Luận văn Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận từ nay đến 2010

a) Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào năm

1998, Tỉnh Bình Thuận đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài

vào phát triển kinh doanh du lịch, thực hiện chủ trương thu hút vốn đầu tư nước

ngoài để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó trọng điểm là phát triển du

lịch. Tính đến cuối năm 2005, Tỉnh Bình Thuậnđã chấp thuận cho 23 dự án đầu

tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 121,02 triệu USD, trong đó số vốn đã

thực hiện là 29,82 triệu USD, (xem bảng 2.14)

Giai đoạn 1993-2000 chỉ có 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch

Bình Thuận, với số vốn đăng ký là 25,43 triệu USD, đó là các dự án rất quan tâm

đến du lịch ven biển rất sớm như: Dự án Sân golf 18 lỗ và khách sạn Novotel

Phan Thiết (21,3 triệu USD năm 1993); Các khu nghỉ dưỡng (Resort) ven biển

(khu du lịch Victoria, Hải Dương resort, Sài Gòn-Mũi Né, Phú Hải resort, ) Qua

đó việc thu hút du khách nước ngoài và các doanh nhân đến câu lạc bộ Golf và

các khu du lịch này đã góp phần quan trọng trong việc giới thiệu tiềm năng du

lịch dồi dào của Bình Thuận với các nhà đầu tư.

Từ năm 1996 đến năm 2000, do nhiều nguyên nhân, việc huy động vốn

FDI bị chững lại, không có dự án đầu tư mới nào được đăng ký vào ngành du

lịch, chỉ tiếp tục triển khai các dự án đã đăng ký. Sau khi quy hoạch tổng thể

phát triển ngành du lịch Bình Thuận đến năm 2010 được phê duyệt, tình hình đầu

tư có tiến triển khả quan hơn.

Giai đoạn 2001-2005 có 19 dự án đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào du lịch

Bình Thuận, với số vốn đăng ký là 95,59 triệu USD, mà nổi bật nhất là trong 2

năm 2004-2005 có 9 dự án với số vốn đăng ký là 79,74 triệu USD.

42

Nhìn chung, nhờ tỉnh Bình Thuận đã quan tâm quy hoạch phát triển du lịch

với tiềm năng thiên nhiên sẵn có, đồng thời với việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ

tầng phục vụ phát triển du lịch, công táchuy động vốn đầu tư nước ngoài để phát

triển du lịch Bình Thuận trong thời gian gần đây mới được khởi sắc, có sức hút

mạnh mẽ, nhất là trong 2 năm 2004-2005 có 9 dự án đầu tư với số vốn đăng ký

79,74 triệu USD (khoảng 1.260 tỷ VNĐ), đã bắt đầu có bóng dáng của những nhà

đầu tư lớn, chuyên nghiệp của nước ngoàiđầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Bình

Thuận.

b) Huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài

Các dự án đầu tư hạ tầng của du lịch cũng chưa tiếp cận các nguồn vốn

ODA và viện trợ của NGO để đáp ứng một số nhu cầu đầu tư cấp bách, vừa góp

phần giải quyết nâng cao đời sống cộng đồng, vừa tạo môi trường thuận lợi để

thu hút vốn đầu tư vào du lịch. các nguồn vốn này thường tập trung cho một số

công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, các dự án phát triển y tế, văn hoá, giáo

dục, ít có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch.

pdf69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận từ nay đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o quá trình phát triển du lịch: chính quyền và các đoàn thể, các tổ chức xã hội; các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tại địa phương. b) Về mục tiêu Phát triển nhanh và bền vững để du lịch Bình Thuận thật sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu chung của tỉnh, đồng thời đưa du lịch Bình Thuận trở thành một trọng điểm du lịch quốc gia, cụ thể: - Tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch; Tối ưu hóa sự đóng góp của ngành du lịch vào việc nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh bằng cách tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho du lịch phát triển để đến năm 2010 ngành thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, tương xứng với tiềm năng của địa phương; Góp phần giáo dục trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng và tôn tạo các tài nguyên du lịch. - Đẩy mạnh sự phát huy cao độ tính liên ngành, liên vùng và vai trò của địa phương trong việc phát huy đầy đủ thế mạnh, tiềm năng cho sự phất triển du lịch. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ngành du lịch giai đoạn 2006-2010 là 25%. Đến 2010, GDP ngành du lịch chiếm 15% trong GDP chung của tỉnh, thu hút trên 3 triệu du khách, trong đó khách quốc tế chiếm từ 10% đến 15%, nâng thời gian lưu trú bình quân của 1 lượt khách lên 2,5 đến 3 ngày. Phấn đấu ngành du lịch đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt bình quân 20% tổng thu ngân sách địa phương. 49 - Đến năm 2010 lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch đã qua đào tạo chiếm khoảng 85-90%; tất cả các vùng, các cơ sở có điều kiện phát triển du lịch đều phải được quy hoạch. - Giữ gìn và phát huy truyền thống, các giá trị văn hóa đặc thù của địa phương; giữ gìn, tôn tạo và khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị, các di tích lịch sử, văn hóa để phục vụ phát triển du lịch và giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa địa phương đến du khách trong và ngoài nước. Việc phát triển du lịch phải góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Bình Thuận. Nâng cao hình ảnh du lịch Bình Thuận và phấn đấu Bình Thuận trở thành điểm du lịch hấp dẫn trên thị trường trong và ngoài nước. Gắn vùng du lịch, điểm du lịch Bình Thuận vào bản đồ du lịch Việt Nam và tour du lịch đường dài của cả nước. Với xu thế phát triển rất tốt của ngành trong những năm qua, cho thấy nên chọn các mục tiêu của phương án II làm mục tiêu phát triển cho ngành trong những năm đến. c) Về yêu cầu - Chương trình hành động về phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010 có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương. Do vậy cần có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trực tiếp là Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, sự phối hợp tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương trong tỉnh. - Việc xây dựng chương trình hành động về phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010 phải trên cơ sở phát huy có hiệu quả bản sắc dân tộc, tiềm năng, thế mạnh sẵn có, kết hợp với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; Đồng thời thực hiện tốt định hướng của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng. 3.2 CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2010 1) Chương trình Tổ chức không gian phát triển du lịch Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch ở từng khu vực, từng địa phương trong tỉnh, tổ chức không gian du lịch Bình Thuận được xác định như sau: + Khu du lịch Phan Thiết-Mũi Né là khu vực trung tâm (kể cả Long Sơn- Suối Nước); 50 + Khu du lịch Tiến Thành (huyện Hàm Thuận Nam); + Khu du lịch suối nước nóng Bưng Thị, Phong Điền (Hàm Thuận Nam); + Khu du lịch Cà Ná-Vĩnh Hảo-Cù Lao Câu-Bình Thạnh-Đồi Dương-Hoà Minh (huyện Tuy Phong); + Khu du lịch Hoà Thắng, Hồng Phong (huyện Bắc Bình); + Khu du lịch Tân Hải-Dinh Thầy, Tân Bình, Sơn Mỹ-Tân Thiện, Tân Thắng (huyện Hàm Tân, Thị xã La Gi); + Khu du lịch Hàm Thuận-Đa My, Hồ Sông Quao (huyện Hàm Thuận Bắc) và Thác Bà (huyện Tánh Linh); + Phát triển khu du lịch huyện đảo Phú Quý, … Trên cơ sở xác định quy hoạch phát triển du lịch, cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch du lịch được duyệt cho phù hợp với thực tế, phù hợp với các ngành kinh tế khác, các vùng, các địa phương trong tỉnh, tránh bỏ sót, trùng lắp hoặc lãng phí khi tổ chức đầu tư và phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010; định hướng phát triển du lịch đến 2020 và Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất du lịch giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Bình Thuận. 2) Chương trình Phát triển các sản phẩm du lịch Xác định tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa bàn trong tỉnh để phát triển các sản phẩm du lịch lợi thế nhằm làm đa dạng, phong phú các loại hình, sản phẩm du lịch như: - Sản phẩm du lịch gắn với khai thác thế mạnh tài nguyên biển; - Sản phẩm du lịch gắn với khai thác các giá trị văn hoá, tài nguyên nhân văn, lễ hội; gắn với nhu cầu khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu các các giá trị vật thể, phi vật thể nổi trội của Bình Thuận; - Sản phẩm du lịch gắn với thể thao, mạo hiểm, giải trí, nghỉ dưỡng; - Sản phẩm du lịch-tham quan, nghiên cứu sinh thái rừng, núi, hồ, thác, đảo, làng văn hoá, làng nghề,...Tham quan di tích chiến tranh, di tích cách mạng, di tích văn hoá,... - Sản phẩm du lịch kết hợp chữa bệnh tại các nguồn nước khoáng nóng; Kết hợp với văn hoá ẩm thực. 51 Cùng với phát triển các sản phẩm du lịch kể trên, từng bước phát triển loại hình du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, hội chợ,... tại Phan Thiết và một số điểm du lịch trọng tâm của Bình Thuận; Đồng thời phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương (đặc biệt là hải sản) và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch. 3) Chương trình Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch a) Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch: - Về đường bộ: Có kế hoạch xây dựng và nâng cấp các tuyến nối các điểm, các khu du lịch, các tuyến đường xương cá trong các khu du lịch. Xây dựng các trạm dịch vụ phục vụ khách du lịch bên đường quốc lộ 1 A và tuyến đường ven biển (mỗi tuyến dài gần 200 Km) như: bãi đỗ, bảo dưỡng xe kết hợp ăn nhanh, giải khát, vệ sinh cho khách, bán các đặc sản và sản phẩm lưu niệm địa phương. Đầu tư nâng cấp tuyến lộ Phan Thiết- ga Mương Mán; Tuyến Hàm Thuận-Đông Giang-Đa My. - Về đường sắt: Phối hợp với Tổng công ty đường sắt di dời, đầu tư xây dựng nhà ga Phan Thiết theo tiêu chuẩn nhà ga đưa đón khách du lịch. Phối hợp với các trung tâm du lịch lữ hành các tỉnh, thành phố tổ chức các tour cho du khách đến Bình Thuận bằng tàu hoả và tổ chức đưa đón khách tại các ga trên địa bàn tỉnh có các khu, tuyến, điểm du lịch. - Về đường biển, cảng du lịch: Nghiên cứu xây dựng các phương tiện vận tải thủy, kết hợp với việc xây dựng, nâng cấp các dịch vụ phục vụ du khách dọc theo tuyến biển; Đồng thời khảo sát, nghiên cứu, chọn địa điểm xây dựng cầu tàu phục vụ du khách tham quan trên biển. - Về vận chuyển: Kêu gọi đầu tư các tuyến xe buýt trong nội thành Phan Thiết đến các điểm du lịch như: Hàm Tiến, Mũi Né, Hòn Rơm, ga Phan Thiết,... và các huyện, các khu, điểm du lịch trọng tâm trên địa bàn tỉnh. b) Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, gồm: - Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch trong tỉnh, trong đó tập trung cho Phan Thiết là thành phố du lịch Biển (đã được Tổng cục Du lịch đưa vào chiến lược phát triển du lịch khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt). 52 - Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng toàn bộ hoặc từng phần vào khu vui chơi giải trí Lầu Ông Hoàng-Phan Thiết; Khu - Nghiên cứu đồng bộ việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, song song với việc đầu tư hệ thống giao thông, điện nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, các trạm cứu hộ ven biển ở các bãi tắm công cộng và các khu du lịch,... Khuyến khích các chủ dự án bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch và các khu bảo tồn động vật biển. - Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú. Phấn đấu đến năm 2010 Bình Thuận có từ 20%-25% khách sạn 3 sao đến 5 sao với đầy đủ các loại hình như: khách sạn, làng du lịch, Motel Hotel, khu biệt thự, khu nghỉ dưỡng dã ngoại,...Hình thành và phát triển các cụm vui chơi, giải trí phong phú, quy mô lớn tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh.Xây dựng dịch vụ vận chuyểndu khách tham quan các tuyến, điểm, khu du lịch trong tỉnh với các phương tiện vận chuyển có chất lượng cao. - Đầu tư tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, có kế hoạch quản lý bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch, xây dựng quy chế bảo vệ tài nguyên du lịch, chống tình trạng xuống cấp các tài nguyên và môi trường du lịch. Đồng thời khuyến khích và đẩy mạnh đầu tư hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông,... nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. c) Phát triển cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch - Ưu tiên, khuyến khích thu hút đầu tư hình thành các tổ hợp du lịch- thể thao quốc tế và các dự án đầu tư gắn với các dịch vụ thể thao trên biển, ven biển tại Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Tân. Khuyến khích đầu tư đa dạng khu du lịch Hàm Thuận- Đa My; du lịch Hồ Sông Quao, Thác Bà,... gắn du lịch nghỉ dưỡng biển với du lịch rừng, núi, thác, hồ. - Đối với các khu du lịch ven biển, việc thiết kế xây dựng cơ sở lưu trú phải phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, tránh lập lại những kiến trúc đã có. Hạn chế các dự án đầu tư xây dựng khách sạn dưới 20 phòng ở nội thành Phan Thiết, các công trình xây dựng có tính chất tạm trong các khu du lịch đã quy hoạch. - Tiếp tục nghiên cứu, đầu tư và sắp xếp các khu du lịch cộng đồng: Đồi Dương-Phan Thiết, Tiến Thành-Phan Thiết, Thôn Hồng Chính, Hoà Thắng-Bắc Bình, Suối Nhum-Thuận Quý (Hàm Thuận Nam). d) Phát triển các công trình vui chơi giải trí 53 du lịch xã Hoà Thắng (Bắc Bình) 600ha, trong đó có 5 khu nghỉ dưỡng ven biển với 900 phòng, có khu vui chơi, giải trí theo mô hình Disneyland và 2 sân golf 18 lỗ, có khu hội nghị quốc tế 6.000 chỗ; ... - Đầu tư xây dựng đồng bộ các hoạt động du lịch trên biển như: lặn biển, lướt sóng, trượt nước, tham quan hệ động, thực vật biển tại khu vực Cù Lao Câu- Tuy Phong. Hoàn thiện và bổ sung thêm các hạng mục vui chơi tại khu vực Cáp Treo Tà Cú- Hàm Thuận Nam. Đầu tư xây dựng khu vui chơi, giải trí tại khu vực Đồi Dương-Thương Chánh (Phan Thiết); Khu Đồi Dương (Hàm Tân) và Khu Đồi Dương Hoà Minh (Tuy Phong). đ) Phát triển hệ thống cây xanh phục vụ du lịch và môi trường sinh thái - Đầu tư phát triển hệ thống cây xanh để tạo cảnh quan và tạo môi trường xanh, sạch, đẹp ở những khu vực: + Khu vực Lầu Ông Hoàng, trong đó đặc biệt là 2 bên đường 706 cũ và đường song song 706 (đang triển khai); Khu Bãi sau Mũi Né kéo tới Hòn rơm; khu Long Sơn-suối Nước; khu vực xã Tiến lợi, Tiến Thành –Phan Thiết. + Khu du lịch Tuy Phong: Vùng ven biển xã Chí Công Bình Thạnh, khu vực ven chân núi xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân, Đồi Dương-Hoà Minh. + Khu vực xã Thuận quý, Tân Thành huyện Hàm Thuận Nam. + Khu vực Dinh Thầy-Tân Hải, Tân Bình, Sơn Mỹ, Tân Thiện, Tân Thắng huyện Hàm Tân, thị xã La Gi. Đồng thời đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, gồm công trình xử lý nước thải rác thải, cấp nước tại các khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn và tại các điểm tham quan du lịch e) Tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử, khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống Tôn tạo, nâng cấp và quy hoạch lại các điểm di tích văn hoá, lịch sử bảo đảm tiêu chuẩn của một điểm tham quan du lịch; Xây dựng đội văn nghệ dân tộc bán chuyên trách để phục vụ hoạt động du lịch. Phát triển lễ hội Trung Thu hàng năm tại Phan Thiết, phục hồi phát triển các lễ hội phục vụ du lịch như: Nghinh Ông Nam Hải, Nghinh Ông (người Hoa),…Phát triển lễ hội đua thuyền, leo đồi cát, leo núi và các lễ hội tín ngưỡng gắn với du lịch. f) Phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng dân tộc,… 54 Xây dựng một số làng dân tộc như: dân tộc K’Ho, RắcLay, Chăm tại các khu vực đã quy hoạch như: Bắc Bình, Hàm Thuận-Đa My, Hàm Thuận Nam,… 4) Chương trình Phát triển thị trường du lịch Ưu tiên đầu tư, xúc tiến khai thác thị trường du khách có đặc điểm, sở thích phù hợp với sản phẩm du lịch Bình Thuận, trong đó chú ý đến thị trường khách quốc tế. Đồng thời khai thác, phát triển thị trường khách du lịch. Cần nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và giá cả hợp lý, đồng thời với việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của từng đối tượng khách để thu hút. Có kế hoạch phát triển thị trường khách quốc tế, thông qua các tổ chứcdu lịch quốc tế để chủ động tạo nguồn khách ngoài nước ổn định. 5) Chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch Tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế; Có kế hoạch xây dựng thương hiệu riêng cho du lịch Bình Thuận. Nghiên cứu, xây dựng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch phải gắn với chiến lược quãng bá, xúc tiến du lịch của cả nước. Xây dựng chương trình phải thống nhất, tránh dàn trãi, manh mún giữa các vùng, địa bàn nhằm quảng bá đầy đủ tiềm năng du lịch và nhân văn của tỉnh. Xây dựng các chương trình quãng cáo, trang Web, dĩa CD, các chương trình truyền hình địa phương và trung ương. Cần có chương trình cụ thể cho quảng bá trong nước và quảng bá quốc tế theo từng thời kỳ. - Đối với trong nước: Có kế hoạch cụ thể cho từng năm về tổ chức các sự kiện nổi bật, các lễ hội đa dạng để thu hút du khách, phấn đấu hàng năm xây dựng được một “điểm nhấn” nổi bật để thu hút khách du lịch. Đầu tư, hỗ trợ cho Trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch tổ chức công tác cung cấp thông tin du lịch miễn phí tại các địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh như thành phố Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, …. - Đối với nước ngoài: Xây dựng chương trình phối hợp với các Văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở ngoài nước đã có mối quan hệ giao lưu quốc tế và thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam. Tham gia hoặc mở các đợt xúc tiến du lịch thông qua hội thảo quốc tế, hội chợ, triển lãm, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về du lịch Bình Thuận. 6) Chương trình Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực du lịch 55 - Xây dựng kế hoạch phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý nhà nước về du lịch, các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch thuộc các thành phần kinh tế theo chương trình dài hạn và hàng năm, từng bước xã hội hoá giáo dục du lịch toàn dân để nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác phát triển du lịch Bình Thuận. Phấn đấu đến năm 2010 có 85-90% nhân lực ngành du lịch được đào tạo và đào tạo lại, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới. - Liên hệ với các bộ, ngành trung ương, các trường đại học nghiên cứu tổ chức mở trường, mở phân hiệu tại thành phố Phan Thiết để đào tạo chuyên ngành kinh tế du lịch cho tỉnh Bình Thuận và các tỉnh trong klhu vực. 7) Chương trình Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội phục vụ chương trình phát triển du lịch Công an tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp công tác, đảm bảo ổn định về an ninh trật tự, an toàn cho du khách; tạo môi trường thuận lợi để góp phần thu hút ngày càng nhiều du khách, các nhà đầu tư du lịch vào Bình Thuận. Phát huy sức mạnh của các lực lượng Quân sự và Công an, chủ động nắm chắc tình hình của các loại đối tượng vào địa phương qua đường du lịch nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, nhất là các hoạt động thu thập tin tức, xuyên tạc, kích động, lợi dụng du lịch để hoạt động tôn giáo trái phép; các tệ nạn xã hội mại dâm, ma túy, trộm cắp, gây rối trật tự an toàn giao thông, cướp giật tài sản của du khách. 3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN GIAI ĐỌAN 2005 - 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 3.3.1 Chỉ tiêu về khách du lịch Khách du lịch quốc tế Theo kế họach, Bình Thuận sẽ đầu tư phát triển tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo như du lịch sinh thái miệt vườn đồng quê, sông, biển, du lịch biển, du lịch văn hóa lễ hội, làng nghề truyền thống vốn là thế mạnh của Bình Thuận có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế cao. Theo phương án chọn, dự báo 2007 Bình Thuận có khả năng đón được hơn 270 ngàn khách quốc tế; năm 2010 đón 370 ngàn khách quốc tế và năm 2020 là hơn 829 ngàn khách quốc tế đến lưu trú là rất khả quan, có khả năng thực hiện được. 56 Khách du lịch nội địa : Khách du lịch nội địa với mục đích nghỉ biển, tham quan lễ hội, du lịch sinh thái, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, hội nghị, hội thảo, vui chơi giải trí,… dự kiến năm 2007 khi có nhiều dự án đầu tư vào du lịch, có nhiều sản phẩm độc đáo hấp dẫn, sẽ thu hút nhiều khách du lịch nội địa trong giai đọan này. Theo phương án chọn, dự báo 2007 Bình Thuận có khả năng đón được 2,2 triệu lượt khách; năm 2010 đón 3,1 triệu lượt khách và năm 2020 là gần 7,4 triệu lượt khách. Như vậy, theo phân tích và tính tóan, có thể dự báo số lượng khách đến Bình Thuận theo từng thời kỳ như sau (xem bảng 3.1- Dự báodu khách đến Bình Thuận đến 2010 và định hướng đến năm 2020 kèm theo). 3.3.2 Chỉ tiêu về cơ sở lưu trú Số ngày lưu trú trung bình 2005 của khách du lịch ở Bình Thuận còn thấp, chỉ đạt xấp xỉ 2,35 ngày đối với khách quốc tế và 1,3 ngày đối với khách nội địa.Trong những năm tới, cùng với sự phát triển của các khu du lịch mới, việc nâng cấp các khách sạn và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch chắc chắn ngày lưu trú trung bình của khách du lịch sẽ tăng lên một cách đáng kể. Dự kiến năm 2007 ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 2,4 ngày, còn khách nội địa là 1,4 ngày. Đến năm 2010 ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế sẽ tăng lên 2,5 ngày và đối với khách nội địa là 2,2 ngày. Năm 2004 Bình Thuận có 2.300 phòng, đến cuối năm 2005 khỏang 3.000 phòng, với quy mô hiện có thì lượng khách sạn không đủ. Theo dự báo phương án chọn, đến năm 2007 cần phát triển thêm cơ sở lưu trú để nâng tổng số phòng cả tỉnh đạt 6.781 phòng; đến năm 2010 là 12.280 phòng và 2020 là 32.577 phòng (xem chi tiết bảng 3-2-Dự báo nhu cầu khách sạn Bình Thuận đến 2020 kèm theo). 3.3.3 Chỉ tiêu về nguồn nhân lực du lịch Căn cứ theo nhu cầu lao động tính bình quân trên 1 phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 1,7 lao động trực tiếp cho 1 phòng quốc tế và 1,2 lao động trực tiếp cho 1 phòng nội địa, dự báo phương án chọn đến năm 2007 cần 25.730 người; đến 2010 cần 50.966 người và đến 2020 cần 133.050 người (xem chi tiết bảng 3-3 Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch tỉnh Bình Thuận đến 2020). 3.3.4 Chỉ tiêu về doanh thu du lịch Mức chi trung bình mỗi ngày của 1 du khách đến Bình Thuận (2005) so với mức chi trung bình cả nước là hơi thấp, đối với khách lưu trú chi tiêu khỏang 23 USD/ngày còn chi tiêu tham quan là 7 USD/ngày. 57 Dự kiến mức chi tiêu trung bình 1 ngày của 1 du khách đến Bình Thuận Bảng 3-4 Khách lưu trú Khách tham quan Năm Khách quốc tế Khách nội địa Khách quốc tế Khách nội địa 2005 30 15 9 5 2007 50 16 10 5 2010 60 18 12 66 2015 72 23 13 8 2020 90 30 15 10 Năm 2005 tổng doanh thu du lịch Bình Thuận đạt khỏang 62,114 triệu USD, theo phương án chọn dự kiến đến năm 2007 là 107,767 triệu USD; đến 2010 là 200,759 triệu USD và 2020 là 873,411 triệu USD (xem chi tiết bảng 3-5 Dự báo doanh thu xã hội từ du lịch tỉnh Bình Thuận đến 2020 kèm theo). 3.3.5 Chỉ tiêu về GDP du lịch trong GDP của tỉnh Bình Thuận Theo tỷ giá 1 USD = 15.200 đ Bảng 3- 6 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2007 2010 2020 Tỷ VNĐ 6.146,9 6.878,4 8.628,2 12.449,7 29.445,0 1.Tổng giá trị gia tăng GDP của tỉnh Triệu USD 404,4 452,5 567,6 819,1 1.937,2 2.Tốc độ tăng trưởng tr.bình GDP của tỉnh %/năm - 11,9 12 13 7,5 Tỷ VNĐ 364,9 660,9 1.146,6 2.136,1 9.293,1 3.Tổng GDP ngành du lịch Bình Thuận (BT) Triệu USD 24,0 43,5 75,4 140,5 611,4 4. Tốc độ tăng trưởng tr.bình GDP du lịch BT %/năm - 146,0 25,7 26,4 15,8 5.Tỷ lệ GDP du lịch so với tổng GDP tỉnh % 5,9 9,6 13,3 17,2 31,6 6. Hệ số ICOR chung cả nước - 5,5 5,5 5,5 5,7 7.Hệ số ICOR cho du lịch Bình Thuận - 4 4 4 4,7 Tỷ VNĐ - 1.183,8 1.943,0 3.957,7 20.094,3 8.Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Triệu USD - 77,9 127,8 260,4 1.322,0 (Nguồn: theo quy họach kinh tế- xã hội tỉnh Bình Thuận) 58 3.3.6 Chỉ tiêu về nhu cầu đầu tư Để đạt được chỉ tiêu doanh thu du lịch theo phương án đã chọn kể trên thì nhu cầu đầu tư cho du lịch đến năm 2007 cần 127 triệu USD, đến năm 2010 triệu cần 260 triệu USD và đến năm 2020 cần 1,322 tỷ USD (xem bảng 3- 6 kể trên). Để thực hiện được điều này, Bình Thuận cần năng động có chính sách khuyến khích ưu đãi thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau từ nhiều phía như: vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh, vốn đầu tư hạ tầng từ ngân sách nhà nước, vốn vay ngân hàng, vốn liên doanh trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngòai hoặc liên doanh với nước ngòai,… Dự báo các nguồn vốn đầàu tư du lịch Bình Thuận đến 2020 Bảng 3- 7 Đơn vị tính: Triệu USD TT Nguồn vốn Đến 2005 2007 2010 Sau 2010 Đến 2020 1 Vốn đầu tư hạ tầng từ NSNN (15%) 11,682 7,492 19,882 159,242 2 Vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh (10%) 7,788 4,995 13,254 106,161 3 Vốn vay ngân hàng và nguồn khác (15%) 11,682 7,492 19,882 159,242 4 Vốn đầu tư tư nhân (15%) 11,682 7,492 19,882 159,242 5 Vốn liên doanh trong nước (20%) 15,576 9.990 26,509 212,323 6 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI) hoặc liên doanh với nước ngòai (25%) 19,470 12,487 33,136 265,404 Tổng cộng (100%) 77,881 49,950 132,545 1.061,619 (Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf44742.pdf
Tài liệu liên quan