Luận văn Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đốivới các ngân hàng thương mại Việt Nam tại tp. HCM

Phát huy những thành tựu đã đạt, khắc phục những tồn tại và yếu kém, chiến

lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 cần phải đạt được những mục tiêu

cụ thể:

9 Tốc độ phương tiện thanh toán (M2) hàng năm tăng bình quân 22%, năm 2005

đạt khoảng 622 tỷ đồng. Tỷ lệ M2/GDP từ 40% hiện nay tăng lên 60% vào năm

2010.

9 Giảm tỷ trọng tiền mặt trong phương tiện thanh toán (M2) đạt 25% - 30% vào

năm 2010.

58

9 Phấn đấu nâng tỷ lệ tiền gửi của hệthống NH đạt 60% - 70% GDP năm 2010.

Huy động và khai thác hiệu quả tiềm năng về vốn, chủyếu vốn trung dài hạn

nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện CNH-HĐH đất nước.

9 Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm từ 25% – 30%, trong đó tín

dụng trung dài hạn duy trì trên 50% tổng dư nợ của nền kinh tế. Tổng lượng vốn tín

dụng cung ứng toàn xã hội đạt từ 50-60% so với GDP, tập trung phân bổ tín dụng

cho nông nghiệp 40%, công nghiệp và xây dựng 35%, các ngành dịch vụ là 25%

trên tổng dư nợ.

9 Tỷ lệ an toàn vốn đối với các NHTM (vốn tự có trên tổng tài sản có) đạt tới

thông lệ quốc tế =8%.

9 Đảm bảo nâng cao hiệu quả tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, phấn đấu tỷ

suất lợi nhuận bình quân 14%, giảm tỷ lệ nợ quá hạn cho phép không quá 3%.

Để đạt những mục tiều đề ra, Chính phủ, các Bộ Ngành liên quan và các

NHTM phải đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, một trong những giải pháp không

thể thiếu đó là các giải pháp quản lý rủi rotín dụng trong hoạt động kinh doanh của

ngân hàng

pdf71 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đốivới các ngân hàng thương mại Việt Nam tại tp. HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øng hợp ưu đãi thường tập trung vào DNNN như nới lỏng điều kiện cho vay, cho vay dạng tín chấp, trong khi hoạt động các DNNN lại không hiệu quả dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Vẫn còn ưu tiên và cả nể đối với một số khách hàng quen biết trong quá trình xét duyệt cho vay. Quá coi trọng TSBĐ tiền vay mà không quan tâm đúng mức phương án vay vốn, tư cách, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Một số thông tin mà cán bộ tín dụng khai thác được từ khách hàng chủ yếu là qua trao đổi và dựa trên số liệu báo cáo tài chính. Nếu dữ liệu thông tin không chính xác và không phản ánh đầy đủ thì NHTM có thể đưa ra những nhận định sai lầm về khách hàng khi vay vốn, nên rủi ro tín dụng là hoàn toàn có khả năng xảy ra. 2.2.6.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng Trong nhiều trường hợp phía doanh nghiệp vay nợ có những sai sót chủ quan như: Một số công ty trong ngành xây dựng trúng thầu công trình với giá bỏ thầu quá thấp nên bị thua lỗ do giá nguyên vật liệu tăng cao; nhiều doanh nghiệp không dự đoán đúng thị trường dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng hóa, mất khả năng thanh 53 toán v.v..Bên cạnh đó, nhiều khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích, cố ý gian dối, lập hồ sơ giả để vay ngân hàng. Trong thực tiễn kinh doanh, số khách hàng cố tình lừa đảo chiếm dụng vốn không nhiều, nhưng hậu quả gây ra thường rất nghiêm trọng không chỉ riêng cho bản thân ngân hàng và còn ảnh hưởng đến cả xã hội. Một khi khách hàng đã cố tình lừa đảo thì có rất nhiều ngân hàng trở thành nạn nhân. Hiện nay, phần lớn các cán bộ tín dụng chưa được đào tạo nghiệp vụ nhận biết các hồ sơ vay vốn giả, hành vi lừa đảo của khách hàng như: nhận biết chữ ký giả, dấu giả, tẩy xóa, sửa chữa, hợp đồng mua bán giả, các chứng từ liên quan giả, tính logic giữa những gì mà cán bộ tín dụng tiếp xúc phỏng vấn với khách hàng so với hồ sơ vay vốn và cách biểu hiện thái độ, tính cách của khách hàng v.v.. Chẳng hạn, vụ án Trần Văn Mò, khách hàng làm giả hồ sơ nhà qua cả thủ tục công chứng và lừa đảo Ngân hàng Công Thương và các ngân hàng khác, vụ án Tamexco, Minh Phụng – Epco v.v.. 2.2.6 Công tác quản lý rủi ro tín dụng của các NHTMVN trong thời gian qua Trước thực trạng rủi ro của các NHTMVN trong thời gian qua, đặc biệt là những vụ án gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản mất mát lên đến hàng ngàn tỷ đồng và bị chôn vào các TSĐB tiền vay mà không xử lý được. Chính phủ đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ được thể hiện bằng sự ra đời hàng loạt các văn bản pháp lý như: Nghị định chính phủ số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/07/2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng của DNNN; Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 ban hành quy định về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM; Nghị định chính phủ số 85/2002/ngày 29/12/2002 về sửa đổi bổ sung Nghị định 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về tài sản đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng; Ban hành thông tư liên tịch 02 ngày 05/02/2002 về thủ tục bán tài sản, công chứng chứng thực văn bản bán tài sản và giao tài sản cho các NHTM theo bản án, quyết định của toà án nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc về pháp lý khi ngân hàng 54 xử lý nợ, và gần đây để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của uỷ ban Basel (Basel II) về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng như: Chỉ thị 02/2005/CT-NHNN; Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN; Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN; Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Các văn bản nêu trên cho thấy Chính phủ, NHNN đã nổ lực đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả, đồng thời định hướng cho sự phát triển ngành ngân hàng, tăng trưởng và phát triển bền vững.góp phần thúc đẩy tăng trường kinh tế xã hội thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh những biện pháp của chính phủ, bản thân các NHTM cũng có những biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng như sau: 9 Tổ chức tốt công tác tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại, nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng được các ngân hàng quan tâm và mang tính thường xuyên hơn. 9 Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngày càng được chú trọng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro cũng như sai sót trong quá trình cho vay để có biện pháp xử lý kịp thời. 9 Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM với nhiệm vụ tận thu, giải quyết triệt để các khoản nợ còn vướng lại trong quá trình xử lý nợ, giải tỏa vốn đóng băng trong các khoản nợ ngân hàng.ï 9 Trích lập dự phòng bù đắp rủi ro, khi xảy ra rủi ro tín dụng, việc thu hồi tài sản thế chấp nhưng thu được nợ hay không còn phải qua nhiều thủ tục vô cùng nhiều khê và phức tạp. Theo quyết định 488/NHNN ngày 27/112/2000 của NHNN cho phép ngân hàng được phép trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ quy định trên cơ sở phân loại nợ quá hạn và hoạch toán vào chi phí, được sử dụng bù đắp rủi ro. Cách làm này giúp giảm bớt gánh nặng nợ cho ngân hàng, giảm áp lực tâm lý của cán bộ tín dụng cũng như lãnh đạo ngân hàng khi gặp phải rủi ro tín dụng. 55 9 NHTM gia hạn nợ cho những khách hàng có nguồn thu nhập, có khả năng trả nợ, có thiện chí trả nợ và tài sản cầm cố, thế chấp dễ phát mãi. Trong trường hợp khoản nợ không có khả năng thu hồi, khách hàng có hành động lẫn trốn, lừa đảo thì ngân hàng xử lý TSBĐ để thu hồi nợ như gán nợ, phát mãi tài sản, thậm chí khởi kiện ra tòa. Tóm lại, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế tài chính - ngân hàng lớn nhất cả nước, dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số hoạt động trong quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh số tiền gởi, thu nợ, dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán mới vừa ra đời, đang còn sơ khai và còn nhiều hạn chế, các NHTM giữ vị trí chủ đạo trên cả thị trường tiền tệ và thị trường vốn đã huy động được khối lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội. Thời gian qua nguồn vốn huy động và khối lượng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đã tăng tương đối nhanh, mặc dù chất lượng tín dụng đã được cải thiện nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao. Với xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, các NHTMVN đang đứng trước xu hướng cạnh tranh gay gắt. Do vậy, các NHTMVN cần phải có những biện pháp thiết thực để năng cao năng lực kinh doanh, nâng cao chất lượng tín dụng của mình trên thị trường. 56 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM VN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHTMVN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP Trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và Việt Nam đang trên đường đi đến hội nhập về tài chính là một xu thế tất yếu khách quan. Chính vì lẽ đó, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh cải cách nhằm thích ứng với tiến trình quốc tế hóa. Bên cạnh đó xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt đã đặt ra cho hệ thống NHTMVN phải có những bước đi vững chắc. Vì thế, việc định hướng cho hoạt động của hệ thống NHTMVN trong giai đoạn 2006 – 2010 có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng đối với sự phát triển hệ thống NHTMVN. 3.1.1 Định hướng phát triển hệ thống NHTMVN từ năm 2006-2010 9 Tạo lập môi trường pháp lý hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm tăng sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên thị trường tài chính trong nước và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an toàn cho hệ thống. 9 Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy Thanh tra nhà nước và Thanh tra ngân hàng nhà nước theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương xuống địa phương. Ban thanh tra ngân hàng nhà nước tại các chi nhánh chịu sự chỉ đạo, giám sát nghiệp vụ trực tiếp của Ban thanh tra ngân hàng nhà nước Việt Nam và nhanh chóng hoàn thiện các quy trình, biện pháp nghiệp vụ thanh tra giám sát ngân hàng hiện đại. 9 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, nâng cao năng lực giám sát, quản lý và kỹ năng nghiệp vụ của toàn hệ thống ngân hàng thương mại lên ngang tầm khu vực. 57 9 Phát triển các NHTM với quy mô đủ lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao. Củng cố và phát triển hệ thống NHTMCP theo hướng tăng cường năng lực tài chính và nghiệp vụ chuyên môn. Tạo điều kiện cho các NHTMCP yếu kém nghiệp vụ, vốn thiếu, quản lý bị hạn chế sát nhập, hợp nhất lại để tăng khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động ngang tầm với các NHTM nước ngoài đóng trên địa bàn Thành Phố. 9 Nâng cao khả năng tài chính và tiềm lực của các NHTM trên cơ sở tái cơ cấu lại hệ thống NHTMVN bao gồm xử lý nợ quá hạn các loại, đẩy mạnh tái đầu tư và tái cơ cấu lại sở hữu tài sản để tăng vốn điều lệ. 9 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng và tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đẩy mạnh cải tiến và phát triển sản phẩm mới dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến như dịch vụ ngân hàng điện tử, home banking, e banking, phone banking, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ .v.v.. 9 Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực tài chính, quản lý và kiểm soát của NHTM. Hạn chế tập trung tín dụng quá mức vào một nhóm khách hàng, ngành hàng. 3.1.2 Mục tiêu của hệ thống NHTMVN từ nay đến 2010 Phát huy những thành tựu đã đạt, khắc phục những tồn tại và yếu kém, chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 cần phải đạt được những mục tiêu cụ thể: 9 Tốc độ phương tiện thanh toán (M2) hàng năm tăng bình quân 22%, năm 2005 đạt khoảng 622 tỷ đồng. Tỷ lệ M2/GDP từ 40% hiện nay tăng lên 60% vào năm 2010. 9 Giảm tỷ trọng tiền mặt trong phương tiện thanh toán (M2) đạt 25% - 30% vào năm 2010. 58 9 Phấn đấu nâng tỷ lệ tiền gửi của hệ thống NH đạt 60% - 70% GDP năm 2010. Huy động và khai thác hiệu quả tiềm năng về vốn, chủ yếu vốn trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện CNH-HĐH đất nước. 9 Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm từ 25% – 30%, trong đó tín dụng trung dài hạn duy trì trên 50% tổng dư nợ của nền kinh tế. Tổng lượng vốn tín dụng cung ứng toàn xã hội đạt từ 50-60% so với GDP, tập trung phân bổ tín dụng cho nông nghiệp 40%, công nghiệp và xây dựng 35%, các ngành dịch vụ là 25% trên tổng dư nợ. 9 Tỷ lệ an toàn vốn đối với các NHTM (vốn tự có trên tổng tài sản có) đạt tới thông lệ quốc tế ≥ 8%. 9 Đảm bảo nâng cao hiệu quả tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, phấn đấu tỷ suất lợi nhuận bình quân 14%, giảm tỷ lệ nợ quá hạn cho phép không quá 3%. Để đạt những mục tiều đề ra, Chính phủ, các Bộ Ngành liên quan và các NHTM phải đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, một trong những giải pháp không thể thiếu đó là các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTMVN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 3.2.1 Các giải pháp mang tính chất vĩ mô của nhà nước 3.2.1.1 Hoàn thiện môi trường kinh tế, pháp lý trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Mọi hoạt động của nền kinh tế phải được chuẩn mực trong khuôn khổ pháp luật nhà nước cho phép để giúp cho nền kinh tế vận hành trôi chảy an toàn và tránh được rủi ro. Môi trường kinh tế, pháp lý là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và đạt chất lượng cao. Vì vậy, hoàn thiện môi trường kinh tế, pháp lý là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết trong bối cảnh các NHTMVN đang trong quá trình hội nhập, cụ thể như sau: 59 ¾ Luật doanh nghiệp nhà nước 9 Tư cách pháp nhân của DNNN đã được ghi rõ tại Điều 2 Luật doanh nghiệp nhà nước như sau: “DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý”. Theo quy định của bộ Luật dân sự Điều 94, với tư cách là một pháp nhân, DNNN phải có tài sản riêng, tách biệt khỏi phần tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. Hay nói cách khác, DNNN phải có quyền sở hữu đối với các tài sản đã được chủ sở hữu doanh nghiệp giao khi thành lập doanh nghiệp và chịu trách nhiệm hữu hạn về các nghĩa vụ tài chính của mình trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng khẳng định sự tồn tại độc lập, năng lực chịu trách nhiệm về tài sản của DNNN khi tham gia vào các công việc liên quan đến quan hệ dân sự, kinh tế. Tuy nhiên, khi cụ thể hoá quyền sở hữu của DNNN đối với các tài sản của chính doanh nghiệp, Luật DNNN đã thể hiện những bất cập: 9 Theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước, Nghị định 59/CP ngày 03/10/1996, DNNN chỉ có quyền quản lý, sử dụng vốn và các tài sản khác do Nhà nước giao thay vì có quyền sở hữu (gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) đối với tài sản của mình như những pháp nhân khác. Quy định này không phù hợp với chính quy định về tư cách pháp nhân của DNNN. 9 Thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản của DNNN để vay vốn ngân hàng phải được các cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp cho phép, nhất là khi thế chấp các tài sản là toàn bộ dây chuyền sản xuất chính của doanh nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật. Trong khi đó, các cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật vẫn chưa ban hành các quy định xác định “toàn bộ dây chuyền chính của DNNN” trong từng ngành là tài sản nào? Điều này có thể gây rủi ro cho ngân hàng khi xử lý các tài sản đảm bảo của DNNN, nếu việc thế chấp bị vô hiệu do các tài sản này được xác định là “ toàn bộ dây chuyền chính của doanh nghiệp” 60 tại thời điểm xứ lý tài sản, doanh nghiệp chưa được phép thế chấp của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp. ¾ Luật đất đai 9 Một trong những quy định của Luật đất đai có thể gây rủi ro rất lớn cho các ngân hàng khi cho vay mà nhận tài sản thế chấp đảm bảo tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), được cấp hợp pháp cho người sử dụng đất có thể huỷ bỏ bằng quyết định của toà án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trên thực tế, nhiều NHTM đã phát sinh nợ xấu do nhận tài sản thế chấp đảm bảo tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất. Tại thời điểm thế chấp, bên thế chấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có đủ điều kiện khác theo quy định. Nhưng sau đó, toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì đã bị cấp sai thẩm quyền, sai quy hoạch hoặc do tranh chấp về thừa kế từ nhiều năm trước. Thực tế này đã đặt các ngân hàng cho vay nhận tài sản thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất lâm vào tình trạng có thể phải gánh chịu những rủi ro pháp lý tiềm ẩn rất lớn. Để khắc phục tình trạng này, Luật đất đai cần phải có quy định bồi thường thiệt hại cho ngân hàng khi cho vay nhận thế chấp đảm bảo tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp bị toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ngân hàng đã nhận thế chấp hợp pháp trước đó. 9 Một bất cập khác của Luật đất đai là việc hạn chế quyền chủ động xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất thế chấp tại ngân hàng. Theo quy định Luật đất đai, việc phát mãi tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất phải được thực hiện theo trình tự bán đấu giá và phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện bán đấu giá. Quy định này làm cho thời gian xử lý bị kéo dài và làm tăng chi phí chờ xử lý tài sản. Để khắc phục tình trạng này, thiết nghĩ Luật đất đai nên sửa đổi theo hướng cho phép ngân hàng nhận thế chấp có quyền chủ động phát mãi quyền sử dụng đất sau khi được tòa án công nhận và khi bán đấu giá quyền sử 61 dụng đất đã thế chấp hợp pháp, ngân hàng không phải làm thủ tục xin phép được bán đấu giá như hiện nay. ¾ Cơ chế thực thi xử lý tài sản đảo đảm tiền vay Cơ chế phát mãi tài sản hiện nay theo Thông tư liên bộ số 03/2001/TTLT- NHNN –BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 29/04/2001 (gọi tắt là thông tư 03) qui định TCTD không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho nghĩa vụ được đảm bảo tiền vay. Và theo khoản 2-Mục III của thông tư này thì TCTD phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra tòa, trong khi đó Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ lại cho phép TCTD có quyền xử lý TSĐB nói chung và TSĐB là quyền sử dụng đất nói riêng nếu không đạt sự thỏa thuận giữa các bên. Việc này đã gây trở ngại rất nhiều cho các NHTM khi xử lý TSĐB trong thực tế: - NHTM phải chuyển hồ sơ phát mãi TSĐB sang Trung tâm đấu giá để chờ xử lý, nhưng thực tế, hoạt động của Trung tâm đấu giá thuộc Sở Tư pháp còn kém hiệu qủa và mất nhiều thời gian, thậm chí có trường hợp không thể xử lý được. - Theo Khoản 3-Mục III, phần B của Thông tư 03 thì NHTM phải xin phép UBND cấp thẩm quyền cho phép đấu giá với quy trình nhiều thủ tục và mất nhiều thời gian, cụ thể: 15 ngày xin cơ quan có thẩm quyền cho phép bán đấu giá tài sản; 15 ngày thực hiện việc đăng ký bán đấu giá; 30 ngày niêm yết tài sản bán đấu giá; 60 này chờ cấp giấy chứng nhận cho người mua tài sản. Mỗi lần đấu giá không thành công thì thủ tục định giá tài sản và đăng ký bán đấu giá quay trở lại ban đầu. - Công tác thụ lý hồ sơ khởi kiện, lấy lời khai, hòa giải, xét xử các tranh chấp hợp đồng tín dụng là những dãy thủ tục, mà mỗi lần xảy ra trục trặc thì vụ án lại kéo dài tới nhiều tháng tiếp theo. Trong thực tế có nhiều bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của Ngân hàng nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa thi thực hiện với nhiều lý do khác nhau. Trong 62 trường hợp này ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành án làm việc với tòa án và thời gian chờ đợi cứ kéo dài. Hiện trạng xử lý TSĐB như vậy, nên nợ tồn động không thể xử lý nhanh được làm gây ra tình trạng đọng vốn luân chuyển trong xã hội. Do vậy, Chính phủ cần có những biện pháp đồng bộ và thông thoáng hơn, cụ thể: - Cho phép các NHTM được trọn quyền quyết định xử lý các tài sản đảm bảo thế chấp tiền vay là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. Trong khi chờ được Chính phủ xem xét chấp thuận, thì việc xử lý tài sản thế chấp này vẫn thuộc quyền của Trung tâm bán đấu giá chuyên trách. Tuy nhiên, khoảng thời gian thực hiện bán đấu tài sản cần rút lại bằng 1/3 thời gian quy định trên, và để giảm sự quá tải trong việc xử lý tài sản thế chấp, việc thành lập thêm các Trung tâm bán đấu giá này ở các tỉnh, thành phố lớn là cần thiết. - Cần quy định các khâu xử lý của Toà án gọn lại, và thời hạn tối đa qui định từ khi thụ lý vụ án tới khi xét xử các tranh chấp kinh tế. - Cần quy định thời gian thi hành án tối đa của cơ quan thi hành án để thu hồi tài sản giao lại cho các ngân hàng tự bán đấu giá theo trình tự nêu trên. 3.2.1.2 Củng cố và cơ cấu lại hệ thống NHTM Việt Nam Đối với NHTMCP, yêu cầu Chính phủ nhanh chóng sắp xếp lại để bảo đảm tính an toàn, năng lực về tài chính, quy mô lớn và hoạt động kinh doanh có hiệu quả bằng cách tiến hành sáp nhập các ngân hàng yếu kém, mất khả năng thanh toán, chất lượng tín dụng thấp, quy mô nhỏ hoặc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần với tỷ lệ đối đa không quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng. Điển hình vừa qua các NHTM Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín và Á Châu đã thực hiện thành công. Đối với NHTMNN, Chính phủ cần có giải pháp nhanh chóng tăng cường vốn đảm bảo đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tự có theo tỷ lệ quy định. Cần mạnh dạn triển khai cổ phần hóa một số NHTMNN có uy tín trên thương trường quốc tế, phát 63 hành thêm cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ. Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, nợ khoanh từ thời bao cấp, hạn chế ngăn ngừa nợ xấu phát sinh khai thông vốn cho hệ thống ngân hàng. 3.2.1.3 Cải tiến và đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước Hiệu quả hoạt động tín dụng không chỉ phụ thuộc vào quy chế do NHNN ban hành mà còn phụ thuộc vào tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, việc cải thiện môi trường hoạt động của các doanh nghiệp sẽ là yếu tố cơ bản góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. 9 Tập trung sắp xếp, đổi mới đẩy mạnh hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Kiên quyết giải thể, phá sản, bán hoặc cho thuê các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài. Cổ phần hóa những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhưng quy mô nhỏ nhằm thu hút thêm nguồn vốn kinh doanh, giảm vay vốn tín dụng, cải tiến phương thức quản trị điều hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. 9 Thực hiện chính sách và biện pháp điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành có lợi thế so sánh tương đối và đa dạng hóa các loại hình hoạt động nhằm phát huy các nguồn lực trong xã hội vào công cuộc phát triển kinh tế. 9 Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất, trình độ của người lao động nhằm tối đa các nguồn lực, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đẩy mạnh hơn nữa sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp và các trường đại học, viện nghiên cứu để thực thi có hiệu quả chiến lược phát triển công nghệ. 3.2.2 Các giải pháp mang tính chất vĩ mô của NHNN 3.2.2.1 Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động Trung tâm thông tin tín dụng Mặc dù Trung Tâm thông tin tín dụng (CIC) là nơi cung cấp thông tin chính thức cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên để CIC trở thành nơi tin cậy, cung cấp những thông tin chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43818.pdf
Tài liệu liên quan