Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh lâm đồng sau khi gia nhập wto

Đểgóp phần vào việc nghiên cứu chiến lược phát triển và các giải pháp nhằm

nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp du lịch Lâm đồng nói riêng và

ngành du lịch Lâm Đồng nói chung trong giai đoạn hội nhập hiện nay, cần xác định

những quan điểm phát triển cơbản, những mục tiêu phát triển rõ ràng, từ đó vạch ra

và đềxuất những giải pháp hữu hiệu đểthực hiện những quan điểm và mục tiêu đề

ra. Điều đó cần phải có một tổchức chuyên môn mạnh với các chuyên gia có năng

lực và có kinh nghiệm thực tiễn cao. Tuy nhiên, dưới góc độngười làm chuyên môn

vềcông tác du lịch, tâm huyết với nghề, chúng tôi xin đềcập trong luận văn này

một sốgiải pháp vĩmô cũng nhưvi mô trong tầm hiểu biết của mình mong góp

thêm tiếng nói vào chủtrương chung của ngành trong việc chấn hưng ngành du lịch

Lâm Đồng, đáp ứng yêu cầu hội nhập sau khi nước ta gia nhập WTO.

pdf77 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh lâm đồng sau khi gia nhập wto, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện việc khoán, quản lý bảo vệ rừng kết hợp kinh doanh du lịch, các thủ tục về thuê đất, xây dựng,… Nghiên cứu và ban hành một số chính sách ưu tiên đầu tư vào các khu du lịch mới chưa được khai thác, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn. - 56 - 3.2.2. Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch Thực hiện tốt công tác quy hoạch du lịch và chức năng quản lý nhà nước theo quy hoạch. Trên cơ sở đề án “điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến 2010 và định hướng đến 2020”, cần tích cực triển khai công tác quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch ở một số địa phương, trước hết là Đà Lạt, Bảo Lộc và các vùng phụ cận; quy hoạch các điểm có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọi đầu tư khai thác du lịch. Rà soát lại toàn bộ quy hoạch các khu, điểm du lịch và định hướng phát triển các khu, điểm du lịch chuyên đề. Quy hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tiêu biểu; củng cố hệ thống bán hàng lưu niệm tại các khu, điểm du lịch, hình thành các khu phố, trung tâm bán hàng đặc sản, lưu niệm theo các tour du lịch. Xây dựng một số làng văn hóa du lịch kiểu mẫu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Próh, Đangiơrit, B’nơ, Đạsar, Măngline, Đarahoa… nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, phục vụ khách du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Cần quy hoạch một số quỹ đất tại trung tâm thành phố Đà Lạt để xây dựng các khách sạn chất lượng cao nhằm tạo điểm nhấn của thành phố. Không xây dựng mới những khách sạn chất lượng thấp ở khu vực trung tâm thành phố. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa việc xây dựng các công trình, nhà ở của nhân dân theo hướng đảm bảo các quy định về mật độ, tầng cao, thẩm mỹ, tránh phá vỡ cảnh quan kiến trúc. Chỉnh trang khu trung tâm thành phố Đà Lạt; thực hiện tốt công tác bảo tồn, trùng tu và phát triển kiến trúc đặc thù ở Đà Lạt. Khuyến khích xây dựng các công trình có kiến trúc đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với việc khai thác tài nguyên nhân văn, tô đậm bản sắc văn hóa của đồng bào thiểu số địa phương để tạo ra điểm tham quan hấp dẫn cho khách du lịch. - 57 - Tiến hành lập quy họach chi tiết một số điểm, khu du lịch để kêu gọi và thu hút đầu tư. Tăng cường công tác quản lý nhà nước sau quy hoạch, có biện pháp quản lý quy hoạch một cách hợp lý và đạt hiệu quả hơn. Hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật như đầu tư đường giao thông, bưu chính viễn thông,… Bảo tồn văn hóa các dân tộc bản địa ở một số xã trong vùng và một số điểm trình diễn ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng với những chương trình biểu diễn độc đáo, có tính nghệ thuật và tính dân tộc cao. Quy hoạch lại các làng nghề truyền thống phục vụ khách du lịch. 3.2.3. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững Thực hiện thường xuyên và có hiệu quả việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân và du khách tham gia bảo vệ nâng cấp môi trường, cảnh quan. Quy hoạch bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên; kịp thời có biện pháp khắc phục, tôn tạo nâng cao giá trị tài nguyên, môi trường du lịch. Tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch, dịch vụ du lịch, quản lý giá cả. Có những giải pháp cương quyết để làm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch. Vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh đô thị và quản lý tốt các đối tượng xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân, các hộ kinh doanh chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong kinh doanh. Rà soát, kiểm tra các hoạt động kinh doanh hiện nay ở các đô thị đặc biệt là Đà Lạt; tổ chức, sắp xếp các hoạt động dịch vụ, buôn bán theo hướng văn minh lịch sự và có trật tự. Đồng thời có biện pháp chế tài, xử lý các hành vi ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh việc phát triển hệ thống cây xanh, hoa ở nơi công cộng, khu du lịch, các hộ dân cư nhằm tạo nền tảng lâu dài cho việc tổ chức Festival hoa; đồng thời - 58 - gắn với yêu cầu phát triển đô thị, góp phần hấp dẫn, thu hút khách và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tổ chức lực lượng thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia công tác quản lý trật tự đô thị, hướng dẫn giao thông, bảo vệ khách du lịch, góp phần vào việc xây dựng văn minh đô thị. Xây dựng phong cách người Đà Lạt "Hiền hoà, thanh lịch, mến khách" để tuyên truyền và làm nội dung sinh hoạt, giáo dục vận động thường xuyên của Mặt trận, các đoàn thể của thành phố Đà Lạt; đưa vào giảng dạy ngoại khoá ở các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, đưa vào chương trình chính khoá của khoa du lịch thuộc các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Phải làm cho mỗi tổ chức, mỗi người dân nhận thức một cách sâu sắc rằng: hoa, cây xanh và phong cách "hiền hoà, thanh lịch, mến khách" là tài nguyên vô giá của Đà Lạt, không khôi phục, tôn tạo, phát triển tài nguyên trên thì Đà Lạt không thể phát triển thành đô thị du lịch có tầm cỡ khu vực và thế giới được. Tổ chức lại “phố đi bộ” của trung tâm thành phố Đà Lạt với nội dung phong phú, hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhân dân và du khách vào ban đêm. Đồng thời tổ chức lại “chợ đêm” để phục vụ nhân dân và du khách. Để đảm bảo du lịch phát triển bền vững, cần tổ chức quản lý và bảo vệ hệ thống tài nguyên môi trường du lịch, bao gồm: - Xây dựng và bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh, từng vùng và từng địa phương, gồm khoanh định các tài nguyên có tính đa dạng cao như rừng quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, các di tích thiên nhiên đã được xếp hạng; khu vực cảnh quan có tiềm năng khai thác du lịch; vùng, khu, điểm di tích văn hóa lịch sử,… dễ bị ảng hưởng do các hoạt động phát triển du lịch và các họat động phát triển kinh tế khác; tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có những giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và họat động kinh tế xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tài nguyên môi trường du lịch… - 59 - - Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường, Pháp lệnh du lịch, Luật du lịch,… xây dựng và ban hành tiêu chuẩn ngành về thiết kế và xây dựng các công trình du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường. - Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, phát triển và kinh doanh du lịch; chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. - Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư trong một nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch. - Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường học về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. - Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, chú trọng hợp tác liên ngành và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về mọi mặt nói chung và bảo vệ môi trường du lịch nói riêng thông qua họat động hợp tác với các tổ chức về du lịch như WTO, PATA, ASEANTA,… hoặc các tổ chức quan tâm đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường như GEF, IUCN, WWF,… đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nhanh chóng nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng như sản phẩm du lịch của Lâm Đồng. 3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực hoạt động thương mại du lịch tỉnh Lâm Đồng Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của mọi quốc gia. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguồn nhân lực phải được phát triển một cách có hệ thống cả vế số lượng và chất lượng. - 60 - Phát triển nguồn nhân lực du lịch đồng bộ cả về số lượng, chất lượng, từng bước chuẩn hoá chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch chuyên nghiệp; đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh đến các địa phương, các đơn vị sự nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp và đội ngũ lao động, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cả trước mắt và lâu dài. Ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp để phát triển nguồn nhân lực theo hướng đa dạng hóa loại hình đào tạo và tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở đào tạo du lịch. Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2010, từ đó hàng năm có kế hoạch và kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch. Khuyến khích thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch. Phấn đấu đến 2010 đạt một số chỉ tiêu cơ bản sau : - 80% đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến các địa phương, các đơn vị sự nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch. - 70% lao động phục vụ trực tiếp du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ. - 90% cơ sở đào tạo du lịch xây dựng được chương trình giảng dạy đáp ứng được yêu cầu thực tiễn với 90% giáo viên được đào tạo chuẩn hóa; xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy theo hướng đạt tiêu chuẩn hiện đại. Thực hiện chính sách tạo nguồn cán bộ quản lý Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp thuê các chuyên gia trong và ngoài nước có trình độ chuyên môn cao, kiến thức quản lý hiện đại để quản lý kinh doanh, đạo tạo, huấn luyện đội ngũ lao động. Có kế hoạch tuyển chọn cán bộ đưa đi đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Nghiên cứu hình thành các cơ sở đào tạo du lịch chất lượng cao về quản lý khách sạn, quản lý các khu nghỉ dưỡng, hướng dẫn viên du lịch quốc tế... Xây dựng các quy định về tiêu chuẩn đối với cán bộ lãnh đạo quản lý Nhà nước, kinh doanh để có kế hoạch đào tạo và làm cơ sở bổ nhiệm, sắp xếp đội ngũ cán bộ du lịch. - 61 - Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và các tổ chức quốc tế để xây dựng trường Nghiệp vụ du lịch Đà Lạt, đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực du lịch cho Lâm Đồng và khu vực miền Trung, Tây Nguyên, tiến tới nâng cấp thành trường Đại học Du lịch có tầm quốc gia, quốc tế. Cũng như mọi ngành kinh tế khác, vấn đề con người, trình độ nghiệp vụ là những vấn đề hết sức quan trọng, có tính then chốt đối với phát triển ngành. Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, nhân viên lễ tân,… hết sức cao. Ở Việt Nam nói chung và ở Lâm Đồng nói riêng trong thời gian qua, mặc dầu đã giải quyết được những tồn tại của lề lối làm ăn bao cấp một thời và phải tạm thời chấp nhận một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Tuy nhiên hiện nay theo yêu cầu phát triển ngành, đặc biệt sau hội nhập WTO, du lịch Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng cần vươn tới trình độ du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế. Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực kinh tế nhà nước, liên doanh, cổ phần và tư nhân. Xúc tiến chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, cán bộ trong ngành du lịch với các chương trình dài hạn, ngắn hạn, tập trung, tại chức, tham quan nghiên cứu học tập,… với giảng viên là các giáo viên có kinh nghiệm trong ngành và các chuyên gia từ các trường chuyên ngành du lịch ở các nước có ngành công nghiệp du lịch phát triển như Pháp, Mỹ, Canada, Australia, Singapore,…từng bước xã hội hóa giáo dục du lịch trong toàn dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các trường học để nâng cao nhận thức về du lịch trong toàn dân. - 62 - Có kế hoạch cử các cán bộ trẻ có trình độ, các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển. Đây là một chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch. Việc thực hiện chương trình này cần được sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, sự ủng hộ và hợp tác của các ban ngành trong tỉnh. 3.2.5. Liên kết với các doanh nghiệp du lịch các tỉnh khác khác tạo vành đai khép kín trong kinh doanh du lịch Một trong những vấn đề mà các DN VN nói chung và của các DN kinh doanh du lịch dịch vụ của các tỉnh miền Trung nói riêng, là vần đề ngồi lại với nhau, liên kết lại, để làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch; Các DN kinh doanh du lịch tại Đà Lạt có lợi thế là sản phẩm miền núi, khí hậu mát mẻ. Ngược lại, các DN tại Nha Trang, Bình Thuận, là sản phẩm du lịch biển. Làm đa dạng hóa các lọai hình du lịch. Các tour du lịch chỉ cần đăng ký hoặc tại Nha Trang hoặc tại Đà Lạt. Hơn nữa, giao thông đã được kết nối giữa Đà Lạt và Khách Hòa, Bình Thuận qua con đường mới hình thành (Quốc lộ 727 và 725) với khoảng cách là 170 km, từ Đà Lạt đến Nha rút ngắn gần 100 km theo con đường cũ phải qua Ninh Thuận; Còn từ Đà Lạt đi Bình Thuận là 150 km rút ngắn hơn 200 km theo con đường cũ vẫn phải qua Ninh Thuận. Khai thác các tuyến du lịch có nhiều tiềm năng như: “con đường di sản miền Trung”, “con đường xanh Tây Nguyên”, “đường Hồ Chí Minh huyền thoại” và “trở về chiến trường xưa” gắn du lịch Đà Lạt với các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ và khu vực Duyên hải miền Trung. Thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên; liên kết với các địa phương lân cận để hình thành các tam giác phát triển du lịch Đà Lạt - TP Hồ Chí Minh – Nha Trang; Đà Lạt - Phan Thiết - TP Hồ Chí - 63 - Minh; Đà Lạt - Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh… nhằm tạo ra liên kết vùng du lịch ở phía Nam và nối tour du lịch khai thác thị trường ở các tỉnh phía Bắc; xây dựng và thực hiện chương trình liên kết với các hãng du lịch quốc tế, từng bước hình thành các tour du lịch quốc tế Thái Lan - Lào - Cam Pu Chia qua cửa khẩu Bờ Y đến Đà Lạt. Theo xu hướng kinh doanh ngày nay, thì nhất thiết các công ty, thậm chí là tập đoàn lớn cũng phải sáp nhập, liên kết với nhau tạo thành một tập đoàn lớn. Rộng ra, việc liên kết này không chỉ tạo ra đa dạng sản phẩm du lịch đối với các vùng trong cả nước mà còn mang tính khu vực và thế giới. Nhất là khi Nha Trang được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, Đà Lạt được công nhận là một điểm du lịch nghỉ dưỡng của thế giới, còn Bình Thuận là một khu du lịch biển nổi tiếng cả trong và ngoài nước trong thời gian gần đây. 3.2.6. Xây dựng và phát huy vai trò của hiệp hội du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt Hiệp hội du lịch Lâm Đồng được thành lập tháng 6 năm 2000. Lúc đầu có 15 đơn vị thành viên, đến nay Hiệp hội có 76 đơn vị thành viên với 150 cơ sở, điểm du lịch. Tôn chỉ mục đích của Hiệp hội từ khi ra đời nhằm bảo vệ những quyền lợi chính đáng và hợp pháp của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên trong xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo chuyên môn; là cầu nối giữa chính quyền và các doanh nghiệp du lịch; tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho các doanh nghiệp thành viên. Tuy nhiên Hiệp hội hoạt động rất hạn chế, còn mang tính phong trào chứ chưa gắn với kinh doanh và chưa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành. Cần xây dựng Hiệp hội thành tổ chức hành chính nhằm liên kết các doanh nghiệp thành viên trở thành liên hiệp các doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng mới đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ sau gia nhập WTO. Ngay tôn chỉ mục đích của Hiệp hội đã thiếu tính toàn diện và khoa học. Hiệp hội chỉ muốn bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp mà không nghĩ đến việc bảo vệ quyền lợi cho du khách. Chính vì vậy tình trạng “cò” khách xảy ra phổ biến, các doanh nghiệp thi nhau giảm giá để thu hút khách trong mùa ít khách, nhưng lại nâng giá vô tội vạ trong mùa lễ hội. Tình - 64 - trạng gây phiền hà cho khách thường xuyên xảy ra tại các điểm du lịch. Cũng do giá cả biến động khôn lường và thường rất thấp trong mùa vắng khách nên các doanh nghiệp không có điều kiện nâng cấp các khách sạn và các điểm du lịch, nhưng lại thiếu phòng trong những dịp lễ hội. Hiệp hội cần trở thành tổ chức hành chính trung gian nhằm tham mưu cho Tỉnh xây dựng chiến lược phát triển ngành và thu hút khách trong điều kiện hội nhập quốc tế; điều hòa khách cho các doanh nghiệp; khắc phục các bất cập hiện nay như trên đã trình bày, sao cho du khách đi tour đến bất cứ doanh nghiệp nào cũng như trong một doanh nghiệp, dưới sự theo dõi, điều hành chung của Hiệp hội. Từng bước xây dựng Hiệp hội thành bộ tham mưu mạnh điều hòa quyền lợi các doanh nghiệp du lịch và cả của du khách. 3.3. Các giải pháp vi mô 3.3.1. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế Tăng cường nguyên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ quản lý nhà nước, xây dựng các chiến lược thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành du lịch của nước ta sau khi gia nhập WTO hòa nhập được với khu vực và thế giới. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch; mở rộng giao lưu hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước; khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh doanh du lịch. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Sau khi gia nhập WTO, ngành du lịch tỉnh cần ra sức tranh thủ các nguồn lực bên ngoài đổi mới trang thiết bị, công nghệ du lịch. 3.3.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Cùng với việc tập trung mọi nguồn lực để triển khai tốt các công trình trọng điểm như: khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch Đankia - Suối Vàng, cần có chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm đặc thù, cao cấp, đa dạng dịch vụ, hạn - 65 - chế các dự án có quy mô nhỏ, sản phẩm đơn điệu, trùng lắp và tác động xấu đến môi trường, cảnh quan. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch - dịch vụ, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí ở các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Phấn đấu đến năm 2010, mỗi địa phương sẽ đưa vào khai thác 3 - 5 điểm tham quan du lịch; có thêm nhiều sản phẩm du lịch đa dạng để phục vụ yêu cầu mở rộng không gian phát triển du lịch, hình thành thêm nhiều tour, tuyến trên địa bàn toàn tỉnh. Kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch đặc thù như du lịch kết hợp khám chữa bệnh, điều dưỡng; du lịch gắn với giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học; du lịch gắn với trung tâm huấn luyện thể thao, trung tâm công nghệ thông tin; du lịch tham quan, sinh thái gắn với thể thao mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên, kết hợp tham quan các di tích lịch sử cách mạng, di chỉ khảo cổ… Ưu tiên các dự án đầu tư phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của du khách về đêm và mùa mưa. Xây dựng các chương trình khai thác nghệ thuật văn hoá cồng chiêng để phục vụ và thu hút du khách. Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu mua sắm và kích thích chi tiêu của du khách. Hàng năm, bố trí thỏa đáng kinh phí cho ngành du lịch để lập các quy hoạch khu, điểm du lịch nhằm kêu gọi đầu tư phát triển sản phẩm mới và tổ chức các cuộc thi nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. 3.3.3. Đảm bảo chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho sự đi lại, ăn ở của du khách, đặc biệt là khách nước ngoài trong suốt quá trình lưu trú Trong kinh doanh du lịch, điều quan trọng trước hết là phải biết tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Việc hạn chế miễn giảm VISA của Việt Nam trong thời gian qua đã làm giảm mất nhiều cơ hội cho phát triển du lịch. Chế độ phí VISA thông thường, phí dịch vụ VISA nhanh của Việt Nam ở nước ngoài cũng góp phần - 66 - làm tăng giá các tour du lịch vào Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của thị trường du lịch Việt Nam. Tỉnh cần có những quy định thông thoáng, tạo điều kiện cho du khách được tự do hơn, bên cạnh đó cần có quy định hợp lý đảm bảo an toàn cho khách nước ngoài nhưng không gây nên sự phân biệt khách nội địa và khách quốc tế. 3.3.4. Nhà nước nên khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch trên cơ sở qui hoạch phát triển du lịch tổng thể của nhà nước. Đặc biệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, các hộ gia đình tham gia khai thác phát triển tiềm năng du lịch. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng chính sách thuế hợp lý cho ngành du lịch, áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch quốc tế như một số nước trong khu vực đã thực hiện. Phát triển du lịch theo hướng sinh thái, văn hóa để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh. Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để tạo ra bước đột phá. Phát triển du lịch trên cơ sở kết hợp du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó chú trọng khai thác nguồn khách nội địa và lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược lâu dài. Phát triển du lịch đảm bảo tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác. Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, anh ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo. 3.4. Giải pháp tài chính nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng 3.4.1. Xác định nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển: Giải pháp về tài chính là giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của ngành du lịch. Xét nhu cầu về tài chính đáp ứng cạnh - 67 - tranh, trước hết ta xét các chỉ tiêu phát triển du lịch Lâm đồng đến năm 2020 (bảng 3.1) Bảng 3.1 Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu của Lâm Đồng đến năm 2020: Các chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 2005 2010 2015 2020 Khách quốc tế Ngày lưu trú Ngàn lượt Ngày 91,6 2,3 125 3,0 175 3,5 235 4,0 Khách nội địa Ngày lưu trú Ngàn lượt Ngày 1.377 2,3 2.100 2,8 3.000 3,3 4.200 3,7 Tổng doanh thu du lịch Triệu USD 88,610 185,700 361,485 656,700 Doanh thu từ khách quốc tế Triệu USD 18,936 37,400 67,485 112,800 Doanh thu từ khách nội địa Triệu USD 69,674 148,300 294,000 543,900 Tổng giá trị GDP du lịch Triệu USD 63,492 126,276 234,965 420,288 Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch % 16,5 14,7 13,2 12,3 Tổng nhu cầu vốn đầu tư du lịch Triệu USD 28,774 188,352 304,329 463,308 Nhu cầu khách sạn Phòng 8.000 15.200 23.700 34.700 Nhu cầu về lao động Người 24.000 59.280 113.760 187.380 Lao động trực tiếp trong du lịch Người 8.000 19.760 37.920 62.460 Lao động gián tiếp ngoài xã hội Người 16.000 39.520 75.840 124.920 Hệ số ICORD du lịch (**) 3,2 3,0 2,8 2,5 (**) Chỉ tính đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch, kể cả hạ tầng kỹ thuật trong các khu du lịch. (Nguồn: Số liệu hiện trạng của Sở du lịch – Thương mại Lâm Đồng và Dự báo của Viện NCPT du lịch) Từ dự kiến phát triển như trên, ngành du lịch Lâm Đồng cần tạo nguồn đầu tư khá lớn, cụ thể: Tổng vốn đầu tư du lịch đến năm 2020 là 463, 308 triệu USD. Hiện nay với 16 dự án ưu tiên của Lâm Đồng về phát triển du lịch đến năm 2010 và đến năm 2020 đã được đầu tư số tiền: 23.850 tỷ VNĐ (được đầu tư thành nhiều giai đoạn). 3.4.2. Giải pháp khuyến khích, kêu gọi đầu tư: - 68 - Để kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46775.pdf
Tài liệu liên quan