Dưới ánh sáng của hơn 20 năm đổi mới, cùng với sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 7%/năm. Nắm bắt những thời cơ trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế , Đảng và nhân dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để tiếp tục phát triển kinh tế xã hội, giữ vững sự ổn định chính trị của đất nước. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được mở rộng và nâng cao, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Cùng với sự ra nhập WTO- Tổ chức thương mại thế giới, hứa hẹn sẽ mang đến cho nền kinh tế- xã hội của nước ta sự phát triển mạnh mẽ hơn.
Có được những thành công như trên có nhiều nguyên nhân, song, không thể phủ nhận được vai trò của việc đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt chú trọng đào tạo thế hệ kế cận đảm bảo cho sự phát triển bề vững trong nền kinh tế tri thức. Học sinh là lực lượng trí thức kế cận đông đảo với ước mơ hoài bão và sức trẻ nên thực tế đã có nhiều học sinh Việt Nam đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế, các giải thưởng công nghệ thông tin của các tổ chức thế giới, hay các giải thể dục thể thao khu vực và quốc tế Cùng với đó học sinh Việt Nam cũng để lại trong lòng bạn bè quốc tế nhiều ấn tượng đẹp về cách ứng xử văn hóa xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ học sinh Việt Nam có những nhận thức lệch lạc dẫn đến những hành động sai trái đi ngược lại đạo đức xã hội, bị dư luận lên án (như đối xử không lễ phép với thầy cô, bạn bè, kết bè kết phái để gây rối, đua xe, lạng lách đánh võng, nói tục, chửi bậy và vẽ xăm xổ những hình ảnh bậy bạ gần đây nổi lên hiện tượng chơi bài cởi nút áo, đánh nhau nơi công cộng giữa các em học sinh nữ )
Có thể tìm ra được nhiều nguyên nhân cho vấn đề trên ở nhiều góc độ khác nhau, song, dưới góc độ giáo dục thì một trong những nguyên nhân chính là trong nhiều năm qua giáo dục ý thức thẩm mỹ trong môi trường sư phạm chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Để giải quyết vấn đề trên, đã có nhiều đề tài với nhiều tác giả đề cập. Với địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, một địa bàn miền núi trung du đông bắc bộ, có rất nhiều học sinh vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật và có hành vi ứng xử thiếu văn hóa bị xã hội lên án Bên cạnh đó, với điều kiện kinh tế- xã hội và trình độ dân trí thấp thì vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh để họ nhận ra những cái hay cái đẹp là vấn đề cực kỳ cấp thiết. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Yên Lập- Phú Thọ, lại được học ở trường ĐHSP, tôi mong muốn mình đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới của quê hương. Chính vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài khóa luận của mình.
78 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
6. Kết cấu của đề tài
NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ý thức thẩm mỹ và giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH
1.1 Lý luận chung về ý thức thẩm mỹ.
Khái niệm ý thức thẩm mỹ.
Bản chất của ý thức thẩm mỹ.
Đặc trưng của ý thức thẩm mỹ.
Vai trò của ý thức thẩm mỹ đối với đời sống xã hội.
1.2 Lý luận chung về giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH.
1.2.1 Khái niệm giáo dục và giáo dục ý thức thẩm mỹ.
Bản chất của giáo dục ý thức thẩm mỹ.
Mục đích nhiệm vụ của giáo dục ý thức thẩm mỹ.
Cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH.
Đặc thù học sinh PTTH.
Nội dung phương pháp giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH
Vai trò của giáo dục ý thức thẩm mỹ nói chung và giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH trong sự phát triển xã hội.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
2.1 Thực trạng vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
2.1.1 Tình hình kinh tế- xã hội huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
2.1.2 Thực trạng vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ tại trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
Ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân
2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
Dự báo khuynh hướng biến đổi những vấn đề lien quan đến giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập.
Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Dưới ánh sáng của hơn 20 năm đổi mới, cùng với sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 7%/năm. Nắm bắt những thời cơ trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế , Đảng và nhân dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để tiếp tục phát triển kinh tế xã hội, giữ vững sự ổn định chính trị của đất nước. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được mở rộng và nâng cao, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Cùng với sự ra nhập WTO- Tổ chức thương mại thế giới, hứa hẹn sẽ mang đến cho nền kinh tế- xã hội của nước ta sự phát triển mạnh mẽ hơn.
Có được những thành công như trên có nhiều nguyên nhân, song, không thể phủ nhận được vai trò của việc đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt chú trọng đào tạo thế hệ kế cận đảm bảo cho sự phát triển bề vững trong nền kinh tế tri thức. Học sinh là lực lượng trí thức kế cận đông đảo với ước mơ hoài bão và sức trẻ nên thực tế đã có nhiều học sinh Việt Nam đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế, các giải thưởng công nghệ thông tin của các tổ chức thế giới, hay các giải thể dục thể thao khu vực và quốc tế… Cùng với đó học sinh Việt Nam cũng để lại trong lòng bạn bè quốc tế nhiều ấn tượng đẹp về cách ứng xử văn hóa xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ học sinh Việt Nam có những nhận thức lệch lạc dẫn đến những hành động sai trái đi ngược lại đạo đức xã hội, bị dư luận lên án (như đối xử không lễ phép với thầy cô, bạn bè, kết bè kết phái để gây rối, đua xe, lạng lách đánh võng, nói tục, chửi bậy và vẽ xăm xổ những hình ảnh bậy bạ… gần đây nổi lên hiện tượng chơi bài cởi nút áo, đánh nhau nơi công cộng giữa các em học sinh nữ…)
Có thể tìm ra được nhiều nguyên nhân cho vấn đề trên ở nhiều góc độ khác nhau, song, dưới góc độ giáo dục thì một trong những nguyên nhân chính là trong nhiều năm qua giáo dục ý thức thẩm mỹ trong môi trường sư phạm chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Để giải quyết vấn đề trên, đã có nhiều đề tài với nhiều tác giả đề cập. Với địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, một địa bàn miền núi trung du đông bắc bộ, có rất nhiều học sinh vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật và có hành vi ứng xử thiếu văn hóa bị xã hội lên án… Bên cạnh đó, với điều kiện kinh tế- xã hội và trình độ dân trí thấp thì vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh để họ nhận ra những cái hay cái đẹp là vấn đề cực kỳ cấp thiết. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Yên Lập- Phú Thọ, lại được học ở trường ĐHSP, tôi mong muốn mình đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới của quê hương. Chính vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu thực trạng vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trên cơ sở hệ thống lý luận chung nhất về giáo dục ý thức thẩm mỹ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh tại trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ từ năm 2006 đến nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục thẩm mỹ đó.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp luận: đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về giáo dục ý thức thẩm mỹ, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm của Đảng về giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh, thanh thiếu niên.
Phương pháp cụ thể: đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh làm chủ đạo kết hợp với điều tra xã hội học, tọa đàm, thảo luận, xin ý kiến chuyên gia.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm ra được ưu điểm cũng như những nguyên nhân của tồn tại đó trong hoạt động giáo dục ý thức thẩm mỹ tại trường PTTH Yên Lập, để từ đó đề xuất một vài giải pháp nhằm làm cho việc giáo dục thẩm mỹ đạt hiệu quả cao hơn.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Một là, nghiên cứu hệ thống lý luận về ý thức thẩm mỹ và giáo dục ý thức thẩm mỹ.
Hai là, nghiên cứu thực trạng vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ của trường PTTH Yên Lập, huyên Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
Ba là, tìm ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo duc ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
5. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa lý luận: nghiên cứu đề tài để chỉ ra vị trí, vai trò của ý thức thẩm mỹ và giáo dục ý thức thẩm mỹ trong đời sống xã hội; vị trí vai trò của giáo dục ý thức thẩm mỹ trong hệ thống giáo dục của trường PTTH Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, bổ sung thêm lý luận về vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ và là một nguồn tài liệu cho việc học tập nghiên cứu của sinh viên.
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài nghiên cứu vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ của trường PTTH Yên Lập là một địa bàn cụ thể nên những giải pháp có thể được trường PTTH Yên Lập ứng dụng trong thực tiễn mang tính khả thi cao.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được chia thành các chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ý thức thẩm mỹ và giáo dục ý thức thẩm mỹ.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ Ý THỨC THẨM MỸ VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC THẨM MỸ
1.1 Lý luận chung về ý thức thẩm mỹ.
1.1.1 Khái niệm ý thức thẩm mỹ
Cùng với sự ra đời và phát triển của lịch sử loài người, lịch sử phát triển của triết học gắn liền với việc giải quyết hat nhiệm vụ cơ bản là đi tìm bản thể luận và nhận thức luận, tức làm rõ ý thức có trước hay vật chất có trước, cái nào quyết định cái nào, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Khác với các quan điểm duy tâm, quan điểm siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chỉ ra rằng: “ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não của con người một cách năng động sáng tạo”. Điều đó cho thấy, vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. Song, ý thức lại tác động trở lại tới thế giới khách quan, ý thức có tính độc lập tương đối. Ý thức thẩm mỹ là bộ phận hợp thành của ý thức xã hội, là hình thức phản ánh hiện thực khách quan trên lĩnh vực thẩm mỹ, ý thức thẩm mỹ chỉ có ở con người.
Bàn về ý thức thẩm mỹ đã có rất nhiều quan điểm, quan niệm khác nhau, cụ thể:
Trong từ điển tiếng Việt: “Ý thức thẩm mỹ là sự nhận biết của con người về cái hay cái đẹp trong hành vi ứng xử,trong đời sống xã hội”. Với khái niệm như trên, ý thức thẩm mỹ với tư cách là một hình thái của ý thức xã hội chưa được làm rõ. Bên cạnh đó, định nghĩa đã không chỉ ra được đối tượng phản ánh của ý thức thẩm mỹ ngoài đời sống xã hội còn có cả giới tự nhiên.
Trong giáo trình Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ (nhà xuất bản Giáo dục - 2000) thì: “Ý thức thẩm mỹ là một hình thái ý thức xã hội của con người, phản ánh hiện thực khách quan trong dạng hình tượng thẩm mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo và tiếp nhận hiện thực theo quy luật của cái đẹp”.
Theo khái niệm này ta có thể thấy rõ ý thức thẩm mỹ là một hình thái của ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan có tính chủ thể chủ động sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Tuy nhiên với khái niệm ý thức thẩm mỹ như trên đã chưa chỉ ra được tính cá thể của ý thức thẩm mỹ, và sự tác động trở lại của ý thức thẩm mỹ tới hiện thực khách quan.
Qua những phân tích như trên có thể đưa ra khái niệm ý thức thẩm mỹ như sau:
“ Ý thức thẩm mỹ là một hình thái của ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp bằng hình tượng thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ, mang tính lịch sử- xã hội và tính cá thể”.
Như vậy, ý thức thẩm mỹ là một bộ phận cấu thành của ý thức xã hội nhưng không đồng nhất với các hình thái xã hội khác mà nó có tính độc lập tương đối. Bởi vì nó phản ánh hiện thực trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp tạo ra giá trị thẩm mỹ từ hoạt động thẩm mỹ. Ý thức thẩm mỹ có tác động tích cực đối với đời sống xã hội, là một nhân tố sáng tạo tích cực của con người đời sống thẩm mỹ của chính mình. Chính ý thức thẩm mỹ đã sáng tạo hiện thực xã hội theo quy luật của cái đẹp, sáng tạo con người có tính nhân văn. Là một yếu tố thực hiện chức năng phản ánh hiện thực khách quan nên sự ra đời của ý thức thẩm mỹ là tất yếu khách quan dựa trên các cơ sở vật chất và bộ não con người thông qua mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên và xã hội.
Cơ sở khách quan của ý thức thẩm mỹ là toàn bộ điều kiện kinh tế-xã hội văn hóa chung của xã hội và tự nhiên thiên nhiên. Đây chính là đối tượng được phản ánh, là cái “ vật chất”, quyết định đến cái phản ánh tạo nên ý thức thẩm mỹ của chủ thể . Tức ý thức thẩm mỹ là bộ phận cấu thành của ý thức xã hội nên nó phản ánh tồn tại xã hội. Song, như các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức thẩm mỹ không phụ thuộc vào tồn tại xã hội một cách thụ động mà có sự tác động trở lại tích cực tới đời sống xã hội bằng cách sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ và hoạt động thẩm mỹ. Ý thức thẩm mỹ không phải bao giờ cũng phản ánh tồn tại xã hội một cách trực tiếp.Như Các Mác đã viết: “Đối với nghệ thuật người ta biết rằng những thời kỳ hưng thịnh nhất của nó hoàn toàn không tương ứng với sự phát triển chung của xã hội do đó cũng không tương ứng với sự phát triển của cơ sở vật chất của xã hội. Cơ sở này dường như cấu thành xương sống của tổ chức xã hội”.
Nhân tố chủ quan của ý thức thẩm mỹ là toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của chủ thể thẩm mỹ, trong đó đời sống vật chất (như hoạt động quan hệ vật chất của chủ thể với cá nhân riêng biệt và đối với xã hội bên ngoài) đóng vai trò quyết định, còn đời sống tinh thần (như tư tưởng quan điểm của chủ thể về chính trị, đạo đức, văn hóa, triết học, khoa học… dưới tác động của nhân tố giáo dục, tâm lí) đóng vai trò tích cực tới quá trình hình thành và phát triển ý thức thẩm mỹ.
Cơ sở tự nhiên hình thành ý thức thẩm mỹ là bộ não con người. Bộ não người của chủ thể thẩm mỹ phải là bộ não phát triển bình thường với các giác quan và dưới sự tác động của hoạt động thực tiễn.
Trong mối liên hệ phổ biến ý thức thẩm mỹ có sự tác động qua lại biện chứng với các hình thái ý thức xã hội khác. Điều này được thể hiện rõ nét qua bản chất của ý thức thẩm mỹ.
1.1.2 Bản chất của ý thức thẩm mỹ
Ý thức thẩm mỹ là một hình thái độc đáo của ý thức xã hội, thể hiện ở chỗ ý thức thẩm mỹ tổng hợp được cái cá biệt và khái quát, tình cảm và lý trí, cả quá khứ hiện tại và tương lai, vừa chân thật gợi cảm lại vừa mang tính sáng tạo cao.Sự độc đáo diệu kỳ của ý thức thẩm mỹ chính là ở chỗ vừa giữ được những ấn tượng cảm tính phong phú, vừa khái quát hóa bản chất ẩn kín của hiện tượng.
Bản chất của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người. Nhưng sự phản ánh này không mang tính thụ động và chỉ dừng lại ở cảm tính mà đó là sự phản ánh của phản ánh. Dưới góc độ sinh học và tâm lý học sự phản ánh thứ nhất là sự phản ánh từ trực quan sinh động thông qua cảm giác của con người (giác quan) để tái tạo lại những đặc điểm của trực quan sinh động vào tế bào não trái, sản phẩm của quá trình này là “hình ảnh được tái tạo của trực quan sinh động”. Song khác với động vật khác, con người còn thực hiện bước phản ánh thứ hai là sự phản ánh của bán cầu não phải đối với những “ hình ảnh được tái tạo của trực quan sinh động” , quá trình này gọi là tư duy trừu tượng và sản phẩm của nó là ý thức.
Qua sự phân tích trên, ta thấy bản chất của ý thức thẩm mỹ cũng là sự phản ánh hiện thực khách quan của con người, trong đó có mối quan hệ với nhu cầu và sự thưởng thức. Qúa trình phản ánh này có sự năng động và sáng tạo, thể hiện rõ nét nhất ở những tác phẩm nghệ phẩm thuật viết về những sự vật, hiện tượng chưa có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo trong tương lai thông qua tưởng tượng. Ý thức thẩm mỹ khác so với các hình thái ý thức xã hội khác ở chỗ ý thức thẩm mỹ tiến hành theo “quy luật của cái đẹp”, với nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất. Nghệ thuật phản ánh thế giới tâm hồn của con người, phản ánh những mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó nghệ thuật sáng tạo ra cái mới nhằm phản ánh ước mơ lý tưởng của con người. Sự hư cấu sáng tạo của nghệ thuật đem lại cho nghệ thuật tính độc lập cao, tuy nhiên dù có sáng tạo như thế nào thì giá trị thẩm mỹ của tất cả các loại hình nghệ thuật không phải ở chỗ “ nghệ thuật vị nghệ thuật” mà nó nằm ở chỗ “ nghệ thuật vị nhân sinh”.
Ý thức thẩm mỹ còn có tính vượt trước. Nó không chỉ phản ánh trung thực hiện thực khách quan mà còn giúp cho chủ thể sáng tạo tưởng tượng hư cấu nhằm biểu hiện mong muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Cố thủ tướng, nhà văn hóa - chính trị kiệt xuất Phạm Văn Đồng cho rằng: sự khái quát trong nghệ thuật là sự kết hợp ba mặt thực - thơ - mộng. Như vậy, chân lý nghệ thuật không chỉ gồm những dữ liệu chân thực của cuộc sống mà còn gồm cả chất thơ (những giá trị mỹ cảm) và cả tưởng tượng, bay bổng thậm chí đầy chất mộng tưởng. Chẳng thế mà đời sống thẩm mỹ còn dành cả một phạm vi rộng lớn cho khoa học viễn tưởng.
Với bản chất là một hình thái ý thức xã hội, nghệ thuật có tính chất “lây lan” và thúc đẩy tâm lý, tình cảm con người. Trong cách mạng đã không ít lần những ca khúc yêu nước, căm thù giặc củng cố niềm tin, ý chí đánh giặc của quân và dân ta, để từ một dân tộc nhỏ bé với tinh thần yêu nước đã lần lượt đánh thắng hai đế quốc xâm lược mạnh là Pháp và Mỹ. Như vậy, sự tác động tích cực sáng tạo của ý thức thẩm mỹ đối với đời sống xã hội, đặc biệt là đối với kinh tế - xã hội chỉ có được khi ý thức thẩm mỹ đó là ý thức tiên tiến, phù hợp với sự phát triển của loài người tiến bộ, phản ánh đúng đắn, sáng tạo xu hướng phát triển của đời sống thẩm mỹ xã hội.
Ý thức thẩm mỹ xã hội chủ nghĩa phản ánh nhu cầu thẩm mỹ, lợi ích thẩm mỹ và mục đích thẩm mỹ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm phục vụ công cuộc xây dựng đời sống thẩm mỹ mới, phát triển con người có tính nhân văn về mặt thẩm mỹ, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Ý thức thẩm mỹ xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nòng cốt và hệ thống mỹ học mácxit làm hạt nhân. Ở nước ta, ý thức thẩm mỹ được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tuởng Hồ Chí Minh về giải phóng giai cấp, giải phóng con người, cùng với các quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước ta về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó ý thức thẩm mỹ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát huy tinh hoa những truyền thống văn hóa thẩm mỹ dân tộc và thời đại; thống nhất giữa bản chất thẩm mỹ có tính quốc tế và bản sắc dân tộc, thống nhất và tác động hữu cơ giữa ý thức thẩm mỹ xã hội và ý thức thẩm mỹ cá nhân.
Ý thức thẩm mỹ xã hội: là tổng thể các quan niệm tư tưởng thẩm mỹ, tình cảm, lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ, tư duy hình tượng thẩm mỹ, nghệ thuật… thuộc đời sống tinh thần của xã hội, phản ánh hiện thực trong những giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau của xã hội.
Ý thức thẩm mỹ cá nhân: là ý thức thẩm mỹ trong tính đơn nhất và độc đáo của nó thuộc một cá nhân hiện thực, riêng biệt. Xét chung, ý thức thẩm mỹ cá nhân luôn mang tính độc nhất vô nhị, không lập lại ở cá nhân khác và cũng là một hình thức tự ý thức về mặt thẩm mỹ của riêng cá nhân con người.
Ý thức thẩm mỹ xã hội được biểu hiện thông qua ý thức thẩm mỹ cá nhân nhưng có tính độc lập tương đối với ý thức cá nhân. Ý thức thẩm mỹ xã hội không phải là tổng số của từng ý thức thẩm mỹ cá nhân riêng rẽ mà là chất kết tinh của ý thức thẩm mỹ cá nhân và trở lại tác động xâm nhập vào ý thức thẩm mỹ cá nhân. Ý thức thẩm mỹ xã hội là cơ sở cho sự phát triển của ý thức thẩm mỹ cá nhân, là điều kiện cho sự phát triển phong phú đa dạng của ý thức thẩm mỹ xã hội. Bên cạnh đó, với vai trò là “cái riêng” thì ý thức thẩm mỹ cá nhân rất đa dạng có tính chủ động trong tổng hòa các ý thức thẩm mỹ cá nhân tạo nên “cái chung” là ý thức thẩm mỹ xã hội. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa thì văn hóa nhân loại ngày càng mang tính thống nhất và phổ biến thì ý thức thẩm mỹ cá nhân lại có xu hướng riêng biệt hóa, độc đáo hóa, chính sự thống nhất và đấu tranh của hai mặt đối lập này là động lực cho sự phát triển của văn hóa thẩm mỹ nói chung.
Cấu trúc của ý thức thẩm mỹ
Mỹ học mácxit chia ý thức thẩm mỹ thành: xúc cảm thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, biểu tượng thẩm mỹ, tri thức thẩm mỹ và văn hóa thẩm mỹ. Tìm hiểu các thành tố này sẽ làm cho lý luận về ý thức thẩm mỹ sâu sắc và rõ nét hơn.
Xúc cảm thẩm mỹ : là phản ứng chủ quan đặc biệt của con người, được thể hiện bằng sự rung động trước phẩm chất thẩm mỹ của khách thể. Đây là cảm nhận đầu tiên của chủ thể thẩm mỹ khi tri giác về khách thể thẩm mỹ trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật. Đây chính là phản ánh đầu tiên của ý thức thẩm mỹ. Khách thể thẩm mỹ rất đa dạng, phong phú, muôn hình, muôn vẻ nên xúc cảm thẩm mỹ mang nhiều sắc thái khác nhau: đó có thể là sự thích thú, hân hoan vui sướng trước cái đẹp; cũng có khi là nỗi xót thương, đồng khổ, đồng cảm trước cái bi kịch; cũng có lúc là niềm cảm phục, tôn kính trước cái cao cả, anh hùng. Chỉ có con người mới có khả năng cảm nhận hết sự tinh tế nhiều vẻ của cái đẹp.
Xúc cảm thẩm mỹ bắt nguồn từ cảm giác, nhưng là một cảm giác ở mức độ cao, mang tính người ẩn chứa trong đó những yếu tố của tâm lý học, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành động ứng xử của con người, giúp con người hoàn thiện nhân cách hơn. Là giai đoạn đầu của quá trình phản ánh hiện thực khách quan, xúc cảm thẩm mỹ rất quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật, cảm thụ và thưởng thức nghệ thuật.
Tình cảm thẩm mỹ : là sự phát triển cao hơn của xúc cảm thẩm mỹ bởi lẽ nó chỉ có ở con người, con người không những cảm nhận giá trị thẩm mỹ mà còn sáng tạo giá trị thẩm mỹ phục vụ cho con người. Trong cuộc sống hàng ngày, tình cảm thẩm mỹ thể hiện rất phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo và tiến bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với các tình cảm khác của con người, đặc biệt là tình cảm đạo đức, bởi vì thẩm mỹ và đạo đức là hai phạm trù phản ánh những mặt đặc thù của mối quan hệ qua lại giữa con người và hiện thực. Đạo đức phản ánh quan hệ giữa con người và cuộc sống thông qua khái niệm thiện và ác, công bằng và bất công, nghĩa vụ và trách nhiệm… thì thẩm mỹ lại phản ánh mối quan hệ giữa con người và cuộc sống trong hoạt động thụ cảm và sáng tạo cái đẹp, cái tuyệt vời chống lại cái xấu, cái thấp hèn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự thống nhất giữa đạo đức và thẩm mỹ phản ánh quy luật khách quan biểu hiện trong đời sống cũng như trong nghệ thuật. Những hình tượng nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ không thể không phản ánh cái đẹp trong những hành vi đạo đức của con người, đồng thời cảm thụ các hình tượng như thế đem lại cho con người những hành vi đạo đức và đem lại sự khoái cảm thẩm mỹ. Sự thống nhất giữa hai phạm trù này là cơ sở nền tảng của vai trò nghệ thuật trong đời sống xã hội. Vì vậy, tình cảm thẩm mỹ và tình cảm đạo đức cũng thống nhất với nhau, cụ thể tình cảm đạo đức vươn tới cái tốt, cái thiện thì tình cảm thẩm mỹ vươn tới cái đẹp, cái cao cả, oai hùng.
Mỹ học mácxit cho rằng: tình cảm thẩm mỹ và tình cảm đạo đức làm tiền đề cho nhau, tình cảm thẩm mỹ trước hết phải là tình cảm đạo đức, cái đẹp bắt nguồn từ cái tốt, cái thiện trong cuộc sống con người. Tình cảm thẩm mỹ nảy sinh từ sự tác động giữa con người và hiện thực, chủ thể và đối tượng là sự rung động trước cái đẹp, hành động cao thượng… Điều này trở thành giá trị đích thực cho cuộc sống và phù hợp với tâm tư và nguyện vọng của dân tộc, giai cấp, thời đại, chính những ước mơ đấu tranh cho cái đẹp, cái thiện, phản đối bài trừ cái xấu, cái ác, là động lực để con người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật ẩn chứa các giá trị nhân văn, sự cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật này lại thúc đẩy con người có những hành động cụ thể để đấu tranh với cái xấu, bảo vệ cái thiện, cái đẹp.
Biểu tượng thẩm mỹ: là những hình ảnh, những ấn tượng tương đối toàn vẹn về một sự vật, hiện tượng được lưu giữ lại trong bộ não con người và có khả năng tái tạo lại khi được tác động về mặt thẩm mỹ.
Biểu tượng thẩm mỹ được cấu thành từ cảm xúc thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ. Biểu tượng thẩm mỹ có tầm quan trọng trong xã hội, nó làm cho biểu tượng về cái đẹp trở nên phong phú và đa dạng hơn, nó có vai trò quan trọng trong nhận thức và sáng tạo nghệ thuật, vừa là kho lưu trữ các xúc cảm thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ, vừa là trung tâm truyền đạt thông tin thẩm mỹ. Biểu tượng thẩm mỹ là nền tảng đầu tiên cho sự sáng tạo cái đẹp, sáng tạo nghệ thuật, là sự trung chuyển giữa cảm thụ, thưởng thức thẩm mỹ với sáng tạo thẩm mỹ. Khác với các yếu tố cấu thành của ý thức thẩm mỹ, biểu tượng thẩm mỹ thể hiện tính chủ thể độc lập, trong từng cá thể sẽ có những biểu tượng rất riêng. Sự hình thành biểu tượng thẩm mỹ là quá trình phức tạp, ở đó có sự phức hợp nhiều cảm xúc thẩm mỹ và ý thức thẩm mỹ, là nền tảng cơ bản cho sự hình thành và phát triển thị hiếu thẩm mỹ.
Thị hiếu thẩm mỹ: là một bộ phận quan trọng của năng lực thẩm mỹ. Thị hiếu thẩm mỹ là sở thích của chủ thể, thể hiện ra qua thái độ bằng lòng, sự hứng thú khi có sự tiếp xúc với đối tượng thẩm mỹ, là sự lựa chọn nhanh chóng tức thì các giá trị thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật.
Thị hiếu thẩm mỹ được hình thành thông qua quá trình tác động qua lại giữa con người với tự nhiên và xã hội thông qua việc đánh giá về cái đẹp. Thị hiếu thẩm mỹ không phải do bẩm sinh mà là một quá trình rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm của con người để đánh giá sự vật hiện tượng theo quy luật của cái đẹp. Thị hiếu thẩm mỹ là sự thống nhất, hài hòa giữa tình cảm và lý trí, giữa xúc cảm và trí tuệ, thị hiếu thẩm mỹ có mối quan hệ tương tác đối với tính cách trong tâm lý học, là cơ sở cho sự hình thành quan điểm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ, định hướng cho hoạt động sáng tạo thẩm mỹ. Do đó qua thị hiếu thẩm mỹ có thể phần nào đánh giá được ý thức thẩm mỹ cũng như tính cách của chủ thể thẩm mỹ.
Quan điểm thẩm mỹ: là tập hợp những ý kiến của chủ thể về đối tượng thẩm mỹ. Ý kiến này được thể hiện dưới các hình thức như: luận điểm, tư tưởng, khái quát thành lý luận. Quan điểm thẩm mỹ là sự thể hiện tập trung của ý thức thẩm mỹ, vì từ những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ, những biểu tượng và thị hiếu thẩm mỹ mang lại nhiều lần như thế ở chủ thể thẩm mỹ mới hình thành quan điểm thẩm mỹ. Điều đó cho thấy quan điểm thẩm mỹ không phải xuất hiện ở tất cả các chủ thể thẩm mỹ mà chỉ có những chủ thể thẩm mỹ nào có vốn sống, có tri thức, có kinh nghiệm, có sự tác động qua lại nhiều lần với đời sống xã hội và tự nhiên trong quan hệ về sự hưởng thụ và sáng tạo cái đẹp mới có thể hình thành được quan điểm thẩm mỹ thông qua khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy của bộ não con người để trừu tượng hóa và khái quát hóa thành lý luận.
Quan điểm thẩm mỹ là luận điểm, những lý luận được tập hợp lại qua quá trình hình thành lâu dài mới có được, chi phối hoạt động thẩm mỹ của chủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van - chinh thuc.doc