Kon Tum là một tỉnh vùng cao biên giới nằm ở cực bắc Tây Nguyên. Đây không chỉ là một vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng và an ninh mà còn là một địa bàn phức tạp về tôn giáo. Ở Kon Tum, bên cạnh tín ngưỡng - tôn giáo bản địa cổ truyền, còn có một số tôn giáo được ngoại nhập vào những thời điểm, hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo như thế.
Sự thâm nhập đạo Công giáo vào địa bàn tỉnh Kon Tum bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ trước (1842), tồn tại và phát triển cho đến nay. Từ khi thành lập giáo phận Kon Tum đến nay đã trải qua 152 năm (1848 - 2000), trước sau vẫn là một giáo phận truyền giáo gắn bó chặt chẽ với Vatican, Tòa thánh Vatican cho rằng đây vẫn còn là một miền truyền giáo và giao cho hội truyền giáo thừa sai Paris cai quản. Giáo hội Công giáo vẫn tìm mọi cách để phát triển đạo lên vùng cao nguyên Kon Tum.
Ngày nay, trong quá trình thực hiện chiến lược "Diễn biến hoà bình", các thế lực phản động đã triệt để sử dụng vấn đề tôn giáo như một phương thức, một ngòi nổ để thúc đẩy sự sụp đổ về thể chế chính trị ở các nước XHCN. Chúng cấu kết với bọn cầm đầu giáo hội ở Trung tâm Toà thánh Vatican, chỉ đạo, điều khiển các giáo sỹ cao cấp trong các nước XHCN lôi kéo quần chúng tín đồ, biến họ thành lực lượng đối trọng ngay trong lòng các nước đó, tạo nên mâu thuẫn xã hội bên trong và tách họ ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Địa bàn tỉnh Kon Tum nằm trong phạm vi mà các thế lực phản động thực hiện chiến lược đó.
Đạo Công giáo ở Kon Tum là một tôn giáo lớn nhất trong tỉnh, có số giáo dân chiếm hơn 70% tổng số đồng bào theo đạo trong tỉnh. Suốt hai cuộc kháng chiến, đông đảo quần chúng tín đồ Công giáo yêu nước đã đi theo cách mạng, theo Đảng và đã góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ xây dựng đất nước hiện nay, quần chúng tín đồ Công giáo vẫn là lực lượng có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa bàn dân cư. Đồng thời họ cũng đang là đối tượng mà các thế lực thù địch luôn triệt để tìm cách lợi dụng, thực hiện chiến lược "Diễn biến hoà bình" để chống phá công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Do vậy công tác vận động quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo ở Kon Tum là một công tác vô cùng quan trọng, nó tác động sâu sắc đến quá trình phát triển phong trào cách mạng của quần chúng tại địa phương.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới" và thực hiện Nghị định 69/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo nói chung, quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo ở Kon Tum nói riêng, bước đầu đã có những chuyển biến. Song vẫn còn nhiều thiếu sót, nhận thức về quan điểm, nguyên tắc và chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo trong một bộ phận cán bộ, đảng viên còn nhiều điều bất cập; đặc biệt là cách nhìn nhận và đánh giá chưa thật khách quan, nặng về nhìn nhận quá khứ chính trị của đạo Công giáo, mà không thấy được nỗi khổ cực của đại bộ phận quần chúng tín đồ theo đạo trong quá trình đấu tranh với sự du nhập của đạo Công giáo, không đánh giá và nhìn nhận đúng mức những cống hiến và hy sinh lớn lao của đại bộ phận giáo dân đối với sự nghiệp cách mạng qua suốt hai cuộc kháng chiến. Chính từ đó đã nảy sinh những cách làm, những phương pháp xử lý thiếu tế nhị (có thể nói là thô bạo), trong quá trình vận động quần chúng tín đồ, gây nên tâm lý hoang mang, lo sợ trong quần chúng tín đồ, dẫn đến cách biệt, thậm chí có những trường hợp gây thái độ đối lập trong quần chúng tín đồ; đồng thời ở một số nơi còn tồn tại khuynh hướng hữu khuynh, thiếu cương quyết và nhạy bén trong việc đấu tranh với kẻ thù lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng.
Do vậy, nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của nó; xây dựng niềm tin vào sự nghiệp đổi mới, huy động được đông đảo quần chúng giáo dân vào sự nghiệp "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", qua đó thể hiện được ước nguyện sống "Tốt đời, đẹp đạo" của đông đảo quần chúng giáo dân ở Kon Tum là vấn đề bức xúc hiện nay.
110 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Kon Tum là một tỉnh vùng cao biên giới nằm ở cực bắc Tây Nguyên. Đây không chỉ là một vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng và an ninh mà còn là một địa bàn phức tạp về tôn giáo. ở Kon Tum, bên cạnh tín ngưỡng - tôn giáo bản địa cổ truyền, còn có một số tôn giáo được ngoại nhập vào những thời điểm, hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo như thế.
Sự thâm nhập đạo Công giáo vào địa bàn tỉnh Kon Tum bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ trước (1842), tồn tại và phát triển cho đến nay. Từ khi thành lập giáo phận Kon Tum đến nay đã trải qua 152 năm (1848 - 2000), trước sau vẫn là một giáo phận truyền giáo gắn bó chặt chẽ với Vatican, Tòa thánh Vatican cho rằng đây vẫn còn là một miền truyền giáo và giao cho hội truyền giáo thừa sai Paris cai quản. Giáo hội Công giáo vẫn tìm mọi cách để phát triển đạo lên vùng cao nguyên Kon Tum.
Ngày nay, trong quá trình thực hiện chiến lược "Diễn biến hoà bình", các thế lực phản động đã triệt để sử dụng vấn đề tôn giáo như một phương thức, một ngòi nổ để thúc đẩy sự sụp đổ về thể chế chính trị ở các nước XHCN. Chúng cấu kết với bọn cầm đầu giáo hội ở Trung tâm Toà thánh Vatican, chỉ đạo, điều khiển các giáo sỹ cao cấp trong các nước XHCN lôi kéo quần chúng tín đồ, biến họ thành lực lượng đối trọng ngay trong lòng các nước đó, tạo nên mâu thuẫn xã hội bên trong và tách họ ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Địa bàn tỉnh Kon Tum nằm trong phạm vi mà các thế lực phản động thực hiện chiến lược đó.
Đạo Công giáo ở Kon Tum là một tôn giáo lớn nhất trong tỉnh, có số giáo dân chiếm hơn 70% tổng số đồng bào theo đạo trong tỉnh. Suốt hai cuộc kháng chiến, đông đảo quần chúng tín đồ Công giáo yêu nước đã đi theo cách mạng, theo Đảng và đã góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ xây dựng đất nước hiện nay, quần chúng tín đồ Công giáo vẫn là lực lượng có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa bàn dân cư. Đồng thời họ cũng đang là đối tượng mà các thế lực thù địch luôn triệt để tìm cách lợi dụng, thực hiện chiến lược "Diễn biến hoà bình" để chống phá công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Do vậy công tác vận động quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo ở Kon Tum là một công tác vô cùng quan trọng, nó tác động sâu sắc đến quá trình phát triển phong trào cách mạng của quần chúng tại địa phương.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới" và thực hiện Nghị định 69/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo nói chung, quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo ở Kon Tum nói riêng, bước đầu đã có những chuyển biến. Song vẫn còn nhiều thiếu sót, nhận thức về quan điểm, nguyên tắc và chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo trong một bộ phận cán bộ, đảng viên còn nhiều điều bất cập; đặc biệt là cách nhìn nhận và đánh giá chưa thật khách quan, nặng về nhìn nhận quá khứ chính trị của đạo Công giáo, mà không thấy được nỗi khổ cực của đại bộ phận quần chúng tín đồ theo đạo trong quá trình đấu tranh với sự du nhập của đạo Công giáo, không đánh giá và nhìn nhận đúng mức những cống hiến và hy sinh lớn lao của đại bộ phận giáo dân đối với sự nghiệp cách mạng qua suốt hai cuộc kháng chiến. Chính từ đó đã nảy sinh những cách làm, những phương pháp xử lý thiếu tế nhị (có thể nói là thô bạo), trong quá trình vận động quần chúng tín đồ, gây nên tâm lý hoang mang, lo sợ trong quần chúng tín đồ, dẫn đến cách biệt, thậm chí có những trường hợp gây thái độ đối lập trong quần chúng tín đồ; đồng thời ở một số nơi còn tồn tại khuynh hướng hữu khuynh, thiếu cương quyết và nhạy bén trong việc đấu tranh với kẻ thù lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng.
Do vậy, nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của nó; xây dựng niềm tin vào sự nghiệp đổi mới, huy động được đông đảo quần chúng giáo dân vào sự nghiệp "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", qua đó thể hiện được ước nguyện sống "Tốt đời, đẹp đạo" của đông đảo quần chúng giáo dân ở Kon Tum là vấn đề bức xúc hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Đổi mới công tác đối với đạo Công giáo nói chung và đổi mới công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo nói riêng đang là một trong những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nhất là sau khi có Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị. Xung quanh vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả như: Nguyễn Văn Long, luận án tiến sỹ triết học "Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo trong công tác đối với thiên chúa giáo hiện nay ở Việt Nam"(1999); Lê Văn Phụ, luận văn thạc sỹ "Công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng đối với quần chúng theo đạo Thiên chúa" (1993).
ở khu vực Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh có tác giả Lê Tăng, luận văn thạc sỹ "Giải quyết vấn đề Thiên chúa giáo ở huyện Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới" (1993).
ở khu vực Miền Bắc có tác giả Hoàng Mạnh Đoàn, luận văn thạc sỹ "Công tác vận động quần chúng theo đạo Thiên chúa ở miền Bắc nước ta hiện nay" (1993).
ởở Kon Tum có tác giả Võ Sáu, luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị "Đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng đạo Công giáo ở tỉnh Kon Tum nhằm đảm bảo ổn định chính trị, an ninh Quốc phòng ở địa phương" (1998).
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đó đã đề cập đến công tác đối với đạo Công giáo trên nhiều góc độ, nhiều mặt; mang tính tổng quát trên phạm vi cả nước, hay từng khu vực. Riêng "Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay" vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách trực diện, có hệ thống.
Nghiên cứu công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum là vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn: Tư liệu quá ít ỏi, tản mạn, thời gian tiếp cận thực tế có hạn. Hơn nữa trên thực tế chưa có một tài liệu nào của tỉnh bàn về lĩnh vực này một cách có hệ thống. Nhưng với mong muốn có thể góp được chút ít những hiểu biết còn hạn chế của mình vào công tác quan trọng này của địa phương, tôi đã chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay" để viết luận văn thạc sỹ.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Mục đích:
Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm rõ đặc điểm tình hình quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum, đánh giá đúng thực trạng công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum trong những năm đổi mới vừa qua, đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay.
- Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích đó, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, làm rõ đặc điểm tình hình quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay.
Hai là, phân tích thực trạng công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum từ khi đổi mới đến nay.
Ba là, đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum trong thời gian tới.
- Phạm vi nghiên cứu:
Công tác tôn giáo bao gồm nhiều mặt..., ở những địa bàn, thời điểm và với các tôn giáo có sự khác nhau. Luận văn này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở địa bàn tỉnh Kon Tum; luận văn lấy mốc thời gian từ khi nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay (từ khi thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới").
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo. Đồng thời có kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan để làm rõ những vấn đề mà mục đích và nhiệm vụ của luận văn đặt ra.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn thực hiện theo các phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử, kết hợp phân tích với tổng hợp, phương pháp so sánh, trong đó coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn...
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn.
- Bước đầu phát hiện một số vấn đề cấp bách đang đặt ra trong công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay.
- Nêu phương hướng và những giải pháp chủ yếu có tính khả thi, góp phần đổi mới công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay có hiệu quả hơn.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
- Luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp cho việc thực hiện công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở tỉnh Kon Tum hiện nay có hiệu quả hơn.
- Ngoài ra luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy, học tập ở trường chính trị tỉnh Kon Tum về những vấn đề có liên quan.
7. Kết cấu của luân văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương 4 tiết.
Chương 1
Tình hình quần chúng tín đồ Công giáo và công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum
1.1. Đạo Công giáo và đặc điểm tình hình quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum
1.1.1. Vài nét về đặc điểm tỉnh Kon Tum
Đặc điểm tự nhiên - chính trị - kinh tế - xã hội
Kon Tum là một tỉnh nằm ở cực bắc Tây Nguyên, với diện tích tự nhiên là 13.000 km2; phần lớn là rừng núi và cao nguyên, địa hình hiểm trở, vùng cao đất, dốc, đồi núi bị chia cắt mạnh. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía nam giáp tỉnh Gia Lai; phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía tây giáp tỉnh Ătêp, Sê Kông (Lào); phía đông bắc giáp tỉnh Ratanakili (Cămpuchia). Tỉnh Kon Tum có khoảng 650 km đường ranh giới, trong đó đường biên giới quốc gia chiếm 275 km. Nằm trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, nơi có điểm tựa của ngã ba Đông Dương, gắn chặt với các đặc trưng về địa lý, tự nhiên tạo cho tỉnh Kon Tum có tầm quan trọng chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh.
Tỉnh Kon Tum có 6 huyện và một thị xã với 79 xã, phường, thị trấn; trong đó có 56 xã, phường có đạo. Số dân khoảng hơn 300.000 người. Người Kinh chiếm gần 46% dân số, phân bố chủ yếu ở trung tâm các huyện, thị; các dân tộc thiểu số bản địa và mật độ dân tộc khác di cư đến (Mường, Tày, Nùng...) chiếm 54%. Cộng đồng các dân tộc thiểu số hầu hết ở vùng ven thị xã, các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Do điều kiện địa lý tự nhiên, địa bàn cư trú nên vùng dân tộc thiểu số mang những nét riêng của miền núi và Tây Nguyên.
Hoạt động kinh tế của các tộc người tỉnh Kon Tum bao gồm những hoạt động kinh tế sản xuất, kinh tế khai thác tự nhiên, nhưng nhìn trên tổng thể thì hầu hết các cư dân ở đây đều lấy kinh tế nông nghiệp làm phương thức sinh sống chính. Do đó, khi nói đến các đặc điểm của hoạt động kinh tế người ta thường bắt đầu từ hoạt động nông nghiệp.
Canh tác nương rẫy: Các dân tộc ở Kon Tum đã tiến sâu vào giai đoạn nông nghiệp trồng trọt. Trong nền kinh tế truyền thống, rẫy có vị trí quan trọng hàng đầu, là nguồn sống chủ yếu của con người. Tại khoảnh rừng đã chọn, trên cơ sở xem xét độ dốc, đất đai và đã tiến hành các nghi thức tôn giáo xin phép thần linh suôn sẻ, việc đầu tiên là đốn cây, phát cỏ, khai quang mặt bằng. Khi sắp đến thời vụ gieo trồng, người ta chỉ dọn rẫy, rồi có thể dùng cây vót nhọn chọc hốc để tra hạt giống. Sau đó, rẫy được rào giậu, trông coi. Cuối cùng là đến kỳ thu hoạch với đặc điểm nổi bật là dùng đôi tay trần tuốt lấy thóc. Ngoài ra, trên rẫy còn trồng nhiều thứ khác để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống nặng tính tự cung tự cấp, nhưng cây lúa giữ vị trí chủ đạo, năng suất lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận khá lớn của dân cư, gồm 9.241 hộ, 47.849 nhân khẩu còn du canh du cư, hay đã định cư chưa định canh.
Canh tác ruộng nước: Tuy không phổ biến nhưng nó có mặt trong nền kinh tế của đồng bào khá lâu. Người dân thường làm ruộng theo kiểu "dao canh thủy nậu". Tại các thửa ruộng ngân nước, cả tập thể người hoặc cả đàn trâu quần đất thay vì việc cuốc hay cày bừa, rồi dùng cuốc hoặc bàn trang để san mặt ruộng. Người Xơ Đăng, Rơ Mâm tuy còn dùng kỹ thuật canh tác khá sơ khai nhưng lại biết đắp đập, khơi mương, bắt mảng lấy nước về làm ruộng. Sau mùa tuốt lúa hay xét trên bình diện chung của tỉnh, ruộng nước chỉ là một bộ phận nhỏ trong nền kinh tế cổ truyền của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum.
Kinh tế hái lượm: Có tầm quan trọng đáng kể để cung cấp, bổ sung thức ăn cho người dân một cách thường xuyên. Thường ngày theo mùa, người dân có thể hái các loại rau, măng, nấm... Vào lúc giáp hạt hoặc mùa màng thất thu thì rừng còn là một nguòn lương thực cần kíp: các loại cây thân củ, rễ, quả... có thể giúp đồng bào chống đói. Hái lượm có ý nghĩa kinh tế nổi bật trong các sinh hoạt kinh tế khai thác tự nhiên nơi đây. Công việc này chủ yếu do phụ nữ và các em bé gái đảm trách. Trong khi đó, việc săn bắn hầu như thuộc riêng về nam giới. Săn bắn vừa đem lại thực phẩm, lại có tác dụng rèn luyện tinh thần thượng võ nhưng cũng vô cùng cần thiết vì lý do bảo vệ mùa màng. Cùng với hái lượm, săn bắn, trong lĩnh vực kinh tế chiếm đoạt tự nhiên thì đánh bắt cá cũng góp phần tăng thêm thực phẩm cho người dân.
Chăn nuôi: Cũng là một hoạt động có tầm quan trọng đáng chú ý. Trâu bò được nuôi thả rong ngoài trời, sống ở rừng chiều tối kéo nhau về làng. Còn gà, lợn được đồng bào nuôi theo lối nửa thả rong, chúng tự lang thang kiếm ăn, nhưng vẫn được chủ cho ăn vào ban đêm. Có thể nói, về phương diện thực phẩm, việc chăn nuôi các con vật kể trên có hai mục đích: để cúng và để ăn, nhưng chỉ ăn sau khi cúng, chứ người dân không giết thịt chúng nhằm cải thiện bữa ăn. Đó là nếp truyền thống của người Tây Nguyên.
Ngoài ra, ở Kon Tum còn có nghề đan lát, làm mộc, dệt vải, rèn, làm gốm... nhưng đó chỉ là các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống của bản thân từng gia đình và chưa xuất hiện - dù chỉ một làng, những người chuyên làm nghề thủ công để kiếm sống, mặc dù có nơi sản phẩm của họ có phần trở thành hàng hóa. Chợ không phải là địa điểm quan hệ giao lưu hàng hóa trong xã hội truyền thống, mà việc đó thường diễn ra tại nhà. Với họ không có sự khác biệt giữa cái đem bán và cái mình dùng. Họ không có tư duy của người sản xuất hàng hóa trong thương trường. Hơn nữa, những thứ trở thành hàng hóa được họ làm ra không nhằm mục đích hàng hóa đơn thuần, mà ở đó còn ẩn chứa cả lòng tự trọng, tình hữu hảo trong quan hệ với người mua và người sử dụng.
ở Tây Nguyên nói chung, Kon Tum nói riêng, đến những năm 30 của thế kỷ 20, xã hội truyền thống vẫn còn chế độ thị tộc, bộ lạc. Quan hệ xã hội bó hẹp trong phạm vi buôn, làng. Đứng đầu buôn làng là các thủ lĩnh dân tộc, có năng lực giao tiếp xã hội, có tri thức và có tiềm năng kinh tế. Hôn nhân và gia đình tùy theo dân tộc mà tổ chức gia đình có khác nhau hoặc theo mẫu hệ (Gia Rai); hoặc theo song hệ (Xơ Đăng, Giẻ Triêng); hoặc theo phụ hệ (Ba Na).
Do trình độ phát triển kinh tế, xã hội còn thấp nên vai trò của người có địa vị, có uy tín trong xã hội truyền thống rất quan trọng, như thủ lĩnh dân tộc, vua lửa (hỏa xá), vua nước (thủy xá), thầy cúng, trí thức dân tộc... Vua lửa, vua nước, thầy cúng không có quyền lực trong bộ máy cai trị, nhưng họ nắm dân thông qua thần quyền, tục quyền. Đây cũng là đặc điểm quan trọng mà các giáo Công giáo Pháp, Mỹ rất chú ý lợi dụng, tranh thủ để nắm dân, để tuyên truyền, phát triển đạo.
Trong vùng dân tộc thiểu số còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu... Do đời sống kinh tế khó khăn, phương tiện sản xuất thô sơ, sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, do trình độ dân trí thấp, nên quần chúng rất tin vào Giàng (Thần). Họ luôn luôn trông chờ vào sự giúp đỡ, che chở của Giàng hay những lực lượng siêu nhiên khác. Cũng chính vì vậy, họ chỉ quan tâm những vấn đề thiết thực đối với cuộc sống hàng ngày của họ, mang lại lợi ích cụ thể, trước mắt họ. Họ chỉ tin, nghe theo những gì họ có thể nhìn thấy, sờ thấy. Mặt khác, do sống xen kẽ với người Kinh, một dân tộc có đời sống và dân trí cao hơn, thì đồng bào dân tộc thiểu số lại luôn có tư tưởng mặc cảm, tâm lý tự ti. Và nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số ở đây sống chân thật, chất phác đơn giản và dễ hiểu. Đối với người dân tộc thiểu số, tệ ăn cắp, lấy vợ lấy chồng cùng dòng họ sẽ bị già làng phạt nặng, như phạt trâu, bò, heo, gà, rượu, chiêng...
Trong dân tộc Xơ Đăng, Ba Na và Gia Rai mỗi làng đều xây dựng một nhà rông, biểu hiện sự mạnh mẽ, vững chắc, dùng cho thanh niên sinh hoạt và nghỉ ngơi, hay là nơi tụ tập để già làng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong làng.
Đặc điểm về dân tộc
Theo dấu tích di chỉ khảo cổ học, những yếu tố văn hóa cổ xưa còn lại trong lòng đất và đời sống của cư dân, các nhà khoa học đều xác định rằng ở Tây Nguyên từ ngàn xưa đã có người nguyên thủy sinh sống. Lớp cư dân bản địa đầu tiên giả định là giống người tóc quăn, vóc dáng lùn, da đen thuộc chủng tộc Ôxtraoit, đến nay chỉ còn lại những vết tích nhân chủng ở cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Mâm...
Dân tộc Xơ Đăng có các nhóm địa phương gồm: Xơ teng (H'đang), Tơdră, Rơ Mâm, Hà lăng, Cà dong, Châu, Ta trẻ; dân số trên 67.369 người (chiếm 25,2% dân số toàn tỉnh), có mặt hầu hết khắp các huyện, thị trong tỉnh.
Dân tộc Ba Na có các nhóm khác nhau như: Gơlar, Tôlô, Giơlãng, Rơngao, Kram, Roh, Con kđê, Klacông, Kpăngcông, Bơnâm; dân số trên 30.863 người (chiếm 11,5% dân số trong tỉnh), sống tập trung chủ yếu ở thị xã Kon Tum và huyện Konplong.
Dân tộc Giẻ Triêng cũng có nhiều nhóm địa phương như: Đgích, Tareh, Giang grẩy, Triêng, Tren, Tarieng, Ve, Lave, Catang cư trú chủ yếu ở huyện Đăkglei và phía bắc huyện Ngọc Hồi (cũng có một bộ phận nhỏ sống ở Lào), dân số hiện nay có khoảng 22.713 người (chiếm 8,5% dân số trong tỉnh).
Dân tộc Gia Rai với nhiều nhóm địa phương như: Gơ rai, Tơ bua, Chơ rai, Hơ ban, H'đrung, Chor, A rap... cư trú chủ yếu ở huyện Sa Thầy và thị xã Kon Tum; dân số trên 13.895 người (chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh).
Dân tộc Brâu, Rơ Mâm là hai dân tộc có dân số ít, Brâu: 240 người, Rơ Mâm: 277 người. Hiện nay người Rơ Mâm định cư ở làng Le xã Mô Rây huyện Sa Thầy; người Brâu định cư ở làng Đăk Mề, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. Đây là hai dân tộc đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần đến sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng xã hội.
Dân tộc Kinh là thành phần dân cư lên cư trú tại Kon Tum vào khoảng giữa thế kỷ 19, lập nên các làng: Phương Nghĩa (1882), Phương Qúy (1887), Phương Hòa (1892), Trung Lương (1914), Phụng Sơn (1924), Ngô Thạnh (1925), Ngô Trang (1925), Phước Cần (1927), Lương Khế (1927)... Đến nay, theo thống kê, người Kinh chiếm gần 46% dân số so với các dân tộc khác trong tỉnh. Họ cư trú hầu hết ở thị xã, thị trấn, ven các trục đường giao thông, các khu vực nông trường, kinh tế mới.
Nhìn chung các dân tộc ở Kon Tum có mối quan hệ đoàn kết gắn bó, có tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước trước đây và cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Nhiều làng, xã là căn cứ cách mạng từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và chốn Mỹ. Kon Tum cũng là nơi có nhiều cán bộ, trí thức, anh hùng rất nổi tiếng là người dân tộc thiểu số.
Đặc điểm về tín ngưỡng - tôn giáo
Đối với người dân ở Kon Tum, tuy đời sống vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, nhưng đời sống tinh thần phong phú, đa dạng, luôn làm cho con người sống tràn ngập trong bầu không khí lễ hội như để tiếp thêm sức mạnh, giúp họ tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống.
Tất cả dân tộc đều thống nhất một điểm bao trùm và chi phối quan trọng trong nhiều hoạt động của cá nhân cũng như cộng đồng, đó là tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Hiểu theo đó, thế giới có nhiều siêu nhiên ẩn tàng vô hình trong các khách thể vật chất ở khắp nơi xung quanh con người và cả trong bản thân của mỗi người. Xuất phát từ những tín niệm đó, các thần linh lại chi phối một cách sâu sắc, huyền bí đối với cuộc sống của họ. Những lễ thức tôn giáo gắn liền với hầu hết các lĩnh vực hoạt động nhằm ngăn ngừa tai họa, rủi ro, cầu xin sự tốt lành may mắn. Điểm chung nhất của người dân là trong cúng bái bao giờ cũng có việc hiến sinh, dân đồ ăn thức uống tế thần và lời khấn cầu mong sự tốt đẹp cho cuộc sống trần thế, nhờ trời phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, sinh sôi.
Xã hội thần thánh của người Tây Nguyên rất phong phú, đa dạng. Theo tác giả Đỗ Hữu Nghiêm thì có hai loại: Thượng đẳng thần và Hạ đẳng thần (1) Thượng đẳng thần gồm: Bok Kơi Doi: Nam tạo hóa, Vua của vạn vận; La Kon Keh: Nữ tạo hóa, vợ của Nam tạo hóa; Bok Glaik: Thần sấm sét; Lá Pom: Là một nữ thần con của Thần Tạo hóa; Yang Sơri: Thần Lúa; Yang Dak: Thần nước; Yang Kong: Thần núi. Hạ đẳng thần gồm: Kok Kla: Thần Cọp; Rơix: Thần Voi; Két Drơik: Thần Cóc bảo vệ mùa màng; Yang Xatok: Thần Ché; Yang Long: Thần Cây...
. Trong linh giới, ngoài các thần còn có ma quỷ, trong các loài ma quỷ thì người ta sợ nhất là Ma Lai. Mai Lai được hình dung giống người quỷ sống chung lẫn với người, đêm đêm lần mò đi tìm ăn xác chết, hút máu, hút ruột người. Xưa kia Ma Lai cũng là người nhưng ăn phải thịt người nên trở thành ma. Người ta xa lánh những người bị tình nghi là Ma Lai. Khi phát hiện ai là Ma Lai người ta sẽ giết luôn người đó hoặc cả gia đình họ để trừ tuyệt căn.
Người dân ở đây có nhiều kiêng cữ, họ tin rằng trong mối liên hệ bí ẩn với các thần linh, một thành viên dân làng có thể ảnh hưởng tới cả cộng đồng. Theo cách quan niệm của họ, ai đó vi phạm tập tục sẽ khiến thần linh nổi giận trừng phạt buôn làng. Muốn khỏi những tai họa đó, người dân thường tổ chức các hình thức cầu đảo khi thấy tình thế "có vấn đề". Họ rất coi trọng điềm báo thể hiện qua giấc mơ, tiếng thú, hướng bay của chim hoặc một số hình thức nào đó.
ở người dân tộc, khái niệm Giàng được dùng phổ biến để chỉ đa số các siêu nhiên mà trong tiếng Kinh thường gọi là Thần. Có loại thần thiện phù hộ, đem lại lợi ích cho con người, có loại thần ác luôn gây tai họa. Người dân tộc đều tin có tinh linh trong mỗi người đang sống, giống như "hồn", "vía" ở người Kinh. Khi chết đi, hồn biến hóa khác nhau theo tín ngưỡng của từng dân tộc. Người Brâu cho rằng "hồn" ở đỉnh đầu, sau khi người chết thì hóa ra may gây tai họa cho người sống. Người Giẻ Triêng gọi hồn là phol, cho rằng phol ẩn náu trong lỗ tai, sau khi người chết đi thì phol biến thành chim teh hay chim king cang bay về với tổ tiên ở vùng Giằng bên Quảng Nam. Người Ba Na tin mỗi người có 3 hồn, hồn chính ở xoáy đầu, còn hai hồn phụ ở trán và thân thể; hồn người chết hóa ra ma (atâu) và qua 8 lần biến hóa, bắt đầu từ thành hổ, thành mèo rừng, thành chồn, cheo, chuột, chuột không đuôi, sương mù và tan vào thiên nhiên. Thế giới người chết được người dân mường tượng mô phỏng cuộc sống của chính họ, nhưng có sự trái ngược, đối lập nhất định giữa đàng người và đàng ma, nếu bên này là đêm thì bên kia là ngày. Vì vậy, cả cộng đồng phải thực hiện những lễ thức tôn giáo và kiêng cữ nhất định, với sự ảo vọng nhận được sự bình yên, tránh được rủi ro, hiểm họa. Đó là dịp để cúng quải, hiến tế của tập thể, định kỳ và không định kỳ do buôn làng tổ chức. Trước các thần, dù để tạ ơn hay tạ lỗi, dù hứa hẹn hay xin điều gì, khi ấy lời cầu khấn phát ra với tư cách cộng đồng và cả cộng đồng đang trông chờ chung sự linh nghiệm ở những gì sẽ đến trong cuộc sống của buôn làng mình.
Việc cúng bái theo truyền thống đến nay vẫn là gánh nặng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vốn đời sống đã hết sức khó khăn, thiếu thốn; nhưng nó cũng không giải quyết được vấn đề họ mong muốn. Cùng với những tác động của thời đại, khi giao lưu được mở rộng, trình độ dân trí được nâng lên, các tín ngưỡng tôn giáo cổ truyền bắt đầu lung lay, mất dần sự thuyết phục, và tất nhiên nó phải nhường chỗ cho những tín ngưỡng tôn giáo hợp thời hơn.
Tín ngưỡng cổ truyền hình thành và duy trì trong cộng đồng các dân tộc thiểu số một cách giải thích về thế giới bên ngoài, đồng thời là một chỗ dựa về tinh thần trong cuộc sống có nhiều bất trắc và trở lực từ thiên nhiên và con người. Thông qua các lễ hội tôn giáo cổ truyền mà liên kết cộng đồng, gắn bó cá nhân với gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, các lễ nghi như tục chia của cho người chết, lễ tạ thần linh giúp cho mùa màng bội thu... xét về mặt đạo đức, nó giáo dục cho các thành viên trong cộng đồng ý thức về quan hệ tương thân tương ái, ăn quả nhớ người trồng cây...
Giữa thế kỷ 19, Công giáo được truyền lên Tây Nguyên, trong đó có Kon Tum. Tuy nhiên, Công giáo đã gặp những trở lực và xung đột từ phía tín ngưỡng cổ truyền, vì nó cấm việc thờ cúng Giàng, cúng ma; bắt phải bỏ thờ đa thần, chỉ được thờ một mình Chúa Giêsu. Tuy nhiên trải qua năm tháng, Công giáo đã đứng vững, ăn sâu, bám rễ chắc chắn ở Tây Nguyên và Kon Tum. Một bộ phận khá đông đồng bào dân tộc thiểu số đã từ bỏ thờ cúng đa thần chuyển sang Công giáo, thờ cúng một thần.
Cho đến nay, Kon Tum có 94.075 tín đồ Công giáo, trong đó 73.566 tín đồ Công giáo là đồng bào dân tộc thiểu số, 2 Giám mục, 19 Linh mục, 88 nữ tu, 519 giáo phu, câu biện.
Đạo Tin Lành truyền lên Ko
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV.doc