cùng với các nguồn lực khác cho sự phát triển đất nước. Đầu tư cho con người càng nhiều, càng có hiệu quả và thu hồi vốn khá cao so với đầu tư vào các lĩnh vực khác, cho nên hầu hết các nước trên thế giới đều chú trọng áp dụng phương pháp này để phát triển kinh tế - xã hội.
- Theo Giáo trình Kinh tế phát triển - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Viện Kinh tế phát triển) thì nguồn nhân lực của một quốc gia là tổng số những người trong độ tuổi lao động, đủ các điều kiện về tinh thần, thể chất đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Như vậy số lượng nguồn nhân lực vừa phụ thuộc vào khả năng tham gia lao động của từng cá nhân, vừa phụ thuộc vào độ tuổi lao động của từng quốc gia.
- Theo quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam, nguồn nhân lực được hiểu là dân số và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, trí tuệ và sức khỏe, năng lực và phẩm chất, thái độ và phong cách làm việc. Theo đó, nguồn nhân lực là tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.
- Theo Giáo trình Kinh tế lao động của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh). Theo quan điểm này, nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với cách hiểu này, nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động. Khái niệm này có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Theo đó, nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên (Việt Nam là tròn 15 tuổi), điều này có liên quan đến lao động trẻ em. Về nguyên tắc, trẻ em chỉ được quyền làm việc với tư cách là tập dượt, rèn luyện để phát triển thể chất, nhân cách và tinh thần, chưa được phép tham gia lao động với ý nghĩa là một thành tố của lực lượng sản xuất đối với xã hội và chưa phải là nguồn tăng thu nhập chính đối với gia đình. Nếu để trẻ em phải lao động sớm, làm việc quá sức để được coi là nguồn thu nhập chính thì mục tiêu bảo vệ sức khỏe, giáo dục đào tạo … sẽ khó thực hiện được, làm kìm hãm sự phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.
Từ những quan niệm đã nêu trên có thể thấy rằng, nguồn nhân lực được đề cập là tổng thể sức mạnh thể lực, trí lực, cùng với các đặc trưng về chất lượng lao động như kinh nghiệm sống, nhân cách, đạo đức, lý tưởng, chất lượng văn hóa, năng lực chuyên môn đang và sẽ được vận dụng vào cuộc sống lao động sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, theo tác giả việc sử dụng khái niệm nguồn nhân lực của một quốc gia hay một vùng, một khu vực, một địa phương là tổng hợp những tiềm năng lao động của con người có trong một thời điểm xác định. Tiềm năng đó bao gồm trí lực và tâm lực như đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc của một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định đang có việc làm và chưa có việc làm nhưng có khả năng làm việc đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Con người đóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó hướng tới mục tiêu đã đề ra. Nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội là tổng hợp các nguồn nhân lực của các cá nhân, cho nên khái niệm nguồn nhân lực bao gồm các chỉ tiêu phản ánh số lượng, cơ cấu nguồn lao động và các chỉ tiêu phản ánh mặt chất về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức nhân cách. Số lượng nguồn nhân lực nước ta được biểu hiện bằng số người từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động và những người trên độ tuổi lao động đang tham gia hoạt động kinh tế. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng phát triển thể lực, trình độ học vấn, kiến thức, tay nghề, tác phong nghề nghiệp; cơ cấu tuổi tác, giới tính, thiên hướng ngành nghề, phân bố theo lãnh thổ, khu vực thành thị - nông thôn.
Hiện nay, đối với mỗi quốc gia sự phát triển của xã hội đều được quy định bởi những lợi thế của nguồn nhân lực với hàm lượng trí tuệ ngày càng tăng. Song, sức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế của nó trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển con người có ý nghĩa là đầu tư vào phát triển tiềm năng của con người như giáo dục, đào tạo kỹ năng để con người có thể làm việc một cách sáng tạo, có năng suất cao và một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện cho con người.
Việc phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngoài việc quan tâm thỏa đáng tới việc nâng cao sức khỏe và mặt bằng dân trí còn phải đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đồng thời phải coi trọng việc xây dựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng cho con người. Sự phát triển nhân cách, đạo đức đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt các chức năng xã hội của nó, nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn.
Kế thừa những yếu tố hợp lý trong các quan điểm trên, tác giả cho rằng: Nguồn nhân lực là tổng hòa toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một bộ phận dân cư đang trong độ tuổi lao động theo quy định của Hiến pháp mỗi nước và được họ đang và sẽ đem ra vận dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội. Năng lực thể chất bao gồm các yếu tố về sức khỏe, độ bền, sức dẻo dai, chiều cao, cân nặng, phát triển cân đối tinh thần và thể chất. Năng lực tinh thần được biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động xã hội. Vì vậy, nguồn nhân lực trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong các nhân tố quyết định hiệu quả của nền sản xuất. Chất lượng lao động được biểu hiện bằng trình độ dân trí gồm trình độ văn hóa, trí tuệ, khả năng tư duy, khả năng tích lũy kinh nghiệm văn hóa dân tộc và thế giới; trình độ tay nghề; về phong cách lao động của con người gồm ý thức kỷ luật lao động, tinh thần trách nhiệm với công việc, lòng yêu nước, yêu lao động, yêu nhân loại, yêu người lao động, lao động cần cù, có kỹ thuật, có năng xuất cao. Đây là nguồn nội lực cực kỳ quan trọng của một quốc gia để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội là đội ngũ những người lao động biết sử dụng tốt, có hiệu quả các công cụ lao động, các phương tiện hiện đại và đó là đội ngũ những người lao động biết làm chủ và sáng tạo khoa học - công nghệ. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là tăng cường các yếu tố cấu thành và khả năng của năng lực thể chất và tinh thần đó trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội, đặc biệt là năng lực tinh thần, trí tuệ của nguồn nhân lực.
1.1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực, và các nhóm nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển nguồn nhân lực:
Phát triển nguồn nhân lực là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, biểu hiện qua các mặt cơ cấu, thể lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cần thiết cho công việc của người lao động, qua đó mà tạo việc làm ổn định, nâng cao địa vị kinh tế và xã hội của họ. ở tầm vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển cả về quy mô, cơ cấu số lượng và chất lượng.
Thực chất của quá trình phát triển nguồn nhân lực là việc tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng nhân lực nhằm tạo ra quy mô và cơ cấu ngày càng phù hợp với nhu cầu về nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, địa phương hay của một vùng lãnh thổ. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực luôn gắn bó với nhau và tác động qua lại với nhau. Số lượng là tăng nguồn lao động; chất lượng bao gồm sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật và các phẩm chất cá nhân. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bao gồm tất cả các lĩnh vực như nâng cao chất lượng dân số, giáo dục, đào tạo, nâng cao sức khỏe, dạy nghề, tạo việc làm, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Do đó để phát triển nguồn nhân lực, phải tiến hành đồng bộ các nội dung như đào tạo, dạy nghề, tái đào tạo, hỗ trợ vốn, công nghệ, tín dụng, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận nhanh với công nghệ tin học, bảo trợ lao động nữ và vị thành niên, hỗ trợ cho lao động khuyết tật, tái hòa nhập cộng đồng cho những người sa vào các tệ nạn xã hội sau khi được giáo dục cải tạo, phát triển mạnh đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật cao. Với cơ cấu và thực trạng dân số lao động của nước ta hiện nay cùng với nhu cầu phát triển của thị trường sức lao động, trong những năm tới chúng ta cần và phải phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện theo các nội dung trên.
Xét ở góc độ lao động- xã hội, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với giải quyết việc làm, đào tạo nghề để có nguồn lao động với trình độ kỹ thuật nhất định phải đi đôi với tạo việc làm, có thu nhập ổn định phù hợp với trình độ đào tạo và khả năng cống hiến của họ; phải sử dụng, quản lý có hiệu quả lực lượng lao động xã hội là một chủ trương lớn và quan trọng mang tầm chiến lược cho cả trước mắt và lâu dài.
Từ những phân tích trên, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình biến đổi nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng của con người; là phát triển nhân cách và cấu trúc nhân cách; phát triển cả năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao cả về đạo đức, tay nghề, hoàn thiện từng bước cao hơn cả về tinh thần và hành vi của mỗi con người trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản là phát triển quy mô và cơ cấu dân số hợp lý; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị quyết Trung ương lần thứ bảy (khóa VII) đề ra chủ trương phát triển nguồn nhân lực đồng bộ với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một chủ trương lớn rất quan trọng, đánh dấu bước chuyển giai đoạn của nền kinh tế - xã hội nước ta: giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. ở góc độ lao động - xã hội, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với việc làm, sử dụng và quản lý có hiệu quả lực lượng lao động xã hội là một chủ trương lớn và quan trọng có tầm chiến lược trước mắt và lâu dài.
- Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực:
Chất lượng nguồn nhân lực chính là động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua chất lượng nguồn nhân lực thể hiện rõ trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, chất lượng cuộc sống của dân cư hay mức độ văn minh của một xã hội. Chất lượng nguồn lao động chính là trình độ khả năng của năng lực thể chất và năng lực tinh thần cấu thành nên lực lượng lao động xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là sự tăng cường sức mạnh, kỹ năng hoạt động sáng tạo của năng lực thể chất và năng lực tinh thần của lực lượng lao động lên đến trình độ nhất định nhằm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia trong một giai đoạn phát triển nhất định.
Chất lượng nguồn nhân lực được biểu hiện ở hiệu quả của quá trình lao động do lực lượng lao động đó thực hiện. Trong quá trình lao động đó, con người thực hiện hai chức năng chủ yếu: một mặt thực hiện những hoạt động bản năng nhờ những kỹ năng, kỹ xảo đã tích lũy được hoặc đã học tập được qua đào tạo để sản xuất ra những sản phẩm theo khuôn mẫu định trước; mặt khác, con người đồng thời thực hiện chức năng sáng tạo ra các sản phẩm mới, công nghệ mới không theo khuôn mẫu định trước.
Chất lượng nguồn nhân lực bao hàm nhiều yếu tố và được đánh giá trên các tiêu trí: trí lực, thể lực, chỉ số HDI, phẩm chất đạo đức, nhân cách, truyền thống văn hóa.
+ Năng lực tinh thần của nguồn nhân lực (trí lực)
Trí lực hay năng lực tinh thần của nguồn nhân lực là tiêu trí quan trọng nhất trong các tiêu chí đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực. Trí lực của nguồn nhân lực biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động xã hội. Trình độ của nguồn nhân lực được coi là quan trọng nhất hiện nay, đó là những năng lực sáng tạo, khả năng áp dụng thành tựu khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại, có khả năng tiếp thu và xử lý thông tin kịp thời. Trí lực của nguồn nhân lực còn thể hiện ở kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo tức là phải có khả năng biến tri thức thành công nghệ và kỹ năng lao động nghề nghiệp, biết nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, ứng dụng và phát triển, đào tạo, bồi dưỡng và lựa chọn các giải pháp hợp lý để phát triển kinh thế - xã hội. Trí lực của nguồn nhân lực được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là.
* Trình độ học vấn: Là chỉ tiêu đầu tiên đánh giá trí lực của nguồn nhân lực, bởi lẽ nó thể hiện sự hiểu biết của người lao động về những kiến thức tự nhiên, xã hội. Trình độ học vấn được cung cấp thông qua hệ thống giáo dục đào tạo ở nhiều hình thức khác nhau, qua quá trình tự học suốt đời của người lao động. Nói đến trình độ học vấn của dân cư là nói đến trình độ dân trí của quốc gia. Thông thường trình độ học vấn được thể hiện qua các chỉ số như: số lượng người biết chữ và mù chữ; tỷ lệ đi học chung theo các cấp học, tỷ lệ đi học đúng tuổi …những tiêu chí này phản ảnh tương đối chính xác trình độ học vấn của nguồn nhân lực nước đó.
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Là sự hiểu biết, là kiến thức, khả năng thực hành về một chuyên môn nào đó, như đảm đương một chức vụ nào đó trong quản lý, trong kinh doanh hoặc trong các hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn có được nhờ đào tạo ở các trường học chuyên ngành trong hệ thống giáo dục quốc dân như: đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực dùng để chỉ những người được đào tạo ở các trường kỹ thuật, được trang bị kỹ năng thực hành về một công việc nào đó và được thể hiện thông qua các chỉ tiêu so sánh như: số lao động được đào tạo và lao động phổ thông, số có bằng kỹ thuật và không có bằng kỹ thuật, trình độ tay nghề được đánh giá qua bậc thợ v.v…
Theo thống kê điều tra lao động - việc làm hàng năm, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật bao gồm: những người đã tốt nghiệp các trường đào tạo từ công nhân kỹ thuật trở lên. Trong tổng số lao động có chuyên môn kỹ thuật, những người có bằng nghề trở lên là bộ phận chủ yếu quyết định chất lượng của lực lượng lao động, là vốn nhân lực để phát huy khả năng sáng tạo của con người góp phần tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với Việt Nam, quá trình phát triển kinh tế - xã hội được thông qua con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, do đó việc chuẩn bị nguồn nhân lực phải nhằm đáp ứng yêu cầu của cả hai quá trình là tiếp cận nền kinh tế tri thức và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cơ cấu chất lượng nguồn lao động của Việt Nam trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Cơ cấu chất lượng lao động Việt Nam thời kỳ 1997-2005
Đơn vị tính: %
TT
Năm
Trình độ
1997
1998
1999
2005
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
1
Không có trình độ CMKT
95,03
92,70
91,40
75,21
2
CNKT và nhân viên nghiệp vụ có bằng
3,39
2,20
2,40
15,22
3
Trung học chuyên nghiệp
1,06
3,20
3,00
4,30
4
Cao đẳng trở lên
0,52
1,90
2,70
5,27
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Việt Nam.
Ngoài bộ phận lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật đang tham gia hoạt động kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực còn phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu của đội ngũ học sinh, sinh viên đang được đào tạo trong các trường t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn chính thức.doc MOI.doc
- bia ngoai moi.doc