Luận văn Nghiên cứu các phương pháp điều chỉnh điện áp trong lưới phân phối điện áp dụng cải thiện chất lượng điện áp trong lưới phân phối điện Hưng Yên

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng một

cách ấn tượng, đòi hỏi nhu cầu điện phải tăng rất nhanh ở mức 15%, thậm chí

cao hơn. Để đáp ứng nhu cầu trên, nước ta cần phải mở rộng rất lớn hệ thống

điện trong thập kỷ tới. Vốn cho đầu tư cần được huy động từ tất cả các nguồn,

gồm cả vốn tự có của EVN và các khoản đầu tư lớn từ bên ngoài vào các nhà

máy điện độc lập. Đồng thời với đáp ứng nhu cầu phát triển, EVN cũng đang

tiến hành một chương trình cải cách lớn, nhằm thiết lập một cấu trúc quản lý

mới, tái cơ cấu công ty điện lực hiện nay đang thống lĩnh ngành điện và từng

bước xây dựng một thị trường điện cạnh tranh. Áp lực phải đáp ứng nhu cầu

điện tăng nhanh và cao, sự cấp bách phải huy động các nguồn vốn đầu tư cho

các nguồn điện mới và đồng thời bảo đảm những cấu trúc và cơ cấu mới đang

được hình thành trong quá trình cải cách và tái cơ cấu đáp ứng được yêu cầu

dài hạn. Sự đồng thời diễn ra trên đã tạo ra những thách thức trong thời điểm

có thể nói là kịch tính nhất đối với ngành điện ViệtNam. Tăng trưởng của nhu

cầu điện ở Việt Nam hiện nay chủ yếu do gia tăng nhu cầu điện của ngành

công nghiệp và gia tăng sử dụng điện cho sinh hoạt củ a người dân. Trong giai

đoạn 2011-2015, nhu cầu điện dự kiến tiếp tục tăng cao ở mức 11%/năm.

Chương trình cải cách ngành điện dài hạn của Việt Nam đã bắt đầu được triển

khai với Luật Điện lực được thông qua vào cuối năm 2004, Cục Điều tiết

Điện lực được thành lập hoạt động dưới sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Công

thương và Lộ trình cải cách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm

2006. Những nỗ lực tái cơ cấu ngành điện và phát triển một thị trường điện

cạnh tranh là mục tiêu trong dài hạn. Điều quan trọng là cần bảo đảm rằng các

quyết định về tái cơ cấu và cổ phần hóa một loạt các đơn vị hiện trực thuộc

EVN và các thỏa thuận về phát triển các nhà máy điện độc lập phải là những

bước tiến phù hợp trong tương lai và năng lực, uy tín, hiệu lực của Cục Điều

tiết Điện lực cần được thiết lập để ban hành khung điều tiết để bảo đảm khả

năng dự báo trước cho các chủ đầu tư. Đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn

của ngành điện, trong đó việc nâng cao chất lượng điện năng ở lưới điện phân

phối có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng điện năng và chỉ tiêu kinh tế chung

của toàn hệ thống.

Với lưới điện phân phối việc đáp ứng những yêu cầu về chất lượng điện

năng gặp không ít khó khăn, đặc biệt ở các đường dây sử dụng các cấp điện

áp

6 kV, 10kV, 22kV, lấy qua các trạm trung gian 35/6 kV và 35/10kV không

có hệ thống điều áp dưới tải. Sự phát triển mạnh mẽ của phụ tải điện ảnh

hưởng chất lượng điện năng ở lưới điện phân phối thể hiện dễ nhận thấy là

chất lượng điện áp.

Xuất phát từ thực tiễn tác giả mong muốn đóng góp một phần những

tìm tòi, nghiên cứu của mình vào việc duy trì chỉ tiêu ch ất lượng điện áp trong

lưới điện phân phối có nhiều cấp điện áp nhưng không có hệ thống điều áp

dưới tải tại các trạm trung gian.

Luận văn bao gồm 4 chương và hai mục (Mục mở đầu và Mục kết luận), trong

đó:

Chương 1 Trình bày lý thuyết chung về chất lượng điện năng, các chỉ

tiêu chất lượng điện năng tại một số quốc gia và của Việt Nam, ch ú trọng

phân tích chỉ tiêu độ lệch điện áp, diễn biến của điện áp trong lưới điện phân

phối và các phương pháp điều chỉnh độ lệch điện áp.

Chương 2 Giới thiệu tổng quát về lưới điện tỉnh Hưng Yên, những yêu

cầu xuất phát từ thực tế về chất lượng điện năng.

Chương 3 Trình bày cụ thể phương pháp tính toán và điều chỉnh chất

lượng điện áp bao gồm kiểm tra độ lệch điện áp theo các tiêu chuẩn về chất

lượng điện áp, tính toán chỉ tiêu tổng quát, điều chỉnh tối ưu đầu phân áp cố

định của các máy biến áp phân phối, áp dụng cụ thể trên một đường dâ y thực

tế. Trong chương này cũng trình bày các công thức tính toán các phần tử,

phương pháp tính toán, sơ đồ tương đương của lưới điện có nhiều cấp điện áp,

các chế độ tính toán tổn thất điện áp và ví dụ tính toán. Dựa trên những phân

tích về phương pháp tính thành lập những giải thuật cho phép tính toán nhanh

và chính xác, tổ hợp thành chương trình máy tính thuận tiện trong sử dụng,

khả năng ứng dụng để tính toán các sơ đồ phức tạp trong thực tế vận hành của

lưới điện phân phối.

Chương 4: Dựa trên các số liệu thu thập từ thực tế vận hành của lưới

điện Hưng Yên và chương trình máy tính đó lập, áp dụng để tí nh toán và đề

xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng điện áp ở lưới phân phối Hưng

Yên.

Mục Kết luận: Đánh giá hiệu quả việc áp dụng phương pháp tính toán,

điều chỉnh điện áp trên lưới điện Hưng Yên.

Tác giả chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Trần Bách và các thầy

cô của Bộ môn Hệ thống điện trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình

hướng dẫn, chỉ bảo giúp tác giả hoàn thành luận văn. Cảm ơn các đồng

nghiệp đã giúp đỡ trong công việc để tác giả có thời gian học tập, thu thập số

liệu viết luận văn.

pdf96 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu các phương pháp điều chỉnh điện áp trong lưới phân phối điện áp dụng cải thiện chất lượng điện áp trong lưới phân phối điện Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ------------------------------------- LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG LƯỚI PHÂN PHỐI ĐIỆN ÁP DỤNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP TRONG LƯỚI PHÂN PHỐI ĐIỆN HƯNG YÊN Ngành: THIẾT BỊ MẠNG VÀ NHÀ MÁY ĐIỆN Mã sỗ: Học viên: NGUYỄN CHÍ NHÂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN BÁCH THÁI NGUYÊN – 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Trang MỤC MỞ ĐẦU Trang 1 CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG VÀ ĐIỀU CHỈNH CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG Trang 4 1.1 Chất lƣợng điện năng. Trang 4 1.2. Các phƣơng pháp điều chỉnh điện áp. Trang 8 1.2.1 Nguyên nhân gây biến động điện áp và ảnh hưởng của nó đến chế độ làm việc của mạng và Thiết bị điện. Trang 8 1.2.2.Quan hệ công suất phản kháng với điện áp. Trang 10 1.2.3.Các phương pháp điều chỉnh điện áp. Trang 12 1.3 Độ lệch điện áp. Trang 14 1.3.1 Độ lệch điện áp tại phụ tải. Trang 14 1.3.2 Độ lệch điện áp trong lưới hạ áp. Trang 15 1.3.3 Diễn biến của điện áp trong lưới điện. Trang 18 1.4. Các phƣơng pháp điều chỉnh độ lệch điện áp. Trang 20 CHƢƠNG II: LƢỚI ĐIỆN HƢNG YÊN Trang 22 2.1 Cấu trúc hiện tại của lƣới điện Hƣng Yên và hƣớng phát triển trong tƣơng lai. Trang 22 2.2 Các thông số vận hành của lƣới điện Hƣng Yên. 2.3 Kiểm tra độ lệch điện áp của các trạm hạ áp trên lƣới Hƣng Yên. Trang 24 Trang 34 2.4 Đánh giá tình hình vận hành của lƣới điện Hƣng Yên - Nội dung luận văn. Trang 39 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐIỀU CHỈNH CLĐA - CHƢƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN. Trang 43 3.1 Tính toán các chỉ tiêu tổng quát. Trang 43 3.2 Điều chỉnh tối ƣu độ lệch điện áp. Trang 45 3.3 Tính toán các thông số của các phần tử lƣới phân phối. Trang 46 3.3.1-Tính toán thông số dây dẫn. Trang 46 3.3.1.1 Điện trở của dây dẫn. Trang 46 3.3.1.2 Điện kháng của dây dẫn. Trang 47 3.3.1.3 Sơ đồ thay thế của dây dẫn. Trang 47 3.3.2 Tính toán thông số Máy biến áp Trang 47 3.3.2.1. Điện trở tác dụng Rb. Trang 48 3.3.2.2. Điện kháng Xb. Trang 49 3.3.2.3. Điện dẫn tác dụng Gb. Trang 49 3.3.2.4. Điện dẫn phản kháng Bb. Trang 50 3.4 Sơ đồ tính toán lƣới phân phối, phƣơng pháp tính toán. Trang 51 3.4.1 Sơ đồ lưới phân phối Trang 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.4.2 Tính toán tổn thất điện áp theo công suất. Trang 53 3.4.3 Chế độ tính toán tổn thất điện áp trong lưới phân phối. Trang 54 3.4.3.1 Các công thức áp dụng trong tính toán. Trang 54 3.4.3.2. Các chế độ cần tính toán, phương pháp tính. Trang 55 3.4.4 -Ví dụ tính toán Trang 56 3.5 Thuật toán và chƣơng trình tính. Trang 65 3.6 Kết luận Trang 76 CHƢƠNG 4: TÍNH TOÁN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CLĐA Ở LƢỚI PHÂN PHỐI HƢNG YÊN Trang 78 4.1 Hiện trạng CLĐA ở Hƣng Yên. Trang 78 4.2 Phân tích các giải pháp nâng cao CLĐA và đề xuất giải pháp nâng cao CLĐA đƣờng dây 377 Kim Động. Trang 81 4.2.1 Điều chỉnh điện áp đầu nguồn tại trạm 110 kV Kim Động. Trang 82 4.2.2 Điều chỉnh đầu phân áp cố định của máy biến áp trung gian 35/10 kV Khoái Châu. Trang 83 4.2.3 Thay dây những đoạn có tổn thất điện áp lớn. Trang 85 4.2.4 Bù công suất phản kháng. Trang 87 MỤC KẾT LUẬN Trang 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 91 PHỤ LỤC 1: MÃ NGUỒN CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN, ĐIỀU CHỈNH CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ ĐIỀU CHỈNH CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP LỘ 377 KIM ĐỘNG PHỤ LỤC 3: ĐĨA CD PHẦN MỀM CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỤC MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng một cách ấn tượng, đòi hỏi nhu cầu điện phải tăng rất nhanh ở mức 15%, thậm chí cao hơn. Để đáp ứng nhu cầu trên, nước ta cần phải mở rộng rất lớn hệ thống điện trong thập kỷ tới. Vốn cho đầu tư cần được huy động từ tất cả các nguồn, gồm cả vốn tự có của EVN và các khoản đầu tư lớn từ bên ngoài vào các nhà máy điện độc lập. Đồng thời với đáp ứng nhu cầu phát triển, EVN cũng đang tiến hành một chương trình cải cách lớn, nhằm thiết lập một cấu trúc quản lý mới, tái cơ cấu công ty điện lực hiện nay đang thống lĩnh ngành điện và từng bước xây dựng một thị trường điện cạnh tranh. Áp lực phải đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh và cao, sự cấp bách phải huy động các nguồn vốn đầu tư cho các nguồn điện mới và đồng thời bảo đảm những cấu trúc và cơ cấu mới đang được hình thành trong quá trình cải cách và tái cơ cấu đáp ứng được yêu cầu dài hạn. Sự đồng thời diễn ra trên đã tạo ra những thách thức trong thời điểm có thể nói là kịch tính nhất đối với ngành điện ViệtNam. Tăng trưởng của nhu cầu điện ở Việt Nam hiện nay chủ yếu do gia tăng nhu cầu điện của ngành công nghiệp và gia tăng sử dụng điện cho sinh hoạt của người dân. Trong giai đoạn 2011-2015, nhu cầu điện dự kiến tiếp tục tăng cao ở mức 11%/năm. Chương trình cải cách ngành điện dài hạn của Việt Nam đã bắt đầu được triển khai với Luật Điện lực được thông qua vào cuối năm 2004, Cục Điều tiết Điện lực được thành lập hoạt động dưới sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Công thương và Lộ trình cải cách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2006. Những nỗ lực tái cơ cấu ngành điện và phát triển một thị trường điện cạnh tranh là mục tiêu trong dài hạn. Điều quan trọng là cần bảo đảm rằng các quyết định về tái cơ cấu và cổ phần hóa một loạt các đơn vị hiện trực thuộc EVN và các thỏa thuận về phát triển các nhà máy điện độc lập phải là những bước tiến phù hợp trong tương lai và năng lực, uy tín, hiệu lực của Cục Điều Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 tiết Điện lực cần được thiết lập để ban hành khung điều tiết để bảo đảm khả năng dự báo trước cho các chủ đầu tư. Đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn của ngành điện, trong đó việc nâng cao chất lượng điện năng ở lưới điện phân phối có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng điện năng và chỉ tiêu kinh tế chung của toàn hệ thống. Với lưới điện phân phối việc đáp ứng những yêu cầu về chất lượng điện năng gặp không ít khó khăn, đặc biệt ở các đường dây sử dụng các cấp điện áp 6 kV, 10kV, 22kV, lấy qua các trạm trung gian 35/6 kV và 35/10kV không có hệ thống điều áp dưới tải. Sự phát triển mạnh mẽ của phụ tải điện ảnh hưởng chất lượng điện năng ở lưới điện phân phối thể hiện dễ nhận thấy là chất lượng điện áp. Xuất phát từ thực tiễn tác giả mong muốn đóng góp một phần những tìm tòi, nghiên cứu của mình vào việc duy trì chỉ tiêu chất lượng điện áp trong lưới điện phân phối có nhiều cấp điện áp nhưng không có hệ thống điều áp dưới tải tại các trạm trung gian. Luận văn bao gồm 4 chương và hai mục (Mục mở đầu và Mục kết luận), trong đó: Chương 1 Trình bày lý thuyết chung về chất lượng điện năng, các chỉ tiêu chất lượng điện năng tại một số quốc gia và của Việt Nam, chú trọng phân tích chỉ tiêu độ lệch điện áp, diễn biến của điện áp trong lưới điện phân phối và các phương pháp điều chỉnh độ lệch điện áp. Chương 2 Giới thiệu tổng quát về lưới điện tỉnh Hưng Yên, những yêu cầu xuất phát từ thực tế về chất lượng điện năng. Chương 3 Trình bày cụ thể phương pháp tính toán và điều chỉnh chất lượng điện áp bao gồm kiểm tra độ lệch điện áp theo các tiêu chuẩn về chất lượng điện áp, tính toán chỉ tiêu tổng quát, điều chỉnh tối ưu đầu phân áp cố Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 định của các máy biến áp phân phối, áp dụng cụ thể trên một đường dây thực tế. Trong chương này cũng trình bày các công thức tính toán các phần tử, phương pháp tính toán, sơ đồ tương đương của lưới điện có nhiều cấp điện áp, các chế độ tính toán tổn thất điện áp và ví dụ tính toán. Dựa trên những phân tích về phương pháp tính thành lập những giải thuật cho phép tính toán nhanh và chính xác, tổ hợp thành chương trình máy tính thuận tiện trong sử dụng, khả năng ứng dụng để tính toán các sơ đồ phức tạp trong thực tế vận hành của lưới điện phân phối. Chương 4: Dựa trên các số liệu thu thập từ thực tế vận hành của lưới điện Hưng Yên và chương trình máy tính đó lập, áp dụng để tính toán và đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng điện áp ở lưới phân phối Hưng Yên. Mục Kết luận: Đánh giá hiệu quả việc áp dụng phương pháp tính toán, điều chỉnh điện áp trên lưới điện Hưng Yên. Tác giả chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Trần Bách và các thầy cô của Bộ môn Hệ thống điện trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp tác giả hoàn thành luận văn. Cảm ơn các đồng nghiệp đã giúp đỡ trong công việc để tác giả có thời gian học tập, thu thập số liệu viết luận văn. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 CHƢƠNG 1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG VÀ ĐIỀU CHỈNH CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG 1.1 Chất lƣợng điện năng. Lưới điện được đánh giá theo 4 tiêu chuẩn chính: 1- An toàn điện. 2- Chất lượng điện năng. 3- Độ tin cậy cung cấp điện. 4- Hiệu quả kinh tế. Chất lượng điện áp là một chỉ tiêu trong tiêu chuẩn chất lượng điện năng, nó được đánh giá bởi các chỉ tiêu sau: 1- Độ lệch điện áp trên cực của thiết bị dùng điện so với điện áp định mức. 2- Độ dao động điện áp. 3- Độ không đối xứng. 4- Độ không sin (sự biến dạng của đường cong điện áp, các thành phần sóng hài bậc cao ...) Chất lượng cung cấp điện bị ảnh hưởng đáng kể bởi chất lượng điện áp cung cấp cho khách hàng, nó bị tác động bởi các thông số trên các đường dây khác nhau. Có thể có các dạng như: sự biến đổi dài hạn của điện áp so với điện áp định mức, điện áp thay đổi đột ngột, những xung dốc dao động hoặc điện áp ba pha không cân bằng. Hơn nữa tính không đồng đều như tần số thay đổi, sự không tuyến tính của hệ thống hoặc trở kháng phụ tải sẽ làm méo dạng sóng điện áp, các xung nhọn do các thu lôi sinh ra cũng có thể được lan truyền trong hệ thống cung cấp. Các trường hợp này được mô tả trong hình sau. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Hình 1 - 1: Dạng sóng điện áp lý tưởng và các thay đổi của điện áp. a) Dạng sóng điện áp lý tưởng. b) Các dạng thay đổi của sóng điện áp. Các xung nhọn, xung tuần hoàn và nhiễu tần số cao có tính chất khu vực. Nó được sinh ra một số do quá trình phóng điện của các thu lôi, do tác động đóng cắt của các van điện tử công suất, do hồ quang của các điện cực vì vậy chỉ có thể lan truyền trong phạm vi và thời điểm nhất định. Cũng như vậy sự biến đổi tần số thường do các lò trung, cao tần sinh ra và mức độ lan truyền cũng không lớn. Đối với hiện tượng điện áp thấp và điện áp cao thì có thể xảy ra ở mọi nơi và xuất hiện dài hạn. Để ngăn ngừa các hiệu ứng có hại cho thiết bị của hệ thống cung cấp trong một mức độ nhất định, luật và các quy định khác nhau đã tồn tại trong các vùng khác nhau để chắc rằng mức độ của điện áp cung cấp không được ra ngoài dung sai đã quy định. Các đặc tính của điện áp cung cấp được chỉ rõ trong các tiêu chuẩn chất lượng điện áp thường được mô tả bởi tần số, độ lớn, dạng sóng và tính đối xứng của điện áp 3 pha. Trên thế giới có sự dao động tương đối rộng trong việc chấp nhận các dung sai có liên quan đến điện áp. Các tiêu chuẩn luôn luôn được phát triển hợp lý để đáp lại sự phát triển của kỹ thuật, kinh tế và chính trị. Bởi vì một vài tình tiết ảnh hưởng đến điện áp cung cấp là ngẫu nhiên trong thời gian và không gian ( vị trí ) nên một vài đặc trưng có thể được mô Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 tả trong các tiêu chuẩn với các tham số tĩnh để thay thế cho các giới hạn đặc biệt. Một khía cạnh quan trọng trong việc áp dụng các tiêu chuẩn là để xem xét ở nơi nào và ở đâu trong mạng cung cấp, các đặc tính của điện áp là định mức. Tiêu chuẩn châu Âu EN50160 chỉ rõ các đặc điểm của điện áp ở các đầu cuối cung cấp cho khách hàng dưới các điều kiện vận hành bình thường. Các đầu cuối cung cấp được định nghĩa là điểm kết nối của khách hàng nối vào hệ thống cộng cộng. EN50160 chỉ ra rằng, trong các thành viên của Eropean Communities - Cộng đồng Châu Âu, dải biến đổi giá trị hiệu dụng (RMS) của điện áp cung cấp trong 10 phút (điện áp pha hoặc điện áp dây) là Vn ± 10% với 95% thời gian trong tuần. Với hệ thống 3 pha 4 dây, Vn = 230 V giữa pha và trung tính. Nói đúng ra, điều này có nghĩa là mỗi tuần có hơn 8 giờ không có giới hạn cho giá trị của điện áp cung cấp. Cũng có một số chỉ trích rằng dung sai điện áp Vn ± 10% là quá rộng. Đến năm 2003, điện áp danh định và dung sai có thể sẽ khác, các giá trị đã bắt đầu cao hơn phù hợp hơn với HD472S1. Trong thời gian chuyển tiếp, các vùng có hệ thống 220/380V có thể sẽ đưa ra điện áp 230/400V + 6%/-10%, các vùng khác có hệ thống 240/415V sẽ đưa ra điện áp 230/400 V +10%/-6%. Tần số của hệ thống cung cấp phụ thuộc sự tương tác giữa các máy phát và phụ tải, giữa dung lượng các máy phát và nhu cầu của phụ tải. Điều này có nghĩa là sẽ khó khăn hơn cho các hệ thống nhỏ, cô lập, để duy trì chính xác tần số so với các các hệ thống nối liền đồng bộ với một hệ thống lân cận. Trong Eropean Communities - Cộng đồng Châu Âu tần số danh định (định mức) của điện áp cung cấp được quy định là 50Hz. Theo EN50160 giá trị trung bình của tần số cơ bản đo được trong thời gian hơn 10s với hệ thống phân phối nối liền đồng bộ với một hệ thống lân cận là 50Hz ±1% trong suốt 95% thời gian trong tuần và 50Hz +4% /-6% trong 100% thời gian trong tuần. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Hệ thống phân phối không nối liền đồng bộ với một hệ thống lân cận có dải dung sai tần số là ± 2%. Dung sai tần số của EN50160 cũng giống với quy định hiện thời của các nước thành viên. Trong một series nghiên cứu về sự mức độ thay đổi điện áp ở khách hàng, một công ty điện lực Anh đã ghi lại các giá trị điện áp cực đại và cực tiểu của một số khách hàng mỗi giờ một lần. Từ các thông tin giá trị trung bình của điện áp cực đại và cực tiểu trên khách hàng vẽ được đồ thị như ( Hình 1- 2 ). Hình 1- 2: Sự thay đổi của điện áp trên phụ tải trong ngày. Từ đồ thị biểu diễn trên ta nhận thấy sự phụ thuộc của giá trị điện áp vào các thời điểm trong ngày, hay nói khác hơn là phụ thuộc vào quy luật hoạt động của phụ tải. Tại Việt Nam, chất lượng điện năng được quy định tại mục 2, điều 31của nghị định số 45/2001/NĐ- CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ như sau: 1-Về điện áp: Trong điều kiện vận hành bình thường, điện áp được phép dao động trong khoảng (5% so với điện áp danh định và được xác định tại phía thứ cấp của máy biến áp cấp điện cho bên mua hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng khi bên mua đạt hệ số công suất cos = 0,85 và thực hiện đúng biểu đồ phụ tải đã thỏa thuận trong hợp đồng). Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Trong trường hợp lưới điện chưa ổn định, điện áp được dao động từ +5% đến -10%. 2-Về tần số: Trong điều kiện bình thường, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi (0,2Hz so với tần số định mức là 50Hz). Trường hợp hệ thống chưa ổn định, cho phép độ lệch tần số là (0,5Hz). 3-Trong trường hợp bên mua cần chất lượng điện năng cao hơn tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1 và 2, điều này, các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng. Với các quy định trên ta nhận thấy tiêu chuẩn chất lượng điện năng của nước ta khá cao so với tiêu chuẩn của cộng đồng châu Âu. Lưới điện Hưng Yên có tất cả những biến động của điện áp như đã mô tả ở trên. Điện áp thấp thường thấy ở các khu vực cuối các đường dây dài cấp điện cho các khu vực nông thôn. Điện áp cao xuất hiện tại các phụ tải gần đầu nguồn do điều áp dưới tải không phù hợp, do đặt đầu phân áp không chưa hợp lý hoặc do vận hành quá bù ở các trạm phân phối gần đâu nguồn. Dao động điện áp, xung điện áp, sóng hài, thường xuất hiện tại các khu vực công nghiệp Phố Nối.. Do quá tải các máy biến áp phân phối, do vận hành các lò hồ quang điện, lò trung tần để sản xuất thép. 1.2. Các phƣơng pháp điều chỉnh điện áp: 1.2.1 Nguyên nhân gây biến động điện áp và ảnh hưởng của nó đến chế độ làm việc của mạng và Thiết bị điện. Nếu điện áp đặt vào phụ tải không đúng với điện áp định mức của phụ tải yêu cầu thì ít hay nhiều tình trạng làm việc của phụ tải đó cũng trở lên không tốt. Nói cách khác, độ lệch điện áp càng lớn thì chỉ tiêu kinh tế của các thiết bị dùng điện càng thấp. Theo định nghĩa độ lệch điện áp bằng: U = U – Uđm (V, kV). Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Độ lệch điện áp tính theo phần trăm so với điện áp định mức bằng: Trong đó: U: là điện áp thực tế đặt vào phụ tải (V, kV). Uđm: là điện áp định mức của mạng điện (V, kV). Độ lệch điện áp sinh ra ở nơi tiêu thụ điện là do bởi hai nguyên nhân: Nguyên nhân phát sinh ở bản thân các hộ dùng điện và nguyên nhân phát sinh do sự biến đổi về tình trạng vận hành của hệ thống điện. Phụ tải của các hộ dùng điện luôn thay đổi gây nên độ lệch điện áp, vì phụ tải thay đổi khiến công suất chuyên chở trong mạng điện thay đổi, mức tổn thất công suất và tổn thất điện áp trong mạng điện cũng thay đổi, gây ra các độ lệch khác nhau về điện áp. Đây là các biến đổi tự nhiên và chậm. Khi phương thức vận hành của các nhà máy điện trong hệ thống hoặc một sự thay đổi nào đó trong cấu trúc lưới cũng khiến cho sự phân bố công suất trong toàn bộ hệ thống bị thay đổi, do đó mức tổn thất điện áp cũng thay đổi và làm biến đổi luôn cả độ lệch điện áp nơi dùng điện. Đối với động cơ không đồng bộ, khi điện áp trên đầu cực động cơ bị giảm thấp thì mô men quay và tốc độ sẽ giảm, dòng điện tăng lên làm tăng phát nóng trong động cơ, động cơ khó khởi động, thời gian khởi động kéo dài. Đối với thiết bị chiếu sáng thì khi điện áp giảm, quang thông của đèn nung nóng sẽ giảm, điện áp giảm 5% thì quang thông giảm 10%, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng lao động, không đảm bảo an toàn lao động. Khi điện áp tăng cao, tuổi thọ của đèn sẽ giảm. Điện áp tăng quá cao gây nguy hiểm cho thiết bị hệ thống điện. Điện áp thấp làm giảm ổn định tĩnh của hệ thống tải điện, giảm khả năng ổn định động và ổn định tổng quát, nếu thấp quá có thể gây mất ổn định phụ tải. Đối với máy biến áp , khi điện áp tăng, làm tăng tổn thất không tải, tăng tự cảm ứng trong lõi thép và có thể đẫn đến nguy hiểm do máy bị phát nóng cục  %100 dm U dm UU δU%    Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 bộ, khi điện áp tăng cao quá sẽ làm hỏng cách điện. Điện áp giảm sẽ làm giảm lượng công suất phản kháng do máy phát điện và các thiết bị bù sinh ra. Mức điện áp trong hệ thống điện ảnh hưởng lớn đến tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong hệ thống điện. Độ lệch điện áp thường xuất hiện trong lúc sự cố: Dây đứt hoặc máy phát lớn nhất của nhà máy điện bị hỏng phải ngừng hoạt động …Trên thực tế không thể nào giữ được điện áp ở phụ tải luôn luôn đúng bằng định mức, nhưng nếu giữ được với một độ lệch điện áp tương đối nhỏ thì các phụ tải điện vẫn giữ được một chỉ tiêu khinh tế tốt. Độ lệch điện áp được quy định như sau: - Đối với các động cơ điện ở các xí nghiệp công nghiệp. - 5% ≤ U ≤ + 10%. - Đối với thiết bị chiếu sáng trong các xí nghiệp công nghiệp, trong các công sở và chiếu sáng công cộng - 2,5% ≤ U ≤ + 5%. - Đối với các thiết bị dùng điện khác ở thành phố và xí nghiệp. - 5% ≤ U ≤ + 5%. - Đối với các thiết bị dùng điện đấu vào mạng điện nông nghiệp. - 10 ≤ U ≤ + 10%. Trong trạng thái sự cố, cho phép tăng giới hạn thêm + 2,5% và giảm dưới hạn dưới thêm 5%. 1.2.2.Quan hệ công suất phản kháng với điện áp. Nhu cầu công suất phản kháng thay đổi gây ra sự biến đổi điện áp. Trong lưới điện trung áp, hạ áp R khá lớn dòng công suất tác dụng cũng ảnh hưởng đến điện áp. Nhưng không thể dùng cách điều chỉnh dòng công suất tác dụng để điều chỉnh điện áp được, vì công suất tác dụng là yêu cầu của phụ tải để sinh ra năng lượng, chỉ có thể được cung cấp từ các nhà máy điện. Còn công suất phản kháng không sinh công, nó chỉ là dòng công suất gây từ Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 trường dao động trên lưới điện, rất cần thiết nhưng có thể cấp tại chỗ cho phụ tải. Do đó trong các lưới này. Vẫn phải điều chỉnh điện áp bằng cách điều chỉnh cân bằng công suất phản kháng. Khi điện áp một điểm nào đó của hệ thống điện nằm trong phạm vi cho phép thì có nghĩa là công suất phản kháng của nguồn đủ đáp ứng yêu cầu của phụ tải tại điểm đó. Nếu điện áp cao thì thừa công suất phản kháng, còn khi điện áp thấp thì là thiếu công suất phản kháng. Công suất phản kháng thường thiếu trong chế độ phụ tải max cần phải có thêm nguồn, còn trong chế độ phụ tải min lại có nguy cơ thừa do điện dung của đường dây và cáp gây ra, cần phải có thiết bị tiêu thụ. Cân bằng công suất phản kháng vừa có tính chất hệ thống vừa có tính chất địa phương. Do đó điều chỉnh cân bằng công suất phản kháng phải thực hiện cả ở cấp hệ thống lẫn cấp địa phương. Ở cấp hệ thống điều chỉnh điện áp ở mức trung bình của hệ thống, còn ở cấp địa phương điều chỉnh nhằm đạt được yêu cầu điện áp cụ thể của địa phương. Cân bằng công suất phản kháng được thực hiện bằng hai cách. - Điều chỉnh công suất phản kháng của các nguồn công suất phản kháng như nhà máy điện, máy bù đồng bộ, các bộ tụ bù. - Điều chỉnh dòng công suất phản kháng hay phân bố lại công suất phản kháng trên mạng điện bằng cách điều chỉnh đầu phân áp ở các máy biến áp, điều chỉnh thực hiện bù dọc.. Khi tính toán điều chỉnh điện áp chỉ cần xét hai chế độ đặc trưng của phụ tải, đó là chế độ phụ tải công suất cực đại (max) và chế độ công suất cực tiểu phụ tải (min). Nếu đảm bảo chất lượng điện áp ở hai chế độ này thì sẽ đảm bảo điện áp ở các chế độ còn lại. Khi tính toán điều chỉnh điện áp cũng không cần phải xét đến mọi điểm trong mạng điện hạ áp, chỉ cần xét đến một số điểm, bảo đảm chất lượng điện áp ở các điểm đó thì các điểm còn lại cũng được bảo đảm, đó là những điểm kiểm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 tra. Những điểm kiểm tra được chọn là những điểm gần nguồn nhất và xa nguồn nhất. Trong vận hành phải thường xuyên theo dõi điện áp ở các điểm kiểm tra, đưa ra các biện pháp điều chỉnh điện áp thích hợp để đảm bảo chất lượng điện áp. Khi phụ tải luôn thay đổi theo thời gian, cần phải kịp thời đề ra và thực hiện các biện pháp sao cho chất lượng điện áp luôn đạt tiêu chuẩn quy định. 1.2.3.Các phương pháp điều chỉnh điện áp. Để điều chỉnh điện áp ta có thể thực hiện các biện pháp sau: 1. Điều chỉnh điện áp máy phát điện bằng cách điều chỉnh dòng điện kích thích. 2. Điều chỉnh điện áp đầu ra của máy biến áp tăng áp và của máy biến áp giảm áp bằng cách đặt đầu phân áp cố định hoặc điều áp dưới tải. 3. Điều chỉnh điện áp trên đường dây tải điện bằng máy biến áp điều chỉnh và máy biến áp bổ trợ. 4. Đặt các thiết bị bù ngang có điều chỉnh để thay đổi tổn thất điện áp trên đường dây, có thể dùng bộ tụ điện, máy bù đồng bộ hoặc động cơ điện đồng bộ có điều chỉnh kích từ. 5. Đặt thiết bị bù dọc trên đường dây để thay đổi điện kháng đường dây nhằm thay đổi tổn thất điện áp. Theo bản chất vật lý, chỉ có hai phương pháp điều chỉnh điện áp, hoăc thêm nguồn công suất phản kháng hoặc phân bố lại công suất phản kháng trên mạng điện, phương pháp sau chỉ có hiệu quả khi hệ thống điện có đủ công suất phản kháng. Khi hệ thống điện thiếu công suất phản kháng, phương pháp duy nhất để điều chỉnh điện áp là tăng thêm các nguồn công suất phản kháng. Do sự phức tạp về cấu trúc hệ thống điện, về chế độ làm việc của phụ tải và sự phân cấp trong khi thiết kế, thi công và quản lý vận hành, mà việc điều Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 chỉnh điện áp một cách thống nhất trong toàn hệ thống điện là không thể thực hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc.pdf