Luận văn Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Giữ một vị trí quan trọng trong nền báo chí cách mạng Việt Nam, ngành Phát thanh - Truyền hình (PT - TH) là một hệ thống tổ chức thống nhất gồm 4 cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh; cấp huyện, thị; cấp phường, xã, thị trấn. Riêng hai cấp huyện, thị và cấp phường, xã, thị trấn còn được gọi chung bằng một thuật ngữ: truyền thanh cơ sở.

Cùng với đài Trung ương và đài tỉnh, hệ thống các đài truyền thanh cấp huyện, thị cả nước nói chung và ở miền Đông Nam bộ (ĐNB) nói riêng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nếu không tính thành phố Hồ Chí Minh, miền ĐNB bao gồm các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, có diện tích tự nhiên 21.600 km2, chiếm gần 6,5% diện tích cả nước; dân số xấp xỉ 6,7 triệu người, chiếm gần 6,8% dân số cả nước. Do có nền công nghiệp phát triển mạnh và năng động, ĐNB được xem là vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Nam và đã có những đóng góp to lớn, thể hiện vai trò vùng kinh tế động lực của cả nước. Khu vực này cũng là vùng có trình độ dân trí và mức thu nhập bình quân đầu người vào loại khá trong cả nước. Trong những thành tựu ấy, hệ thống thông tin đại chúng, nói chung và đài truyền thanh huyện, thị nói riêng đã giữ vai trò quan trọng và tạo được những tác động đáng kể.

Hoạt động PT - TH toàn khu vực ĐNB hiện nay đang trong xu hướng ổn định và ngày càng phát triển. Các đài không chỉ tăng cường thời lượng phát sóng, diện phủ sóng, mà còn nỗ lực cải tiến chương trình, mở thêm chuyên mục theo hướng phục vụ ngày càng cao lượng thông tin thời sự và nhu cầu học tập, giải trí của các tầng lớp dân cư. Tận dụng những tiến bộ, phát triển của khoa học kỹ thuật, trong những năm gần đây, các đài địa phương đã xây dựng và mở rộng mạng lưới truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số đưa hình ảnh, sự kiện thông tin đến các địa bàn dân cư ở 42 huyện, thị, thành phố, bao gồm 526 xã, phường, thị trấn ở khu vực ĐNB.

Hỗ trợ đắc lực cho phát thanh và truyền hình (PT & TH) trong khu vực là các đài truyền thanh cấp cơ sở, trong đó, truyền thanh cấp huyện, thị giữ vai trò trọng yếu. Ở ĐNB hiện có 41 đài đang hoạt động với hai loại hình song song là truyền thanh và phát thanh trên sóng FM. Trong xu hướng phát triển chung của hoạt động truyền thông đại chúng, các đài truyền thanh huyện, thị còn trở thành những cộng tác viên (CTV) tích cực của các đài tỉnh, chủ động xây dựng chương trình phát sóng, phục vụ nhu cầu thông tin nhanh bằng hình ảnh về các sự kiện, hoạt động diễn ra tại địa phương mình.

Nếu tính từ năm 1956, nước ta bắt đầu xây dựng các đài phát thanh cấp tỉnh trở xuống, thì đến nay hệ thống đài truyền thanh cấp huyện cũng đã hoạt động được 53 năm. Qua chừng ấy năm hoạt động và có vai trò không thể thiếu được trong hệ thống phát thanh của cả nước nhưng đến nay các đài truyền thanh cấp huyện, thị vẫn chưa được coi là cơ quan báo chí. Đội ngũ cán bộ, biên tập viên (BTV), phóng viên (PV) các đài trong hệ thống này vẫn chưa được công nhận là nhà báo. Riêng ở khu vực ĐNB, các đài truyền thanh cấp huyện, thị vẫn chưa có sự thống nhất, từ phương thức sản xuất chương trình cho đến những vấn đề cụ thể như: cấu trúc chương trình, tác phẩm, thể loại. Bên cạnh đó là những khác biệt về định mức phân bổ cho hoạt động thường xuyên; kinh phí đầu tư trang thiết bị; chế độ nhuận bút; cơ cấu, số lượng nhân sự .v.v.

Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã khẳng định chủ trương phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù vậy, như đã nêu trên, trong thực tế vẫn đang còn rất nhiều bất cập có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng, hiệu quả hoạt động cũng như tâm huyết của đội ngũ công tác ở các đài truyền thanh cấp huyện, thị trong cả nước nói chung và miền ĐNB nói riêng. Làm thế nào để hạn chế những bất cập ấy, đồng thời tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động để các đài này vươn lên, xứng tầm với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và là diễn đàn của nhân dân địa phương?

 

doc112 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giữ một vị trí quan trọng trong nền báo chí cách mạng Việt Nam, ngành Phát thanh - Truyền hình (PT - TH) là một hệ thống tổ chức thống nhất gồm 4 cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh; cấp huyện, thị; cấp phường, xã, thị trấn. Riêng hai cấp huyện, thị và cấp phường, xã, thị trấn còn được gọi chung bằng một thuật ngữ: truyền thanh cơ sở. Cùng với đài Trung ương và đài tỉnh, hệ thống các đài truyền thanh cấp huyện, thị cả nước nói chung và ở miền Đông Nam bộ (ĐNB) nói riêng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu không tính thành phố Hồ Chí Minh, miền ĐNB bao gồm các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, có diện tích tự nhiên 21.600 km2, chiếm gần 6,5% diện tích cả nước; dân số xấp xỉ 6,7 triệu người, chiếm gần 6,8% dân số cả nước. Do có nền công nghiệp phát triển mạnh và năng động, ĐNB được xem là vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Nam và đã có những đóng góp to lớn, thể hiện vai trò vùng kinh tế động lực của cả nước. Khu vực này cũng là vùng có trình độ dân trí và mức thu nhập bình quân đầu người vào loại khá trong cả nước. Trong những thành tựu ấy, hệ thống thông tin đại chúng, nói chung và đài truyền thanh huyện, thị nói riêng đã giữ vai trò quan trọng và tạo được những tác động đáng kể. Hoạt động PT - TH toàn khu vực ĐNB hiện nay đang trong xu hướng ổn định và ngày càng phát triển. Các đài không chỉ tăng cường thời lượng phát sóng, diện phủ sóng, mà còn nỗ lực cải tiến chương trình, mở thêm chuyên mục theo hướng phục vụ ngày càng cao lượng thông tin thời sự và nhu cầu học tập, giải trí của các tầng lớp dân cư. Tận dụng những tiến bộ, phát triển của khoa học kỹ thuật, trong những năm gần đây, các đài địa phương đã xây dựng và mở rộng mạng lưới truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số đưa hình ảnh, sự kiện thông tin đến các địa bàn dân cư ở 42 huyện, thị, thành phố, bao gồm 526 xã, phường, thị trấn ở khu vực ĐNB. Hỗ trợ đắc lực cho phát thanh và truyền hình (PT & TH) trong khu vực là các đài truyền thanh cấp cơ sở, trong đó, truyền thanh cấp huyện, thị giữ vai trò trọng yếu. Ở ĐNB hiện có 41 đài đang hoạt động với hai loại hình song song là truyền thanh và phát thanh trên sóng FM. Trong xu hướng phát triển chung của hoạt động truyền thông đại chúng, các đài truyền thanh huyện, thị còn trở thành những cộng tác viên (CTV) tích cực của các đài tỉnh, chủ động xây dựng chương trình phát sóng, phục vụ nhu cầu thông tin nhanh bằng hình ảnh về các sự kiện, hoạt động diễn ra tại địa phương mình. Nếu tính từ năm 1956, nước ta bắt đầu xây dựng các đài phát thanh cấp tỉnh trở xuống, thì đến nay hệ thống đài truyền thanh cấp huyện cũng đã hoạt động được 53 năm. Qua chừng ấy năm hoạt động và có vai trò không thể thiếu được trong hệ thống phát thanh của cả nước nhưng đến nay các đài truyền thanh cấp huyện, thị vẫn chưa được coi là cơ quan báo chí. Đội ngũ cán bộ, biên tập viên (BTV), phóng viên (PV) các đài trong hệ thống này vẫn chưa được công nhận là nhà báo. Riêng ở khu vực ĐNB, các đài truyền thanh cấp huyện, thị vẫn chưa có sự thống nhất, từ phương thức sản xuất chương trình cho đến những vấn đề cụ thể như: cấu trúc chương trình, tác phẩm, thể loại.... Bên cạnh đó là những khác biệt về định mức phân bổ cho hoạt động thường xuyên; kinh phí đầu tư trang thiết bị; chế độ nhuận bút; cơ cấu, số lượng nhân sự ..v.v. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã khẳng định chủ trương phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù vậy, như đã nêu trên, trong thực tế vẫn đang còn rất nhiều bất cập có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng, hiệu quả hoạt động cũng như tâm huyết của đội ngũ công tác ở các đài truyền thanh cấp huyện, thị trong cả nước nói chung và miền ĐNB nói riêng. Làm thế nào để hạn chế những bất cập ấy, đồng thời tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động để các đài này vươn lên, xứng tầm với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và là diễn đàn của nhân dân địa phương? Đó là những lý do đã khiến chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ” cho luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng của mình. Mong muốn của chúng tôi là tìm ra các giải pháp tích cực và hiệu quả nhằm hạn chế những nhược điểm, phát huy hơn nữa những ưu thế của các đài truyền thanh cấp huyện, thị. Từ đó, góp phần cùng hệ thống PT - TH cả nước nói chung và PT - TH ở khu vực ĐNB nói riêng ngày càng làm tốt hơn nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền trong công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. 2. Tình hình nghiên cứu Cùng với báo chí cả nước, báo chí ĐNB đã có sự phát triển mạnh và có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động báo chí, PT - TH ở khu vực này. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số sách, giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể như sau: - Cuốn sách Nghề báo nói của tác giả Nguyễn Đình Lương do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin in và phát hành năm 1993; Giáo trình Báo chí phát thanh do các tác giả của Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Tiếng nói Việt Nam biên soạn (Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2002); Chuyên luận: Lý luận báo phát thanh của tác giả Đức Dũng do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in và phát hành năm 2003; Chuyên luận: Các thể loại báo chí phát thanh của tác giả người Nga V.V. Xmirnôp đã được Nhà xuất bản Thông tấn dịch và phát hành năm 2004; Giáo trình Phát thanh trực tiếp do GS, TS Vũ Văn Hiền và TS Đức Dũng chủ biên được Nhà xuất bản Lý luận Chính trị in và phát hành năm 2007; Tài liệu “Phát thanh - Truyền thanh nông thôn” do Ban Địa phương, Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) dịch và lưu hành nội bộ, tái bản năm 2005.... Liên quan đến đề tài, tác giả đã tham khảo một số công trình nghiên cứu về hoạt động báo chí ở miền ĐNB: - Luận văn Thạc sỹ Báo chí học của Nguyễn Cẩm Nam (thực hiện năm 2007 tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội) có tiêu đề: Tác động của văn hóa bản địa Nam bộ trong công tác tổ chức và tiếp nhận chương trình thời sự, VH-XH trên các Đài truyền hình Đông Nam bộ (2001-2006). Luận văn này đề cập đến hoạt động báo chí ở khu vực ĐNB nhưng chỉ giới hạn ở loại hình truyền hình. Qua nghiên cứu, phân tích, chứng minh tác giả khẳng định: chính văn hóa bản địa Nam Bộ quy định cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng địa phương cũng như cách thức tổ chức sản xuất chương trình truyền hình khu vực ĐNB (từ lựa chọn đề tài, sử dụng ngôn ngữ, lựa chọn trang phục…) đều chịu ảnh hưởng của văn hóa bản địa. Luận văn cũng có nêu hoạt động PT - TH trong khu vực, nhưng không cụ thể. - Luận văn Thạc sỹ Truyền thông đại chúng: Báo chí Đồng Nai bảo vệ lợi ích của người lao động trong các khu công nghiệp của Đỗ Thị Hải Yến (thực hiện năm 2007 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Luận văn này chỉ giới hạn phạm vi khảo sát trong một địa phương cụ thể là tỉnh Đồng Nai và tập trung nghiên cứu về vai trò của báo chí tỉnh này (gồm Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai và Đài PT & TH Đồng Nai) trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động ở các khu công nghiệp. - Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng của Phạm Thị Thanh Phương (thực hiện năm 2008 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Hệ thống phát thanh, truyền hình các tỉnh miền Đông Nam bộ (khảo sát từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2008). Luận văn tập trung phản ánh về thực trạng phát triển của các đài PT - TH địa phương trong khu vực ĐNB, nhằm đưa ra cái nhìn khách quan về vai trò, vị thế của loại hình báo chí này thông qua những đóng góp quan trọng, góp phần giúp địa phương phát huy vai trò lãnh đạo, điều hành, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu về thông tin, tuyên truyền, giải trí của công chúng trong bối cảnh mới. Luận văn có đề cập đến hoạt động của các đài truyền thanh huyện, thị với vai trò là những cộng tác viên đắc lực cho các đài PT & TH trong khu vực. Song, chỉ với 3 trang giới thiệu khái quát (từ trang 81- 83) nên thực sự đây chỉ mới là những dòng phác thảo mang tính gợi mở về một đội ngũ tuyên truyền đắc lực trong hệ thống phát thanh 4 cấp ở nước ta nói chung, miền ĐNB nói riêng với nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong một phạm vi rộng hơn, liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi có khóa luận tốt nghiệp đại học báo chí, chuyên ngành Phát thanh của sinh viên Trần Đắc Xuyên, được thực hiện từ tháng 6/2000. Trong khóa luận có tiêu đề Thử đi tìm một mô hình cho phát thanh cấp huyện này, tác giả cũng đã ít nhiều nêu ra được những điều bất cập trong các mô hình quản lý đài truyền thanh cấp huyện, thị ở thời điểm của năm 2000 và cố gắng tìm kiếm giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, do mức độ của một khóa luận và tình hình thực tế ở nước ta vào thời điểm năm 2000 nên những vấn đề được đề cập trong khóa luận này đều còn rất sơ lược. Ngoài khóa luận nêu trên, cho đến nay hầu hết các công trình nghiên cứu về phát thanh ở nước ta thường chỉ tập trung cho các đài PT & TH Trung ương và cấp tỉnh. Số lượng các công trình nghiên cứu về thực trạng của truyền thanh huyện, thị còn rất ít ỏi, dù ai cũng thừa nhận nó giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thông tin, tuyên truyền ở từng địa phương, từng khu vực và ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài những nghiên cứu nêu trên, trong số các luận văn Thạc sỹ có đề cập đến những vấn đề của báo chí phát thanh, truyền hình địa phương mà tác giả đã biết, theo trình tự thời gian đến nay có một số công trình nghiên cứu sau đây: - Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng của Lâm Thiện Khanh (thực hiện năm 2003 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Nâng cao chất lượng các tin tức thời sự sản xuất tại Đài truyền hình Cần Thơ. - Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng của Lương Thanh Xuân (thực hiện năm 2004 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương (khảo sát truyền hình địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng năm 2003). - Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng của Lê Thanh Trung (thực hiện năm 2004 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) tiêu đề: Tính thuyết phục và hiệu quả của truyền hình trực tiếp ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. - Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng của Dương Thị Thanh Thủy (thực hiện năm 2005 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp. - Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng của Bạch Đức Toàn (thực hiện năm 2005 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Hiệu quả chương trình Thời sự truyền hình của Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Tuyên Quang. Trong tất cả những luận văn kể trên, chỉ có luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng của Phạm Thị Thanh Phương có đề cập đến PT - TH ở các tỉnh miền ĐNB. Tuy nhiên, luận văn này chọn đối tượng khảo sát là các đài PT & TH cấp tỉnh, còn đối tượng khảo sát trong luận văn của chúng tôi là các đài cấp huyện, thị. Như vậy, đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ” là một đề tài mới, không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn này là nhằm làm sáng tỏ về thực trạng hoạt động của các đài truyền thanh huyện, thị miền ĐNB, qua đó, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các đài truyền thanh ở cấp này. Để thực hiện mục đích nêu trên, tác giả luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nghiên cứu lý luận báo chí, truyền thông và các văn bản, tài liệu liên quan để trang bị một hệ thống lý luận cần thiết, tạo cơ sở cho công tác khảo sát, đánh giá thực tiễn. - Tìm hiểu vị trí, vai trò, đặc điểm của hoạt động truyền thanh huyện, thị khu vực ĐNB. - Tìm hiểu chất lượng và hiệu quả tác động của các chương trình qua các mặt thành công và hạn chế. - Xác định những vấn đề đang đặt ra đối với các đài cấp huyện, thị miền ĐNB để từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hệ thống này 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động của các đài truyền thanh cấp huyện, thị tại 5 tỉnh miền ĐNB, gồm: Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Thời gian khảo sát được giới hạn trong 1 năm từ tháng 6/2008 đến tháng 6/2009. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Để hoàn thành những nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn sẽ dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về báo chí cách mạng Việt Nam; cơ sở lý luận chuyên ngành báo chí, truyền thông và lý luận báo chí phát thanh. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề lý luận và những tư liệu cần thiết có liên quan đến đề tài. - Phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng trong việc tìm hiểu, xác định diện mạo chung của các đài truyền thanh cấp huyện, thị khu vực ĐNB cùng với những đặc điểm, ưu thế và hạn chế của các đài này. - Các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để rút ra được những kết luận cần thiết từ hiện trạng, qua đó đề ra những giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế điểm yếu, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình và vị thế, vai trò của các đài huyện, thị trong khu vực. - Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện đối với hơn 40 đối tượng là cán bộ lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các Đài PT -& TH tỉnh, Ban Tuyên giáo và lãnh đạo các đài huyện, thị để thu thập những ý kiến bổ sung cho luận văn. - Phương pháp thăm dò qua phiếu điều tra xã hội học được tiến hành với 708 công chúng (tổng số phiếu phát ra 765 phiếu) ở 5 tỉnh miền ĐNB... để có được cái nhìn khách quan khi đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đài trong diện khảo sát. Tất cả các phương pháp đã được sử dụng đều có đóng góp tích cực vào kết quả của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận Đây là đề tài lần đầu tiên khảo sát một cách có hệ thống về hoạt động của các đài truyền thanh cấp huyện, thị ở 5 tỉnh miền ĐNB, khu vực kinh tế năng động nhất nước hiện nay. Nếu nghiên cứu thành công, đề tài này không chỉ góp phần làm sáng tỏ diện mạo mà còn đánh giá toàn diện về vai trò, vị trí của các đài truyền thanh huyện, thị ở các tỉnh miền ĐNB trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội ở địa phương. Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về những vấn đề có liên quan đến báo chí PT - TH, nói chung và truyền thanh huyện, thị các tỉnh miền ĐNB nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn cung cấp những dữ liệu thực tế xác thực, cụ thể về hoạt động của các đài truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền ĐNB cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí nói chung và ở các địa phương trong khu vực nói riêng. Qua đó, giúp cho những cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí hiểu sâu sắc hơn vai trò, vị trí, thực trạng hoạt động của các đài truyền thanh huyện, thị trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, từ đó có những chủ trương, định hướng, cơ chế phù hợp nhằm lãnh đạo, quản lý hoạt động này hiệu quả hơn. - Những giải pháp mà luận văn nêu ra có thể là tài liệu tham khảo để các đài trong khu vực nghiên cứu, áp dụng nhằm cải tiến cách thức tổ chức, hoạt động, phát huy hơn nữa thế mạnh của từng đài trong bối cảnh hiện nay. - Quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này cũng là một dịp để tác giả luận văn bổ sung nhận thức, qua đó góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động tại đơn vị mình. 7. Bố cục của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo và Phụ lục, các nội dung chủ yếu của luận văn được trình bày trong 3 chương, 6 tiết, 89 trang. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN, THỊ Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (xuất bản năm 2000), từ “phát” có nghĩa là “truyền đi và làm tỏa ra tiếng nói, âm thanh, hình ảnh (thường trên làn sóng điện)”, còn “phát thanh” được giảng nghĩa là: “phát và truyền âm thanh bằng sóng vô tuyến điện” [44, tr.625]. Cũng theo các nhà ngôn ngữ học, thì động từ “truyền” thường đi liền với cách nói về phương thức truyền. Ví dụ như: truyền thanh có nghĩa là “truyền âm thanh đi xa bằng radio (vô tuyến truyền thanh) hoặc bằng đường dây”. Cũng từ điển này định nghĩa “truyền” là “lan rộng ra hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết” [44, tr.1119]. Cũng theo Từ điển này, từ “Nâng cao” có nghĩa là: “Đưa lên mức cao”; “Chất lượng” được giải thích là “Giá trị về mặt lợi ích khác với số lượng”; “Hoạt động” là “Hành động thường xuyên, hành động không ngừng” [44, tr.699, 219, 491]. Riêng thuật ngữ “Truyền thanh cấp huyện thị” là một thuật ngữ đã được sử dụng phổ biến trong lý luận chuyên ngành phát thanh ở nước ta. Theo các tác giả của các cuốn sách Báo phát thanh, Lý luận báo phát thanh, Phát thanh trực tiếp... thì đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một cấp trong hệ thống truyền thanh bốn cấp ở nước ta (gồm: cấp Trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp phường, xã, thị trấn). Trong đó, riêng hai cấp huyện, thị và cấp phường, xã, thị trấn còn được gọi chung bằng một thuật ngữ: truyền thanh cơ sở . Như vậy, có thể hiểu “Nâng cao chất lượng hoạt động của truyền thanh cấp huyện, thị” chính là phát huy hơn nữa khả năng của các đài truyền thanh huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh trong việc cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời có khả năng tác động tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển. 1.1.2. Vài nét về miền Đông Nam bộ Miền ĐNB là tên gọi của một địa bàn nằm trên nửa phần đất của Nam Bộ về phía đông. Địa giới hành chính của ĐNB gồm có TP. Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa -Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Tổng diện tích toàn vùng trên 23.550 km2. Nếu không tính Thành phố Hồ Chí Minh, năm tỉnh còn lại của khu vực ĐNB có diện tích 21.600 km2. Vùng ĐNB có thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Vùng này nằm kề với đồng bằng sông Cữu Long - vựa lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, có thể giao lưu thuận tiện nhờ có mạng lưới kênh rạch và hệ thống đường bộ. Bằng đường bộ cũng có thể dễ dàng đến với vùng Nam Tây Nguyên và Campuchia. Bằng đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có thể giao lưu với các tỉnh khác trong cả nước, nhất là duyên hải Nam Trung Bộ. Cụm cảng Sài Gòn (gồm cả đường không, đường biển) và Vũng Tàu tạo thuận lợi cho các hoạt động giao thương với nước ngoài. ĐNB có cả đất liền và biển. Nhờ có khí hậu cận xích đạo, vùng đất liền có địa hình thoai thoải, đất đai màu mỡ và mạng lưới thuỷ lợi được cải thiện, ĐNB là khu vực có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều, tiêu, cà phê… và nhiều loại cây ăn trái đặc sản lớn nhất trong cả nước. Nhờ các công trình thủy lợi mà diện tích đất trồng trọt ở ĐNB tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm cũng tăng, kéo theo việc tăng khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng. Ngoài ra, vùng ĐNB còn nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Minh Hải - Kiên Giang, đồng thời có các điều kiện lý tưởng để xây dựng các cảng cá. Ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi để nuôi trồng các loại thuỷ sản nước mặn và nước lợ. Kinh tế công nghiệp, dịch vụ phát triển đã góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh miền ĐNB trong nhiều năm liền luôn ở mức cao, trung bình từ 13-14%/năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị tổng kết thực hiện giao ước thi đua năm 2008, ký giao ước thi đua năm 2009 cụm các tỉnh miền Đông Nam bộ (ngày 13-3-2009) thì: trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của hầu hết các tỉnh trong cụm đều tăng bình quân trên 15%, trong đó cao nhất là Đồng Nai 15,5%, Bà Rịa - Vũng Tàu 14,9%, Bình Dương 14,8%, Bình Phước 14,5% và Tây Ninh 14%. Ngân sách của cụm ước đạt hơn 66.821 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,89%, trong đó Bình Dương có tỷ lệ hộ nghèo ít nhất. Toàn cụm cũng đã đào tạo dạy nghề, cung ứng lao động cho doanh nghiệp và giải quyết việc làm mới cho hơn 329.000 lượt lao động... Vùng ĐNB đang tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế. Cơ sở hạ tầng ở đây phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Tất cả các điều kiện trên tạo ra lợi thế của vùng trong phát triển kinh tế - xã hội. Hình thành chỉ mới hơn 3 thế kỷ, ĐNB là vùng đất trẻ so với các khu vực khác trong cả nước, song xuất phát từ những yếu tố thuận lợi nên vùng này cũng trở thành nơi hội tụ nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Các bộ tộc người sống tập trung ở miền ĐNB bao gồm: + Người Kinh (chiếm đa số và rải đều ở các tỉnh miền ĐNB) + Người Khơme (chiếm một số lượng rất ít, không đông đúc như khu vực miền Tây Nam bộ) + Người Hoa (đa số cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh và rải rác ở các tỉnh còn lại). + Người Stiêng (tập trung ở tỉnh Bình Phước, rải rác ở tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh) + Người Chơ-ro (tập trung ở Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu) + Người Mơ Nông và người Nùng (cư trú chủ yếu ở tỉnh Bình Dương, Bình Phước) Với đặc điểm cư dân có nguồn gốc từ nhiều địa phương khác nhau trên cả nước tụ họp về nên văn hoá của vùng này rất đa dạng với những nét đặc trưng rất riêng biệt. Có thế mạnh về đất đai và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nên ĐNB đã và đang tiếp tục thu hút một lượng lớn dân cư đến sinh sống và lập nghiệp. Bên cạnh đó, tình hình phát triển các khu công nghiệp, tốc độ đầu tư nước ngoài phát triển rất nhanh trong những năm qua đã đưa số lao động nhập cư và sự chuyển dịch lao động từ nhiều nơi đến các khu công nghiệp địa bàn này ngày càng đông. Như ở Đồng Nai, “65% lao động là người ngoại tỉnh” [61, tr.65]. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các khu công nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và tăng nhanh lực lượng công nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh về tiềm năng phát triển kinh tế, về nền văn hóa đa dạng, trình độ dân trí ngày một nâng cao đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước, ĐNB cũng đang đối mặt với những thách thức không nhỏ của sự phát triển. Những thành tựu và tồn tại trong từng bước chuyển mình của vùng đất trẻ này chính là chất liệu quý để tạo nên các tác phẩm báo chí, gắn kết báo chí ĐNB nói chung và các đài truyền thanh huyện, thị nói riêng với công chúng. 1.1.3. Đặc điểm công chúng phát thanh khu vực Đông Nam bộ Là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; thu hút đông đảo dân nhập cư từ các vùng miền trong cả nước; trình độ dân trí và mức thu nhập vào loại khá...đã tạo nên bộ phận công chúng thính giả đa dạng cho khu vực ĐNB. Từ sự khác biệt về công việc, lợi ích dẫn đến cách thức tiếp nhận thông tin khác nhau, có thể xác định các đặc điểm của một số nhóm công chúng thính giả ở khu vực ĐNB như sau: Công nhân: Cùng với thành phần dân cư thường trú, ở hầu hết các tỉnh khu vực ĐNB, số lượng công nhân là dân nhập cư chiếm trên 50% (riêng Đồng Nai, đa số công nhân tập trung ở các khu công nghiệp, với 65% lao động là người ngoài tỉnh). Radio và mạng lưới truyền thanh qua loa công cộng là một phương tiện truyền thông cần thiết để chuyển tải thông tin và các chương trình giải trí phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần cho lực lượng công nhân ở các khu nhà trọ. Nông dân: Với nhóm đối tượng này, sau một ngày lao động mệt nhọc, họ thường xem tivi, đọc báo, nghe radio. Đặc biệt, tỷ lệ nghe đài phát thanh ở nhóm đối tượng này rất cao do phát thanh là phương tiện rẻ tiền và rất tiện lợi khi tiếp nhận. Các đài truyền thanh huyện, thị miền ĐNB với mạng lưới loa công cộng bao trùm từ huyện, thị đến phường, xã, thị trấn, khu phố....đã tạo nhiều thuận lợi cho người nông dân trong việc nắm bắt tin tức, tiếp cận kiến thức khoa học - kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời nghe các chương trình giải trí. Hệ thống truyền thanh đã trở thành người bạn đồng hành, gần gũi với nhà nông, bởi họ có thể vừa lao động sản xuất hay vừa làm việc nhà, vừa nghe đài. Hiện nay, đa số gia đình nông dân đều có tivi nhưng họ chỉ xem vào buổi tối, thời gian không nhiều, còn báo in thì tốn kém và không cập nhật trên địa bàn nông thôn như ở các thành phố lớn. Tầng lớp trí thức: ĐNB tập trung khá đông đội ngũ trí thức. Nhóm công chúng đối tượng này th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docbia doc moi.doc
Tài liệu liên quan