Con người, từ khá sớm trong lịch sử nhận thức cho đến tận hôm nay, vẫn được nhiều học thuyết khoa học xã hội coi là chiếm vị trí trung tâm của sự phát triển. Tất nhiên, trong mỗi thời đại, con người được chú ý nghiên cứu trên các bình diện khác nhau. Đến nay, quan điểm hiện đại về phát triển con người đã được thừa kế, bổ sung bằng nhiều nội dung mới và được nhiều quốc gia đề cao và chú trọng thực hiện trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của mình, nhằm đạt tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Thực ra vấn đề phát triển con người theo xu hướng hiện đại đã được C.Mác đề cập cô đọng trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" (1848). Nhưng đến cuối thế kỷ XX, việc thừa nhận con người là nguồn lực vô tận, là nhân tố quyết định, là mục tiêu tối thượng của sự tiến bộ xã hội mới được các chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) quán triệt, lượng hóa và thiết kế một thước đo chung, nhằm đánh giá trình độ phát triển con người ở các quốc gia thuộc Liên hợp quốc.
Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu về phát triển con người đòi hỏi phải luận giải một cách toàn diện, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước. Đây là một yêu cầu cấp bách, cơ bản và lâu dài cho chiến lược phát triển con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề là ở chỗ, mặc dù coi con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội, và do đó, phát triển con người thường được nhiều quốc gia ưu tiên hàng đầu cho việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, nhưng trên thực tế, không phải quốc gia nào cũng làm được điều này, kể cả các quốc gia phát triển có nhiều tiềm lực về kinh tế. Việc phát triển con người có thực hiện được hay không, đạt tới mức độ nào, ngoài việc dựa trên sự phát triển về kinh tế, còn tùy thuộc vào quan điểm, chính sách và chương trình hành động của từng quốc gia, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trong điều kiện quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ như hiện nay, hội nhập là xu thế tất yếu của thế giới đương đại, các quốc gia đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn đối với sự phát triển của mình. Theo đó, việc phát triển con người của các quốc gia cũng được đặt trước những cơ hội và thách thức to lớn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa mở ra những cơ hội to lớn cho các nước đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các quá trình xã hội, chẳng hạn, làm mất công bằng xã hội, tăng nhanh khoảng cách phân hóa giàu nghèo, mở rộng rủi ro an sinh xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống, đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống, v.v.
Ở Việt Nam, Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, trong bản "Tuyên ngôn độc lập", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố với thế giới về quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc là những quyền cơ bản và bất khả xâm phạm của mọi người và mọi dân tộc. Người nhấn mạnh, việc phấn đấu không ngừng để thực hiện các quyền của con người, đó cũng là mục tiêu phấn đấu, là mục đích tối cao của mọi hành động của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Sự khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các quyền của con người là sự kết tinh từ những tinh hoa tiến bộ nhân loại và của truyền thống Việt Nam qua mấy ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Phát triển là của con người, do con người và vì con người - đó là giá trị trường tồn của nhân loại và cũng là của văn hóa Việt Nam.
Trong tất cả các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng đến sự nghiệp giải phóng, xây dựng và phát triển con người Việt Nam. Đặc biệt, trong 20 năm qua, bằng việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; công cuộc đổi mới toàn diện đã mở rộng không gian phát triển đầy triển vọng cho nhân dân Việt Nam, trong đó, các cơ hội và điều kiện cho việc phát triển toàn diện con người ngày càng được xác lập, bảo đảm và mở rộng. Có thể nói, thành tựu nổi bật nhất của công cuộc đổi mới ở nước ta trong gần 20 năm qua là thành tựu về phát triển con người.
Chúng ta đạt được những thành tựu đó là nhờ có sự nhận thức một cách toàn diện về vấn đề phát triển con người, coi nguồn lực con người là "giá trị quý báu nhất" và đóng vai trò quyết định nhất; con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Trong các văn kiện của mình, Đảng ta luôn chú trọng đến việc đề ra những chính sách nhằm phát huy có hiệu quả cao nhất nguồn lực con người. Trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", Đảng ta khẳng định: "Vì hạnh phúc của con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân" [10, tr. 13]( Từ đây: - Số đầu là số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo.
- Số cuối là số trang của tài liệu tham khảo.). Tại Đại hội VIII, Hội nghị Trung ương lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh con người là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
77 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Một số quan điểm cơ bản về phát triển con người và thực trạng của việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người, từ khá sớm trong lịch sử nhận thức cho đến tận hôm nay, vẫn được nhiều học thuyết khoa học xã hội coi là chiếm vị trí trung tâm của sự phát triển. Tất nhiên, trong mỗi thời đại, con người được chú ý nghiên cứu trên các bình diện khác nhau. Đến nay, quan điểm hiện đại về phát triển con người đã được thừa kế, bổ sung bằng nhiều nội dung mới và được nhiều quốc gia đề cao và chú trọng thực hiện trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của mình, nhằm đạt tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Thực ra vấn đề phát triển con người theo xu hướng hiện đại đã được C.Mác đề cập cô đọng trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" (1848). Nhưng đến cuối thế kỷ XX, việc thừa nhận con người là nguồn lực vô tận, là nhân tố quyết định, là mục tiêu tối thượng của sự tiến bộ xã hội mới được các chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) quán triệt, lượng hóa và thiết kế một thước đo chung, nhằm đánh giá trình độ phát triển con người ở các quốc gia thuộc Liên hợp quốc.
Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu về phát triển con người đòi hỏi phải luận giải một cách toàn diện, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước. Đây là một yêu cầu cấp bách, cơ bản và lâu dài cho chiến lược phát triển con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề là ở chỗ, mặc dù coi con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội, và do đó, phát triển con người thường được nhiều quốc gia ưu tiên hàng đầu cho việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, nhưng trên thực tế, không phải quốc gia nào cũng làm được điều này, kể cả các quốc gia phát triển có nhiều tiềm lực về kinh tế. Việc phát triển con người có thực hiện được hay không, đạt tới mức độ nào, ngoài việc dựa trên sự phát triển về kinh tế, còn tùy thuộc vào quan điểm, chính sách và chương trình hành động của từng quốc gia, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trong điều kiện quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ như hiện nay, hội nhập là xu thế tất yếu của thế giới đương đại, các quốc gia đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn đối với sự phát triển của mình. Theo đó, việc phát triển con người của các quốc gia cũng được đặt trước những cơ hội và thách thức to lớn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa mở ra những cơ hội to lớn cho các nước đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các quá trình xã hội, chẳng hạn, làm mất công bằng xã hội, tăng nhanh khoảng cách phân hóa giàu nghèo, mở rộng rủi ro an sinh xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống, đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống, v.v...
ở Việt Nam, Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, trong bản "Tuyên ngôn độc lập", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố với thế giới về quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc là những quyền cơ bản và bất khả xâm phạm của mọi người và mọi dân tộc. Người nhấn mạnh, việc phấn đấu không ngừng để thực hiện các quyền của con người, đó cũng là mục tiêu phấn đấu, là mục đích tối cao của mọi hành động của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Sự khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các quyền của con người là sự kết tinh từ những tinh hoa tiến bộ nhân loại và của truyền thống Việt Nam qua mấy ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Phát triển là của con người, do con người và vì con người - đó là giá trị trường tồn của nhân loại và cũng là của văn hóa Việt Nam.
Trong tất cả các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng đến sự nghiệp giải phóng, xây dựng và phát triển con người Việt Nam. Đặc biệt, trong 20 năm qua, bằng việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; công cuộc đổi mới toàn diện đã mở rộng không gian phát triển đầy triển vọng cho nhân dân Việt Nam, trong đó, các cơ hội và điều kiện cho việc phát triển toàn diện con người ngày càng được xác lập, bảo đảm và mở rộng. Có thể nói, thành tựu nổi bật nhất của công cuộc đổi mới ở nước ta trong gần 20 năm qua là thành tựu về phát triển con người.
Chúng ta đạt được những thành tựu đó là nhờ có sự nhận thức một cách toàn diện về vấn đề phát triển con người, coi nguồn lực con người là "giá trị quý báu nhất" và đóng vai trò quyết định nhất; con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Trong các văn kiện của mình, Đảng ta luôn chú trọng đến việc đề ra những chính sách nhằm phát huy có hiệu quả cao nhất nguồn lực con người. Trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", Đảng ta khẳng định: "Vì hạnh phúc của con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân" [10, tr. 13]( Từ đây: - Số đầu là số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo.
- Số cuối là số trang của tài liệu tham khảo.
). Tại Đại hội VIII, Hội nghị Trung ương lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh con người là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, việc phát triển con người ở nước trong thời kỳ vừa qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng còn nhiều hạn chế về cả mặt nhận thức và hành động. Bối cảnh phát triển con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay vừa có những cơ hội mới, vừa đứng trước nhiều thách thức. Điều đó đòi hỏi phải xem xét một cách toàn diện, để từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm phát triển con người, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới hiện nay.
Vì những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài " Một số quan điểm cơ bản về phỏt triển con người và thực trạng của việc phỏt triển con người ở Việt Nam hiện nay " để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử, có thể nói, các nhà triết học đã bàn nhiều đến vấn đề con người; các nhà triết học đã chú ý đến khía cạnh xã hội cũng như mục tiêu của phát triển xã hội, xét cho cùng là phát triển con người. Tuy nhiên, các nhà triết học trước C. Mác và kể cả nhiều trường phái triết học hiện đại mặc dù đề cao con người, nhưng vẫn chưa đặt ra vấn đề phải lượng hóa sự phát triển con người một cách triệt để trong thực tiễn.
Như đã biết, vấn đề phát triển con người đã được C.Mác đề cập năm 1848 trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản". ở đây, phát triển con người đã được C.Mác xác định như là mục tiêu của phát triển xã hội. Khi phê phán những hạn chế của chủ nghĩa tư bản, những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản, C. Mác khẳng định rằng chỉ có giai cấp công nhân mới có đủ khả năng lãnh đạo nhân dân tiến hành thành công cuộc cách mạng vô sản, lập nên chế độ xã hội chủ nghĩa. Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ xóa bỏ mọi sự áp bức, bóc lột, bất công, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, văn minh, tạo đầy đủ những điều kiện cho sự phát triển toàn diện con người, trong đó, "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" [24, tr. 628]
Phấn đấu vì sự phát triển của con người là mục tiêu chung của các Đảng Cộng sản trong quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền, cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Vấn đề lượng hóa sự phát triển con người cùng với sự xác định nội hàm hiện đại của khái niệm "phát triển con người" (Human development) được UNDP (United Nations Development Programme) đưa ra vào năm 1990 trong báo cáo đầu tiên về phát triển con người. Người đề xuất và sử dụng khái niệm này là Mahbub ul Haq, cũng trong năm này chỉ số HDI (Human Development Index) được coi là công cụ hữu hiệu để đo chỉ số phát triển con người và cũng từ đây hàng năm "Báo cáo phát triển con người" (Human Development Report - HDR) của UNDP được xuất bản để đánh giá những thành tựu và hạn chế của các quốc gia về phát triển con người, nghiên cứu những cơ hội và thách thức cũng như trao đổi những kinh nghiệm về phát triển con người trên phạm vi thế giới vì sự tiến bộ và văn minh của nhân loại.
Đây là vấn đề khá mới mẻ và đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu ở các góc độ khác nhau:
- Một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về phát triển con người nhưng chủ yếu với tính cách là nguồn nhân lực, xem xét vai trò của con người, coi con người là động lực cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Có thể nêu một số công trình như: "nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (Đoàn Văn Khái, Tạp chí Triết học, số 4 (1995); "Nghiên cứu con người, phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi nền kinh tế tri thức xuất hiện" của Phạm Thành Nghị, "Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay" của Phạm Thanh Đức trong cuốn "Nghiên cứu con người, đối tượng và những phương hướng chủ yếu" (2002) do Phạm Minh Hạc và Hồ Sĩ Quý chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giải phóng con người, lấy đó làm cơ sở lý luận, phương pháp luận cho nghiên cứu về sự nghiệp giải phóng và xây dựng và phát triển toàn diện con người Việt Nam. Đó là các công trình: "Tư tưởng về sự giải phóng con người trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" của Trần Hữu Tiến. Trích trong "Sống mãi với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998), "Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người", của Bùi Bá Linh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2003)…
- Cũng có một số người đi vào nghiên cứu các khía cạnh xã hội khác nhau về phát triển con người như về chính sách y tế, giáo dục, chính sách xóa đói, giảm nghèo… từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm phục vụ các yêu cầu về phát triển con người mới. Có thể kể ra các công trình như: "Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2001); "Tính tương thích giữa phát triển giáo dục và phát triển kinh tế trong phát triển con người ở Việt Nam" của Đặng Quốc Bảo, trong tạp chí Nghiên cứu con người, số 2 (2002); "Nhà nước và sự phát triển con người trong quá trình đổi mới ở Việt Nam" của Bùi Tất Thắng trong tạp chí Nghiên cứu con người, số 2, (2002)…
Nhìn chung, các công trình trên đều khẳng định yêu cầu phát triển con người và ý nghĩa của việc nhận thức đúng đắn và xây dựng chính sách phát triển con người. Song, do yêu cầu của thời đại và của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, việc tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống các quan điểm cơ bản về phát triển con người, phân tích thực trạng và luận chứng một số giải pháp phát triển con người ở nước ta hiện nay vẫn là một việc làm cần thiết cả về mặt lý luận, lẫn thực tiễn. Theo hướng nghiên cứu này, tác giả luận văn chọn đề tài "Một số quan điểm cơ bản về phát triển con người và thực trạng của việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài nghiên cứu trên cơ sở kế thừa giá trị của các công trình đi trước.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục đích: Bước đầu nghiên cứu một số quan điểm cơ bản về hệ vấn đề phát triển con người, từ quan điểm của các nhà triết học trước Mác, quan điểm của C.Mác và của quan điểm UNDP. Trên cơ sở đó, luận văn tìm hiểu quan điểm của Đảng ta về phát triển con người, đánh giá thực trạng phát triển con người ở nước ta trong thời gian qua và chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, đồng thời, luận chứng một số giải pháp cho phát triển con người ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau:
- Thứ nhất, luận văn làm rõ quan niệm của một số nhà triết học trước C.Mác, quan niệm của C.Mác và quan điểm của các nhà triết học hiện đại về phát triển con người, đặc biệt là về phát triển con người của UNDP; phân tích, làm rõ nội hàm và phương thức nghiên cứu định lượng về khái niệm phát triển con người của UNDP, theo đó làm rõ các nội dung có liên quan đến sự phát triển con người ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
- Thứ hai, luận văn trình bày sự nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người; phân tích thực trạng phát triển con người ở Việt Nam trong những năm gần đây, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của thực trạng này.
- Thứ ba, luận văn cố gắng nêu ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong lĩnh vực phát triển con người, từ đó luận giải một số phương hướng và giải pháp để phát triển con người Việt Nam bền vững.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng về phát triển và tiến bộ xã hội, trong đó có phát triển con người; đồng thời, dựa vào các nguyên tắc và hệ tiêu chí đánh giá phát triển con người của UNDP để phân tích thực trạng con người Việt Nam và các vấn đề có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê... để trình bày các luận điểm của mình.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày một cách tương đối có hệ thống những quan điểm về phát triển con người trong lịch sử triết học, làm rõ quan điểm của C.Mác về phát triển con người, ý nghĩa của quan niệm đó đối với sự nhận thức về con người và phát triển con người trong thời đại ngày nay.
- Luận văn trình bày và làm sáng tỏ hơn quan niệm của UNDP về phát triển con người; nội hàm của khái niệm phát triển con người, các chỉ số, các yêu cầu, điều kiện và mục tiêu phát triển con người.
- Luận văn trình bày quan điểm của Đảng về phát triển con người ở nước ta. Trên cơ sở quan điểm của Đảng và của UNDP, luận văn đánh giá thực trạng phát triển con người ở nước ta hiện nay, phân tích nguyên nhân của những mặt chưa làm được trong phát triển con người; đồng thời, bước đầu luận giải một số phương hướng và giải pháp nhằm để phát triển toàn diện, bền vững con người Việt Nam hiện nay.
6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển con người, đặc biệt là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, của UNDP và của Đảng, giúp nhận thức sâu sắc hơn về mục tiêu phát triển con người của nhân loại và của Việt Nam hiện nay, thông qua đó thấy được chương trình và mục tiêu phấn đấu của Đảng, Nhà nước và của cả dân tộc vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp đó là của con người, do con người, vì sự giải phóng và phát triển của chính bản thân con người.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về vấn đề con người. Đồng thời, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong việc đề ra các chính sách phát triển con người.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1
Một số quan điểm cơ bản về phát triển con người
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và nó đã được quan tâm ngay từ thời kỳ sơ khai của loài người. Đặc biệt, khoa học triết học đã nghiên cứu con người ở mức độ khái quát nhất và sớm nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, không phải ngay từ thời cổ đại người ta đã có quan điểm đúng đắn về con người và càng chưa bàn đến vấn đề phát triển con người. Chỉ đến khi nền triết học đã phát triển rất cao, vấn đề phát triển con người mới được đánh giá một cách tương đối hệ thống, đầy đủ. Điều này thể hiện rõ nét qua lịch sử phát triển của triết học.
1.1. Quan điểm phát triển con người trong lịch sử triết học trước Mác
Khi nghiên cứu vấn đề con người, triết học phương Đông, điển hình là triết học ấn Độ và Trung Quốc cổ - trung đại, cũng mới chỉ đạt đến trình độ thừa nhận con người có phần xác và phần hồn. Phần lớn các quan điểm đều cho rằng, đối với con người, "phần xác" có thể chết, mất đi, nhưng "phần hồn" vẫn tồn tại. Điển hình như quan điểm của các trường phái chính thống của triết học ấn Độ. Sự hình thành và phát triển các tư tưởng về con người của triết học ấn Độ cổ - trung đại gắn với quan niệm tôn giáo. Con người chỉ phát triển trong khuôn khổ của sự chi phối của các lực lượng thần thánh, siêu nhiên. Tư tưởng "giải thoát" con người khỏi những đau khổ trầm luân của Phật giáo, tuy nhuốm màu sắc tôn giáo, song ít nhiều cũng thể hiện sự quan tâm đối với vấn đề phát triển con người. Thành ra, ở giai đoạn này, việc phát triển con người được luận giải theo hướng duy tâm, chỉ là sự giải thoát về mặt "linh hồn" và phát triển là sự giải thoát của linh hồn cá thể khỏi thể xác, trở về với linh hồn tối cao (Kinh Vêda), về thế giới bên kia, hay với cõi Niết bàn của đức Phật.
Lấy con người làm trung tâm cho học thuyết của mình, triết học Trung Quốc cổ - trung đại, với các đại biểu như Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử… đã chú ý nghiên cứu số phận của con người và con đường giải phóng, phát triển cho con người. Tuy nhiên, hầu hết các trường phái triết học đều dừng lại ở chỗ coi đời sống con người, sự phân chia đẳng cấp, giàu nghèo, sang hèn... là do "thiên mệnh", con người không nên và không thể thoát khỏi, cưỡng lại được "mệnh trời". Mọi cố gắng của con người nhằm thoát khỏi sự an bài trong hiện thực là vô ích.
Bên cạnh các quan điểm duy tâm, tôn giáo về vấn đề con người và phát triển con người, ở ấn Độ và Trung Quốc cổ - trung đại còn có một số quan điểm tiến bộ khi nhìn nhận con người một cách duy vật (Phái Lokayata, phái Âm dương - Ngũ hành...), coi tính người là do rèn luyện, do giáo dục mà nên...
Trong lịch sử triết học phương Tây trước Mác, vấn đề con người, bản chất con người và việc giải phóng, phát triển con người cũng được đặt ra khá phong phú.
Phần lớn các nhà triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại đều đề cao vai trò của con người. Prôtagora đã coi con người là thước đo của mọi vật đang tồn tại và lần đầu tiên, ông đưa ra quan niệm về quyền bình đẳng giữa người với người, khẳng định thượng đế tạo ra mọi người đều là người tự do, tự nhiên không ai biến thành nô lệ cả, con người được tự do phát triển về mọi mặt. Arixtốt coi con người là một động vật chính trị, một sinh vật xã hội được cố kết trong một cộng đồng người, trong một xã hội nhất định, "ông cho rằng, để con người phát triển được thì xã hội có nhiệm vụ bảo đảm công lý cho người dân, đảm bảo đời sống vật chất cho mỗi gia đình và người dân phải có nghĩa vụ đối với xã hội. Tuy có sự hạn chế về mặt lịch sử và giai cấp, song các nhà triết học Hy Lạp - La Mã đã đưa ra một số quan điểm tiến bộ về vấn đề con người và phát triển con người. Đó là những cơ sở để các nhà triết học sau này tiếp tục phát triển.
Dưới sự thống trị khắc nghiệt của nhà thờ Ki tô giáo, các trường phái triết học Tây Âu đều bị thần học chi phối, hầu hết các quan điểm chứng minh sự tồn tại của Thượng đế, sự tồn tại của chế độ đẳng cấp là sự tồn tại hợp lý do sự quy định của Thượng đế. Các trào lưu triết học thời kỳ này đều cho rằng, con người là sản phẩm của thượng đế và Thượng đế có vai trò tối cao đối với đời sống của con người. Giăngxicốt Ơrrgiennơ cho rằng, con người không có tự do mà sự tự do của con người chỉ có được khi trở về "thế giới bên kia" và chỉ có thượng đế là tự do tuyệt đối, còn con người không có quyền tự do định đoạt cuộc sống của mình.
Sang thời kỳ Phục hưng và Cận đại, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành và phát triển, giá trị văn hóa cổ đại Hy - La được khôi phục trên cơ sở của nền kinh tế mới, các giá trị của con người mà từ lâu bị chế độ phong kiến chà đạp và bị nhà thờ Thiên Chúa giáo Trung cổ làm lu mờ, hoặc trở nên huyền bí… đã được phục hưng lại theo tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo. Các nhà triết học thời kỳ này (với một số đại biểu như: Bêcơn, Hốp xơ, Lốccơ, Đềcáctơ, Rútxô…) đã đấu tranh quyết liệt với những quan niệm tôn giáo thần bí xoay quanh vấn đề con người. Triết học thời kỳ này đã chứng minh sức mạnh vĩ đại của con người, đề cao vai trò thực tiễn của con người, xem con người là thước đo của mọi vật. Các giá trị văn hóa, nghệ thuật được đặc biệt chú trọng. Con người được coi là sản phẩm tối cao và tinh túy nhất trong sự sáng tạo của thượng đế; là vũ khí vĩ đại nhất của tạo hóa, có khả năng sáng tạo ra các sự vật mới phục vụ cho cuộc sống của mình. Con người có đủ khả năng tự giải phóng và phát triển bản thân mình khỏi khuôn khổ chật hẹp của Thiên Chúa giáo, của xã hội trung cổ vốn đè nặng lên đời sống con người. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của các quan niệm này là đã không đề ra được mục tiêu giải phóng, phát triển cá nhân người lao động khỏi sự áp bức và bóc lột.
Triết học cổ điển Đức đặc biệt đề cao vai trò của con người. Sự ra đời của dòng triết học này đã làm cho tư tưởng về con người và phát triển con người có những thay đổi mới về chất. Điều đó được thể hiện trong cả hai trường phái triết học duy vật và duy tâm.
Trong triết học Cantơ, con người được coi là một thực thể, hơn nữa, là một thực thể hoạt động, một nhân tố có vị trí đặc biệt trong thế giới. Thực thể đó đứng giữa, ở vị trí trung tâm của thế giới "vật tự nó" và thế giới "hiện tượng". Sự phát triển con người, theo Cantơ là sự phát triển để đạt tới "vật tự nó", con người được tự do trong thế giới này, còn trong thế giới của những "hiện tượng" thì tự do của con người chỉ là tương đối, chỉ là cái thứ yếu không đáng được quan tâm. Con người trong triết học của Cantơ là con người suy nghĩ và hành động. Tư tưởng của ông đều xuất phát từ bản thân con người và vì sự giải phóng của bản thân con người. Đây là tư tưởng mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc và đặt nền móng cho những quan điểm về con người sau này của C.Mác.
Khẳng định con người là chủ thể, đồng thời là kết quả của quá trình lao động, Hêghen coi sự phát triển con người là sự phát triển của tự do, của tư duy nhân loại. Ông cho rằng, sự phát triển của tự do của con người là thước đo đánh giá trình độ phát triển của xã hội. Tuy nhiên, do đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm, nên ông đã đi tới quan niệm sai lầm khi cho rằng sự phát triển đó là quá trình trở về cái "tinh thần tuyệt đối".
Nhà triết học duy vật nhân bản L.Phoi ơ bắc đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, coi con người là trung tâm, cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ hệ thống triết học của mình. Con người trong triết học của L.Phoi-ơ-bắc là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của sự phát triển của tự nhiên. Giữa con người và tự nhiên nằm trong một thể thống nhất hữu cơ không thể tách rời. Tuy nhiên, xét về mặt xã hội, ông chỉ thấy con người có quan hệ duy nhất là quan hệ tình yêu; từ đó, ông kêu gọi mọi người hãy đối xử với nhau bằng quan hệ tình yêu tôn giáo và trong điều kiện như vậy, con người được tự do phát triển bằng tình yêu của chính họ. Vì vậy, con người phát triển là đạt đến mục tiêu của một tình yêu phổ biến, phi giai cấp, phi lịch sử.
Triết học phi mácxít hiện đại với sự phát triển tuy phong phú nhưng đầy tính phức tạp với nhiều trường phái khác nhau như: chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng, hiện tượng học, chú giải học… đã xem xét vấn đề con người và phát triển con người ở từng khía cạnh khác nhau. Triết học hiện sinh đi vào cái tôi cá nhân và con người phát triển để trở về với cái tôi đích thực trừu tượng của mình; hay triết học nhân bản lại nhấn mạnh yếu tố bẩm sinh, di truyền, mang tính bản năng và coi đó là sự tồn tại đích thực, để trở về với cái vô thức… Nói chung, trong triết học phi mác xít hiện đại, mỗi trường phái đi vào xem xét theo những khía cạnh riêng lẻ, theo từng "thuộc tính cố hữu" của con người. Sự phát triển con người là quá trình đi tìm đến cái tôi của cá nhân chung chung trừu tượng.
Như vậy, trước khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, vấn đề con người và phát triển con người đã được các nhà triết học bàn đến. Tùy theo lập trường triết học của mình, các nhà triết học khác nhau đã xem xét sự phát triển con người ở các khía cạnh khác nhau, các nhà triết học duy tâm xem xét sự phát triển con người ở khía cạnh tinh thần, đó là sự phát triển của trí tuệ, sự trở về của "tinh thần tuyệt đối". Ngược lại, các nhà triết học duy vật, mặc dù đề cao con người hiện thực, tìm mục tiêu phát triển con người ở chính thế giới hiện thực, song cũng chưa có nhà triết học nào đề ra được mục tiêu xóa bỏ sự áp bức, bóc lột trong đời sống của hiện thực của con người. Ngay cả L.Phoi ơ bắc, nhà triết học duy vật nhân bản tiến bộ nhất của thời kỳ này cũng không vượt qua quan điểm duy tâm khi xem xét vấn đề xã hội nói chung và con người nói riêng.
1.2. Quan điểm phát triển con người trong triết học Mác-Lênin
Lịch sử triết học đã bước sang một trang mới bằng sự ra đời của triết học Mác-Lênin. Thành quả to lớn của các nhà sáng lập triết học Mác-Lênin để lại không dừng lại ở chỗ đưa ra một hệ thống lý luận đúng đắn về bản chất của thế giới và bản chất con người, mà còn chỉ ra con đường để phát triển con người một cách duy vật và khoa học.
Về bản chất con người, xuất phát từ việc phê phán những hạn chế của các qu