Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Đầu tư đổi mới xe buýt là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng dịch

vụ về mặt an toàn và tiện nghi nhằm thu hút hành khách đi lại. Theo tính toán

của Trung tâm nghiên cứu phát triển Giao thông Vận tải phía nam, để đáp ứng

nhu cầu đi lại từ 16 đến 20% vào năm2010 cho quy mô 140 tuyến xe buýt thì

cần đầu tư khoảng 6000 xe buýt mới các loại từ 25 chỗ ngồi trở lên, mức vốn

đầu tư khoảng 265 triệu USD. Đây là mộtkhoản tiền lớn mà các đơn vị xe buýt

phải vay vốn mới có thể đầu tư đổi mới xe buýt.

Cho nên, nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn vay mua xe đối với

các đơn vị xe buýt, đặc biệt là các hợp tác xã. Cụ thể là cho vay vốn với lãi suất

ưu đãi khoảng 3%/năm và thời hạn hoàn vốn từ 10 năm trở lên để các đơn vị xe

buýt yên tâm đầu tư xe mới.

Việc lựa chọn chủng loại xe buýt hoạt động trên mạng lưới phải phù hợp

với bề rộng của mặt đường giao thông, lưu lượng hành khách tính theo

giờ/hướng, sàn xe thấp nhằm tạo thuận lơi cho hành khách lên xuống xe và nhãn

hiệu (mác xe) càng ít càng tốt. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn

giao thông, tận dụng được trọng tải củaxe, đảm bảo sự công bằng giữa các

doanh nghiệp cùng hoạt động trên tuyến và thuậntiện cho việc điều hành cũng

như sửa chữa xe.

pdf55 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng lượt đi trong tháng trên một hoặc nhiều tuyến xe buýt. - Vé thẻ từ: Mua trước theo tổng số tiền, khi đi xe buýt thì giá trị vé được trừ dần bằng máy kiểm soát vé, có khuyến khích giảm giá một phần. Chẳng hạn vé dùng trong hai năm sẽ được giảm giá khoảng 5 đến 15% nếu đi hết giá trị của vé. - Vé thẻ mua trước, có thời hạn, không định rõ số lượt đi: Loại vé này khuyến khích rộng rãi mọi tầng lớp dân cư sử dụng vé xe buýt vì chuyển tuyến thuận lợi, có thể giảm giá từ 20 đến 60% so với giá vé bán lẻ. Bao gồm nhiều hình thức như vé đi trong một tuần, hai tuần, một tháng, ba tháng, sáu tháng, một năm… Các loại vé nêu trên là loại vé thông dụng sử dụng được cho mọi tuyến của mạng lưới xe buýt, có mức giá khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Cụ thể là giảm giá nhiều cho các đối tượng khuyến khích và giảm giá vừa phải cho các đối tượng khác. 3.2.2.2. Điều chỉnh và bố trí hợp lý các tuyến xe buýt mới. Việc điều chỉnh và bố trí hợp lý các tuyến xe buýt mới nhằm phát triển mạng lưới tuyến xe buýt phủ kín các đường phố chính, đường phố khu vực để hành khách có thể đi đến hầu hết các nơi trên địa bàn thành phố với số lần 42 chuyển tuyến ít nhất. Ngoài ra, còn nhằm tận dụng khả năng hiện có và phát triển theo quy hoạch của hệ thống đường giao thông để bố trí tuyến, nâng cao mật độ tuyến bình quân lên từ 1,10 – 1,32 km/km2 (hiện nay là 0,74 km/km2) và hệ số tuyến từ 1,16 – 1,38 km/km đường giao thông (hiện nay là 0,82 km/km đường). - Đối với các tuyến hiện có: nếu tuyến quá dài thì cần tách tuyến hoặc chuyển một phần thành tuyến nhanh, nếu tuyến quá ngắn cần nối kết với các tuyến cùng hướng. Đồng thời, đưa các điểm đầu và điểm cuối các tuyến đang sử dụng lòng lề đường vào các bến bãi để tạo sự tiếp chuyển thuận lợi cho hành khách, đảm bảo an toàn giao thông và đưa các tuyến trùng lặp quá 40% cự ly qua các đường song hành để tăng mật độ tuyến. - Đối với các tuyến mở mới: Hình thành các tuyến trục để nối các trung tâm của thành phố, tuyến hình rẽ quạt từ trung tâm đi ra các hướng quan trọng, tuyến nối kết với các tuyến trục, các tuyến hướng tâm và xuyên tâm đi theo các đường giao thông cửa ngõ của thành phố như xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13, Kinh Dương Vương và Quốc lộ 1, Trường Chinh và Quốc lộ 22, Tùng Thiện Vương và Quốc lộ 50… Đồng thời bố trí một số tuyến vòng khu vực trung tâm, tuyến vòng đi qua các quận mới phát triển, tuyến tiếp chuyển nối ga Hoà Hưng, bến xe liên tỉnh Miền Đông, Miền Tây, Chợ Lớn, An Sương, sân bay Tân Sơn Nhất, bến tàu khách… đến các trung tâm của thành phố. Theo quy hoạch đến năm 2010, để đạt quy mô trung bình 140 tuyến xe buýt thì mỗi năm cần mở mới từ 10 đến 15 tuyến để phục vụ hành khách đi lại. 3.2.3. Giải pháp về nâng cao năng lực điều hành của các cơ quan quản lý hoạt động của xe buýt và các đơn vị xe buýt. 3.2.3.1. Đối với các cơ quan quản lý hoạt động của xe buýt. + Thiết lập đèn tín hiệu và làn đường ưu tiên cho xe buýt. 43 Ngành Giao thông Công chánh cần bố trí đèn tín hiệu ưu tiên cho xe buýt tại các giao lộ một số tuyến quan trọng, trước hết là các tuyến trục Đông – Tây, trục Nam – Bắc, sau đó mở rộng đến các tuyến trục cửa ngõ thành phố. Bố trí làm đường ưu tiên cho xe buýt có phân định lộ giới bằng sơn vạch trên đường hoặc bằng dãi phân cách trên các tuyến đường có lưu lượng xe đông nhất như Trần Hưng Đạo, Cách Mạng tháng 8 và Trường Chinh, đường 3-2, Hai Bà Trưng, Phan Đăng Lưu… Ngoài ra, chính quyền thành phố cần quy định quyền ưu tiên cho xe buýt trong các khu vực có đường phố hẹp, đường một chiều, như đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai… Việc thiết lập đèn tín hiệu và làn đường ưu tiên cho xe buýt nhằm đảm bảo tốc độ hành trình theo biểu đồ vận hành, làm tăng tín nhiệm của hành khách khi sử dụng xe buýt để đi lại. + Nâng cao năng lực điều hành của cơ quan điều hành mạng lưới xe buýt. Ngành Giao thông Công chánh cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ lao động của cơ quan điều hành mạng lưới xe buýt và các đơn vị xe buýt như các quy định chuyên ngành về phục vụ hành khách đi xe, về quản lý hoạt động của xe buýt… để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt. Ngoài ra, cơ quan quản lý điều hành mạng lưới xe buýt cần tổ chức bộ phận chuyên trách để quản lý và cập nhật về sản lượng vận chuyển của các đơn vị xe buýt, số lượng và tình trạng kỹ thuật của cơ sở hạ tầng kỹ thuật của mạng lưới; số lượng, chủng loại và đặc tính kỹ thuật xe buýt của các đơn vị để điều động khi cần thiết. Trang bị hệ thống thông tin điều hành xe buýt tại cơ quan và 44 các trạm điều hành khu vực để kịp thời giải quyết các tình trạng khẩn cấp như ách tắc giao thông, tai nạn, ối đọng khách… + Đấu thầu chọn đơn vị xe buýt khai thác trên tuyến. Việc thực hiện đấu thầu chọn đơn vị xe buýt khai thác trên tuyến sẽ áp dụng cho toàn bộ các tuyến xe buýt thể nghiệm (có trợ giá) của mạng lưới xe buýt thành phố. Đối tượng dự thầu là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trú đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có giấy phép kinh doanh và có đủ điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo quy định tại Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11/12/2001 của Chính Phủ. Để đánh giá năng lực của doanh nghiệp dự thầu, ngành giao thông công chánh có thể dựa vào một số tiêu chí như sau: - Một là, về năng lực chuyên môn: Số lượng nhân sự và trình độ chuyên môn, năng lực phương tiện vận tải hoạt động trên tuyến phải phù hợp theo yêu cầu và đúng tiêu chuẩn quy định của nhà nước. - Hai là, về năng lực điều hành đơn vị: Địa bàn hoạt động nên ưu tiên cho đơn vị có văn phòng gần tuyến dự thầu; đã chấp hành tốt các quy định ở hợp đồng khai thác vận chuyển trên các tuyến thể nghiệm khác (nếu đã tham gia trên mạng lưới); chấp hành tốt các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; thực hiện tốt chế độ báo cáo thống kê và các nghĩa vụ khác theo quy định; kinh nghiệm hoạt động trên tuyến xe buýt thể nghiệm và sản lượng bình quân đạt được trên tuyến. - Ba là, về năng lực tài chính: Có mở tài khoản tại ngân hàng để thuận tiện trong giao dịch, cơ sở vật chất để điều hành hoạt động của đơn vị hiện nay. Qua đánh giá năng lực của đơn vị dự thầu, ngành Giao thông Công chánh sẽ lập danh sách các đơn vị được ưu tiên tham gia đấu thầu (danh sách ngắn), tiến hành kế hoạch đấu thầu theo quy định hiện hành để chọn đơn vị trúng thầu 45 khai thác trên tuyến và ký hợp đồng khai thác tuyến xe buýt với thời hạn trung bình khoảng 1 năm. Việc đấu thầu chọn đơn vị xe buýt khai thác trên tuyến sẽ có những tác dụng tốt như: chọn được đơn vị có khả năng cung cấp dịch vụ vận tải tốt nhất để phục vụ hành khách; xoá bỏ cơ chế xin cho nên tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt; tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp xe buýt, tác động đến việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách; tạo được mô hình tuyến xe buýt mẫu phục vụ theo định hướng khách hàng mà việc trợ giá ở mức thấp nhất và là động lực để tự nâng cao năng lực quản trị điều hành của các doanh nghiệp, đặc biệt là các hợp tác xã xe buýt. Để thực hiện được giải pháp đấu thầu chọn đơn vị xe buýt khai thác trên tuyến, cần phải thực hiện điều kiện tiền đề là áp dụng khoán sản lượng trên toàn bộ mạng lưới xe buýt để xác định được mức trợ giá hợp lý trên từng tuyến. Đây là một tiêu chí rất quan trọng để xét duyệt hồ sơ đấu thầu khai thác tuyến xe buýt. + Tổ chức các điểm giữ xe hai bánh miễn phí để phục vụ hành khách đi xe buýt. Tại các điểm đầu và cuối của các tuyến xe buýt nối từ nội thành đến các quận mới và các huyện ngoại thành, cơ quan điều hành mạng lưới xe buýt cần tổ chức các điểm giữ xe hai bánh miễn phí để phục vụ hành khách đi xe buýt. Đây là những hành trình dài mà các loại phương tiện cá nhân như xe đạp, xe gắn máy ít được sử dụng. Chi phí hoạt động của các điểm giữ xe này sẽ được trang trải từ nguồn thu của Quỹ hỗ trợ và phát triển VTHKCC của thành phố. 3.2.3.2. Đối với đơn vị xe buýt. Trang bị hệ thống thông tin điều hành tại đơn vị và trên toàn bộ xe buýt của đơn vị để kiểm tra xe hoạt động đúng biểu đồ 46 vận hành, đúng số chuyến quy định trong ngày. Trang bị máy bán vé tự động (bán vé lượt, vé thẻ) tại các địa điểm công cộng, các điểm tiếp chuyển, các trạm điều hành… để tạo thuận tiện cho hành khách mua vé đi xe buýt. Đồng thời trang bị máy kiểm soát vé tự động trên xe buýt để kiểm tra việc sử dụng vé trên xe, sản lượng hành khách và chống thất thu tiền vé của từng chuyến xe nhằm làm giảm tiền trợ giá từ ngân sách thành phố. Ngoài ra, đơn vị xe buýt phải nắm vững kỹ thuật tính toán chuyên ngành vận tải hành khách để xác định các chỉ tiêu khai thác trên tuyến, chi phí khai khác, tổng chi phí đầu tư phương tiện vận tải… nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng xe. Bởi vì mục tiêu quan trọng trong các hệ thống dịch vụ là làm phù hợp sự luân chuyển khách hàng với khả năng cung cấp dịch vụ. 3.2.4. Giải pháp về hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động của xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3.2.4.1. Thực hiện phương pháp trợ giá theo số lượt hành khách và số chuyến xe chạy. Căn cứ vào giá vé quy định và giá đảm bảo kinh doanh chúng ta xác định được mức trợ giá cho một hành khách và dựa vào tổng lượt hành khách định mức sẽ xác định được tổng mức trợ giá theo lượt hành khách. Từ tổng lượt hành khách định mức và tổng số chuyến theo biểu đồ quy định, sẽ xác định được số lượt hành khách bình quân trong một chuyến xe. Trên cơ sở số lượt hành khách bình quân cho một chuyến xe và mức trợ giá cho một lượt hành khách để xác định mức trợ giá cho một chuyến xe. Từ tổng số chuyến xe đã quy định trong biểu đồ, sẽ tính được tổng mức trợ giá theo chuyến xe. Với cách tính này, tổng mức trợ giá theo lượt hành khách bằng tổng mức trợ giá theo chuyến xe. Sự kết hợp này được thể hiện ngay trong quá trình 47 tính toán. Như vậy, đơn vị xe buýt phải đảm bảo thực hiện đồng thời cả hai chỉ tiêu về lượt hành khách và số chuyến thì mới được duyệt trợ giá theo định mức. Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp tính trợ giá theo từng chỉ tiêu riêng là trợ giá theo lượt hành khách và trợ giá theo số chuyến xe. Bởi vì, đối với phương pháp trợ giá theo lượt hành khách có ưu điểm là khuyến khích được các đơn vị xe buýt tăng năng suất phương tiện vận tải, tích cực chạy xe trong giờ cao điểm và trên tuyến có nhiều hành khách, như vậy sẽ nâng cao được số lượng hành khách đi bằng xe buýt. Tuy nhiên, lại có nhược điểm là dễ xảy ra trường hợp bỏ chuyến ở những giờ thấp điểm và các tuyến mới mở mà lượng hành khách còn ít, do đó biểu đồ chạy xe dễ bị phá vỡ nên khó đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách. Còn phương pháp trợ giá theo số chuyến xe có ưu điểm là số chuyến theo biểu đồ quy định được đảm bảo dù ít khách, nhờ vậy đảm bảo được chất lượng phục vụ hành khách và khuyến khích các đơn vị xe buýt tích cực hoạt động trên các tuyến mới mở. Tuy nhiên, lại có nhược điểm là không làm cho đơn vị xe buýt quan tâm đến việc tăng năng suất và hiệu quả sử dụng phương tiện vận tải. Áp dụng phương pháp trợ giá này sẽ mang lại hiệu quả là trợ giá đúng đối tượng, trước hết là hướng vào các đối tượng đi lại thường xuyên trong các chuyến đi tương đối ổn định như học sinh và sinh viên đi học, cán bộ và công nhân viên đi làm … sau đó mới đến các đối tượng khác. Phương pháp này còn giúp xác định được giá vé xe buýt hợp lý nhằm thu hút hành khách và phù hợp với khả năng trợ giá của ngân sách nhà nước, vì theo tính toán sơ bộ của Trung tâm QLĐHVTHKCC để đáp ứng từ 15 đến 20% nhu cầu đi lại bằng xe buýt thì hàng năm ngân sách thành phố phải cấp tiền trợ giá khoảng 150 tỷ đồng. 48 3.2.4.2. Thành lập Quỹ hỗ trợ và phát triển vận tải hành khách công cộng. Chính quyền thành phố sớm cho phép thành lập Quỹ hỗ trợ và phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC). Nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ và phát triển VTHKCC sẽ được hình thành từ những nguồn thu như: Phí đậu xe ô tô (khoảng 20 tỷ đồng/năm), phí lưu hành xe ô tô, xe gắn máy (khoảng 850 tỷ đồng/năm), nguồn tiền cho thuê quảng cáo trên trạm dừng và nhà chờ xe buýt (khoảng 15 tỷ đồng/năm). Tổng số nguồn thu của Quỹ hỗ trợ và phát triển VTHKCC dự kiến khoảng 900 tỷ đồng/năm, theo bảng tính toán dưới dây: Bảng 8: Dự toán nguồn thu của Quỹ hỗ trợ và phát triển VTHKCC. Số TT Hạng mục Đơn giá hoặc mức phí Số lượng Thành tiền (VNĐ) 1 Phí đậu xe trên đường 10.000đ/lượt/xe 2triệu/lượt/năm 20 tỷ 2 Cho thuê quảng cáo trạm dừng xe buýt 1000.000đ/trụ/năm 3200 3,2 tỷ 3 Cho thuê quảng cáo nhà chờ xe buýt 20.000.000đ/nhà chờ/năm 600 12 tỷ 4 Phí lưu hành xe gắn máy 30.000đ/xe/tháng 2triệu xe 720 tỷ 5 Phí lưu hành xe ô tô 300.000đ/xe/tháng 40.000 xe 144 tỷ Tổng số 899,2 tỷ (Nguồn: Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, năm 2003). Quỹ này sẽ được sử dụng để trợ giá cho đối tượng khuyến khích mua vé tháng, cho xã viên nghèo vay để mua xe buýt mới. Phần còn lại dùng để bảo 49 dưỡng trạm dừng và nhà chờ xe buýt, in ấn các tài liệu về thông tin tuyên truyền và sơ đồ các tuyến xe buýt, trang bị các thiết bị liên lạc, điều hành… Quỹ hỗ trợ và phát triển VTHKCC sẽ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý điều hành mạng lưới xe buýt chủ động về kinh phí hàng năm để sử dụng cho các hoạt động sự nghiệp phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt. 3.2.4.3. Hỗ trợ đối với chủ đầu tư vào loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ đối với các chủ đầu tư để giúp cho họ giảm mức chi. Trong đó, có miễn giảm thuế và phí, cho phép mở rộng đa dạng các dịch vụ để lấy lãi bù cho khoản bị lỗ do kinh doanh xe buýt như: Tạo các điều kiện thuận lợi trong việc xét duyệt dự án đầu tư vào các hoạt động VTHKCC, kể cả sửa chữa, lắp ráp, đóng mới xe buýt. Có quy chế ưu tiên trong quan hệ mua, nhập xe, nhập vật tư, phụ tùng phục vụ việc bảo dưỡng, sửa chữa xe buýt và các trang thiết bị khác cho hoạt động VTHKCC. Thực hiện miễn 100% các loại thuế đối với việc nhập vật tư, phụ tùng để sản xuất xe buýt hoặc đưa xe buýt vào hoạt động VTHKCC; miễn thuế sử dụng đất đối với diện tích sử dụng nhà chờ, bến bãi đậu xe, nhà xưởng sửa chữa xe buýt; miễn thuế sử dụng vốn, thuế đất đối với doanh nghiệp nhà nước; miễn phí sử dụng bến bãi, phí cầu đường đối với xe buýt. Cho phép xe buýt tham gia các dịch vụ khác như cho thuê xe du lịch, xe đám cưới, cho thuê xe đưa đón học sinh, cán bộ công nhân viên để có lãi bù đắp cho chi phí hoạt động VTHKCC. 3.2.4.4. Đãi ngộ đối với người lao động trực tiếp. Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt thường hay bị lỗ, nếu có lãi thì tỷ lệ lãi suất cũng rất thấp. Vì vậy, quyền lợi kinh tế của người lao động trực tiếp tham gia hoạt động VTHKCC thường xuyên rất hạn chế. Do mức lương thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc và năng suất lao động, 50 dễ nãy sinh tư tưởng bớt xén tiền vé hoặc làm việc cầm chừng theo khả năng thu nhập. Để động viên người lao động trực tiếp trên xe buýt, cần phải có chế độ tiền lương phù hợp với mặt bằng thu nhập của xã hội. Bởi vì người lao động làm việc trực tiếp trên xe buýt là lao động nặng nhọc do xe thường xuyên bị rung lắc và thường xuyên bị ảnh hưởng của việc tăng, giảm tốc độ… Cho nên nhà nước cần có quy định rõ ràng về khung bậc lương và buộc các doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện đúng nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động trực tiếp trên xe buýt. 3.2.4.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động của xe buýt. Bao gồm thông tin về lộ trình, giờ chạy xe, giá vé, các điểm dừng và các điểm chuyển tuyến… bằng cách sử dụng các hình thức thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, báo hàng ngày và các tạp chí. Ngoài ra, ngành Giao thông Công chánh cần phát hành bản đồ về luồng tuyến xe buýt với giá rẻ hoặc cho không tại các quầy báo chí, khách sạn, bến xe, nhà ga… trên địa bàn thành phố; phát hành nhiều loại tờ bướm ghi đầy đủ nội dung thông tin về mạng lưới xe buýt để phát không cho hành khách đi xe buýt. Cơ quan quản lý và điều hành mạng lưới xe buýt cũng cần cập nhật đầy đủ thông tin về hoạt động của các tuyến xe buýt trên các trạm dừng và nhà chờ, bến xe buýt, trạm điều hành khu vực để phổ cập cho mọi người được biết và sử dụng xe buýt. Ngoài ra, cần hình thành trang Web về hoạt động của xe buýt thành phố để đưa lên mạng Internet. 51 3.2.4.6. Tăng cường giáo dục về ý thức sử dụng xe buýt. Ngành Giao thông Công chánh cần đưa tin và hình ảnh về các hoạt động tích cực của xe buýt, các điển hình về thái độ phục vụ tốt của lái xe phụ xe tiếp viên đối với hành khách sử dụng xe buýt, về các tuyến xe buýt hoạt động tốt. Đồng thời phải tiếp thu và phúc đáp các ý kiến phê bình của hành khách trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, cũng cần tăng cường các bài phóng sự, các đoạn kịch ngắn nói về lợi ích trong việc sử dụng xe buýt để đi lại. Vận động cán bộ công nhân viên, sinh viên, học sinh sử dụng xe buýt. 3.3. Kiến nghị. Để thực hiện được một số giải pháp nhằm phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, góp phần làm giảm ách tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề như sau : 3.3.1. Đối với các đơn vị xe buýt. Trên cơ sở dự báo nhu cầu đi lại hàng năm, cần thực hiện đa dạng hoá loại hình dịch vụ trong khai thác các loại tuyến xe buýt theo đặc điểm tuyến nội thành, tuyến nội ngoại thành, tuyến ngoại thành, tuyến vòng, tuyến vành đai. Cụ thể là: - Tổ chức tuyến xe buýt chạy ban ngày, tuyến xe buýt chạy ban đêm. - Tổ chức tuyến xe buýt theo loại tốc độ khác nhau : tuyến tốc hành chạy thẳng từ điểm đầu đến điểm cuối, tuyến chạy nhanh chỉ dừng ở một số trạm chính, tuyến bình thường ở tất cả các trạm. - Phát triển dịch vụ xe buýt đưa rước học sinh, sinh viên, công nhân viên. Đồng thời, giải quyết nâng cao thu nhập của người lao động trực tiếp thực hiện 52 dịch vụ xe buýt (lái xe, phụ xe, tiếp viên) để nâng cao ý thức phục vụ hành khách đi xe buýt. Ngoài ra cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tự tiếp thị của doanh nghiệp, dựa vào ý kiến của hành khách để cải tiến chất lượng dịch vụ xe buýt trên các tuyến do đơn vị đảm nhận khai thác. 3.3.2. Đối với nhà nước. Chính quyền thành phố cần bổ sung quy chế hoạt động của cơ quan quản lý và điều hành mạng lưới xe buýt cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao trong tình hình mới, vì quy chế ban hành từ năm 1998 đến nay có nhiều điểm không còn phù hợp. Đồng thời, tiếp tục đầu tư các dự án về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, về công nghệ quản lý, về trang thiết bị điều hành để tạo điều kiện cho cơ quan này phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt hướng đến công nghiệp hoá – hiện đại hoá. - Cần sớm sửa chữa, cải tạo nâng cấp các tuyến đường bộ hiện có, phát triển các đường giao thông vành đai đan xen các đường giao thông xuyên tâm nhằm nối kết các khu vực trọng điểm trong thành phố, tạo thành một hệ thống đường bộ liên hoàn nối các trung tâm của thành phố với nhau; cải tạo lại các nút giao thông một cách hợp lý. Vì đây chính là điều kiện tiền đề để thực hiện giải pháp điều chỉnh và mở mới các tuyến xe buýt nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại. - Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các đơn vị xe buýt không phải là doanh nghiệp nhà nước trong việc vay vốn để đầu tư xe buýt mới, phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất ưu đãi sẽ do nhà nước trả. Thời gian ưu đãi lãi suất vay khoảng 10 năm để đơn vị xe buýt có điều kiện hoàn trả được vốn vay. - Cho phép thành lập “Quỹ hỗ trợ và phát triển vận tải hành khách công cộng” tại thành phố Hồ Chí Minh để chủ động một phần kinh phí cho hoạt động 53 của xe buýt, đặc biệt là trợ giá vé tháng cho đối các tượng học sinh, sinh viên, công nhân viên để khuyến khích việc đi lại bằng xe buýt. Nguồn thu của quỹ này được hình thành từ các khoản thu phí đậu xe ô tô trên đường phố, phí hạn chế xe hai bánh và ô tô cá nhân mà nhiều nước đã thực hiện, tiền cho thuê mặt bằng để quảng cáo trên trạm dừng và nhà chờ xe buýt. - Sớm ban hành các quy định của chính phủ về khuyến khích phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt và hạn chế mức tăng phương tiện cá nhân. Cụ thể là chính phủ cần ban hành quy định về việc hạn chế nhập khẩu xe cá nhân, kể cả xe gắn máy và ô tô con; khống chế số lượng xe cá nhân lắp ráp trong nước và hạn chế dần việc sử dụng xe gắn máy trong giờ cao điểm trên các hành lang tuyến trục bị ách tắc giao thông. Thực hiện từng bước quyền ưu tiên của xe buýt, chỉ cho phép xe gắn máy, ô tô cá nhân hoạt động ngoài làn xe buýt trong giờ cao điểm trên các tuyến đường thường bị ách tắc giao thông. Ngoài ra, chính quyền thành phố cần nghiên cứu để tiếp tục cấm hẳn thêm một số tuyến đường phố có lưu lượng giao thông cao mà xe buýt đã hoạt động ổn định, không cho xe thô sơ hoạt động chở khách. Đối với các chợ ở sâu trong nội thành chỉ cho phép xe bagác, xe lam, xe ô tô tải hoạt động ngoài giờ cao điểm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf41290.pdf
Tài liệu liên quan