Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức của tín đồ Công giáo ở tỉnh Thanh Hóa

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến, có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của các cộng đồng người trong lịch sử. Hiện nay, ảnh hưởng của tôn giáo đang có chiều hướng gia tăng đối với các lĩnh vực trong đời sống xã hội ở hầu khắp các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Công giáo là một chi phái lớn của Ki tô giáo, có tác động nhiều mặt đến đời sống, đạo đức, văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán. của nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.

Mặc dù Công giáo được du nhập vào Việt Nam thời gian chưa lâu, nhưng với tất cả tính riêng biệt của mình, Công giáo đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống tinh thần trong xã hội. Trong tình hình hiện nay, khi mà nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó đã làm cho đạo đức xã hội có phần bị suy thóai. Vai trò của tôn giáo cũng như đạo Công giáo đã tác động vào đời sống xã hội, đặc biệt là đối với đạo đức của tín đồ Công giáo ở nước ta nói chung, ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Chính sự tác động, ảnh hưởng ấy có những mặt tích cực, nhưng cũng đang gây ra những hậu quả nhiều mặt, không chỉ đối với các tín đồ Công giáo, mà cả với các lực lượng xã hội khác trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương. Đạo Công giáo đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa ở nước ta hiện nay.

Trong tình hình ấy, việc đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức được thể hiện qua lối sống của tín đồ Công giáo ở Thanh Hóa, để đề ra các giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong sự nghiệp đổi mới đất nước là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách hiện nay.

 

doc79 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức của tín đồ Công giáo ở tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến, có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của các cộng đồng người trong lịch sử. Hiện nay, ảnh hưởng của tôn giáo đang có chiều hướng gia tăng đối với các lĩnh vực trong đời sống xã hội ở hầu khắp các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Công giáo là một chi phái lớn của Ki tô giáo, có tác động nhiều mặt đến đời sống, đạo đức, văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán... của nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu. Mặc dù Công giáo được du nhập vào Việt Nam thời gian chưa lâu, nhưng với tất cả tính riêng biệt của mình, Công giáo đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống tinh thần trong xã hội. Trong tình hình hiện nay, khi mà nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó đã làm cho đạo đức xã hội có phần bị suy thóai. Vai trò của tôn giáo cũng như đạo Công giáo đã tác động vào đời sống xã hội, đặc biệt là đối với đạo đức của tín đồ Công giáo ở nước ta nói chung, ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Chính sự tác động, ảnh hưởng ấy có những mặt tích cực, nhưng cũng đang gây ra những hậu quả nhiều mặt, không chỉ đối với các tín đồ Công giáo, mà cả với các lực lượng xã hội khác trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương. Đạo Công giáo đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa ở nước ta hiện nay. Trong tình hình ấy, việc đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức được thể hiện qua lối sống của tín đồ Công giáo ở Thanh Hóa, để đề ra các giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong sự nghiệp đổi mới đất nước là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các tôn giáo đề cập đến sự ảnh hưởng của nó đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội (xem: "Sự thống nhất giữa "Kính chúa" và "Yêu nước" trong tư tưởng Đặng Đức Tuấn. Triết học, số 2 tháng 4/2000.(Đỗ Lan Hiền)" "Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại" (5.01.01); "Góp phần tìm hiểu đạo đức trong kinh thánh" (5.01.01); "Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo trong công tác đối với Thiên Chúa giáo hiện nay ở Việt Nam" (5.01.02), "Khía cạnh nhân văn của giáo lý Thiên Chúa giáo và công tác xây dựng nếp sống mới ở vùng đồng bào Thiên Chúa giáo" (5.01.01); "Công tác vận động quần chúng theo đạo Thiên Chúa ở miền Bắc nước ta hiện nay" (5.03.14); "Một số vấn đề về lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam" (Đỗ Quang Hưng), "Bước đầu của đạo Thiên Chúa ở Việt Nam" (Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam) - của Giáo sư Trần Văn Giàu; "Đời sống đạo của người dân công giáo ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh" (Nguyễn Hồng Dương); "Thập giá và lưỡi gươm" (Trần Tam Tĩnh); "ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay" (Đề tài KX.07.03)."Những quan điểm đổi mới và hoàn thiện chính sách tôn giáo và tín ngưỡng của nước ta hiện nay" (KX.04.13)... Và nhiều công trình nghiên cứu khác của Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, các trung tâm nghiên cứu của Giáo hội Công giáo, ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam...). Dưới các góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu đó đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo trong mỗi giai đoạn cách mạng, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay. Tuy nhiên, về ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức thể hiện qua lối sống của tín đồ Công giáo ở nước ta, nhất là ở tỉnh Thanh Hóa thì lĩnh vực này chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và trực tiếp. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Mục đích: Nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức của tín đồ Công giáo ở tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong quá trình đổi mới ở địa phương. Nhiệm vụ: Với mục đích như trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Tìm hiểu quá trình du nhập và tình hình của đạo Công giáo ở Thanh hóa hiện nay. - Phân tích tình hình đạo đức được biểu hiện qua lối sống của tín đồ Công giáo ở tỉnh Thanh hóa dưới ảnh hưởng của đạo Công giáo. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong quá trình đổi mới của địa phương và của đất nước. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn không đi sâu nghiên cứu đạo Công giáo với ảnh hưởng của nó đối với các mặt của đời sống xã hội, mà chỉ tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức được thể hiện qua lối sống của tín đồ Công giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tình hình hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Thực hiện đề tài này, người viết luận văn dựa trên cơ sở vận dụng tổng hợp về lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo, đạo đức để tiến hành nghiên cứu, người viết luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp lịch sử - lôgíc, phương pháp phân tích và tổng hợp..., ngoài ra còn sử dụng kết quả của phương pháp điều tra xã hội học v.v... Đồng thời kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu của nhiều tác giả có liên quan đến nội dung của luận văn. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Góp phần tìm hiểu về lịch sử đạo Công giáo ở Thanh Hóa, chỉ ra ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức của tín đồ Công giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình đổi mới của địa phương và đất nước để góp phần xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. 6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn Những vấn đề đặt ra và giải quyết trong luận văn này trước hết là phục vụ cho công tác vận động đồng bào Công giáo của địa phương. Có thế làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến nội dung của luận văn này và làm tài liệu cho sinh viên các Trường đại học, cao đẳng, khi nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức tín đồ ở Thanh Hóa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 2 chương, 4 tiết. Chương 1 Đạo Công Giáo ở Thanh hóa Đạo Công giáo là một tôn giáo có đối tượng thờ cúng là Đức chúa Trời và đấng cứu thế Giêsu, với hệ thống giáo lý đồ sộ và bộ máy hết sức chặt chẽ. Với tư cách là một tôn giáo thế giới điển hình, đạo Công giáo có mặt ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của đạo Công giáo vô cùng phức tạp. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xin lược qua những mốc chính trong tiến trình lịch sử đạo Công giáo; từ đó, phân tích quá trình du nhập của nó vào Việt Nam nói chung, Thanh hóa nói riêng, để có cơ sở xem xét ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức tín đồ Công giáo ở Thanh hóa hiện nay. 1.1. Sự du nhập và phát triển đạo Công giáo ở Thanh hóa 1.1.1. Vài nét về đạo Công giáo và quá trình du nhập đạo Công giáo ở Việt Nam Vào đầu công nguyên, đế chế La Mã đã trở thành một vương quốc hùng mạnh. Đó là một đế chế được dựng lên trên một chế độ nô lệ dã man, tàn bạo và bất công, với những mâu thuẫn hết sức gay gắt và phức tạp giữa các giai tầng xã hội. Trong vương quốc La Mã, những người nô lệ chỉ là những " công cụ biết nói " mà thôi. Để tăng cường thế lực của mình, đế quốc La Mã đã tiến hành chiến tranh xâm lược và áp đặt chế độ nô dịch tàn bạo đối với nhiều quốc gia, dân tộc khác... Trước sự hà khắc của chế độ nô lệ, sự bạo tàn của tầng lớp quý tộc chủ nô cầm quyền, trong lòng đế quốc La Mã đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của những người nô lệ, điển hình là cuộc khởi nghĩa nô lệ do người anh hùng Spáctaquýt vào năm 74 trước công nguyên cầm đầu là thiên lịch sử bi hùng của La Mã. Để đảm bảo lợi ích của tầng lớp quý tộc chủ nô, duy trì trật tự trong chế độ nô lệ trước phong trào đấu tranh của quần chúng, chính quyền La Mã đã thẳng tay đàn áp và phong trào đấu tranh của quần chúng bị dìm trong biển máu. Sau thất bại của phong trào đấu tranh, đời sống của những người lao động (chủ yếu là của những người nô lệ) càng thêm cùng cực, họ không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn khủng hoảng nặng nề về tư tưởng, tinh thần. Quần chúng căm hờn bọn thống trị tàn bạo nhưng cảm thấy mình bất lực, họ mong chờ một Đấng thiêng liêng từ trên trời xuống cứu vớt. Nhân dân lao động hy vọng có nước công lý " nghìn năm " sẽ xuất hiện và bọn thống trị sẽ bị Thượng đế trừng phạt (ước mong này được ghi một cách bóng gió trong quyển Khải huyền) là quyển sách đầu tiên của bộ " Tân ước ". Trong bối cảnh đó, một tôn giáo mới, với mong muốn cứu rỗi những người cùng khổ xuất hiện, do Kitô sáng lập nên gọi là đạo Kitô, còn gọi là đạo Cơ đốc giáo. Sự hưởng ứng của quần chúng theo đạo này đã làm cho bọn thống trị lo sợ, chúng cấm đoán, đàn áp, tước đoạt cả tài sản vì chúng coi đây là một thứ đạo mới chống lại chính quyền. Trong hàng ngũ những người Kitô giáo đầu tiên cũng có những người thuộc tầng lớp trên bị phá sản và dần dần họ cũng đứng trong hàng ngũ giáo sĩ của đạo này. Những người này giải thích sự khốn cùng là do tội lỗi mà ra. Họ làm cho ông Chúa mà quần chúng mong chờ trước kia thành ông Chúa xuống trần chuộc tội cho loài người ở đời sau. Họ không chống đối bọn thống trị nữa mà lại thần thánh hóa uy quyền chúng bằng cách kêu gọi quần chúng hãy tuân theo chính quyền vì chính quyền là do Thượng đế sinh ra (Kinh thánh của Phao-Lô). Đến thế kỷ thứ IV, vua Công-stăng- tanh thấy đạo này có lực lượng và có thể lợi dụng được nên không còn cấm đoán mà cho được bình đẳng với tôn giáo của Đế quốc Rôma. Sau đó Kitô giáo được nhận là Quốc đạo và bảo vệ đế quốc Rôma. Từ đó về sau Kitô giáo không còn là tôn giáo của những người nghèo khổ nữa, mà trở thành công cụ bảo vệ chế độ người bóc lột người, dựa vào bọn thống trị để mưu lợi và có lúc đã mưu đồ nắm cả bọn vua chúa thế tục ở Châu Âu; điển hình là Công giáo tự coi mình là chính thống giáo của Kitô, có tòa thánh Vaticăng ở Rôma do giáo Hoàng đứng đầu, là người thay mặt Chúa trời để chăn dắt con chiên, tín đồ của Chúa. Hiện nay đạo Công giáo có mặt ở nhiều nước trên thế giới với gần một tỷ tín đồ với một hệ thống giáo lý, giáo luật đồ sộ. Đây là một tôn giáo điển hình có hệ thống tổ chức được hình thành sớm, chặt chẽ, từ trên xuống dưới. Có ảnh hưởng to lớn trong đời sống xã hội của nhiều quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam. Bởi Giáo hội coi việc truyền giáo là một sứ mệnh tự thân đi mở nước Chúa, cũng như thực hiện lời dạy của Chúa "Các con hãy đi dạy đạo và rửa tội cho mọi quốc gia nhân danh Cha, và Con, và các Thánh thần" [32. 28]. Quá trình đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam khá lâu dài và hết sức phức tạp, hiện vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận, bàn cãi về lịch sử đạo Công giáo ở Việt Nam. Theo ý kiến của các nhà sử học, các nhà nghiên cứu, cũng như sự khẳng định của giáo hội Công giáo Việt Nam, đạo Công giáo du nhập từ Việt Nam vào tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533) đời vua Lê Trang Tôn. Giáo sĩ người châu âu đầu tiên tên là Inêxu vào truyền đạo ở vùng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ thuộc tỉnh Nam Định. Lúc đầu vào truyền đạo của hai dòng tu ở Việt Nam đó là dòng Chúa cứu thế của người Bồ Đào Nha và dòng Đa Minh của người Tây Ban Nha. Đây cũng là một thời kỳ Giáo hoàng của Giáo hội Rôma đã phân chia thế giới ra hai dòng truyền giáo, để mở rộng nước Chúa. Đó là phía Đông là dòng Bồ Đào Nha và phía Tây là dòng Tây Ban Nha. Đây là hai nước Công giáo phát triển mạnh nhất lúc bấy giờ. Dòng Đa Minh có cơ sở ở Đàng trong từ năm 1550 sau đó họ bị Chúa Nguyễn trục xuất vì có những biểu hiện đáng ngờ, còn dòng Tên hoạt động cả Đàng trong và Đàng ngoài. Chính dòng này, chẳng bao lâu một nhân vật nổi tiếng là Alexandre Derhoodes (còn gọi là cha Đắc Lộ) đã đặt chân vào cửa Lạch Bạng - Thanh Hóa truyền đạo và ra Bắc Hà. Trong khi đó hai đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha suy yếu và càng về sau vai trò của Pháp càng mạnh, nhất là sau năm 1558 khi MEP (Hội truyền giáo nước ngoài FARI) ra đời. Có thể nói từ năm 1533-1658, là một giai đoạn đánh dấu sự truyền giáo của Giáo hội Tây Ban Nha và Giáo hội Bồ Đào Nha, đang từng bước chuyển qua giáo hội Pháp được diễn ra trong thế kỷ XVI-XVII là giai đoạn hết sức gian nan, vất vả và đẫm máu, nhưng cộng đồng Kitô giáo lớn mạnh khá nhanh. Năm 1627 người Việt Nam đầu tiên có tên tuổi trong sổ hộ tịch của giáo hội, là ông Đỗ Hưng Viễn (người Bồng Trung, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Kết thúc giai đoạn này đã có khoảng mười vạn tín đồ trong đó tám vạn ở Đàng ngoài và hai vạn ở Đàng trong nhưng chưa có linh mục người Việt Nam. Đây cũng là giai đoạn Công giáo muốn phát triển trên toàn thế giới. Với ý đồ đó, các nhà truyền giáo tìm mọi cách để truyền đạo. Mặc dù đạo Công giáo, với tư cách là một tôn giáo thế giới, với tính chất nhất thể chế, lại là một sự cưỡng bức văn hóa. Đó chính là điểm yếu của Công giáo, mãi nhiều thập kỷ Giáo hội Rôma mới khắc phục được. Đặc biệt ở phương Đông là nơi có nhiều tín ngưỡng tôn giáo, giàu truyền thống văn hóa nên cũng là một cản trở lớn đối với Công giáo. Ngay từ buổi đầu đối với các dân tộc phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng thì đó là sự phản ứng về văn hóa, sự phản ứng về tôn giáo, nhất là phản ứng của Tam giáo đồng nguyên, phản ứng của tập tục thờ cúng Tổ tiên, mà Công giáo vấp phải. Điều đó buộc Giáo hội Công giáo có một sự thỏa hiệp nhất định. Trải qua một thời gian khá lâu, Giáo hội Công giáo buộc phải có sự "nhượng bộ" nhất định. Đặc biệt là trước khi họ trở thành tín đồ Công giáo thì họ là người Việt Nam, nên tín ngưỡng tôn giáo, truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống đã thấm sâu trong tư tưởng họ. Dẫn đến có sự đấu tranh tư tưởng gay gắt và quyết liệt khi theo đạo Công giáo, bên cạnh đó có sự ngăn cấm của chính quyền phong kiến đối với Công giáo khi vào Việt Nam. (Mãi đến năm 1937, Tòa thánh Vatican mới có sắc chỉ cho phép được thờ cúng Tổ tiên với những quy định cụ thể). Như lời nhận xét của Linh mục Léopold Cadiere "Tôi nghiên cứu tín ngưỡng, các thực hành nghi lễ tôn giáo, phong tục, tập quán của họ và phải thừa nhận rằng, người dân Việt Nam rất sâu sắc về tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong sáng và khi họ cầu cứu đến trời, tế tự trời cũng có thể họ cũng đến với một đấng Toàn năng mà chính tôi đang thờ kính và gọi bằng Chúa" [38.13]. Cho đến 1658-1945 là giai đoạn của Giáo hội Pháp thông qua Hội truyền giáo nước ngoài FARI (MEP), ở Việt Nam. Đây là giai đoạn công cuộc truyền đạo phải trả bằng máu, vì đây không chỉ là sự đụng độ giữa hai nền văn minh Đông Tây, mà chủ yếu còn là sự đụng độ giữa tinh thần yêu nước chống xâm lược của nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây đi xâm chiếm thuộc địa mà Giáo hội Công giáo là kẻ đồng lõa, vừa phục vụ chủ nghĩa thực dân vừa đi mở rộng nước Chúa, cũng bằng phương thức của chủ nghĩa thực dân tham ra bắn giết, dụ dỗ, mua chuộc, cưỡng ép người bản xứ theo đạo và chiếm lấy nhiều đất đai cho nhà thờ. Chính Nguyễn ái Quốc trong quyển "Bản án chế độ thực dân Pháp", đã mạnh dạn vạch trần bộ mặt của chủ nghĩa giáo hội thực dân "Nếu Thiên đường có thật, thì quá chật, không đủ chỗ để chứa chấp tất cả bọn tông đồ thuộc địa can đảm đó, và nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đinh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy "các môn đồ trung thành" của mình thực hiện đức khổ hạnh như thế nào: Giáo hội Xiêm chiếm đoạt một phần ba diện tích ruộng đất canh tác trong xứ; Giáo hội Nam kỳ chiếm một phần năm; Giáo hội Bắc kỳ, chỉ riêng ở Hà Nội đã chiếm một phần tư đất đai, cộng thêm một cái vốn bé xíu, 10 triệu Phơ-răng. Không cần nói cũng biết là phần rất lớn tài sản ấy, giáo hội giành được bằng nhiều thủ đoạn mà họ không thể và cũng không bao giờ thú nhận" [42.184]. Lúc bấy giờ Đạo Công giáo ở Việt Nam đã có hai địa phận đầu tiên ở Việt Nam (Đàng trong và Đàng ngoài) do hai Giám mục người Pháp là Francoi Pallu và Lambert de la motte phụ trách, gây nên những mâu thuẫn gay gắt giữa giáo sĩ dòng Tên của Bồ Đào Nha với Pháp. Cuối cùng Giáo Hoàng quyết định dòng Tên phải rút khỏi Đông Dương, nhường cho Hội truyền giáo Pháp đi mở rộng nước Chúa. Điều đáng chú ý 1658-1884 là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến ở Việt Nam, xảy ra cuộc chiến tranh, tranh giành quyền lực giữ các vua, chúa phong kiến Lê, Trịnh và Nguyễn, làm cho đời sống nhân dân lầm than đói khổ, đạo đức bị suy thoái, là cơ hội tốt để cho Công giáo xâm nhập truyền đạo. Dấu ấn đáng ghi nhớ năm 1799, Tòa thánh Vatican chính thức đặt ra cho Việt Nam một chế độ có tên gọi là Đại diện tông tòa. Nó có nhiệm vụ trực tiếp cử Giám mục người nước ngoài về quản lý các xứ truyền đạo. Theo số liệu của Giáo hội, số người theo đạo Công giáo khá đông, năm 1850 cả nước có 500.000 người theo Công giáo [ 43.98 ]; năm 1668 có người Việt Nam đầu tiên được phong linh mục. Đến năm 1799 Việt Nam có 70 linh mục và đến năm 1884 các giáo phận đã tăng lên 8 giáo phận trong đó Đàng ngoài có 5 giáo phận và Đàng trong có 3 giáo phận. Từ năm 1885-1945 là thời kỳ Việt Nam bị thực dân Pháp xâm chiếm và trở thành thuộc địa của Pháp. Thực dân Pháp trao cho giáo sĩ nhiều đặc quyền, đặc lợi. Vai trò của giáo hội được đề cao, thế lực của các giáo sĩ trong xã hội ngày càng lớn, số lượng tín đồ tăng nhanh, các cơ sở thờ tự được triển khai xây dựng ngày một nhiều. Trong khi đó nội bộ giáo hội có sự phân biệt đối xử giữa người nước ngoài và người bản xứ, các giáo sĩ Việt Nam không muốn lệ thuộc giáo sĩ nước ngoài. Năm 1933 mới có giám mục người Việt Nam đầu tiên là Nguyễn Bá Tòng. Đây là cột mốc đánh dấu sự phát triển thắng lợi của Công giáo ở Việt Nam. Kết quả có 1,5 triệu tín đồ, chiếm 7% dân số cả nước, được chia thành 11 giáo phận, gần 1000 linh mục, gần 4000 nữ tu, mở gần 1000 trường học thu hút khoảng 70.000 học sinh, uy thế công giáo lên cao, các xứ đạo, các cơ sở thờ tự, tu hành được mở mang sửa chữa, chiếm hữu nhiều ruộng đất, đồn điền và nhà cửa kinh doanh,... Thu hút được nhiều tân tòng làm cho việc đi mở rộng nước Chúa không còn gặp trở ngại gì [43.155]. Đến năm 1942-1945 có xấp xỉ 2 triệu tín đồ, được phân chia thành Giáo hội cả nước, giáo hội tỉnh, giáo phận và giáo xứ. Giáo hội luôn luôn rao giảng cho tín đồ sống thiện, tránh xa điều ác, về Thiên đường địa ngục... Nhưng thực tế, được sự dung túng của thực dân Pháp họ lại làm những điều phi đạo đức, gắn chặt với chủ nghĩa thực dân về mục đích chính trị, kinh tế. Đến năm 1945-1975 là giai đoạn Bác Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành được chính quyền, đánh đuổi thực dân Pháp, trong nội bộ Công giáo hết sức phức tạp, diễn ra sự đụng độ và phân rẽ. Nhất là từ 1945- 1954 là thời kỳ có sự đụng độ giữa giáo hội và cộng sản, Thực chất là sự đụng độ giữa bọn thực dân Pháp và giáo hội với cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo. Bởi vì, chủ trương của giáo hội là bắt tay với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động bên trong, bên ngoài để chống cộng sản. Nhiều nơi, nhà thờ trở thành pháo đài chống cộng như Bùi Chu, Phát Diệm... cũng là lúc Công giáo dính líu vào chính trị rất sâu sắc. Một bộ phận tín đồ bị chủ nghĩa thực dân lợi dụng. ở miền Bắc là nơi có số lượng giáo dân đông nhất trong toàn quốc, chiếm 70% tín đồ, nhưng nhiều đồng bào Công giáo vẫn tham gia tổng khởi nghĩa cướp chính quyền. Đạo Công giáo ở Việt Nam phát triển nhanh, nhất là ở miền Bắc. Bởi vì nhân dân miền Bắc bị chế độ phong kiến Lê- Trịnh áp bức bóc lột nặng nề, đa số lâm vào cảnh bần cùng khổ cực. Trong khi đó tư tưởng chính thống Nho giáo không còn đủ sức bảo vệ chế độ phong kiến đã lỗi thời, đạo Phật cũng hết thời hưng thịnh, làm cho nhân dân có khoảng trống về mặt tâm thức- tâm linh tôn giáo. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho Công giáo phát triển. Trong khi đó, giáo sĩ phương Tây lại có kinh nghiệm truyền đạo, có hàng hóa "kỳ lạ", lại biết dùng thuốc men để trị bệnh, luôn giao giảng về đạo đức con người, mà mẫu hình đạo đức là Thiên Chúa, nên cũng thu hút được nhiều người. Còn miền Nam không mặn mà với Công giáo mà họ lại thích tham gia các hội kín. Giáo hội Việt Nam được bọn thực dân Pháp che chở, lợi dụng phục vụ cho mưu đồ xâm lược của chúng, làm cho quần chúng tín đồ day dứt giữa tư tưởng chống cộng của giáo hội và tinh thần yêu nước của tín đồ Công giáo mà bản thân họ là người Việt Nam. Nên Giáo hội Công giáo Việt Nam ngay từ đầu có mặc cảm về tội lỗi, họ cảm thấy như một cục bướu thừa. Đến năm 1954- 1975 là thời kỳ cực kỳ phức tạp, khi Việt Nam tạm thời phân chia thành hai miền theo vĩ tuyến 17. Miền Bắc do chính quyền cách mạng quản lý, miền Nam do chính quyền Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ cai trị. Lúc này, để thực hiện mưu đồ chính trị đen tối, Giáo hội Công giáo kêu gọi Chúa đã vào Nam, cưỡng ép, dụ dỗ giáo dân miền Bắc di cư theo Chúa, làm cho phân bố dân cư Công giáo thay đổi to lớn. TÛ lệ giáo dân ở miền Nam tăng nhanh. Trong 80 vạn người miền Bắc di cư vào Nam thì có tới 50 vạn người Công giáo, làm cho ở miền Nam chiếm 2/3 giáo dân toàn quốc. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã dùng giáo dân tạo ra một vành đai chiến lược ở các vùng trọng yếu chống cộng như ở Hố Nai, Biên Hòa... để bảo vệ chế độ thực dân mới của Mỹ - Diệm. Chính quyền của Ngô Đình Diệm có tham vọng Công giáo hóa miền Nam. Điều này không phải không có cơ sở, ngay từ thời vua Tự Đức, người Pháp định đưa Hồng Bảo là người Công giáo lên làm Vua (Hồng Bảo là anh em với Tự Đức), nhưng Tự Đức phát hiện ra và đã bóp chết mưu đồ đó (1876). Đến thời Bảo Đại thực dân Pháp cũng nuôi dưỡng mối tình của ông với Nam Phương Hoàng hậu vì bà ta là người Công giáo, Bảo Đại đã phá lệ của triều Nguyễn, kết hôn với Nam Phương Hoàng hậu. Bởi vì nhà Nguyễn cấm vua không được lấy vợ là người Công giáo hoặc nếu lấy chỉ được làm Phi. Khi Mỹ hất cẳng Pháp, đưa Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ lên làm Tổng thống miền Nam cộng hòa, Công giáo lên ngôi, chế độ gia đình trị của Diệm dựa vào Công giáo để củng cố quyền lực. Trong quân đội, cấp bậc từ đại úy trở lên phải là người Công giáo. Trong hệ thống chính quyền, hầu hết các vị trí chủ chốt đều là người Công giáo. Điều đó trước mắt có lợi cho Mỹ - Diệm, nhưng lại làm cho Giáo hội Công giáo ở miền Nam uy tín bị tổn thương, vì nó đi ngược lại truyền thống yêu nước, chống xâm lược của nhân dân Việt Nam. Chủ trương Công giáo hóa của Mỹ - Diệm cuối cùng cũng bị thất bại. ở miền Bắc, một bộ phận tín đồ Công giáo bị tư tưởng chống cộng của giáo hội đầu độc cũng tỏ thái độ tiêu cực với công cuộc kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng thông qua công tác vận động quần chúng của Đảng, cũng như được sự ủng hộ của nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình, trong đó có nhân dân Mỹ và các tổ chức Công giáo Mỹ đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, làm cho giáo dân giác ngộ, khắc phục được thái độ tiêu cực của một bộ phận giáo dân. Giáo hội Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Rôma. Mãi đến năm 1960 Giáo hội Rôma mới chấm dứt thời kỳ Tông tòa ở Việt Nam, nâng lên tầng chính thức hàng giáo phẩm Việt Nam. Chấm dứt 400 năm đô hộ giáo phẩm nước ngoài và người linh mục nước ngoài cuối cùng rút khỏi Việt Nam vào năm 1962 tại Lạng Sơn. Từ năm 1975 đến nay, đây là giai đoạn có tính bước ngoặt lịch sử của Công giáo có sự chuyển hướng hoạt động. Theo sự đổi mới hoạt động của Giáo hội Rôma bắt đầu từ Đại hội Công giáo lần thứ 21 ngày 11/11/1962 tại Vatican và được gọi là Cộng đồng Vitican II. Giáo hội công khai thừa nhận những sai lầm của nó trong lịch sử nên cần phải đổi mới để thích nghi với thời đại. Giáo hội đưa ra mấy chủ trương lớn: Đối với nội bộ Công giáo phải sửa đổi giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tổ chức và các hoạt động của giáo hội cho phù hợp với trình độ quần chúng và "dân chủ". Giáo hội cho phép các linh mục làm lễ, đọc kinh, giảng đạo theo tiếng dân tộc của mỗi nước. Đối với các giáo phái khác của Kitô giáo, Giáo hội chủ trương hòa giải theo tinh thần anh em cùng chung một gốc là thờ Đức Chúa Trời. Đối với các tổ chức tôn giáo khác, tranh thủ, lôi kéo. Đối với các phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình thì Giáo hội tỏ vẻ tán thành và ủng hộ. Đối với Cộng sản thì Giáo hội chuyển từ đối đầu sang "đối thoại" và hòa nhập vào cộng đồng dân tộc. Đặc biệt là ở các nước mà Đảng cộng sản lãnh đạo thì Giáo hội tranh giành ảnh hưởng với cộng sản, giữ vững đức tin cho tín đồ, sẵn sàng lật đổ chính quyền, thay đổi chế độ khi có thời cơ. Như vậy họ chỉ thay đổi phương thức tiến hành, còn mục tiêu cơ bản thì không hề thay đổi. Do đó, đối với Công giáo Việt Nam thì đây là giai đoạn hội nhập dân tộc, làm cho đạo gần đời hơn, chú ý đến đạo đức, lối sống của tín đồ hơn. Về tổ chức có 25 giáo phận, 3 giáo tỉnh. Giáo tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh có 9 địa phận-giáo phận tỷ lệ 8,5% dân số, là nơi có Tín đồ cao nhất nước. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, Công giáo đậm đặc hơn. Giáo tỉnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.DOC
  • docBIA.DOC
Tài liệu liên quan