Vận tải đường bộ là ngành chủ lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Với tầm quan trọng của mình, ngành vận tải đã ngày càng lớn mạnh và phát triển không ngừng theo sự phát triển của đất nước. Phương tiện vận tải đường bộ chính là các loại ô tô từ nhỏ đến lớn phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày của con người cũng như vận chuyển hàng hóa lưu thông trong quá trình sản xuất thương mại. Lượng ô tô tham gia giao thông vì thế ngày càng tăng nhanh về số lượng và chủng loại. Thúc đẩy nền công nghiệp ô tô nước nhà phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Việc sản xuất lắp ráp và cải tạo xe được mở rộng từ các công ty liên doanh lớn sang các công ty nhỏ, các trạm bảo dưỡng và sữa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu hằng năm của thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Song song với mặt tích cực ấy là vấn đề báo động an toàn giao thông và bảo vệ môi trường do các phương tiện giao thông cơ giới gây ra. Để giảm thiểu vấn đề này, bên cạnh việc chủ động của người tham gia giao thông thì vấn đề an toàn kỹ thuật-vệ sinh môi trường của phương tiện phải đặt lên hàng đầu. Các phương tiện tham gia giao thông phải đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật của chính phủ đề ra và phải đáp ứng được các yêu cầu này trong các lần kiểm tra định kỳ tại các trạm kiểm định phương tiện cơ giới. Với các loại xe sản xuất lắp ráp hay cải tạo mới phải được kiểm định trước khi xuất xưởng. Các loại xe nhập khẩu phải được kiểm tra và cấp phép lưu hành trước khi tham gia giao thông. Công tác kiểm định phương tiện đúng kỳ, đúng hạn sẽ đảm bảo cho xe tham gia giao thông về mặt an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường.
Để hiểu rõ hơn hoạt động của trạm Kiểm định mà mục đích chính là các thiết bị kiểm tra phục vụ trong trạm, đề tài sẽ hướng tới nghiên cứu các thiết bị hiện đại được trang bị ở hầu hết các trạm trong cả nước. Từ đó hiểu rõ hơn nghiên lý hoạt động, cách thức vận hành của thiết bị phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu
91 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu khai thác trạm kiểm định xe cơ giới đường bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Đặt vấn đề: 3
Chương 1: Tổng quan về các dây chuyền kiểm định 4
1.1 Dây chuyền kiểm định xe con 4
1.2 Dây chuyền kiểm định xe tải 4
1.3 Dây chuyền kiểm định tổng hợp 5
Chương 2: Tiêu chuẩn trạm kiểm định cơ giới đường bộ 7
2.1 Tiêu chuẩn chung của trạm 7
2.2 Tiêu chuẩn về con người (nguồn nhân lực) 11
Chương 3: Các trang thiết bị của trạm đăng kiểm 13
3.1 Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Diesel MDO 2 13
3.2 Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Xăng MGT 5 29
3.3 Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3 43
3.4 Thiết bị kiểm tra độ ồn QUEST 2100 5
3.5 Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang MINC I và MINC II 53
3.6 Thiết bị kiểm tra giảm chấn (phuộc nhún) FWT 1 59
3.7 Thiết bị kiểm tra phanh IW 2 và IW 4 62
3.8 Hầm kiểm tra gầm 69
3.9 Hệ thống mạng máy tính EuroSystem 71
3.10 Các trang thiết bị phụ 75
3.11 Các thiết bị BEISSBARTH 79
Chương 4: Các công đoạn kiểm tra trong trạm kiểm định 83
4.1 Làm thủ tục kiểm định 83
4.2 Kiểm tra kỹ thuật 83
Kết luận 87
Phụ lục 88
Tài liệu tham khảo 91
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vận tải đường bộ là ngành chủ lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Với tầm quan trọng của mình, ngành vận tải đã ngày càng lớn mạnh và phát triển không ngừng theo sự phát triển của đất nước. Phương tiện vận tải đường bộ chính là các loại ô tô từ nhỏ đến lớn phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày của con người cũng như vận chuyển hàng hóa lưu thông trong quá trình sản xuất thương mại. Lượng ô tô tham gia giao thông vì thế ngày càng tăng nhanh về số lượng và chủng loại. Thúc đẩy nền công nghiệp ô tô nước nhà phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Việc sản xuất lắp ráp và cải tạo xe được mở rộng từ các công ty liên doanh lớn sang các công ty nhỏ, các trạm bảo dưỡng và sữa chữa…nhằm đáp ứng nhu cầu hằng năm của thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Song song với mặt tích cực ấy là vấn đề báo động an toàn giao thông và bảo vệ môi trường do các phương tiện giao thông cơ giới gây ra. Để giảm thiểu vấn đề này, bên cạnh việc chủ động của người tham gia giao thông thì vấn đề an toàn kỹ thuật-vệ sinh môi trường của phương tiện phải đặt lên hàng đầu. Các phương tiện tham gia giao thông phải đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật của chính phủ đề ra và phải đáp ứng được các yêu cầu này trong các lần kiểm tra định kỳ tại các trạm kiểm định phương tiện cơ giới. Với các loại xe sản xuất lắp ráp hay cải tạo mới phải được kiểm định trước khi xuất xưởng. Các loại xe nhập khẩu phải được kiểm tra và cấp phép lưu hành trước khi tham gia giao thông. Công tác kiểm định phương tiện đúng kỳ, đúng hạn sẽ đảm bảo cho xe tham gia giao thông về mặt an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường.
Để hiểu rõ hơn hoạt động của trạm Kiểm định mà mục đích chính là các thiết bị kiểm tra phục vụ trong trạm, đề tài sẽ hướng tới nghiên cứu các thiết bị hiện đại được trang bị ở hầu hết các trạm trong cả nước. Từ đó hiểu rõ hơn nghiên lý hoạt động, cách thức vận hành của thiết bị phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu .
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH
Dây chuyền kiểm định xe con.
Một dây chuyền kiểm định đầy đủ bao gồm các trang thiết bị và máy móc phụ trợ theo tiêu chuẩn của cục Đăng kiểm qui định. Mặt bằng bố trí cơ bản cho dây chuyền kiểm định xe con được phát họa như hình sau:
Hình 1.1 Dây chuyền kiểm định xe con
1- Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng MGT 5 ; 2- Thiết bị kiểm tra độ đục khí xả động cơ Diezel; 3- Thiết bị kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng MINC 1; 4-Thiết bị kiểm tra phuộc nhún FWT 1; 5- Thiết bị kiểm tra phanh IW 2; 6- Đồng hồ kiểm tra lực phanh; 7- Hầm kiểm tra xe con; 8- Thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100; 9- Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3.
Ngoài các thiết bị của từng khu vực là hệ thống kết nối mạng nội bộ giữa các máy tính với nhau và truyền thông tin về máy xử lý trung tâm để đánh giá kết quả kiểm tra khách quan nhất.
Dây chuyền kiểm tra xe tải
Các trang thiết bị và cách bố trí các khu vực kiểm tra của dây chuyền kiểm định xe tải cũng gần tương tự với dây chuyền xe con. Tuy nhiên thiết bị kiểm tra có tính năng công suất cao hơn và không sữ dụng thiết bị kiểm tra phuộc nhún.
Bên cạnh đó là mạng máy tính nội bộ liên kết đến máy tính trung tâm để xử lý số liệu kiểm tra.
Hình 1.2 Dây chuyền kiểm tra xe tải
1- Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang; 2- Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Xăng MGT 5; 3- Thiết bị kiểm tra độ đục khí xả động cơ Diezel MDO 2; 4- Thiết bị kiểm tra phanh IW 4; 5- Đồng hồ kiểm tra lực phanh; 6- Hầm kiểm tra xe tải; 7- Thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100; 8- Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3
Dây chuyền kiểm tra tổng hợp.
Dây chuyền kiểm tra tổng hợp thường được xây dựng tại các địa phương có lưu lượng xe kiểm định hằng năm thấp (khoảng dưới 10000 xe / năm)
Dây chuyền này được trang bị các thiết bị để có thể kiểm tra được cho cả xe con và xe tải. Các thiết bị kiểm tra đèn, kiểm tra độ ồn, kiểm tra khí xả thì giống với các dây chuyền kiểm định xe con và xe tải, riêng hầm kiểm tra được xây dựng đảm bảo kiểm tra cho cả xe tải lẫn xe con.
Hình 1.3 Dây chuyền kiểm tra tổng hợp
1- thiết bị kiểm tra đèn LITE 3; 2 - Thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100; 3- Máy kiểm tra khí xả động cơ xăng MGT 5; 4 - Máy kiểm tra khí xả động cơ Diezel MDO 2; 5 -Hầm kiểm tra xe tải; 6- Hầm kiểm tra xe con; 7- Cụm thiết bị kiểm tra trượt ngang, phuộc nhún, phanh xe tải; 8- Cụm thiết bị kiểm tra trượt ngang, phuộc nhún, phanh xe con
Hiện nay các trạm kiểm định trong cả nước tùy theo quy mô mà có thể bố trí chỉ một dây chuyền kiểm tra tổng hợp với các trạm nhỏ, 2 dây chuyền kiểm tra( 1 dây chuyền xe con, 1 dây chuyền xe tải) với trạm quy mô trung bình và từ 3 đến 4 dây chuyền kiểm kiểm tra cho các trạm lớn. Quy mô xây dựng trạm tùy thuộc vào diện tích mặt bằng, số xe kiểm định hằng năm…
Khi so sánh các trạm kiểm định có quy mô khác nhau có thể nhận thấy ưu nhược điểm cơ bản của chúng như sau:
Với trạm quy mô nhỏ dùng 1 dây chuyền kiểm tra có ưu điểm diện tích mặt bằng nhỏ( từ 3000-4000m), tận dụng được việc mua sắm thiết bị khi có thể sử dụng chung các thiết bị kiểm tra cho cả xe con và xe tải như kiểm tra khí xả, kiểm tra độ ồn, kiểm tra đèn…và nhược điểm của loại trạm này là năng suất kiểm tra không cao, dây chuyền bố trí dài hơn.
Với loại trạm kiểm định có quy mô vừa và lớn, do các dây chuyền được xây dựng phục phục kiểm tra riêng cho xe con, xe tải nên trang thiết bị đầu tư phải lớn, diện tích mặt bằng nhiều nhưng năng suất kiểm định sẽ cao hơn.
Chương 2. TIÊU CHUẨN TRẠM KIỂM ĐỊNH
2.1 Tiêu chuẩn chung của trạm
Áp dụng tiêu chuẩn số 22 TCN 226- 2005 có hiệu lực từ ngày 01.01.2007
Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
Địa điểm: địa điểm xây dựng trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới phải phù hợp với quy hoạch, có đường giao thông thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định.
Đối với trung tâm Đăng kiểm xây dựng mới, nếu từ cấp 1 đến cấp 3, chiều dài tối thiểu lắp đặt dây chuyền kiểm tra là 40; từ cấp 4 đến cấp 10, chiều dài tối thiểu lắp đặt dây chuyền kiểm tra là 50m; nếu chỉ bố trí một cổng cho xe cơ giới ra vào chiều rộng tối thiểu của mặt bằng Trung tâm là 30m
Diện tích: diện tích mặt bằng trung tâm đăng kiểm xe cơ giới theo quy định sau:
Bảng 1: Tiêu chuẩn diện tích mặt bằng theo từng cấp xây dựng trạm kiểm định
Cấp trung tâm
Số lượt xe kiểm định trong một năm
( xe/ năm)
Kích thước tối thiểu lắp đặt dây chuyền kiểm định
Diện tích mặt bằng
(m)
Chiều dài (m)
Chiều rộng (m)
Số lượng dây chuyền
1
Đến 6000
36-40
6.6
1
3000
2
Trên 6000 đến 12000
36-40
6.6
1
Trên 3000 đến 4000
3
Trên 12000 đến 24000
36-40
13
2
Trên 5000 đến 6000
4
Trên 24000 đến 30000
44-50
13
2
Trên 5000 đến 6000
5
Trên 30000 đến 36000
44-50
20
3
Trên 7000 đến 8000
6
Trên 36000 đến 42000
50
20
3
Trên 9000 đến 10000
7
Trên 42000 đến 48000
50
27
4
Trên 10000 đến 11000
8
Trên 48000 đến 54000
50
27
4
Trên 11000 đến 12000
9
Trên 54000 đến 60000
50
34
5
Trên 12000 đến 13000
10
Trên 60000 đến 66000
50
34
5
Trên 13000 đến 14000
Đối với Trung tâm từ cấp 1 đến cấp 5 tồn tại trước khi tiêu chuẩn này có hiệu lực, thì khuyến khích tận dụng diện tích để tăng chiều dài lắp đặt dây chuyền kiểm tra theo giới hạn trên.
Diện tích dành làm bãi đổ xe và đường cho xe ra vào kiểm định tối thiểu chiếm 70% diện tích mặt bằng theo tiêu chuẩn.
Mặt bằng:
Mặt bằng trung tâm phải đảm bảo không bị ngập úng trong mọi điều kiện;
Hệ thống đường cho xe cơ giới ra vào, tối thiểu phải đảm bảo theo tiêu chuẩn đường bộ cấp hai đồng bằng, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3m và bán kính quay vòng không nhỏ hơn 12m để đảm bảo phương tiện ra vào thuận tiện;
Bãi đỗ xe tối thiểu phải đảm bảo theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng;
Nhà kiểm định có chiều cao thông xe không thấp hơn 4,5 m; có hệ thống thông gió; đảm bảo chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu kiểm tra; có hệ thống hút khíthải; chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo các tiêu chuẩn hiện hành;
Khu văn phòng phải bố trí hợp lý, đảm bảo thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện cho giao dịch.
Tiêu chuẩn các thiết bị đo của trạm
Các thiết bị kiểm định sử dụng trong trạm kiểm định phải phù hợp và đáp ứng được các quy định hiện hành của Bộ giao thông vận tải, của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật cũng như điều kiện vệ sinh môi trường.
Trong một dây chuyền kiểm định tối thiểu phải được trang bị các thiết bị sau:
Thiết bị kiểm tra phanh;
Thiết bị cân trọng lượng;
Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang của bánh xe;
Thiết bị phân tích khí xả;
Thiết bị đo độ khói;
Thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi;
Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước;
Thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ;
Thiết bị hổ trợ kiểm tra gầm;
Thiết bị nâng xe phục vụ cho việc kiểm tra khung gầm và các bộ phận bên dưới khung xe, trường hợp không sử dụng thiết bị nâng thì có thể thay thế bằng hầm kiểm tra gầm ô tô. Kích thước cụ thể hầm kiểm tra được quy định như sau:
Hầm kiểm tra xe con ( dài x rộng x sâu) : 6000 x 600 x 1300 (mm);
Hầm kiểm tra xe tải: 12000 x 750 x 1200 (mm);
Hầm kiểm tra tổng hợp: 12000 x 650 x 1250 (mm);
Vị trí của hầm phù hợp với thiết kế của dây chuyền kiểm tra, lối lên xuống phải thuận tiện và có lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Trong hầm phải trang bị kích nâng để thay đổi khoảng cách giữa Đăng kiểm viên và gầm xe nhằm tạo thuận lợi khi thao tác kiểm định. Sử dụng hầm tổng hợp trong trường hợp chỉ có một dây chuyền kiểm tra.
Thiết bị phát điện cung cấp cho các trang thiết bị kiểm định khi có sự cố về điện.
Ngoài các thiết bị trên còn có các dụng cụ cầm tay sau:
Dụng cụ kiểm tra độ rơ vành tay lái;
Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp;
Dụng cụ kiểm tra chiều cao hoa lốp còn lại;
Đèn pin, đèn soi;
Búa chuyên dùng kiểm tra;
Thước đo các loại;
Yêu cầu kỹ thật của từng thiết bị, dụng cụ kiểm tra sử dụng trong hoạt động kiểm định xe cơ giới phải theo đúng quy định, tiêu chuẩn hiện hành.
* Mạng thông tin lưu trữ và truyền số liệu
Mỗi một vị trí làm việc phải có 01 thiết bị để nhập, lưu trữ và truyền số liệu. Các thiết bị phải được nối mạng nội bộ để bảo đảm việc lưu trữ và truyền số liệu ;
Máy chủ của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải được nối mạng với máy chủ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định để thường xuyên truyền, báo cáo số liệu kiểm định ;
Chương trình quản lý kiểm định sử dụng tại Trung tâm phải hòa mạng được với chương trình quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành ;
Bên cạnh đó còn có các thiết bị khác sau:
Máy điện thoại;
Máy Fax;
Camera quan sát và chụp ảnh phương tiện vào kiểm định;
Máy photocopy.
Tiêu chuẩn về con người
Đăng kiểm viên xe cơ giới là người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phương tiện, phải được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên;
Nhân viên nghiệp vụ là người trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ; nhập số liệu; truyền số liệu; in ấn chứng chỉ kiểm định; cấp, trả hồ sơ; làm thủ tục di chuyển phương tiện, phải được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, công nhận và cấp thẻ nhân viên nghiệp vụ;
Trong quá trình hoạt động kiểm định xe cơ giới, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ phải tham dự bắt buộc các khóa học bổ túc, cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước;
Số lượng người làm việc tại mỗi Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phụ thuộc vào số lượng dây chuyền kiểm tra của Trung tâm đó, nhưng phải bảo đảm có đủ các chức danh sau:
Giám đốc, các Phó Giám đốc;
Đăng kiểm viên các hạng theo yêu cầu của Cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định;
Nhân viên nghiệp vụ gồm kế toán, thủ quỹ, nhân viên hồ sơ và các nhân viên khác.
Số lượng Đăng kiểm viên tối thiểu của một Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phụ thuộc vào số lượng dây chuyền kiểm định tại Trung tâm đó và được quy định như sau:
Bảng 2: Số lượng đăng kiểm viên theo từng cấp trung tâm
Cấp trung tâm
Số lượng dây chuyền của trung tâm
Số lượng Đăng kiểm viên tối thiểu
1
1
4
2
1
6
3
2
9
4
2
11
5
3
14
6
3
17
7
4
20
8
4
23
9
5
26
10
5
29
Nhiệm vụ quyền hạn của Trung tâm Đăng kiểm
Thẩm tra thiết kế kỹ thuật liên quan tới việc chế tạo, lắp ráp, cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ, thiết bị thi công chuyên dùng, các hệ thống thiết bị có liên quan;
Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, thiết bị thi công và chuyên dùng, các hệ thống, thiết bị có liên quan trong chế tạo lắp ráp, cải tạo và xuất nhập khẩu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
Định kỳ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện cơ giới đường bộ, thiết bị thi công và chuyên dùng đang hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
Định kỳ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận về độ chính xác của các thiết bị đo – kiểm tra sử dụng trong nghiệp vụ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các phương tiện cơ giới đường bộ.
Chương 3. GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH
Hiện nay phần lớn các trạm kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ trong cả nước đang sử dụng song song dây chuyền các thiết bị được cung cấp bởi hãng DAMBRA- BEISSBARTH và MAHA của CHLB Đức. Tuy vậy trong đề tài này chỉ tập trung vào các thiết bị của MAHA, bên cạnh đó sẽ đối chiếu với một số thiết bị của BEISSBARTH.
Các trang thiết bị của trạm Đăng kiểm phải đầy đủ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và cụ thể như sau:
Thiết bị kiểm tra độ đục khí thải động cơ Diezel MDO 2
Đặt tính kỹ thuật
MDO 2 là thiết bị của hãng MAHA- CHLB Đức cung cấp;
Máy được chấp thuận chính thức ở Việt Nam theo quyết định số 245/2005DK của cục Đăng kiểm Việt nam;
Máy có thể kiểm tra khí thải theo cách gia tốc tự do hoặc kiểm tra khí thải có gia tải;
Có thể kiểm tra từng lần đạp ga hoặc kiểm tra liên tục trong một khoảng thời gian ;
Máy có tích hợp cảm biến đo nhiệt độ ống kiểm tra;
Bộ sấy ống kiểm tra công suất lớn;
Máy cho phép kết nối cảm biến đo nhiệt độ dầu bôi trơn và tốc độ vòng quay động cơ (RPM);
Máy có 2 cổng giao tiếp RS 232 để nối với máy tính và nối với một thiết bị kiểm tra khác (như máy đo công suất);
Hiển thị kết quả trên màn hình máy tính giúp vận hành thiết bị dễ dàng
Thông số kỹ thuật MDO 2
Nguyên lý kiểm tra bằng phương pháp đo độ hấp thụ ánh sáng
Chiều dài ống kiểm tra 430 mm
Bước sóng ánh sáng bộ phát 567 nm
Đường kính trong và ngoài ống kiểm tra 25/28 mm
Thời gian sấy ống kiểm tra khoảng 3 phút
Kích thước ( L x H x W ) 550x245x240 mm
Trọng lượng 13 kg
Nguồn điện 220V/50Hz
Nguồn cung cấp tùy chọn 12/24 V DC
Hệ số hấp thụ ánh sáng động cơ từ 0 – 0.99 1/m
Đo tốc độ vòng quay từ 400 – 8000 vòng /phút
Nhiệt độ làm việc từ 0 - 50C
Nhiệt độ bảo quản từ -10C đến 60C
Gồm hai cổng giao tiếp RS 232
Đầu dò khí thải Diezel đường kính 10 mm, ống dẫn dài 1.5 m, nhiệt độ tối đa 300C.
Nguyên lý làm việc của thiết bị
Kỹ thuật đo dựa trên sự che phủ của mẫu khí thải trong phạm vi đo từ mức 0% đến mức 100%. Mức 0% được nhận diện là không có khói trong buồng đo, mức 100% được nhận diện là bị che phủ hoàn toàn.
Nguồn phát là đèn LED( Diode phát) phát quang màu xanh với bước sóng 567nm, nguồn hấp thụ ánh sáng là con Diode nhận
Hình 3.1 nguyên lý làm việc của MDO 2
1- Đầu đo khí xả; 2- Kẹp cố định; 3- Diot phát; 4 – Vỏ cách ly với môi trường; 5 –Cửa đóng mở; 6 – Lớp cách nhiệt; 7 – Thấu kính hội tụ; 8 – Diot nhận; 9 – Quạt trung hòa.
* Chu trình đo khí xả ở chế độ gia tốc tự do gồm 5 giai đoạn là “ Nghỉ – Đạp tăng tốc – Quá trình động cơ tăng tốc – Giữ ổn định ở tốc độ lớn nhất – Trở về tốc độ nhỏ nhất” và được biểu diễn qua biểu đồ sau:
Hình 3.2 Biểu đồ chu trình đo ở chế độ gia tốc tự do
Cấu trúc tổng quát của MDO 2
Mặt trước MDO 2
Hình 3.3 Mặt trước MDO 2
1- Vị trí lắp thẻ nhớ; 2- Vị trí kết nối thiết bị đầu cuối với MDO2; 3- Bề mặt RS232 cho việc truyền dữ liệu; 4- Vị trí kết nối bàn phím PC với MDO2; 5- Nối ống lấy khí xả; 6- Vị trí lấy điện nguồn từ xe; 7- Đèn quang học chỉ thị tắt, mở; 8- Công tắc chính; 9- Kết nối với cáp nguồn; 10 - Thông số kiểm tra cho phép;
* Thiết bị cầm tay
Hình 3.4 Thiết bị cầm tay
1- Kết nối với cảm biến nhiệt độ dầu; 2- Xác định bàn phím đã được nhập; 3- Nơi thiết bị cầm tay nối với thiết bị chính; 4- Kết nối dụng cụ đo tốc độ động cơ; 5- Bàn phím; 6- In kết quả kiểm tra.
Hình 3.5 Bàn phím thiết bị cầm tay
1- Màn hình hiển thị; 2- Bàn phím; 3- Phím Ecs; 4- Sử dụng để vào một hypen; 5- Phím Space: chỉ sử dụng để nạp giấy in vào khi chương trình kiểm tra không hoạt động; 6- Các phím số: dùng để thay đổi số nhận dạng các phương tiện vận tải; 7- Sử dụng phím này để ngừng lại hoàn toàn trong khi nhập các ký tự; 8- Xóa những ký tự sai trong quá trình nhập; 9- Phím Enter
Vận hành thiết bị
Cài đặt thiết bị tại vị trí yêu cầu và kết nối bộ đo với bộ cung cấp nguồn.có thể sử dụng cả nguồn điện 230V thông qua cáp (1) với nguồn điện hoặc sử sụng nguồn điện 12/24 V cung cấp từ xe thông qua cáp (2 ) theo hình 3.6
1
2
Hình 3.6 Cài đặt MDO 2
Kết nối ống lấy mẫu khí thử với thiết bị MDO 2 và ống pô xe
Gắn cảm biến nhiệt độ nhớt làm mát và cảm biến đo tốc độ động cơ.
Hình 3.7 Nối ống lấy mẫu khí thử
kết nối thiết bị cầm tay với MDO2 bằng cáp chuyên dùng.
Hình 3.8 Nối MDO2 với thiết bị cầm tay
Kiểm tra nhiệt độ nhớt
Hình 3.19 Gắn dây kiểm tra nhiệt độ nhớt
Khởi động MDO 2
Mở thiết bị bằng nút khởi động chính (1) hình 3.10. Đèn quang học nhận biết (2) sáng lên lúc thiết bị đã nhận được nguồn cung cấp sớm có thể.
11
2
Hình 3.10 Mở thiết bị để vận hành
Quy trình kiểm tra
Bật mở công tắc chính của thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Diesel
Bật mở máy tính.
Máy tính sẽ tự khởi động Hệ điều hành Windows, nhấn double click vào biểu tượng Eurosystem trên desktop.
Hình 3.11 Biểu tượng chính của MAHA
Chương trình sẻ tự động chạy như hình trên
Nhấn phím ENTER màn hình chính của phần mềm điều khiển Eurosystem như sau:
Hình 3.12 Màn hình chính của EURO SYSTEM
Chọn xe để kiểm tra
Chọn mục 1 : chọn xe để kiểm tra
Hình 3.13 Chọn xe kiểm tra
Chọn xe cần kiểm tra trong danh sách hình 3.13. Các xe trong danh sách này được nhập vào thông qua chương trình quản lý kiểm định. Sau đó nhấn vào F8 để tải dữ liệu hoặc nhấn Enter. Biển số xe sẽ xuất hiện trên màn hình chính.
Hình 3.14 Màn hình hiển thị xe kiểm tra
Kích hoạt kiểm tra khí thải động cơ Diezel MDO 2
Chọn số “7” kiểm tra theo quy trình.
Chọn MDO 2 LON hoặc nhấn phím “J” màn hình xuất hiện thông báo kỳ bảo dưỡng kế tiếp như sau:
Hình 3.15 Thông tin của MDO 2LON
Việc kích hoạt MDO2 LON hoàn thành khi màn hình dưới đây xuất hiện.
Màn hình chính gồm ba phần sau:
Kiểm tra khí xả
Hình 3.16 Màn hình chính MDO 2
Kiểm tra khí xả : kích hoạt MDO2 chỉ thực hiện công việc kiểm tra khí xả của động cơ
Chuẩn đoán xe: kích hoạt chương trình kiểm tra các chức năng của xe như độ ồn động cơ, nhiệt độ nhớt làm mát… khi gắn các thiết bị kiêm tra vào MDO 2
Chuẩn đoán thiết bị: dùng để tự kiểm tra hoạt động cũng như các hỏng hóc của chính thiết bị.
Thực hiện kiểm tra khí thải
Chọn mục kiểm tra khí xả trên hình 3.16
Tiếp theo chọn mục “kiểm tra khí thải không dùng cơ sở dữ liệu xe”
Kiểm tra khí thải có dữ liệu xe
Hình 3.17 Xác nhận việc kiểm tra khí xả
Sau đó sẻ xuất hiện màn hình như hình 3.18. Trong màn hình có bảy thông tin thì có ba thông tin được nhập từ chương trình quản lý kiểm định, bốn thông tin còn lại ta nhập bằng tay gồm:
Mục key number 2: nhập số bất kỳ
Mục key number 3: nhập số bất kỳ
Mục số nhận dạng xe: nhập số bất kỳ
Số Km: nhập số Km trên đồng hồ
Hình 3.18 Khai báo thông tin phương tiện
Sau đó nhấn F8 để tiếp tục
Chọn loại công cụ xác định nhiệt độ động cơ từ danh sách, ở đây ta chọn nhập tự do.
Chọn hoặc không chọn điều kiện kiểm tra của động cơ bằng cách chọn “Yes” hoặc “No”.
Nhập vào miền giá trị giới hạn tốc độ cầm chừng của phương tiện đang kiểm tra, thường thì mặc định từ 400- 1000 vòng/phút
Nhập vào miền giá trị giới hạn tốc độ cực đại của phương tiện đang kiểm tra ( tốc độ cực đại Min tương đương 90% số vòng quay ứng với công suất cực đại)
Chọn thời gian kiểm soát tốc độ cực đại ( không nên lớn quá 2 giây)
Hình 3.19 Nhập giá trị chuẩn của động cơ
Chọn F8 để đến màn hình kế tiếp
Sau khi nhập vào tất cả các giá trị chuẩn, yêu cầu chọn chế độ kiểm tra A ( xe con), hoặc B ( xe tải) sẽ xuất hiện. Nếu không có yêu cầu của nhà sản xuất thì phải sử dụng chế độ kiểm tra B.
Ở thời gian kiểm tra thường để mặc định là 1s và giá trị độ đục Kmax 2.96 là tương đương với giá trị 72% HSU
(%HSU : tính theo phần trăm đơn vị khói Hatridge)
Chọn F8 để tiếp tục
Việc kiểm tra khí xả bắt đầu khi việc kiểm tra bằng mắt đã kết thúc. Ở đây ta có thể chọn “ Đạt” hoặc “Không đạt” đều được. Nhưng phải đảm bảo tất cả các bộ phận liên quan đến hệ thống xả bao gồm ( ống xả phải được kiểm tra chúng có tồn tại, có đầy đủ, có kín và có bị hỏng không, mức tải của bơm cao áp phải được kiểm tra khi chân bàn đạp ga ở vị trí đạp hết ga nếu có thể). Các vấn đề về hư hỏng bộ phân hay chi tiết nào đó trên bộ phận ống xã như thủng, rò rỉ, .. đều ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra của thiết bị, làm sai số kiểm tra và dẫn đến kết quả kiểm tra không chính xác.
Việc kiểm tra bằng mắt phải tiến hành một cách khách quan, đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật của xe để đưa ra nhận xét cuối cùng là kiểm tra đạt hoặc không đạt. Đây là bước quan trọng để thực hiện việc kiểm tra tự động của thiết bị tiếp theo.
KHÔNG ĐẠT
ĐẠT
Hình 3.20 Kiểm tra bằng mắt
Kiểm soát thời gian ngừng
Thời gian ngừng 10 phút tự động bắt đầu tính. Nếu không có sự kích hoạt hoặc sự tiến triển nào trong vòng 10 phút thì chương trình tự động hủy và các giá trị đo được ghi lại đến thời điểm này sẽ được in ra.
Kiểm tra cảm biến tốc độ
Việc kiểm tra khí xả bắt đầu bằng việc kiểm tra cảm biến tốc độ. Ngay khi tín hiệu tốc độ nằm trong vùng màu xanh, thông báo sau xuất hiện
“ Tốc độ trong phạm vi, xác nhận tốc độ và thiết lập. Nhấn F8 và tiếp tục”
Hình 3.21 Kiểm tra tốc độ động cơ
Ngay khi tốc độ nằm trong vùng màu xanh, nhấn F8 tiếp tục
Nếu không có tín hiệu tốc độ sẽ thông báo như hình sau:
Hình 3.22 Thông báo không có tín hiệu tốc độ
Trong trường hợp này cần kiểm tra việc đầu nối cảm biến tốc độ với MDO 2 hoặc kiểm tra loại cảm biến tốc độ đang sử dụng bằng phím F6. chọn loại càm biến tốc độ đang sử dụng bằng phím “1” từ danh sách mở ra. Mặc định là chọn tự động nếu vẫn không có tín hiệu thì ta chọn kẹp Piezo.
Nếu tốc độ nằm ngoài vùng giá trị chuẩn
Nếu tốc độ nằm ngoài vùng giá trị chuẩn thì xuất hiện thông báo “ Tốc độ quá cao (hoặc quá thấp), kiểm tra thiết lập, chỉnh đúng tốc độ cầm chừng”.
Kiểm tra và hiệu chỉnh tốc độ cầm chừng của xe nếu cần thiết
Kiểm tra tiếp xem đã chọn đúng loại cảm biến trong chương trình chưa.
Kiểm soát nhiệt độ dầu
Nếu nhiệt độ động cơ chưa đạt đến nhiệt độ yêu cầu thì màn hình xuất hiện thông báo “ Nhiệt độ dầu thấp hơn giá trị chuẩn, làm nóng động cơ đến nhiệt độ chuẩn”
Làm nóng động cơ đến nhiệt độ yêu cầu. ngay sau khi đạt nhiệt độ chuẩn, tiến trình kiểm tra khí xả tự động thực hiện. Nếu không đạt được nhiệt độ yêu cầu do cài đặt từ trước nên chương trình tự hiểu nhiệt độ dầu đã đạt giá trị mặc định.
Nhấn F8 tiếp tục công đoạn kiểm tra tiếp theo.
Nhiệt độ đã đạt
Hình 3.23 Làm nóng động cơ đến giá trị chuẩn
Kiểm soát tốc độ cầm chừng
Sau khi nhập vào tất cả các dữ liệu, tốc độ cầm chừng hiện thời xuất hiện trên màn hình. Nếu tốc độ cầm chừng không xuất hiện trong thời điểm này có lẽ việc nhập giá trị chuẩn không đúng. Nhấn F6 để gọi chương trình kiểm soát tốc độ.
Việc kiểm tra tốc độ cầm chừng kéo dài trong 8 giây. Sau khi thông báo hết 8 giây thì tốc độ cầm chừng của động cơ được hiển thị lên màn hình và cho kết quả kiểm tra đạt hay không đạt.
Nếu tốc độ cầm chừng nằm trong vùng các giá trị chuẩn đặt trước thì việc kiểm soát tốc độ kiểm tra sẽ được tiếp tục. Nếu tốc độ cầm chừng nằm ngoài vùng giá trị chuẩn đặt trước thì một thông báo lỗi hiện ra yêu cầu hủy bỏ kiểm tra hoặc lặp lại kiểm t