Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc

Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương khoa học, lâu dài của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy mọi nguồn lực để phát triển và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nền kinh tế nhiều thành phần còn là một nền kinh tế có tính cạnh tranh quyết liệt. Để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải củng cố vị thế của mình trên thương trường bằng cách tạo được một nguồn vốn và lợi nhuận cao để tạo tiền đề cho sự phát triển của mình.

Trong một thời gian ngắn được thực tập tại Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc và nhờ có sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Th.s Đỗ Quốc Bình và cùng toàn thể các cô chú trong xí nghiệp em đã dần làm quen với công việc kinh doanh và hiểu rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ nhận thức đó em đã nghiên cứu đề tài:" Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc ". Kết cấu của luận văn gồm ba phần chính sau:

Chương I: Một số lí luận chung về việc đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Chương II: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc

 

doc31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói đầu Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương khoa học, lâu dài của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy mọi nguồn lực để phát triển và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nền kinh tế nhiều thành phần còn là một nền kinh tế có tính cạnh tranh quyết liệt. Để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải củng cố vị thế của mình trên thương trường bằng cách tạo được một nguồn vốn và lợi nhuận cao để tạo tiền đề cho sự phát triển của mình. Trong một thời gian ngắn được thực tập tại Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc và nhờ có sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Th.s Đỗ Quốc Bình và cùng toàn thể các cô chú trong xí nghiệp em đã dần làm quen với công việc kinh doanh và hiểu rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ nhận thức đó em đã nghiên cứu đề tài:" Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc ". Kết cấu của luận văn gồm ba phần chính sau: Chương I: Một số lí luận chung về việc đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương II: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc Chương I: Những lí luận chung để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp I- Khái niệm, bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Khái niệm hiệu quả kinh tế: Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải biết mình sẽ kinh doanh cái gì, cho ai và như thế nào. Lợi nhuận cao nhất và chi phí bỏ ra thấp nhất luôn là mục tiêu để doanh nghiệp vươn tới. Các khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh được đưa ra đều chỉ là mức độ hữu ích của các sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận của nó thu được sau quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xây dựng bằng tỉ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Một trong những khái niệm có tính tổng hợp và khái quát nhất về hiệu quả sản xuất kinh doanh là: " Hiệu quả kinh tế của 1 hiện tượng( hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực như nhân, tài, vật lực và tiền vốn để đạt mục tiêu xác định. 2. Bản chất: Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên, nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể coi là đạt được một cách toàn bộ nếu hoạt động của các bộ phận mang lại hiệu quả không làm ảnh hưởng đến kết quả chung. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế hay xã hội chỉ mang tính chất tương đối bởi ngay một chỉ tiêu cùng phản ánh cả hai mặt: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế tăng lên dẫn đến mức tăng của hiệu quả xã hội 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh bao gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 3.1- Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp : a- Nhân tố con người: Với sự phát triển khoa học công nghệ không ngừng, việc đưa những dây chuyền công nghệ hiện đại và sản xuất kinh doanh là điều không thể thiếu nhưng đồng thời người lao động cũng phải ngày càng hoàn thiện hơn các kĩ năng, kĩ thuật để điều khiển chúng tốt hơn. Máy móc dù hiện đại đến đâu cũng do con người sản xuất và điều khiển vì vậy nhân tố con người tác động trực tiếp đến năng xuất và chất lượng sản phẩm. Nếu kĩ thuật và kiến thức tốt thì sản phẩm sẽ đạt chất lượng cao, giảm tỉ lệ hỏng từ đó giảm chi phí về thời gian và tiền bạc đồng thời nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Còn nếu lao động kém kĩ thuật thì sản phẩm tạo ra kém chất lượng dẫn đến tốn kém nguyên vật liệu từ đó chi phí cho sản phẩm tăng và như vậy giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh . b- Nhân tố về quản lý: Quản lý ra đời chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so với lao động của từng cá nhân riêng rẽ của một nhóm người khi họ tiến hành các hoạt động lao động chung. Việc hoàn thiện một bộ máy tổ chức quản lý nhằm tạo ra một tổ chức năng động và hiệu quả, nhạy cảm và có tính thích nghi với môi trường kinh doanh, tạo ra một cơ chế quản lý đảm bảo sự nhịp nhàng, đồng bộ trong hoạt động, phát huy cao độ tính chủ động và những tài năng sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong việc xử lý các tình huống trong sản xuất kinh doanh c- Cơ sở vật chất kĩ thuật và sử dụng vốn: Quá trình sản xuất và kinh doanh luôn gắn liền với sự phát triển của tư liệu lao động. Sự phát triển của tư liệu lao động gắn với quá trình tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Không một tổ chức sản xuất kinh doanh nào có tư liệu lao động nghèo nàn mà lại đạt được kết quả kinh doanh cao. Như vậy cơ sở vật chất kĩ thuật là 1 nhân tố hết sức quan trọng trong việc tăng chất lượng sản xuất, hiệu quả kinh tế. Khi bước vào sản xuất kinh doanh , mọi doanh nghiệp đều phải có vốn. Vốn quyết định đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp Nhà nước, ngoài việc được nhà nước cấp vốn, doanh nghiệp còn phải tự bổ xung, bảo toàn và phát triển nguồn vốn bằng cách vay ngân hàng , liên doanh… Một yếu tố cơ bản để đánh giá doanh nghiệp có sử dung hiệu quả nguồn vốn hay không là khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp đó. Khả năng quay vòng vốn càng nhiều thì càng có nhiều cơ hội kinh doanh. d- Bán hàng và dịch vụ: Công tác bán hàng và dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công việc này không chỉ tăng doanh thu mà còn tạo đựơc uy tín đối với khách hàng. đ- Hệ thống thu nhập và xử lý thông tin: Việc kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh mạnh như ngày nay, doanh nghiệp cần phải biết thu nhập những thông tin chính xác có liên quan như thị trưòng, công nghệ, người mua, người bán… Mọi thông tin có chính xác và đươc xử lý tốt sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. 3.2- Nhóm nhân tố bên ngoài: Đó là những nhân tố mang tính khách quan. Những nhân tố này có thể chia làm 2 nhóm: + Nhóm 1 ( Môi trường vĩ mô) : Bao gồm pháp lý, địa lý tự nhiên, văn hoá xã hộ, yếu tố kĩ thuật công nghệ và xu hướng của nền kinh tế. + Nhóm 2 ( Môi trường đặc thù): Đó là các yếu tố gắn liền với loại hính doanh nghiệp , những doanh nghiệp khác nhau thì thì môi trường kinh doanh cũng khác nhau … II- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Những yêu cầu cơ bản trong phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh + Thu nhập đầy đủ, chính xác các thông tin về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, doanh thu, lợi nhuận, vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh và lao động bình quân. + Xây dựng hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Tính toán tổng hợp các chỉ tiêu. + Đánh giá chung và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Dự báo xu hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . 2 .Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp 2.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp: Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Tổng doanh thu Chí phí đầu vào - Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời bình quân đầu vào trong kì sản xuất kinh doanh, cứ 1 đồng chi phí đầu vào thì tạo ra n đồng ở đầu ra. 2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận a- Lợi nhuận tính theo doanh thu = Lợi nhuận sau thuế * 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ; cứ 1 đồng doanh thu đạt được thì tạo ra n đồng lợi nhuận b- tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế *100% Tổng vốn kinh doanh - Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 1 đơn vị kinh doanh bình quân trong kì sản xuất làm ra n đồng lãi 2.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: a. Số vòng quay toàn bộ vốn = Tổng doanh thu Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho ta biết bình quân trong kì vốn kinh doanh quay được mấy vòng. Số vòng vốn càng tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. b. hiệu quả sử dụng vốn cố định(TSCĐ) = Lợi nhuận Tổng giá trị TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh: cứ 1 đồng vốn cố định được đưa vào sử dụng thì thu được bao nhiêu đồng lãi. c. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Lợi nhuận Vốn LĐ bình quân trong năm Chỉ tiêu này phản ánh rằng cứ 1 đồng vốn lưu động được đưa vào kinh doanh trong kì thì thu được bao nhiêu đồng lãi Ngoài ra hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được phản ánh gián tiếp qua số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm hoặc số ngày bình quân một vòng luân chyển vốn lưu động trong năm. d. Số vòng luân chuyển vốn LĐ trong năm = Doanh thu Vốn lưu động bình quân trong năm Chỉ tiêu này cho ta nhận biết được số vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng trong kì kinh doanh 2.4.Hiệu quả sử dụng nhân lực Số lượng và chất lượng chiếm một vai trò nhất định trong sản xuất và chất lượng sản phẩm. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời lao động và hiệu suất tiền lương. Năng suất lao động được tính theo công thức sau: a.NS lao động bình quân năm = Doanh thu Tổng số LĐ trong kì Chỉ tiêu này phán ánh rằng cứ 1 lao động thì sẽ tạo ra được n đồng doanh thu trong kì kinh doanh. b. Hiệu suất tiền lương = Lợi nhuận Tổng quỹ lương c. Mức sinh lời bình quân lao động = Lợi nhuận Tổng số lao động tham gia Chỉ tiêu này phản ánh rằng cứ 1 lao động tham gia vào kinh doanh thì sẽ tạo ra được n đồng lợi nhuận. Trên đây là một số những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để việc phân tích và đánh giá được chính xác nhất còn phụ thuộc vào số liệu và việc tính toán cẩn thận của người nghiên cứu. III. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xuất phát điểm tương đối thấp của nền kinh tế Việt Nam trong quan hệ so sánh với các nước trong khu vực, cộng với hệ qủa của việc áp dụng chế độ độc quyền ngoại thương trong một thời gian rất dài đã đặt các doanh nghiệp của Việt nam trước những thách thức rất nặng nề của quá trình hội nhập. Phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ các đối tác có tiềm năng tài chính, công nghệ và kinh nghiệm vượt trội, các doanh nghiệp của ta vốn chưa có nhiều kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế, bị chèn ép ngay trên thị trường trong nước. Vì lẽ đó, để chủ động hội nhập, các doanh nghiệp phải có những chiến lược và bước đi phù hợpnhằm phát huy, khai thác thế mạnh vốn có, tận dụng triệt để các cơ hội mà quá trình hội nhập mang lại đồng thời hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực của quá trình này. Chủ động hội nhập trong thời đại ngày nay cần đến nỗ lực của toàn xã hội song điều quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực tự thân của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có và thực hiện những các giải pháp tổng thể để tham gia hội nhập và nâng cao lợi nhuận để tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của mình. Sự nỗ lực tự thân của doanh nghiệp chính là khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong doanh nghiệp, khắc phục được những yếu kém và đưa ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là con đường gần nhất để doanh nghiệp ngày càng đứng vững trên thị trường và tạo tiền đề cho sự hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới Chương II: phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc . I. Khái quát tình hình hoạt động của Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc 1. Giới thiệu chung về Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc 1.1 . Quá trình hình thành Trong hoàn cảnh nền kinh tế đang có những bước phát triển để hoà nhập với nền kinh tế thế giới, mọi ngành , mọi nghề đều cố gắng khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Ngành kinh doanh xăng dầu là một trong những ngành trọng yếu nhằm thúc đẩy nhiều hoạt động kinh tế phát triển . Để đáp ứng nhu cầu này , Công ty xăng dầu hàng không đã quyết đinh thành lập Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc . Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc là đơn vị thành viên thuộc Công ty xăng dầu hàng không - Tổng Công ty hàng không Việt Nam Xí nghiệp được thành lập theo: - Quyết định số 667/CAAV ngày 8/4/1996 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam với tên gọi ban đầu là Chi nhánh kinh doanh bán lẻ xăng dầu, cho đến ngày 27/1/2000 đã đổi tên thành Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc theo quyết định số 143/QĐ- HĐ/Tổng Công ty của Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng không Việt Nam . Xí nghiệp là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập , có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản ngân hàng riêng. Trụ sở Xí nghiệp tại: Mai Lâm - Đông Anh - Hà Nội Điện thoại : 04- 8833748 Fax: 04-881019. Xí nghiệp hoạt động với chức năng kinh doanh bán buôn bán lẻ các loại xăng dầu phục vụ cho ngành hàng không và trên thị trường hầu hết các tỉnh miền Bắc từ Quảng Bình trở ra Xí nghiệp có nhiệm vụ : - Trực tiếp tổ chức kinh doanh xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ và các vùng thị trường . - Lập kế hoạch kinh doanh ( Bao gồm kế hoạch tiêu thụ xăng dầu , kế hoạch tài chính, kế hoạch lao động tiền lương , kế hoạch xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị , kế hoạch đào tạo , kế hoạch tiến bộ khoa học kĩ thuật … - Xây dựng thị trường, phát triển mạng lưới các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên thị trường miền Bắc. - Trực tiếp quản lý và khai thác các tài sản cơ sở vật chất được giao , bảo toàn và phát triển vốn - Nghiên cứu và đề ra những phương án kinh doanh mới - Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên thuộc đơn vị mình 1.2. Quá trình phát triển của Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc a/ Những mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp. Để nâng cao hiệu quả năng xuất , Xí nghiệp không chỉ kinh doanh xă dầu phục vụ cho ngành hàng không mà xí nghiệp còn mở rộng kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho việc tiêu dùng xã hội đó là: -Dầu hoả, Jét A1, dầu Fo , ga , nhựa đường… - Dầu Diezel chất lượng cao ( hàm lượng lưu huỳnh <0.5%) - Các loại dầu nhờn, xăng ô tô và các loại xăng công nghiệp. Ngoài những mặt hàng trên Xí nghiệp còn kinh doanh vận tải xăng dầu, sửa chữa và bảo dưỡng xe . Trong tương lai gần , Xí nghiệp sẽ phát triển thêm dịch vụ kinh doanh và pha chế dầu nhờn tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và tăng thu nhập cho người lao động . 1.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp: Gồm có 4 phòng ban chức năng, Sơ đồ tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng (Xem sơ đồ 1) a/ Chức năng các phòng trong Xí nghiệp : +Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc . Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt. Giám đốc Xí nghiệp do Tổng Công ty xăng dầu hàng không Việt nam bổ nhiệm và bãi nhiệm. Giám đốc xí nghiệp chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật về quản lý điều hành hoạt động SXKD của xí nghiệp. Phó giám đốc Xí nghiệp là người giúp Giám đốc quản lý điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp theo phân công của giám đốc Xí nghiệp và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao. + Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức có chức năng tham mưu giúp Giám đốc xí nghiệp trong công tác lãnh đạo , chỉ đạo, công tác đối nội, đối ngoại và quản trị hành chính văn phòng +Phòng kế hoạch - kinh doanh : là cơ quan tham mưu giúp giám đốc xí nghiệp trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh , tổ chức điều hành các mục tiêu, nhiệm vụ SXKD theo uỷ quyền của Giám đốc xí nghiệp. + Phòng tài chính kế toán :là cơ quan tham mưu cho giám đốc Xí nghiệp về công tác tài chính theo quy định của pháp luật , xây dựng kế hoạch thu chi, nhằm đảm bảo nguồn tài chính cân bằng và phản ánh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh , ghi chép lập sổ sách báo cáo tài chính đảm bảo đủ vốn cho Xí nghiệp tiến hành SXKD. Sơ đồ 1: mô hình tổ chức, quản lý, kinh doanh của xí nghiệp Giám đốc Xí nghiệp P.GĐ xí nghiệp Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng kĩ thuật Cửa hàng C Cửa hàng ….. Cửa hàng E Của hàng D Cửa hàng B Cửa hàng A ghi chú: : quan hệ lãnh đạo : quan hệ chỉ đạo : quan hệ hiệp đồng : luồng thông tin phản hồi + Phòng kĩ thuật: là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc Xí nghiệp trong công tác quản lý đầu tư, xây dựng cơ bản , quản lý trang thiết bị kĩ thuật, phương tiện xe máy , phương tiện vận tải , khí tài xăng dầu , quản lý chất lượng xăng dầu trong toàn Xí nghiệp +Các cửa hàng xăng dầu trực thuộc xí nghiệp: thực hiện tốt kế hoạch bán buôn, bán lẻ xăng dầu mỡ nhờn, các sản phẩm hoá dầu, vật tư thiết bị liên quan đến ngành xăng dầu và các mặt hàng khác được phép kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường theo kế hoạch SXKD của Xí nghiệp. Đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hoá, thiết bị, chống bán hàng gian dối . II . Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc 1. Đặc điểm về thiết bị, máy móc: Do đặc trưng của mặt hàng kinh doanh là dầu xăng dầu cho nên phương tiện chủ yếu phục vụ trực tiếp cho quá trình nhập và tiêu thụ sản phảm của xí nghiệp là kho bể và phương tiện vận tải tra nạp. a. Kho bể: Kho bể là tài sản cố định có giá trị của xí nghiệp , chiếm khoảng 20% tổng giá trị tài sản cố định của công ty. Khu vực kho bể của xí nghiệp xăng dầu miền Bắc: gồm các kho ở Sân bay Nội Bài, Sân bay Gia Lâm, chứa được : 16.000 m3 = 12.720 tấn. b. Phương tiện vận tải và tra nạp Phương tiện vận tải và tra nạp là phương tiện kinh doanh chủ yếu của xí ngiệp , là những tài sản cố định có giá trị lớn, chiếm khoảng hơn 30% tổng giá trị tài sản của xí nghiệp bao gồm Lash tàu1,2,3 và đoàn tàu xà lan trở dầu cùng với 2 xe ôtô chở xăng là xe Zil 130 và xe Maz 500. 2. Đặc điểm về sản phẩm, và tiêu thụ sản phẩm Mặt hàng kinh doanh chính của xí nghiệp là nhiên liệu dầu Điezel và dầu JET_A1. Đây là loại nhiên liệu hàng không được nhập 100% từ khối các nước tư bản chủ nghĩa như Anh, Nhật, Singapore, trong đó có các hãng nổi tiếng như: BP, Shell, Total, Maruben,... Ngoài mặt hàng kinh doanh chủ yếu là dầu diezel và JET_A1, Công ty còn kinh doanh thêm một số mặt hàng có liên quan đến nghành xăng dầu như: Dầu mỡ nhờn, xăng các loại và kinh doanh vận chuyển xăng dầu theo nhu cầu của thị trường. Qua bảng cơ cấu sản phẩm theo doanh thu ta nhận thấy rằng xí nghiệp có sự tăng trưởng cao trong những năm 1998,1999 nhưng năm 2000 thì doanh thu có phần chững lại. Trong số những mặt hàng xăng dầu xí nghiệp kinh doanh thì dầu diezel có khối lượng cao nhất sau đó là dầu hoả và xăng ZetA1. Dầu nhờn là loại dầu có số lượng thấp nhất. Xí nghiệp cần cân tăng cường đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dầu nhờn vì đây là mặt hàng có thị trường tiêu thụ rộng và có nhu cầu cao trong nhân dân. Bảng 1:Bảng cơ cấu sản phẩm theo doanh thu Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000 Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % 1.Sản lượng bán ra Tấn 33.136 46.878 51.597 2. Tổng doanh thu Tỷ đồng 141 196 215 3.Xăng các loại Tấn 1.809 5,459 3.103 6,619 3576,1 6,93 4.Dầu diezel Tấn 15.721 47,44 29.483 62,893 32.924,8 63,81 5.Dầu hoả+ Zet A1 Tấn 15.527 46,85 14.226 30,34 15.021,1 29,11 6.Dầu nhờn Tấn 79 0,238 66 0,14 44,1 0,15 7.Vận chuyển Lít a. Xà lan b. Ô tô Lít 4.241.301 7.780572 Lít 1.677.080 2.752.711 4.024.490 Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh- Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc 3.Tình hình tài chính của công ty Qua bảng 2 ta thấy tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty ngày càng tăng điều đó cho thấy công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhưng với vốn Ngân sách cấp hàng năm là không đổi, điều đó chứng tỏ công ty làm ăn kinh doanh có hiệu quả và tình hình tài chính của công ty là khá khả quan. Mặc dù đã tự chủ trong việc tự tạo nguồn vốn trong kinh doanh, bớt lệ thuộc vào nguồn vốn do ngân sách cấp nhưng việc tập trung tài sản vào vốn cố định chiếm tỉ lệ lớn là không thật hợp lí, điều này dẫn đến việc quay vòng vốn chậm và mang lại nhiều rủi ro cho xí nghiệp như hoả hoạn, giá cả có biến động và những khoản nợ của khách … đồng thời xí nghiệp cũng phải mất một số tiền nhất định để bảo dưỡng máy móc cho tàu, xe vận tải hàng năm. Việc vốn lưu động chiếm tỷ lệ không cao như vậy sẽ làm xí nghiệp giảm cơ hội kinh doanh trong năm. Xí nghiệp cần khắc phục nhược điểm này để nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh Bảng 2:Bảng tỷ trọng vốn chia theo nguồn Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 tỷ lệ % các vốn/ tổng vốn 1998 1999 2000 Tổng nguồn vốn 31.439 34.151 36.430 Chia theo tính chất SD Vốn cố định 18.126 20.029 22.175 57,65 58,64 60,87 Vốn lưu động 13.313 14.122 14.255 42,34 41,36 39,13 Chia theo nguồn vốn Vốn NS cấp 20.122 21.132 22.046 64,00 61,87 60,51 Vốn tự bổ sung 11.317 13.019 14.384 36,00 38,13 34,49 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán-Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc 4. Cơ cấu nhân lực của xí nghiệp: Để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài việc cần có những chiến lược đúng đắn xí nghiệp cần phải có một đội ngũ lao động lành nghề. Vì vậy xí nghiệp cần tạo điệu kiện cho việc học tập , nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên chức thông qua hỗ trợ kinh phí và sắp xếp thời gian làm việc. Việc hỗ trợ đúng người, đúng việc sẽ khuyến khích cán bộ tích cực học tập, nâng cao trình độ, gắn kết với doanh nghiệp, làm việc hiệu quả hơn cho doanh nghiệp Bảng3: Cơ cấu lao động của Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc Đơn vị : người STT Cơ cấu lao động Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Tổng số CBCNV 145 152 160 I Lao động gián tiếp 1 Số lượng 17 11,7 18 11,8 19 11,9 a -Giám đốc và P.Giám đốc 3 3 3 1,97 3 1,9 b -Trưởng phòng 4 4 4 2,6 4 2,5 c -Đội trưởng 10 6,8 11 7,2 12 7.5 2 Chất lượng a -Đại học và trên đại học 9 6,2 11 7,2 11 6,9 b -Cao Đẳng và trung cấp 8 5,5 7 4,6 8 5 II Lao động trực tiếp 1 Số lượng 128 88,2 134 88,2 141 88,1 a -Giám đốc và P.Giám đốc 1 0,6 1 0,6 1 0,6 b -Trưởng phòng 1 0,6 1 0,6 1 0,6 c -NV các phòng ban, Đội trưởng và nhân viên bán hàng 126 86,8 132 88,4 139 86,9 2 Chất lượng a -Đại học và trên đại học 24 16,5 26 17,1 26 16,3 b -Cao đảng và trung cấp 56 38,6 60 39,5 68 42,5 c -Trung học phổ thông 48 33,1 48 31.3 45 28,1 Nguồn: Phòng tổ chức- Hành chính. Số lượng lao động tính đến quý IV/ 2000 là160 lao động tăng 5.2% so với năm 1999(152 lao động), và tăng10,34 % so với năm 1998 (145 lao động). Số lượng lao động tăng không đáng kể, chứng tỏ lượng công việc của xí ngiệp trong 3 năm trở lại đây là tương đố ổn định. Qua bảng cơ cấu lao động ta thấy rằng ở xí nghiệp số tốt nghiệp đại học và trên đại học còn thấp vì vậy xí nghiệp cần tăng cường hơn nữa việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và công nhân viên chức để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc bằng các hình thức đào tạo khác nhau như: tổ chức lớp học chuyên môn để nâng cao kĩ thuật hoặc cho người lao động đi học tại chức, cao đẳng ngoài giờ hành chính hoặc cho những người lao động có trình độ đại học, trên đại học đi học tập ở nước ngoài để tiếp thu các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Về mặt gới tính: Cho đến năm 2000 Nhìn chung xí nghiệp có số lượng lao động nam nhiều hơn số lượng lao động nữ. Số lượng lao động nữ là 43 người chiếm khoảng 26,87% tổng số lao động của xí nghiệp. Số lượng lao động nam là117 người chiếm khoảng 73,13% tổng số lao động của xí nghiệp. Tuỳ theo tính chất công việc, mức độ nặng nhọc, độc hại của công việc và do những đặc điểm riêng về sức khoẻ, tâm sinh lý nên lao động nữ không thể làm những công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Về mặt tuổi thọ lao động: Lao động của xí nghiệp nằm trong độ tuổi tương đối trẻ. Độ tuổi từ 18_30 tuổi có 76 người chiếm khoảng 47,52% .Độ tuổi từ 31_40 tuổi có 54 người chiếm khoảng 33,75% . Độ tuổi từ 41_55 có 37 người chiếm khoảng 23,12%. Với lực lượng lao động trẻ như vậy chứng tỏ xí nghiệp dồi dào về năng lực lao động,sự nhiệt tình trong lao động . Chính vì vậy ban lãnh đạo xí nghiệp càng phải quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động trẻ nhằm phát huy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ. 5. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng Không Miền Bắc: a. Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp: Là hệ thống các chỉ tiêu phản ánh một các tổng quát nhất toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong đó gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội (được phản ánh qua biểu (4).) + Về chỉ tiêu lợi nhuận: Năm 1998 đạt 7.557,6 triệu đồng. Sang đến năm 1999 do xí nghiệp mở rộng thêm 3 của hàng bán lẻ xăng dầu ở Việt trì, Vĩnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100323.doc
Tài liệu liên quan