Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường du lịch cho Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành đến năm 2010

Thực trạng nguồn vốn hạn chế đã gópphần không nhỏ trong việc cản trở

năng lực cạnh tranh của công ty. Trong điều kiện khó có thể tăng một cách nhanh

chóng nguồn vốn về số lượng thì vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cách

phù hợp nhất để giải quyết những khó khăn về tài chính của công ty thông qua một

số giải pháp sau:

- Lựa chọn các nguồn vốn phù hợp với điều kiện của công ty, có thể huy động

vốn của đội ngũ CBCNV trong công ty để tạo nguồn vốn kịp thời với phí tổn thấp

và tăng cường gắn bó quyền lợi của người lao động với công ty.

- Giải quyết dứt điểm cáckhoản nợ tồn đọng, hàng hóa tồn kho chậm luân

chuyển, thanh lý những tàisản không còn sử dụng.

- Giảm chi phí kinh doanh bằng việc tăng cường tổ chức quản lý kinh doanh,

nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, tìm hiểu kỹ về các đối tác giao dịch để hạn chế

rủi ro bị chiếm dụng vốn, không thực hiện đúng hợp đồng

- Giảm chi chí quản lý hành chính bằng cách tinh giảm bộ máy và cải tiến tổ

chức quản lý, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, giảm bớt các khoản

chi tiêu có tính chất hình thức, phô trương, các khoản chi phí tiếp khách, hội họp,

điện thoại

- Tập trung đầu tư vào những nơi trọng điểm, hiệu quả, thu hồi vốn nhanh.

Triển khai đúng tiến độ các dự án, nhanh chóng đưa các dự án sớm đi vào hoạt

động kinh doanh. Các dự án đầu tư phải xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật

mang tính khả thi cao, chú trọng công tác nghiên cứu thị trường để dự báo nhu cầu

và lường trước những rủi ro có thể xảy ra. Nghiên cứu, tìm hiểukỹ về đối tác hợp

tác liên doanh liên kết, xem xét về tình hình tài chính, uytín và hiệu quả hoạt động

sản xuất kinh doanh của họ

pdf72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường du lịch cho Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hán, lặp lại giữa các nước trong khu vực. Đối với thị trường khách quốc tế, công ty cần tiếp tục khai thác các thị trường quốc tế trọng điểm của công ty hiện nay là các thị trường Nhật, Pháp, Đức, Hà Lan, Mỹ và tập trung khai thác các thị trường mới đầy tiềm năng trong thời gian tới như Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nga…, chú ý khai thác nguồn khách du lịch tàu biển- thị trường khách có khả năng kinh tế cao, có nhu cầu được cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt, số lượng đi tour lớn và đặc biệt khách quốc tế qua cửa khẩu Mộc Bài bằng đường xuyên Á. Thị trường khách nội địa Thị trường khách du lịch nội địa có thể phân chia ra các nhóm đối tượng khách sau: Nhóm 1: CBCNV các Doanh nghiệp & Xí nghiệp sản xuất Nhà nước Nhóm 2: Nhân viên các công ty liên doanh & các văn phòng đại diện nước ngoài. Nhóm 3: Doanh nghiệp tư nhân, tiểu thương. Nhóm 4: Giáo viên, công nhân viên các cơ sở thuộc ngành giáo dục đào tạo. Nhóm 5: Sinh viên học sinh. Nhóm 6: Những người cao tuổi, hưu trí. Thị trường nhóm đối tượng khách 1, 2,3 thường tập trung đi du lịch vào mùa sau tết âm lịch kéo dài đến mùa nghỉ hè của học sinh, và những ngày cuối tuần. Tour chủ yếu là nghỉ dưỡng kết hợp tham quan các tuyến điểm và tour lễ hội vào mùa xuân. Thị trường các nhóm này còn có khả năng khai thác tour nội địa chất lượng cao, tour du lịch nước ngoài. Thị trường nhóm 4 thường tập trung vào mùa nghỉ hè, mức chi tiêu thấp, tour chủ yếu là nghỉ dưỡng và tham quan. Thị trường nhóm 5 có thể khai thác thường xuyên, tour chủ yếu là dã ngoại, tour di tích lịch sử, mức chi tiêu thấp. Thị trường nhóm 6 có thể khai thác tour nghỉ dưỡng, tour lễ hội, tour di tích lịch sử, mức chi tiêu thấp. Đối với thị trường du lịch nội địa, công ty cần tập trung vào phân khúc thị trường khách có nhu cầu cao về chất lượng, đặc biệt là loại hình du lịch khen thưởng dành cho các đối tượng nhân viên các công ty, văn phòng nước ngoài, các ngành nghề có thu nhập cao hay khu vực làm việc nhiều chất xám. 48 Thị trường khách đi du lịch nước ngoài Trong những năm gần đây, thị trường khách du lịch trong nước đi du lịch nước ngoài có chiều hướng ngày càng tăng. Thị trường này bao gồm các đối tượng sau: - Các doanh nghiệp tư nhân có đời sống và thu nhập cao bắt đầu có khả năng tài chính để đi du lịch nước ngoài. - Một số doanh nghiệp nhà nước và công ty có vốn liên doanh đầu tư nước ngoài kinh doanh thành công bắt đầu trích quỹ phúc lợi cho CBCNV đi du lịch nước ngoài đồng thời để tìm hiểu ngành nghề. Một số doanh nhân thuộc khu vực quốc doanh ra nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới hoặc dự các hội chợ, hội nghị, hội thảo quốc tế. - Một số doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, trong chiến lược Marketing của họ, bắt đầu mời các đại lý đi du lịch nước ngoài để tham quan qui mô kinh doanh của họ, để trao đổi kinh nghiệm, huấn luyện ngắn ngày. - Một số Việt Kiều tổ chức cho người thân mua tour đi du lịch nước ngoài. Đối với thị trường du lịch nước ngoài cần tập trung vào đối tượng khách có thu nhập trung bình trở lên, đây là phân khúc đang có xu hướng gia tăng đáng kể và tỉ lệ lãi cũng rất hấp dẫn. Tour đi nước ngoài cần mở rộng thị trường khu vực Châu Aâu, Úc, Mỹ. Sau khi đã xác định thị trường mục tiêu, tiến hành xây dựng các sản phẩm phù hợp với từng phân khúc thị trường, xây dựng chiến lược giá và tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá thích hợp để thâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường. 3.2.1.2 Xây dựng và phát triển các sản phẩm / dịch vụ phù hợp với từng phân khúc thị trường trên cơ sở nâng cao chất lượng, tăng sự khác biệt hóa Trọng tâm của công tác xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch là không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thường xuyên xây dựng, bổ sung hoặc chỉnh lý các chương trình tour trên cơ sở luôn quan tâm khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân văn còn tiềm tàng sao cho sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, hấp dẫn khách du lịch và mang sắc thái riêng của đơn vị nhằm tạo những sản phẩm có nét khác biệt, riêng có, trong đó chú ý quan tâm xây dựng những tour du lịch chất lượng cao, những tour mới lạ, đặc biệt là thiết kế những tour du lịch mà khách có thể tham gia vào thay vì chỉ tham quan như tour học nấu ăn, thể thao, chữa bệnh, nghiên cứu… và tạo ra những giá trị phụ trội cho khách bằng những dịch vụ cộng thêm như chăm sóc sức khỏe, an toàn cho khách trong suốt chương trình tour. Định hướng chiến lược sản phẩm tập trung vào những công tác sau: * Trên cơ sở thực tế thực hiện trong những năm trước, qua những ý kiến đóng góp của đối tác và khách hàng, qua thu thập những thông tin mới về du lịch, 49 tiến hành xây dựng, bổ sung và chỉnh lý đảm bảo các sản phẩm du lịch luôn được đổi mới không gây nhàm chán đem lại sự lý thú cho khách du lịch. * Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của các đối tượng khách hàng. Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo mang đậm sắc thái riêng của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. * Ngoài tour nghỉ dưỡng và tham quan, tập trung thiết kế, xây dựng hoàn chỉnh các sản phẩm du lịch độc đáo, gắn sản phẩm với thị trường, đặc biệt là đối với thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn, như: - Tour du lịch khám phá và văn hóa lịch sử: Tầng lớp du khách mới đang hình thành khuynh hướng thiên về du lịch khám phá và văn hóa nghệ thuật, đặc biệt qua các lễ hội lớn của các dân tộc, hòa nhập vào cuộc sống, vào phong tục, sống chan hòa cùng con người địa phương. Dòng khách này càng đông và thu nhập cao, phản ảnh tính đa dạng về giải trí và hưởng thụ du lịch, thế hệ trẻ Châu Aâu và Châu Mỹ đang hướng về loại hình du lịch này. - Tour du lịch gắn với di tích lịch sử, các địa danh lịch sử như: Côn Đảo, địa đạo Củ Chi, Đông Hà - Quảng Trị, khu chứng tích Sơn Mỹ… đối tượng là cựu chiến binh (về thăm chiến trường xưa) và học sinh sinh viên học tập tìm hiểu lịch sử cách mạng Việt Nam. Mục đích của tour là tái hiện lịch sử, do đó nội dung tour không phải chỉ tham quan di tích lịch sử mà phải kết hợp các nhân chứng lịch sử. - Tour du lịch xanh: loại hình này được ưa chuộng nhất đối với các du khách thuộc các nước công nghiệp phát triển, dựa vào tiềm năng ưu thế thiên nhiên và văn hoá –xã hội để đưa khách du lịch trở lại cội nguồn nguyên thủy xa xưa, tìm hiểu bản sắc dân tộc, hưởng thụ bản chất tự nhiên của cảnh quan thiên nhiên. - Tour du lịch sinh thái: loại hình này cùng với du lịch xanh là xu thế du lịch của thế giới. Đối với du khách Âu, Mỹ, tuyến điểm du lịch sinh thái lý tưởng là châu Á, đặc biệt là các quốc gia thuộc vùng nhiệt đới. Đây là loại hình nhằm giáo dục, gìn giữ môi trường thiên nhiên. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tour du lịch sông nước, du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là các tour điển hình. - Tour du lịch biển kết hợp khám phá biển, thể thao trên biển cũng thu hút được phần lớn du khách trong và ngoài nước. - Tour tìm hiểu cuộc sống ở nông thôn, tìm hiểu làng nghề truyền thống dân tộc. Đối tượng là khách nội địa và khách quốc tế muốn tìm hiểu về các làng nghề truyền thống của Việt Nam. - Tour du lịch thể thao: đang phát triển mạnh trên toàn cầu nhất là thể thao trên mặt nước (lặn biển, thuyền buồm, ván buồm, trượt ván nước, chèo thuyền, tung dù…), chơi gofl… Đối tượng là giới trẻ thích mạo hiểm. - Tour du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. 50 - Tour du lịch kết hợp khảo sát thị trường cho các nhà doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư hoặc kinh doanh tại Việt Nam. - Các tour du lịch chuyên đề khác như nghiên cứu rừng, nghiên cứu về kiến trúc các nước, các tour du lịch kết hợp các buổi học tập ngoại khóa dành cho học sinh các cấp… - Tour liên tuyến Đông Dương nối tour Việt Nam đi Campuchia, Lào; liên tuyến các nước Asean, nối tour Việt Nam và các nước Asean. Việc kết nối sản phẩm du lịch vừa tạo thuận lợi cho khách vừa giảm được giá thành tour. * Trong thiết kế các tour tuyến du lịch phải đảm bảo một số nguyên tắc thiết kế như: tính toán cân đối giữa thời gian di chuyển với thời gian tham quan, nội dung các tuyến điểm phong phú mang tính đặc thù, phải đảm bảo cho khách có thời gian phục hồi sức khoẻ. 3.2.1.3 Xây dựng chiến lược giá Bên cạnh việc xác định thị trường mục tiêu và nhu cầu khách hàng để xây dựng sản phẩm du lịch cho phù hợp, chiến lược giá cũng phải được quan tâm. Giá cả của một chương trình du lịch được xác định từ giá của các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên trong: gồm 12 yếu tố: vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, phí tham quan, phí vận chuyển, bảo hiểm du lịch, quà tặng, chi phí tổ chức chương trình hội họp, chi phí quản lý chung, các dịch vụ bổ sung khác, chi phí Marketing phân bổ. Các yếu tố bên ngoài: đối tượng khách, mức thu nhập, số lượng khách đi tour, nhu cầu riêng của khách, mùa vụ và đặc biệt là tình hình cạnh tranh của thị trường. Chính vì tính phức tạp như vậy mà sự linh hoạt trong định giá cho một chương trình du lịch là hết sức cần thiết. Sự linh hoạt thể hiện qua việc định giá bán sản phẩm tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Trong thời gian qua, chính sách giá của công ty bên cạnh ưu điểm mang lại sự thành công là giành được thị trường nhưng vẫn còn một số hạn chế. Đó là : - Sự cạnh tranh ồ ạt trên thị trường dẫn đến giảm giá làm mức lợi nhuận hạ thấp. - Mức giá thấp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nên khó giữ vững thị phần. - Việc áp dụng chính sách giá linh hoạt tùy theo đối tượng khách sẽ dẫn đến việc cung ứng dịch vụ không đồng bộ. Để khắc phục những hạn chế trên và nhắm đến mục tiêu xây dựng những tour chất lượng cao, công ty cần áp dụng chiến lược giá ở mức độ tương đối cao đi kèm chiêu thức sử dụng các hình thức khuyến mãi, nâng cao chất lượng tour vì tính hấp dẫn của một chương trình tour không chỉ phụ thuộc vào yếu tố giá mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Mặc dù tình hình cạnh tranh hiện nay hết sức gay 51 gắt song vì Benthanh Tourist đã có thị phần nhất định trên thị trường lữ hành, uy tín về thương hiệu, về chất lượng dịch vụ đã được khẳng định, tên tuổi được khách hàng tin cậy nên có đủ lực áp dụïng chính sách giá trên. 3.2.1.4 Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tiếp thị, mở rộng kênh phân phối Về quảng bá, tiếp thị Hoạt động quảng bá, tiếp thị để tìm kiếm khách hàng là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc giành, bảo vệ và gia tăng thị phần. Công tác quảng bá, tiếp thị của công ty trong thời gian qua chưa được chú trọng, hiệu quả chưa cao. Để đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị hiệu quả mà phải tiết kiệm, công ty cần: - Tranh thủ điều kiện thuận lợi là thành viên các hiệp hội du lịch quốc tế như PATA, ASTA, JATA,… để chào hàng, quảng bá hình ảnh công ty đến các hội viên đồng nghiệp, qua đó tìm kiếm khách hàng mới. Lựa chọn và tham gia thêm một số tổ chức du lịch quốc tế, khu vực mà có hứa hẹn mang lại hiệu quả nhanh, thiết thực. Tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn như ITB, ITA, WTM, VUSAMART... để mở rộng tầm quan hệ, đưa sản phẩm, tên tuổi của công ty trực tiếp đến khách hàng thế giới. - Cập nhật, hoàn thiện Website của công ty nhằm giới thiệu và bán sản phẩm của công ty; liên kết với các Website hữu ích khác nhằm mở rộng diện tiếp cận với khách hàng. - Xây dựng chuẩn chất lượng phục vụ du khách làm cơ sở để thu hút và giữ chân khách hàng hiện có của công ty và thông qua khách hàng trung thành mà tiến hành công tác quảng bá thương hiệu, chào bán sản phẩm. Phương cách quảng cáo sử dụng thông tin truyền miệng này tuy cổ điển nhưng vẫn tỏ ra rất hiệu quả trong nền kinh tế hiện đại. - Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu bằng các hình thức đa dạng như liên kết khuyến mãi, tài trợ các hoạt động văn hoá nghệ thuật, từ thiện… Thường xuyên quảng cáo trên các báo đài, tổ chức các sự kiện nhằm giới thiệu sản phẩm mới cho khách. Tổ chức họp báo, họp mặt khách hàng tiềm năng để công bố các chương trình mới. - Mở rộng hệ thống khai thác khách tại các thị trường tiềm năng: Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Mỹ, Nga... thông qua các đại lý du lịch, hãng môi giới trung gian, đại sứ quán Việt Nam ở các quốc gia sở tại. Đặt mối quan hệ chặt chẽ với các hãng ở các thị trường trung chuyển hình thành tour xuyên quốc gia, các tour xuyên Đông Dương từ Lào, Campuchia, Thailand. Điều nghiên và tham gia một số phân khúc thị trường mới để khai thác. - Nghiên cứu điểm yếu của các hãng đối thủ để khắc phục những lỗ hổng trong sản phẩm của mình và thuyết phục khách hàng thấy được tính hoàn thiện trong chương trình của mình. Nắm bắt những ưu điểm, sự hấp dẫn của sản phẩm mà 52 hãng khác chưa đạt để bổ túc vào sản phẩm của mình dưới hình thức dịch vụ bổ sung. Về phân phối Để đưa sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng cần phải có chiến lược phân phối thích hợp, hiệu quả. Có 2 loại kênh phân phối sau: - Kênh phân phối trực tiếp: là phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng bằng hình thức sử dụng lực lượng bán hàng đến tiếp cận trực tiếp để chào bán sản phẩm, cũng có thể bán trực tiếp bằng thư, bằng điện thoại, bằng email... Đây là lĩnh vực mà công ty cần đẩy mạnh hơn trong thời gian tới. Lợi ích của kênh phân phối này là: hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhanh chóng, tạo được mối quan hệ, nắm bắt những mong muốn của khách hàng, giá tour cố định vì không phải chi hoa hồng cho trung gian… Nhược điểm: tầm hoạt động thị trường hẹp, chi phí cho công tác bán hàng cao. - Kênh phân phối gián tiếp: là những kênh phân phối phải qua những khâu trung gian như các đại lý, các đơn vị hợp tác liên kết, các nhà trung gian khác như : khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, các tổ chức... Lợi ích của kênh phân phối này là: xây dựng được mạng lưới phân phối rộng lớn, khai thác tối đa thị trường tiềm năng, thuận lợi trong công tác quảng bá hình ảnh sản phẩm. Nhược điểm: khó nắm bắt chính xác nhu cầu khách hàng, không tối đa hóa lợi nhuận vì phải tốn chi phí trong công tác vận chuyển sản phẩm như: hoa hồng cho đại lý, quảng cáo, quản lý... Như vậy, việc lựa chọn kênh và thiết lập đúng đắn mạng lưới phân phối để đảm bảo đưa đúng sản phẩm đến đúng nơi với chi phí thấp nhất là một yếu tố quan trọng của lợi thế cạnh tranh. Do đó, để nâng cao hiệu quả của hệ thống phân phối hiện có, công ty cần phải: - Tăng cường và chuyên nghiệp hóa bộ máy nhân viên tiếp thị, chào bán tour. - Xây dựng mạng lưới đại lý, văn phòng chi nhánh tại các thị trường tiềm năng trọng điểm. - Mở rộng quan hệ hợp tác với các hãng lữ hành quốc tế, các đại diện thương mại, các tổ chức nước ngoài, đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài. - Tăng cường mạng lưới bán vé lẻ thông qua hệ thống đại lý cấp 2, các đơn vị lữ hành trung gian, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, trạm xe du lịch, các nhà văn hóa, các tụ điểm... - Thiết lập mối quan hệ hợp tốt với các ban ngành tại TP.HCM và các tỉnh, với các đơn vị có nguồn khách. 53 - Chú ý sử dụng thương mại điện tử trong bán tour, bán tour qua điện thoại, thư chào… Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống phân phối cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng bởi nếu nó quá rộng sẽ rất tốn kém chi phí, nhân lực, vượt quá khả năng nguồn lực hiện có, thậm chí trở thành gánh nặng cho công ty. 3.2.1.5 Tăng cường mối liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ và các hãng lữ hành nhằm phát huy lợi thế của nhau góp phần giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm mang tính tổng hợp, tính tổng hợp của sản phẩm du lịch được hình thành do yêu cầu đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của khách du lịch. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch chỉ có thể tạo ra một hoặc một vài dịch vụ nhất định trong khi khách du lịch đòi hỏi một sản phẩm du lịch trọn gói được hình thành từ các dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải liên kết với nhau để tiêu thụ được sản phẩm của mình trên thị trường. Một sản phẩm đơn lẻ chất lượng kém, một sự không hài lòng của khách ở bất cứ khâu nào cũng đều ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Việc tiêu thụ độc lập, đơn lẻ một hoặc một vài dịch vụ cũng có thể xảy ra và được tiến hành với sự mong muốn của từng doanh nghiệp, nhưng trong thực tế hoạt động kinh doanh du lịch dưới các điều kiện nghiệt ngã của hội nhập kinh doanh quốc tế ngày càng tăng như hiện nay, trường hợp này rất hiếm và không bền vững. Vì vậy, các doanh nghiệp du lịch nói chung và công ty nói riêng cần mở rộng, tăng cường mối liên kết, hợp tác với nhau, càng phối hợp thống nhất với nhau chặt chẽ bao nhiêu càng có lợi bấy nhiêu. Khách du lịch được phục vụ tốt sẽ đến đông hơn, khả năng tiêu thụ sản phẩm của từng doanh nghiệp vì thế được nâng lên, sức cạnh tranh tầm quốc gia và tầm doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên cùng mức độ liên kết phối hợp này. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tăng cường mở rộng mối quan hệ liên kết với các hãng lữ hành trong và ngoài nước để kết nối các tour du lịch ở các vùng, miền, địa phương trong cả nước cũng như kết nối tour du lịch giữa các nước với nhau như tour liên tuyến Đông Dương, tour liên tuyến các nước ASEAN… Việc kết nối sản phẩm du lịch vừa tạo thuận lợi cho khách hàng vừa giảm được giá thành tour, công ty càng tạo được sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các hãng lữ hành sẽ càng góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng tour lữ hành, tiết kiệm chi phí, thu hút tối đa nguồn khách du lịch. 3.2.2. Nhóm giải pháp phát huy các nguồn lực 3.2.2.1 Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Xu thế của lợi thế cạnh tranh trong tương lai không còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên, vốn, mà bắt đầu tùy thuộc rất lớn vào hàm lượng tri thức chứa đựng 54 trong giá trị sản phẩm. Các nhân tố về con người luôn được coi là lợi thế cạnh tranh không thể sao chép. Hiện nay, công tác nhân sự của công ty mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Để đáp ứng yêu cầu phát triển, công ty cần phải: Thực hiện việc tiêu chuẩn hóa các chức danh công việc để làm căn cứ cho việc tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng và đánh giá cán bộ. Khi tuyển dụng, tổ chức đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng và đánh giá cán bộ phải dựa vào các tiêu chuẩn đã đề ra. Dựa trên tiêu chuẩn đã được đề ra, tiến hành đánh giá và sắp xếp, bố trí lại hợp lý đội ngũ CBCNV hiện có. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những người có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những người không đạt yêu cầu. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCNV hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời, cũng qua đó có thểø phát hiện, chọn lọc những người có phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn giỏi đưa vào diện qui hoạch tạo nguồn cán bộ kế thừa. Aùp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực theo yêu cầu phát triển của công ty nhằm duy trì đội ngũ CBCNV đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thích hợp với từng loại đối tượng về hình thức đào tạo, nội dung đào tạo, thời gian đào tạo… Cần hình thành các cơ chế, môi trường kích thích tự đào tạo, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực. Thực hiện nguyên tắc đảm bảo thu nhập của người lao động gắn kết với kết quả lao động, bảo đảm tiền lương và thu nhập là đòn bẩy quan trọng để kích thích người lao động. Thực hiện chính sách đãi ngộ thích đáng những người có tài năng, nhất là những đối tượng tuyển chọn khó, thời gian đào tạo lâu, chi phí đào tạo lớn; đồng thời có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những người có công xây dựng, phát triển công ty. 3.2.2.2 Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất trong lĩnh vực dịch vụ – du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường Dịch vụ du lịch vẫn được tiếp tục xác định là mũi nhọn chiến lược của công ty, vì vậy cần tập trung nguồn lực cho sự phát triển của khối. Đối với lĩnh vực du lịch, cơ sở vật chất giữ một vai trò hết sức quan trọng do đó cần quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trong đó ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực lưu trú, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động du lịch để hổ trợ tốt cho mảng kinh doanh lữ hành. Vừa đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các cơ sở, địa điểm kinh doanh hiện tại để đáp ứng với yêu cầu phát triển; vừa mở rộng đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, vũ trường… ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trọng điểm phát triển về du lịch. Công ty có thể tự đầu tư hoặc tham gia góp vốn, hợp tác liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài 55 nước nếu mức vốn đầu tư lớn, không đủ khả năng tự thực hiện. Ngoài ra, cần đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh, mở thêm các đại lý, chi nhánh ở các khu vực đông dân cư có khả năng khai thác tốt nguồn khách và đặt các văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm. Bên cạnh việc đầu tư các cơ sở kinh doanh, cần tiến hành đầu tư đồng bộ các trang thiết bị, phương tiện phục vụ kinh doanh và đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin tại văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc. Phương tiện vận chuyển cũng là một yếu tố quan trọng trong hoạt động lữ hành. Xe mới, chất lượng sẽ tạo cho du khách cảm thấy thoải mái an tâm và khỏe mạnh khi đi du lịch. Thực trạng thời gian qua phương tiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf44116(1).pdf
Tài liệu liên quan