Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho HTX NN AN Giang

- Xây dựng mô hình kinh tếHTX phát triển toàn diện và vững chắc, đểthực

hiện nhiệm vụmục tiêu vì sựphát triển kinh tếnông hộtrong sản xuất hàng hoá

cạnh tranh trên thịtrường; đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tếchung

của tỉnh phát triển.

- Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX thuộc diện

yếu kém và ra sức hỗtrợ, giúp đỡcác HTX này đi vào hoạt động thực sựcó hiệu

quả; đi đôi với việc vận động phát triển thêm nhiều HTX mới, trên cơsởchuẩn bị

tốt các điều kiện tiền đề, bảo đảm tính tựnguyện và đúng luật định; đểmô hình kinh

tếHTX cùng kinh tếquốc doanh dần trởthành nền tảng của nền kinh tếquốc dân.

- Tổchức thí điểm các mô hình giám đốc HTX và nhân rộng mô hình khi

hoạt động thành công. Tiến hành nghiên cứu và thành lập mô hình chợnông sản

kiểu mới và sàn giao dịch gạo

* Các chỉtiêu cần đạt được đến năm 2010

- Tăng tỷtrọng dịch vụnông nghiệp từ12,8% lên 14% năm 2010. Tăng giá

trịsản xuất bình quân trên 1 ha canh tác từ37,27 triệu đồng lên 53,34 triệu đồng

năm 2010.

- Phấn đấu đến năm 2010 có 100% sốchủnhiệm, giám đốc HTX có trình độ

cao đẳng, đại học; 4500 nông dân là các CN, PCN, kếtoán, cán bộkỹthuật của

HTX vềcông tác quản lý, các kiến thức vềhội nhập kinh tếtoàn cầu.

- 100% HTX nối mạng internet và sửdụng thành thạo internet trong công tác

truy cập thông tin liên quan đến nông nghiệp.

pdf67 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho HTX NN AN Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều kiện để tiếp xúc với bên ngoài nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế sắp tới. - Chưa có nhà thiết kế thương hiệu nông sản có tầm cỡ nên sẽ khó cho các HTX xây dựng và duy trì thương hiệu nông sản hàng hoá trên thị trường thế giới - Chưa quy hoạch được vùng nguyên liệu có chất lượng và giá trị xuất khẩu cao do sản xuất của các HTX còn mang tính đơn lẻ. 45 2.2.2.5 Ma trận SWOT Từ việc phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ, chúng tôi đưa ra mô hình phân tích ma trận SWOT theo nguyên tắc : “tận dụng điểm mạnh, cơ hội để hạn chế điểm yếu và khắc phục nguy cơ”. 46 Bảng 2.7: Phân tích ma trận SWOT SWOT OPPORTUNITIES (O) 1. Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền và các ban ngành đoàn thể. 2. Nhu cầu nông sản trong nước và thế giới ngày càng tăng 3. Nhiều công ty ở An Giang có khả năng cạnh tranh quốc tế 4. Du lịch An Giang phát triển 5. Chợ nông sản đang được xây dựng THREATS (T) 1. Giá cả vật tư và nông sản không ổn định 2. Thị trường xuất khẩu chưa ổn định 3. Cạnh tranh giữa các HTX còn kém trong khi áp lực cạnh tranh của nước ngoài cao 4. Chưa quy hoạch thành công vùng nguyên liệu có chất lượng 5. Thiếu nhà thiết kế thương hiệu nổi tiếng STRENGTHS (S) 1. BCN năng động linh hoạt 2. Tinh thần đoàn kết và ý chí vươn lên mạnh 3. Năng suất cao và chi phí thấp 4. Giao thông nông thôn phát triển 5. Chủ động được lịch trình sản xuất S1,S2-O1,O2,O4,O5: Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. S3,S4,S5-O2,O4,O5: Xâm nhập và phát triển thị trường S1,S2,S5-T1,T4: Xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao S1,S2,S3,S5-T2,T3: Phát triển và ổn định thị trường WEAKNESSES (W) 1. Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của BCN còn yếu 2. Thiếu nguồn vốn hoạt động 3. Thiết bị sản xuất và công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu 4. Thiếu thông tin thị trường 5. Chưa đăng ký thương hiệu nông sản W1-O1: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ W2,W3-O1: Huy động vốn, đầu tư thiết bị công nghệ mới W4,W5-O2,O3,O5: Củng cố thị trường và Phát triển thương hiệu nông sản W1,W4-T3,T4: Phát triển nguồn nhân lực W5,T5: Phát triển sản phẩm 47 Qua việc phân tích thực trạng hoạt động của HTX NN An Giang, chúng tôi nhận thấy một số nhược điểm chính yếu của các HTX NN trong vấn đề cạnh tranh như sau: 1) Hệ thống tố chức sản xuất trong HTX NN chưa hoàn thiện ngay từ khi thành lập HTX. Các HTX NN vẫn còn sản xuất theo thói quen, theo kinh nghiệm, chưa dám mạnh dạn thay đổi kỹ thuật và phương pháp sản xuất mới. 2) Việc quy hoạch vùng nguyên liệu nông sản ở An Giang còn nhiều lúng túng, thiếu khâu hoạch định và kiểm soát, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị có liên quan, chưa phát huy tốt mô hình 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ. 3) Thị trường nông sản tuy nhiều nhưng chưa có thị trường chính thống, ổn định. Các HTX NN chưa thực sự tiếp xúc với thị trường xuất khẩu. Mặt khác, công tác nghiên cứu và dự báo thị trường của tỉnh chưa được phát huy dẫn đến việc thiếu hụt thông tin trong sản xuất của HTX NN. 4) Mặc dù UBND tỉnh An Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, nhưng các HTX NN An Giang chưa thực sự tận dụng và phát huy. Mặt khác, do thiếu sự đồng bộ trong chuỗi hoạt động SXKD làm ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu nông sản cho các HTX. 5) Trình độ văn hoá, trình độ tri thức và trình độ tiếp thu khoa học công nghệ mới của các HTX NN An Giang còn nhiều hạn chế và chưa được phát huy. Các HTX NN vẫn còn sử dụng những công nghệ lạc hậu, những phương thức sản xuất cũ và những phương tiện bảo quản thô sơ. 6) Các HTX NN An Giang đều thiếu vốn hoạt động. Trong khi đó, việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng để đầu tư và mở rộng sản xuất thường rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Đa số các HTX đều huy động từ nguồn vốn tích luỹ và vốn góp từ các xã viên. 48 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CHO HTX NN AN GIANG 3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KTHT VÀ HTX NN ĐẾN NĂM 2010 CỦA AN GIANG - Xây dựng mô hình kinh tế HTX phát triển toàn diện và vững chắc, để thực hiện nhiệm vụ mục tiêu vì sự phát triển kinh tế nông hộ trong sản xuất hàng hoá cạnh tranh trên thị trường; đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế chung của tỉnh phát triển. - Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX thuộc diện yếu kém và ra sức hỗ trợ, giúp đỡ các HTX này đi vào hoạt động thực sự có hiệu quả; đi đôi với việc vận động phát triển thêm nhiều HTX mới, trên cơ sở chuẩn bị tốt các điều kiện tiền đề, bảo đảm tính tự nguyện và đúng luật định; để mô hình kinh tế HTX cùng kinh tế quốc doanh dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. - Tổ chức thí điểm các mô hình giám đốc HTX và nhân rộng mô hình khi hoạt động thành công. Tiến hành nghiên cứu và thành lập mô hình chợ nông sản kiểu mới và sàn giao dịch gạo * Các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2010 - Tăng tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp từ 12,8% lên 14% năm 2010. Tăng giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác từ 37,27 triệu đồng lên 53,34 triệu đồng năm 2010. - Phấn đấu đến năm 2010 có 100% số chủ nhiệm, giám đốc HTX có trình độ cao đẳng, đại học; 4500 nông dân là các CN, PCN, kế toán, cán bộ kỹ thuật của HTX về công tác quản lý, các kiến thức về hội nhập kinh tế toàn cầu. - 100% HTX nối mạng internet và sử dụng thành thạo internet trong công tác truy cập thông tin liên quan đến nông nghiệp. 49 3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CHO HTX NN AN GIANG Để khắc phục những nhược điểm chính yếu trong phân tích ở chương hai và nhằm nâng cao lợi thế cạnh cho các HTX NN ở An Giang, chúng tôi đề ra 6 nhóm giải pháp như sau: 3.2.1 Nhóm giải pháp về phát triển sản xuất 3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất trong HTX ” Sắp xếp lại HTX NN Để sắp xếp lại các HTX NN An Giang nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX thì cần phải làm rõ về khả năng tài chính và hiệu quả hoạt động của HTX, trên cơ sở đó tổ chức sắp xếp lại các HTX theo 2 hướng: - Thứ nhất: sát nhập và hợp nhất các HTX trung bình-yếu để tăng quy mô SXKD, tăng vốn hoạt động, mở rộng địa bàn và hoạt động có hiệu quả hơn. - Thứ hai: xoá tên, giải thể các HTX hoạt động không hiệu quả và chuyển sang các dạng quản lý khác phù hợp với đặc điểm của địa bàn sản xuất. ” Thay đổi tập quán sản xuất Các HTX NN An Giang phải từng bước vận động, tuyên truyền các đơn vị cá thể, nông hộ tham gia vào HTX để tập trung sức mạnh thay đổi những tập quán sản xuất cũ, lạc hậu chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá theo quy hoạch và kế hoạch của vùng. - Thứ nhất: mạnh dạn thay đổi giống cũ bằng giống mới có năng suất cao và có giá trị xuất khẩu. - Thứ hai: huy động về vốn, mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, tiên tiến để thay đổi phương pháp sản xuất truyền thống nhằm làm giảm thiểu tối đa tổn thất do thu hoạch gây ra, góp phần làm tăng thu nhập cho xã viên trong HTX. 50 3.2.1.2 Quy hoạch vùng nguyên liệu chất lượng cao và tăng cường quản lý chất lượng nông sản Để quản lý chất lượng nông sản được tốt thì vai trò của HTX NN là thật sự quan trọng trong việc gắn kết sản xuất của người dân đến việc tiêu thụ của DN. Nhất là việc gắn kết giữa quá trình sản xuất – mua gom – chế biến – tiêu thụ. Cụ thể như sau: - Thứ nhất: HTX phải kết hợp với các trường, Viện canh tác, các trung tâm nhân giống trong và ngoài tỉnh xây dựng các vùng chuyên canh phụ trước thu hoạch, để áp dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất nhằm phục vụ xuất khẩu. Kế đến là quy hoạch hình thành vùng sản xuất tập trung lúa đặc sản gắn với phát triển hệ thống công nghệ sau thu hoạch, tạo sự phối hợp tối ưu các khâu sản xuất – mua gom – chế biến – tiêu thụ sản phẩm. - Thứ hai: Nhà nước phải xây dựng các bộ phận kiểm tra chất lượng nông sản hiện đại ở từng đơn vị HTX, đủ năng lực phân tích các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng, chất phụ gia, chất kích thích, độc tố, thực phẩm chiếu xạ và nông sản chuyển gien… nhằm có sự đánh giá đúng về chất lượng nông sản hàng hoá. - Thứ ba: Nhà nước cần xây dựng trung tâm phân tích và xử lý thông tin nhằm kịp thời phản ảnh những thay đổi của thị trường về chất lượng nông sản. Từ đó làm cơ sở cho các nhà khoa học cùng HTX nghiên cứu và phát triển hệ thống hàng hoá nông sản ngày càng phù hợp hơn. - Thứ tư: Nhà nước nên qui định và khuyến khích các đơn vị xuất khẩu nông sản có tỷ lệ pha trộn phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng nông sản khi tham gia vào thị trường thế giới. 3.2.1.3 Củng cố quan hệ bốn nhà Để củng cố quan hệ giữa HTX và DN trong hợp tác bốn nhà, các HTX NN và các DN cần phải thêm một yếu tố then chốt đó là điều kiện về cầu, nghĩa là cả 51 HTX và DN phải có mối quan hệ tương hỗ với nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Cụ thể như sau: - Thứ nhất: về phía DN phải thông báo về số lượng, chủng loại hàng hoá nông sản mà thị trường cần cho HTX, bên cạnh đó các DN cần đầu tư ứng trước về vốn, vật tư, kỹ thuật cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo giá cố định trên nguyên tắc “được cùng ăn, thua cùng chịu”. Khi thị trường có giá biến động thì cả hai bên cùng hưởng lợi hoặc cùng chia sẻ rủi ro. - Thứ hai: về phía HTX phải tích cực vận động các xã viên, các hộ nông dân tham gia vào HTX vì lợi ích của cộng đồng, của tập thể để cùng nhau chung sức thực hiện tốt những đầu tư từ phía DN. Bên cạnh đó HTX cũng nỗ lực học tập, nghiên cứu những kỹ thuật sản xuất từ nhà khoa học và từ nhà DN để hoàn thành tốt các chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm. Đặc biệt là các HTX phải luôn giữ chữ tín cùng chia sẻ với DN những rủi ro bất trắc có thể xảy ra. - Thứ ba: về phía nhà nước chỉ có vai trò như chất xúc tác kết dính cả hai chủ thể HTX và DN lại với nhau bằng cơ sở pháp lý, chứ không nên can thiệp sâu vào nội bộ của hai bên. Bên cạnh đó cần có những chính sách hỗ trợ tích cực nhằm khuyến khích phát triển hàng hoá nông sản theo đúng nhịp độ phát triển của nền kinh tế. - Thứ tư: về phía nhà khoa học là nơi tư vấn khoa học kỹ thuật sản xuất cho cả hai phía HTX và DN, và cũng là nơi tư vấn cho chính phủ về những tiến bộ của khoa học sản xuất trên thế giới. Nếu tất cả cùng thực hiện tốt vai trò của mình thì sẽ đảm bảo cho mối liên kết bốn nhà được giữ vững và phát triển, cùng nâng cao lợi thế cạnh tranh của hàng hoá nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. 52 Hình 3.1: Mô hình liên kết bốn nhà được thể hiện theo mô hình viên kim cương của Porter - Trao ñoåi thoâng tin - Hôïp ñoàng bao tieâu - Ñaàu tö gioáng, vaät tö, kyõ thuaät khoa hoïc coâng ngheä vaøo saûn xuaát Ñieàu kieän nhaân toá (HTX) Caáu truùc, chieán löôïc vaø caïnh tranh (HTX, Doanh nghieäp) Coâng nghieäp hoã trôï vaø lieân quan (Nhaø Khoa hoïc, Doanh nghieäp) Ñieàu kieän veà caàu Chính phuû 3.2.2 Nhóm giải pháp về thị trường 3.2.2.1 Củng cố thị trường nội địa Để bảo đảm nhu cầu an ninh lương thực trong nước và tăng tính cạnh tranh của hàng hoá nông sản, các HTX phải tập trung củng cố thị trường nội địa nhằm tạo ra sức ép làm “bàn đạp” hướng ra thị trường xuất khẩu. - Thứ nhất: chính phủ cần phải chú trọng việc quy hoạch mạng lưới chợ và xây dựng chợ bán buôn nông sản, tiến tới xây dựng sàn giao dịch nông sản. Các HTX NN An Giang cần phải nhắm đến chợ gạo ở Cần Thơ, và chợ gạo Phú Tân là những chợ đầu mối nông sản cho ĐBSCL. - Thứ hai: cần phải có sự chủ động hợp tác của các ngành, các vùng, các DN và nhất là sự liên kết của mối quan hệ 4 nhà để tạo điệu kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường nông sản trong nước. 53 - Thứ ba: HTX cần phải cải tiến chất lượng, mẫu mã, chủng loại, nhằm tạo ra một thị trường nguyên liệu cao cấp để đánh vào khúc thị trường tiêu dùng trong các thành phố như nhà hàng, quán ăn; và các khu công nghiệp. 3.2.2.2 Củng cố và phát triển thị trường xuất khẩu - Củng cố và tăng cường công tác tiếp thị vào các thị trường mục tiêu truyền thống ở các quốc gia thuộc Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi. - Đẩy mạnh việc tiếp cận và chiếm lĩnh các thị trường mới theo phương thức bám trụ và lan toả như thị trường EU, và gần nhất là Trung Quốc. Riêng đối với thị trường EU cần phải quan tâm đến chất lượng, chủng loại, mẫu mã và vệ sinh an toàn thực phẩm, vì thị trường này có đòi hỏi rất cao. Muốn vậy cần phải đẩy mạnh việc triển khai các chương trình giống, công nghệ sinh học, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới thiết bị, công nghệ sau thu hoạch tăng tỷ lệ nông sản chế biến và giá trị gia tăng. - Tận dụng địa thế hình thành khu kinh tế cửa khẩu An Giang và PhnomPenh, nhằm tạo vị trí thuận lợi cho thông thương quốc tế. Tiếp tục chủ động xây dựng một vị thế làm địa bàn trung chuyển hàng hoá, mở rộng cửa ngõ giao thương giữa 3 thành phố lớn, cửa ngõ "ASEAN đất liền phía Tây Nam" và các Đảo quốc trong khối. - Liên kết thương mại với các tổ chức trong và ngoài nước để thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức các triển lãm, hội chợ thương mại quốc tế về nông sản trong nước và ngoài nước, các cuộc thi sản phẩm, thương hiệu nông sản... Đào tạo cho các HTX, các DN về thương mại điện tử, xây dựng các trang web về nông sản. 3.2.2.3 Hoàn thiện công tác nghiên cứu và dự báo thị trường Để HTX có thể đổi mới và cải tiến công nghệ thì đòi hỏi nguồn thông tin phản hồi từ các DN, các hiệp hội lương thực hoặc các nhà khoa học phải thật sự chính xác và đầy đủ. Muốn vậy cần phải thực hiện những công việc sau: 54 - Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hiệp hội lương thực với các tham tán thương mại của Việt Nam ở các nước kịp thời cung cấp thông tin về nhu cầu nông sản, giá cả, chất lượng, luật lệ, tình hình chính trị xã hội cũng như những tiềm năng về nông sản trên thế giới. Bên cạnh đó có thể trực tiếp nghiên cứu theo yêu cầu của các đơn vị xuất khẩu trong nước về thông tin khách hàng, đối thủ cạnh tranh, điều kiện khí hậu, thời tiết của các nước xuất khẩu nông sản khác. - Sở NN&PTNT cùng với Liên minh HTX An Giang có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển sản xuất theo định hướng, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất thông qua việc cung cấp thông tin về các DN thu mua nông sản của HTX, của nông dân ở địa bàn trong tỉnh như về giá cả, số lượng, chủng loại... - Ngành nông nghiệp phối hợp với Sở thương mại – Du lịch An Giang cùng các DN chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Luôn luôn cập nhật thông tin về giống cây trồng, vật nuôi, giá cả nông sản, giá cả vật tư nông nghiệp, công nghệ và kỹ thuật sản xuất mới, và nhất là phân tích xu hướng tiêu dùng trong tương lai về nông sản lên trang Web của ngành nông nghiệp trong tỉnh. Ngược lại các HTX cần phải trao dồi kiến thức, kỹ năng truy cập trang Web, đồng thời nâng cao kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin thị trường nhằm ứng dụng vào sản xuất ngày càng tốt hơn. 3.2.2.4 Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Trong thời gian qua cả nước và từng địa phương phát động phong trào xây dựng thương hiệu Việt đã tạo động lực cho các DN đầu tư cải tiến chất lượng, xây dựng thương hiệu và nâng cao uy tín với khách hàng. Tuy nhiên nhiều mặt hàng xuất khẩu của chúng ta chưa có thương hiệu riêng, nhất là mặt hàng nông sản. Do đó giá bán hàng hoá nông sản của chúng ta không cao mặc dù chất lượng không thua kém gì nông sản các nước, đều đó cho thấy: sức mạnh của công ty không chỉ đơn giản chứa đựng trong phương pháp chế biến, công thức hay quy trình công nghệ riêng mà còn là cách làm sao cho mọi người trên thế giới muốn dùng. Đó chính là Thương hiệu. 55 Riêng An Giang trong những năm qua việc xây dựng thương hiệu trở nên rất thuận lợi cho các đơn vị, các HTX đăng ký thương hiệu cho riêng mình. Căn cứ Quyết định 1968/ QĐ - CTUB ngày 23 tháng 9 năm 2004 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt kế hoạch phát triển thương hiệu năm 2004 - 2006 thì các HTX sẽ được hỗ trợ 50% chi phí ban đầu xây dựng thương hiệu. Như vậy để xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu nông sản các HTX NN cũng như các DN xuất khẩu nông sản cần thực hiện các nội dung sau: - Các HTX NN, các DN kinh doanh hàng hoá nông sản nên chú trọng hơn nữa việc xây dựng thương hiệu nông sản, nhất là cần phải đăng ký bảo hộ thương hiệu trong và ngoài nước nhằm đảm bảo vị thế kinh doanh của mình. - Cần phải gắn việc phát triển thương hiệu với việc quy hoạch vùng sản xuất của HTX, tức là các HTX NN, các DN nên hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu phải liên thông từ việc nghiên cứu thị trường đến việc cải tiến chất lượng nguyên liệu, giống, kỹ thuật canh tác, vận chuyển bảo quản và chế biến… thì mới đảm bảo cho việc duy trì và ổn định chất lượng thương hiệu. - Thông qua liên kết bốn nhà, các HTX NN cần phải phối hợp với các nhà khoa học kiểm tra chất lượng, xây dựng các mã vạch xuất xứ nông sản, và xây dựng các trang web về HTX NN để quảng bá hình ảnh thương hiệu, nhằm đảm bảo uy tín và độ tin cậy cho người sử dụng nông sản. 3.2.2.5 Tổ chức liên kết hợp tác theo chuỗi sản xuất kinh doanh Liên kết hợp tác là quá trình tất yếu khách quan trong sản xuất hàng hoá của các nước. Ở nước ta hiện nay, nhất là trong nông nghiệp việc liên kết hợp tác giữa công ty, HTX, nông dân đã trở nên rất thành công trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Việc liên kết hợp tác phải đòi hỏi sự phối hợp gắn bó của nhiều đơn vị tổ chức để khai thác và phát huy nguồn nội lực tạo ra sản phẩm hàng hoá chất lượng cao và chi phí thấp. 56 Để có thể tổ chức tốt việc liên kết hợp tác trong quá trình sản xuất kinh doanh của các HTX NN An Giang, thì cần phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ theo trình tự nhất định trong chuỗi sản xuất kinh doanh của HTX. Hình 3.2: Mô hình liên kết hợp tác giản đơn trong chuỗi sản xuất kinh doanh Noâng daân, xaõ vieân Caùc HTX NN DN kinh doanh haøng hoaù noâng nghieäp, Lieân hieäp HTX NN Caùc toå chöùc hoã trôï vaø coù lieân quan Như vậy, theo mô hình thì cần phải thực hiện các công việc sau: - Trước nhất, các hiệp hội lương thực, trung tâm xúc tiến thương mại cần phải nắm được yêu cầu về chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả hàng hoá nông sản ... từ đó các HTX NN sẽ lên kế hoạch, rà soát lại năng lực, cơ sở hạ tầng, nguồn tài chính… nhằm bố trí quy hoạch các vùng sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường theo sự hướng dẫn khoa học của các trường và viện. - Các DN kinh doanh hàng hoá nông sản, các liên hiệp HTX phải xúc tiến thương mại, đẩy mạnh việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân, mà đại diện là các HTX NN. - Nhà nước có nhiệm vụ hỗ trợ vào tạo điều kiện về vốn, cơ sở hạ tầng, truyền thông đại chúng cho các HTX cũng như DN nhằm tăng tính ổn định trong chuỗi sản xuất kinh doanh. Đặc biệt chú trọng vào hai lĩnh vực: + Thứ nhất: quy hoạch vùng nguyên liệu có trọng điểm. + Thứ hai: bình ổn giá cả hàng hoá nông sản và giá cả vật tư nông nghiệp nhằm giúp cho các HTX và DN duy trì được định hướng kế hoạch đã đề ra. 57 3.2.3 Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ Theo Bộ NN& PTNN, ở nước ta phải mất ít nhất 15 đến 20 năm nữa, công nghệ sau thu hoạch mới theo kịp Thái Lan ngày nay. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam lại luôn thấp hơn Thái Lan. Do đó, để đẩy mạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì cần thực hiện các công việc sau: - Đẩy mạnh khoa học và công nghệ vào sản xuất ngay từ khâu chọn giống đến lúc ra sản phẩm. + Thứ nhất: Chính phủ phải tăng cường hỗ trợ phát triển công nghệ sinh học trong việc nhân và lai tạo giống. Đặc biệt là làm nhiệm vụ liên kết các tổ chức, thành phần có liên quan như nhà khoa học, nhà nông nghiệp, các DN để nghiên cứu phát triển các loại giống mới cho năng suất cao, đạt giá trị xuất khẩu và phù hợp với thị trường. + Thứ hai: Phát triển khoa học, công nghệ phải gắn liền với thực tiễn địa phương để khi triển khai ứng dụng sẽ ít lãng phí và đạt được hiệu quả. Chẳng hạn như trường hợp máy gặt đập liên hiệp được đánh giá rất hay nhưng lại không thích hợp ở một số địa bàn của tỉnh An Giang. - Các HTX phải mạnh dạn đổi mới tập quán sản xuất cũ chuyển sang cơ giới hoá trong sản xuất nhằm giảm thiểu những tổn thất trong sản xuất và thu hoạch, làm tăng giá trị hàng hoá nông sản cho HTX. Bên cạnh đó, cần củng cố và tận dụng các phương tiện vận chuyển truyền thống vốn phù hợp với địa hình của địa phương. - Đẩy mạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sau thu hoạch nhằm làm tăng chất lượng hàng hoá nông sản của HTX. + Thứ nhất: Nhà nước cần hỗ trợ vốn cho các HTX đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất sau thu hoạch như máy sấy, cơ giới vận chuyển, máy xay xát… 58 + Thứ hai: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để xe cộ vận chuyển thiết bị máy móc đi vào thuận tiện, áp dụng máy gặt đập liên hiệp được dễ dàng và tập trung vào các HTX. + Thứ ba: Chủ trì, phối hợp và khuyến khích các đơn vị sản xuất như HTX, hộ trang trại, các DN tiến hành quy hoạch vị trí đặt hệ thống kho bãi, nhà máy xay xát gắn với vùng nguyên liệu tập trung. 3.2.4 Nhóm giải pháp về tài chính Để khắc phục tình trạng thiếu vốn sản xuất cũng như mở rộng việc đầu tư sản xuất và kinh doanh, các HTX NN cùng với UBND tỉnh An Giang cần thực hiện các công việc sau: - Các HTX NN cần phải tiếp tục tận dụng và phát huy nguồn vốn từ nội lực bằng cách huy động vốn góp từ xã viên, người lao động hay từ nguồn vốn tích luỹ. - Thông qua hoạt động kinh doanh của HTX thành lập nguồn quỹ đầu tư và phát triển. Song song đó, áp dụng phương thức lấy: “ngắn nuôi dài” bằng cách đa dạng các loại hình dịch vụ trong HTX để tăng thêm lợi nhuận. - HTX NN cần phải thiết lập cho được các phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, rõ ràng, và mang tính khả thi cao. Có như vậy mới có thể huy động được nguồn vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng nông thôn. - UBND tỉnh An Giang cần giao nhiệm vụ cho liên minh HTX An Giang hỗ trợ về vốn cho các HTX mới thành lập. Trong thời gian đầu khi HTX chưa đủ mạnh, nhà nước có thể hỗ trợ cho các HTX theo tỷ lệ vốn như sau: (1) Trung ương hỗ trợ 50% (2) Tỉnh 25% (3) Huyện 15% (4) Còn lại là HTX đóng góp 59 Khi HTX hoạt động có hiệu quả sẽ trích một tỷ lệ phần trăm quỹ giữ lại để trừ dần vào nguồn vốn đầu tư của chính phủ lúc ban đầu. - UBND tỉnh cần phải thành lập bộ phận thẩm định và giám sát các phương án SXKD cho các HTX. Một mặt là hỗ trợ HTX NN xây dựng các phương án sản xuất khả thi. Mặt khác, kiểm tra, giám sát tiến trình thực hiện của HTX cho đúng với kế hoạch đã đề ra, sau khi các HTX NN đã vay được từ các ngân hàng thông qua phương án khả thi đó. 3.2.5 Nhóm giải pháp về nhân lực 3.2.5.1 Đào tạo nguồn nhân lực địa phương Các giải pháp có thực hiện được hay không đều không thể thiếu vai trò của con người, tuy giải pháp có hay nhưng không có con người tương xứng thì HTX khó có thể thành công, hay nói cách khác lực lượng sản xuất phải tương xứng với quan hệ sản xuất thì HTX mới phát triển. Hiện nay An Giang còn thiếu nhiều lực lượng lao động có trình độ về kỹ thuật, phân tích kinh doanh, dự báo thị trường và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Do đó trong thời gian tới cần phải chú trọng một số vấn đề sau: - Đào tạo thường xuyên và ngắn hạn về quản lý, kỹ thuật, marketing, tin học, ngoại thương,… cho các đối tượng nông dân, kinh tế cá thể, CN, PCN HTX có một kiến thức cơ bản về quản trị và điều hành kinh doanh trong thời đại mới. - Gởi các CN, PCN, nông dân sản xuất giỏi, đơn vị kinh tế tư nhân làm ăn hiệu quả ra các nước tiên tiến nhằm học tập kinh nghiệm và kiến thức về sản xuất và kinh doanh hàng hoá nông nghiệp. - UBND cần phải củng cố và cải thiện chính sách thu hút sinh viên về phục vụ nông thôn sao cho đảm bảo tính hiệu quả và công bằng như những sinh viên tốt nghiệp làm việc ở các cơ quan khác. - Tăng cường mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa sinh viên trường đại học An Giang và các HTX, trang trại, kinh tế cá thể thông qua việc trao đổi những kiến 60 thức giữa thực tiễn và lý thuyết với nhau. Theo đó thì sinh viên sẽ thường xuyên đến tham quan các HTX, trang trại, kinh tế cá thể nhằm có cơ hội tiếp xúc với thực tế. Ngược lại, trường sẽ cùng giải quyết các tình huống mà các đơn vị gặp khó khăn. 3.2.5.2 Tận dụng và phát huy tính cộng đồng nông thôn. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương là thực sự cần thiết trong quá trình CNH-HĐH nông thôn. Tuy nhiên để phát huy được nguồn lực của địa phương thì cần phải có một hậu phương vững chắc, đó chính là những đơn vị kinh tế tư nhân cá thể. Do đó, củng cố phát triển kinh tế tư nhân phải đi đôi với việc phát triển cộng đồng, tập thể. Mà trong đó HTX là đơn vị đại diện cho tính cộng đồng, tập thể đó. Bởi vì, khi có những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43372.pdf
Tài liệu liên quan