Nghiên cứu thị trường không chỉ là một khâu cần thiếttrong họat động
sản xuất kinh doanh, mà còn là một nội dung quan trọng của chiến lược mở rộng
thị trường bột mì của TCT Lương thực Miền Nam.
Hiện nay, các công ty bột mì thành viên củaTCT Lương thực Miền Nam
chưa nhận thức được một cách đầy đủ về tầm quan trọng mang tính quyết định
đến phát triển sản xuất của việc nghiên cứu thị trường, nên chưa tổ chức bộ phận
nghiên cứu thị trường, chưa cập nhật kịp thời các yêu cầu cụ thể của từng đối
tượng khách hàng về chất lượng, số lượng, chủng lọai sản phẩm, giá cả, khả
năng thanh toán cũng như chưa nắm bắt thông tin một cách chính xác và kịp
thời về các chính sách bán hàng, chất lượng, chủng lọai sản phẩm của các đối
thủ cạnh tranh vì thế các chính sách về giá, khuyến mãi, sản phẩm, thanh toán
của các công ty này còn mang tính thụ động,ứng phó tình huống, và chủ quan
không theo sát thị trường. Tất cả những điều trên đã làm ảnh hưởng đến sản
lượng bán ra cũng như uy tín của các công ty thành viên
66 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì của tổng công ty lương thực miền nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ean để phân phối sản phẩm tại thị trường
này.
- Chưa xây dựng được thương hiệu bột mì của
TCT nói riêng, Việt Nam nói chung trên thị
trường khu vực.
-45-
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CỦNG CỐ & MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG BỘT MÌ CỦA TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM
3.1/ CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU LÀM CĂN CỨ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
3.1.1/ Các quan điểm
Quan điểm thứ nhất: Phát triển sản xuất bột mì để đáp ứng nguồn nguyên
liệu cho các nhà máy sản xuất các loại sản phẩm chế biến, cung cấp nguồn
nguyên liệu làm thức ăn gia súc cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Đất nước với đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi
hỏi một tác phong công nghiệp ở mọi người vì thế thời gian giành cho bữa ăn
hầu như bị rút ngắn do đó làm tăng nhu cầu thức ăn nhanh như mì tôm, bánh mì,
bánh ngọt. Việt Nam đã và đang gia tăng sản lượng hải sản xuất khẩu, đồng
thời Việt Nam đã có chính sách nuôi trồng thủy hải sản đáp ứng cho nhu cầu
ngày một gia tăng này. Hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất thức ăn nuôi tôm
phải nhập tinh bột lúa mì để làm nguyên liệu chế biến thức ăn nuôi tôm với mục
đích tạo độ kết dính, lâu tan trong nước. Nếu sản phẩm bột mì có thể thay thế
lượng tinh bột lúa mì trong công nghệ này, thì sự phát triển không ngừng của
ngành nuôi tôm sẽ là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng cho ngành sản
xuất bột mì bột mì trong nước. Hơn nữa kinh doanh bột mì là ngành kinh doanh
có hiệu quả kinh tế cao, là ngành kinh doanh quan trọng thứ ba của TCT Lương
thực Miền Nam, đồng thời góp phần gia tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước
cũng như giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Vì vậy, phát
trểin ngành bột mì để đáp ứng cho nhu cầu trên là rất cần thiết.
Quan điểm thứ hai : Củng cố và mở rộng thị trường bột mì của TCT
Lươgn thực Miền Nam là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm giữ vai trò
chủ đạo kinh tế duốc doanh trên thị trường bột mì, không chỉ ở thị phần, sản
-46-
lượng, chất lượng mà còn giúp nhà nước điều tiết được thị trường bột mì trên
toàn quốc.
Quan điểm thứ ba : Bột mì giải quyết vấn đề về lượng thực, dinh dưỡng
cao cho thời đại mới, hiện nay các nhà máy bột mì trong nước hầu hết đều có
vốn nước ngoài. Vì thế cần xây dựng TCT Lương thực Miền Nam thành một
doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm lĩnh phần lớn thị trường bột mì Việt
Nam là một điều cần thiết và quan trọng.
Công ty Bột mì Bình Đông vừa mới mua lại cổ phần của đối tác liên
doanh, hiện nay ba công ty bột mì của TCT Lương Thực Miền Nam đều là
những doanh nghiệp 100% vốn trong nước. Qua một giai đoạn phát triền, TCT
Lương Thực Miền Nam đã có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân được
đào tạo và có kinh nghiệm, đủ khả năng để nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới,
công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, có thể tạo ra sản phẩm
đáp ứng theo nhu cầu đặc thù của từng đối tượng khách hàng. Đủ điều kiện để
phát triển thành một doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo kinh tế quốc doanh trên
thị trường bột mì không chỉ ở thị phần, sản lượng, chất lượng mà còn giúp Nhà
nước điều tiết thị trường và được xem như là một công cụ cùng với các công cụ
khác (tài chính, tiền tệ,luật pháp,…) trong công cụ quản lý của Nhà nước. Vai trò
này chỉ có thể được thực hiện bởi TCT Lương Thực Miền Nam
3.1.2/ Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng thị trường bột mì của TCT lượng thực Miền Nam,
Gia tăng thị phần từ 28% lên 40%, từ đó nhằm khai thác công suất máy lên 80
đến 85% trong thời gian từ nay đến năm 2010.
- Hoàn thiện chính sách bán hàng hợp lý, thành lập bộ phận chăm sóc
khách hàng nhắm đến mục tiêu sản xuất từng loại bột riêng theo tiêu chuẩn đặc
thù của từng khách hàng trong thời gian từ nay đến năm 2006
-47-
- Khai thác các thế mạnh của các công ty bột mì thành viên và thế mạnh
của TCT Lương thực Miền Nam nhằm nâng cao tính cạnh tranh của TCT lượng
thực Miền nam trên thị trường bột mì trong nước.
3.2/ CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG SẢN PHẨM BỘT MÌ CỦA TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM
3.2.1/ Nhóm giải pháp về thị trường
Đối với thị trường trong nước, TCT Lương thực Miền Nam có một số giải
pháp sau
3.2.1.1/ Cần tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường tại các Công ty
thành viên.
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc nắm bắt
thông tin về thị trường là hết sức cần thiết, nó góp phần quyết định sự thành
công của doanh nghiệp. Việc không coi trọng công tác nghiên cứu thị trường là
một trong những nguyên nhân làm cho TCT lương thực Miền Nam bị mất dần thị
trường và thị phần. Để củng cố và mở rộng thị trường bột mì của mình, các công
ty bột mì thành viên cần cần tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường, mục đích là
để
- Nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, những yếu tố tác động
đến họ như chất lượng, giá cả, chủng loại, phương thức giao hàng, phương thức
thanh tóan, các chính sách khuyến mãi, hổ trợ,… cũng như các khả năng thanh
toán của khách hàng, từ đó có thể dự báo được nhu cầu thị trường về sản phẩm
bột bì, đề xuất các chính sách về bán hàng như giá cả, giao hàng, thanh toán; về
sản phẩm như số lượng chủng loại, chất lượng, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch
sản xuất và kinh doanh phù hợp.
- Nghiên cứu, nắm bắt các thông tin về các đối thủ cạnh tranh để nâng
cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, xây dựng các chính sách giá
cả, khuyến mãi cho phù hợp.
-48-
- Nghiên cứu, nắm bắt tình hình sản xuất và cung ứng lúa mì tại các vùng
nguyên liệu chủ yếu trên thế giới như Úc, Aán Độ, Châu Mỹ, Trung Đông, Trung
Quốc,…để từ đó có thể xác định được sản lượng cung ứng, chính sách dự trữ
lương thực, giá thời điểm mùa vụ, trái vụ… của các quốc gia xuất khẩu lúa mì.
Để làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, bộ phận nghiên cứu thị trường
phải thường xuyên giám sát qui trình thực hiện kế hoạch, kịp thời thu thập thông
tin từ khách hàng, đối thủ, cung cấp thông tin cho khách hàng về tiến độ phục
vụ, các phát sinh nếu có để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Hiệu quả của giải pháp:
- Xây dựng được kế hoạch mua nguyên liệu.
- Ước tính được sản lượng bán ra từ đó xây dựng chính sách sản phẩm, giá
cả, phân phối, khuyến mãi phù hợp.
- Chủ động trong sản xuất và phân phối hàng hóa.
- Đảm bảo cung ứng ổn định chất lượng, số lượng và giá cả một cách
tương đối cho khách hàng, là điều kiện tiên quyết để xây dựng được một lượng
khách hàng trung thành.
- Giải quyết tốt được vấn đề tồn kho thành phẩm.
- Tránh được một số rủi ro trong kinh doanh.
3.2.1.2/ Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Dựa vào đặc điểm tiêu thụ, có thể chia thị trường bột mì thành hai loại: thị
trường đại lý và thị trường nhà máysản xuất dùng nguyên liệu bột mì.
a./ Giải pháp cho thị trường nhà máy sản xuất dùng nguyên liệu bột mì
Đây là một thị trường lớn, và ổn định, hầu hết các nhà máy lớn tập trung
tại TP HCM và các vùng lân cận (Bình Dương, Đồng Nai). Hiện nayTCT Lương
thực Miền Nam chỉ xâm nhập được khoảng 24% thị phần ở khúc thị trường này.
Tại các vùng thị trường khác, số lượng nhà máy không nhiều và hầu như mua
qua hệ thống đại lý phân phối.
-49-
Với uy tín thương hiệu lâu năm, chủng lọai đa dạng, chất lượng cao, ổn
định bên cạnh lợi thế về máy móc thiết bị hiện đại, TCT Lương thực Miền Nam
có khả năng giữ và nâng cao thị phần ở khúc thị trường này. Để làm được điều
đó, các công ty thành viên cần thực hiện một số biện pháp dưới đây:
- Tạo sự lệ thuộc của khách hàng nhà máy với công ty bằng cách sản xuất
theo yêu cầu đặc trưng của từng đối tượng khách hàng.
- Xử lý các yêu cầu cũng như các khiếu nại của khách hàng (trong vòng
24 giờ) nhằm giảm thiểu thời gian gián đoạn sản xuất của khách hàng đồng thời
củng cố và nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm của TCT.
- Đảm bảo giao hàng đúng theo chất lượng cũng như thời gian đã cam kết
với khách hàng.
- Tham gia xuất khẩu một phần sản phẩm đầu cuối của các khách hàng
sản xuất mì ăn liền, bánh kẹo, tạo nên một quan hệ hai chiều ràng buộc giữa
khách hàng với TCT từ những thế mạnh hiện có như :
+ Nhận nhiệm vụ của chính phủ xuất trả nợ các mặt hàng lương thực, thực
phẩm cho các nước Đông Aâu, Nga, Liên Hiệp Quốc.
+ Tận dụng hệ thống phân phối của các ngành xuất khẩu nông sản như
gạo, cafê, điều, tiêu, sắn… ở nước ngoài để xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm từ
bột mì.
+ Tận dụng quan hệ với các hệip hội lúa mì để xúc tiến thương mại song
phương như mua lúa mì, thanh toán một phần bằng sản phẩm sản xuất từ bột mì.
b./ Giải pháp cho thị trường đại lý phân phối sản phẩm bột mì
Thị trường này rất nhạy cảm với giá cả, hoạt động của các đại lý chủ yếu
dựa vào mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng chủ yếu của đại lý là các cơ sở sản
xuất bánh mì, bánh ngọt nhỏ nằm rải rác khắp thành phố, Đối với thị trường
này, TCT Lương thực Miền Nam cần:
-50-
+ Đảm bảo các chính sách giá cả, phân phối, khuyến mãi,… linh hoạt trên
cơ sở nghiên cứu các chính sách của các đối thủ cạnh tranh một cách nhanh
chóng và chính xác.
+ Cần chia nhỏ các giới hạn định mức về sản lượng được hưởng khuyến
mãi cho khách hàng đại lý để kích thích đại lý phấn đấu tăng sản lượng.
+ Cần nghiên cứu các biện pháp giảm chi phí để có lợi thế hơn trong các
chính sách giá, chiết khấu, hỗ trợ, hoa hồng.
+ Tăng cường đội ngũ tiếp thị (khoán theo sản phẩm) để cùng với đại lý
chăm sóc khách hàng của đại lý trong khu vực. Như vậy, TCT Lương thực Miền
Nam sẽ có nhiều cơ hội sâu sát khách hàng để giới thiệu sản phẩm mới, tạo
được lòng trung thành của khách hàng vào sản phẩm. Bên cạnh đó đại lý vẫn có
thể giữ được hoặc gia tăng sản lượng bán ra cho đối tượng khách hàng này.
3.2.2/ Nhóm giải pháp về sản phẩm, dịch vụ
3.2.2.1/ Giải pháp sản xuất theo yêu cầu đặc trưng của khách hàng
Hiện nay, cạnh tranh về giá trong ngành bột mì rất gay gắt, các chính
sách khuyến mãi, hỗ trợ gần như không khác biệt nhau mấy giữa các đối thủ
cạnh tranh, nếu có thì cũng chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn, vì các đối thủ
sẽ bắt chước. Vì vậy, việc tạo được một sự khác biệt hóa, có tính khác biệt cao,
được khách coi trọng, và khó bị các đối thủ khác bắt chước thì sẽ tạo được một
lợi thế cạnh tranh khác biệt hơn hẳn đối thủ. Đây là điều mà bất cứ doanh
nghiệp nào cũng muốn, nhưng nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được.
TCT Lương thực Miền Nam có được một lợi thế mà bất kỳ một nhà máy
sản xuất bột mì nào ở Việt nam cũng không thể có được, đó là những ưu điểm:
Thứ nhất, sản xuất bột mì theo công nghệ tiên tiến với hệ thống máy móc
thiết bị hiện đại, công suất lớn nhất.
Thứ hai, có phòng Thí nghiệm (KCS) đatï tiêu chuẩn kiểm nghiệm Đông
Nam Á, có khả năng sản xuất thử nghiệm trên dàn máy mini duy nhất ở Việt
Nam.
-51-
Thứ ba, đội ngũ kỹ sư công nghệ lành nghề , có nhiều kinh nghiệm.
Thứ tư, thuơng hiệu lâu năm, có uy tín trên thương trường và chất lượng
sản phẩm rất ổn định.
Thứ năm, có khả năng sản xuất theo yêu cầu sản phẩm đặc trưng của
từng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng nhà máy sản xuất .
Hiện nay, các loại bột được phân biệt về chất lượng cũng như giá cả chủ
yếu dựa vào độ gluten và độ tro, cụ thể bột để sản xuất bánh mì- độ gluten
khoảng 28%, bột để sản xuất mì ăn liền- độ gluten khoảng 26-27%, bột để sản
xuất bánh ngọt cao cấp- độ gluten khoảng 32-34%. Tùy thuộc vào chất lượng
lúa, công nghệ sản xuất riêng có mà mỗi công ty sẽ sản xuất một hoặc một số
loại bột kể trên. Trong khi đó, hầu hết mỗi khách hàng nhà máy đều có một bí
quyết, công thức sản xuất riêng, để sản xuất sản phẩm đặc thù của mình thường
họ phải pha trộn nhiều loại bột mì hoặc pha trộn thêm một số loại phụ gia thực
phẩm, nhằm để thay đổi độ gluten, protein và độ tro cho phù hợp với công thức.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhà máy bột mì nào có thể đáp ứng yêu cầu về tiêu
chuẩn chất lượng riêng biệt của khách hàng nhà máy.
Từ những đặc điểm và lợi thế trên, TCT Lương thực Miền Nam nên sử
dụng phương thức khác biệt hóa sản phẩm theo khách hàng thông qua việc sản
xuất theo yêu cầu đặc trưng của khách hàng.
Để thực hiện giải pháp này, TCT Lương thực Miền Nam cần:
- Chủ động tiếp cận, nghiên cứu các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng bột
mì riêng của từng khách hàng.
- Tiến hành sản xuất thử trên dây chuyền mini và cùng với khách hàng
sản xuất thử nghiệm sản phẩm cuối cùng cho đến khi đạt được sự thống nhất.
- Xây dựng qui trình sản xuất thực tế dựa trên kết quả thử nghiệm
- Đảm bảo uy tín trong việc giữ bí mật công nghệ, nguyên liệu của khách
hàng bằng các cam kết pháp lý.
-52-
- Tận dụng lợi thế có nhiều dàn máy sản xuất độc lập, tổ chức thực hiện
khoa học công tác điều độ để đảm bảo sản lượng cũng như chất lượng theo yêu
cầu của khách hàng.
- Định kỳ làm việc với khách hàng để theo dõi quá trình thỏa mãn nhu
cầu khách hàng, kịp thời phát hiện, khắc phục các điểm không phù hợp phát sinh
trong suốt quá trình phục vụ khách hàng.
Hiệu quả của giải pháp:
- Các công ty bột mì thành viên sẽ có thể xây dựng được mối quan hệ gắn
bó, chặt chẽ với khách hàng, tạo ra rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh.
- Việc quan tâm và đáp ứng đến những yêu cầu cụ thể của khách hàng sẽ
làm cho họ trở thành khách hàng trung thành từ đó tạo được một đầu ra ổn định.
- TCT có thể chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất từ các đơn đặt hàng
của khách hàng, chủ động nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
3.2.2.2/ Giải pháp phát triển sản phẩm mới: Bột mì làm nguyên liệu cho
ngành sản xuất thức ăn nuôi tôm
Ngành nuôi trồng thủy hải sản của Việt Nam ngày một phát triển đã mở
ra một hướng nghiên cứu tạo sản phẩm mới của TCT là sản xuất bột mì với độ
gluten cao (từ 32% – 40%) để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy sản
xuất thức ăn nuôi tôm hiện nay, chủ yếu tập trung ở khu vực TP.HCM.
Thức ăn nuôi tôm cần một độ kết dính cao để lâu tan trong nước, nên
những nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm đang phải nhập nguyên liệu tinh bột
lúa mì từ Uùc, Châu Aâu. Nếu sản phẩm bột mì đảm bảo được độ gluten ổn định từ
32-40% (tùy theo công thức chế biến của khách hàng) thì việc thay thế hổn hợp
tinh bột lúa mì nhập khẩu và bột sắn bằng bột mì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế
cho cả hai phía. Cụ thể
-53-
Bảng 3.1: Hiệu quả của giải pháp SX bột mì cho ngành SX thức ăn nuôi tôm
Hỗn hợp Bột sắn, tinh bột lúa mì (1 kg)
Bột sắn Tinh bột lúa mì
Bột mì
Thành phần
nguyên liệu
bột trong SX
thức ăn nuôi
tôm
Tỷ
lệ
Giá Trị giá
bột
sắn
(đ/kg)
Tỷ
lệ
Giá Trị giá
tinh
bột lúa
mì (đ/kg)
Giá 1
kg
hỗn
hợp
Tỷ lệ Giá Giá
bột mì
(đ/kg)
So sánh
giá
(đ/kg)
Tiêu chuẩn:
Gluten 32%,
độ tro 1%
90% 2,600 2,340 10% 22,000 2,200 4,540 100% 4,300 4,300 -5%
Tiêu chuẩn:
Gluten 40%,
độ tro 1%
85% 2,600 2,210 15% 22,000 3,300 5,510 100% 5,100 5,100 -7%
Như vậy, sản xuất thức ăn nuôi tôm mang lại hiệu quả như sau:
- Đối với nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm:
+ Chủ động hơn về nguồn nguyên liệu
+ Giá nguyên liệu giảm từ 5% đến 7%
- Đối với TCT Lương thực Miền Nam:
+ Có nhiều khả năng phát triển sản phẩm mới
+ Góp phần mở rộng thị trường, gia tăng thị phần và tăng công suất
sử dụng máy móc.
Hiện nay với khoảng gần 10 nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm ở khu
vực các tỉnh phía Nam, đồng thời ngành nuôi trồng thủy hải sản đang có xu
hướng phát triển mạnh sẽ là một thị trường tiềm năng lớn của ngành sản xuất
bột mì trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu chế biến thức ăn nuôi tôm. Nếu bột
mì của TCT Lương thực Miền Nam có thể thay thế được nguyên liệu bột trong
sản xuất thức ăn nuôi tôm thì sản lượng bột mì bán ra sẽ gia tăng đáng kể,
khẳng định hơn nữa vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường.
-54-
3.2.2.3/ Giải pháp phát triển sản phẩm mới: Sản xuất bột bắp
Hiện nay, công nghệ sản xuất các sản phẩm sau bột mì như mì ăn liền,
bánh mì, bánh ngọt, bánh mì ngọt, bánh snack, thì ngoài nguyên liệu chính là bột
mì, các nhà sản xuất cũng cần có một số loại nguyên liệu khác để làm đẹp bề
mặt sản phẩm, tăng độ bóng, tăng hàm lượng dinh dưỡng và đang sử dụng các
sản phẩm như tinh bột bắp, bột sắn, chiếm hàm lượng từ 5-10% nguyên liệu bột.
Sản phẩm bột bắp, được sản xuất theo qui trình xay khô giống với công nghệ
sản xuất bột mì, có thể thay thế tinh bột bắp và bột sắn trong công nghệ chế
biến mì ăn liền để đáp ứng những yêu cầu trên.
Hiện nay, công suất thực tế của các Công ty bột mì trong TCT Lương thực
Miền Nam đạt 60-70% công suất thiết kế, do vậy việc nghiên cứu sản xuất sản
phẩm bột bắp đáp ứng nhu cầu của thị trường nhà máy mì ăn liền, vốn đang là
những khách hàng lớn của TCT Lương thực Miền Nam, cũng là một giải pháp
nhằm khai thác hiệu quả hơn công suất máy móc thiết bị và phù hợp với nhu cầu
thị trường do:
- Công nghệ sản xuất bột bắp giống với công nghệ sản xuất bột mì theo
hình thức nghiền khô (khác với nghiền nước của dây chuyền sản xuất tinh bột,
bột sắn)
- Việc sản xuất bột bắp không phát sinh thêm chi phí đầu tư máy móc
thiết bị cũng như đầu tư về công nghệ.
- Sản phẩm bột bắp cũng có những công dụng như tinh bột bắp và bột sắn
để đáp ứng yêu cầu của sản phẩm sau bột mì.
Nếu nhà sản xuất mì thay thế hổn hợp bột sắn và tinh bột bắp bằng bột
bắp thì sẽ mang lại hiệu quả như sau:
Đối với khách hàng:
-55-
Hỗn hợp Bột sắn, tinh bột lúa mì (1 kg)
Bột sắn Tinh bột bắp
Bột bắp
Tỷ
lệ
Giá
(đ/kg)
Trị giá
bột sắn
(đ/kg)
Tỷ
lệ
Giá
đ/kg)
Trị giá
tinh
bột lúa
mì
(đ/kg)
Giá 1 kg
hỗn hợp Tỷ
lệ
Giá
(đ/kg)
Giá
bột
mì
(đ/kg)
So
sánh
giá
(đ/kg)
95% 2,600 2,470 5% 26,000 1,300 3,770 100% 3,000 3,000 -20%
Đối với TCT Lương thực Miền nam:
Hiện nay, sản lượng bột mì mà TCT Lương thực Miền Nam cung ứng cho
các nhà máy mì ăn liền chiếm khoảng 40% tổng sản lượng bán ra của TCT
Lương thực Miền Nam, tức khoảng (220.000 tấn/năm x 40% = 88.000 tấn/năm),
với hàm lượng tinh bột bắp và bột sắn chiếm khoảng 10% nguyên liệu bột trong
chế biến mì ăn liền, nếu bột bắp thay thế hoàn toàn hỗn hợp tinh bột bắp và bột
sắn thì lượng bột bắp cần để đáp ứng cho nhu cầu thị trường là: 10% x 88.000 tấn
= 8.800 tấn/ năm; Khi đó tổng sản lượng bán ra của các công ty bột mì của TCT
Lương thực Miền Nam sẽ tăng từ 220.000 tấn/năm lên 228.800 tấn/năm, góp
phần làm giảm chi phí khấu hao trên đầu kg sản phẩm như sau:
Bảng 3.2: Hiệu quả của giải pháp sản xuất phụ- sản phẩm bột bắp
Chỉ tiêu Hiện
nay
Thực hiện giải pháp sản
xuất bột bắp
So
sánh
Tổng sản lượng (tấn) 220,000 228,800 8,800
Chi phí khấu hao / kg thành
phẩm (đ/kg)
97.00 93.27 (3.73)
Như vậy, nếu thực hiện giải pháp sản xuất bột bắp như trên, TCT Lương
thực Miền Nam sẽ giảm được khoảng 3.73 đ/kg trên giá thành sản phẩm, góp
phần làm tăng lợi thế cạnh tranh về giácủa TCT.
3.2.3/ Nhóm giải pháp giảm chi phí
3.2.3.1/ Giải pháp mua lúa đón đầu
-56-
Với thực trạng hiên nay, khi lượng lúa tồn kho tại các Công ty thành viên
chỉ còn đủ để sản xuất trong khoảng trên dưới một tháng thì TCT mới tiến hành
ký hợp đồng nhập khẩu theo giá thời điểm. Việc này làm ảnh hưởng lớn đến chi
phí giá thành sản xuất do bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu thời điểm.
Nếu mua lúa mì khi đã qua mùa thì giá sẽ đắt hơn giá mùa vụ khoảng
20% (thống kê của phòng KH – TCT LTMN), còn nếu mua lúa vào thời điểm
mùa vụ thu hoạch giá sẽ rẻ hơn nhưng với số lượng đủ cho nhu cầu sản xuất của
các nhà máy cho cả năm (162.000 tấn lúa Úc và 80.000 tấn lúa Ấn Độ, là hai
lọai lúa chủ lực) thì sẽ TCT gặp khó khăn về tài chính cũng như kho bãi, bảo
quản.
Vì thế, để có thể có được giá nhập khẩu tốt nhất trong khả năng tài chính,
kho bãi cho phép , TCT cần áp dụng giải pháp mua lúa đón đầu. Nghĩa là TCT
đặt mua số lượng lúa cho nhu cầu sản xuất cả năm của các Công ty bột mì
thành viên và chịu một giá cố định, đắt hơn khoảng 10% so với giá lúa trong
mùa vụ thu hoạch.
Để thực hiện được giải pháp trên TCT Lương thực Miền Nam cần tận
dụng mối quan hệ tốt đẹp sẵn có với Hiệp hội Lúa mì Úùc, Aán Độ, và sự bảo
lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam- là Ngân hàng đại diện cho TCT
trong giao dịch ngọai thương trong nhập khẩu lúa mì, phân bón, máy móc thiết
bị… và xuất khẩu gạo, nông sản, thực phẩm…
Giải pháp chỉ mang lại hiệu quả cao nếu TCT có một kế hoạch sử dụng
nguyên liệu trong năm, kế hoạch nhập hàng hàng quí, thông tin về mùa vụ thu
hoạch… chính xác, đầy đủ và kịp thời để có thể đàm phán, ký kết hợp đồng nhập
khẩu, tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.
-57-
Bảng 3.3: Hiệu quả của giải pháp mua lúa đón đầu
Thực trạng nhập khẩu nguyên liệu Giải pháp mua
lúa
đón đầu
Lúa mua trong vụ thu
họach
Lúa mua ngòai vụ thu
họach
Loại
lúa
Tổng
nhu
cầu
1 năm
(Tấn)
SL
nhập
bình
quân
(Tấn)
Giá
mùa
vụ
(USD
/
Tấn)
Giá trị
(USD)
SL
nhập
bình
quân
(tấn)
Giá
trái
mùa
Giá trị
(USD)
Tổng giá
Trị NK
nguyên liệu
chủ lực
(USD)
Giá
mua
đón
đầu
(USD
/
Tấn)
Tổng giá
Trị NK
nguyên liệu
chủ lực
(USD)
So sánh
(USD)
(1)
(2)
(3) =
1/3x(2)
(4)
(5) = (3)
x(4)
(6) =
(2) - (3)
(7) =
(4) x
120%
(8) = (6)x(7)
(9) = (5) x
(8)
(10) =
(4) x
110%
(11) = (2) x
(10)
(12) = (9)
– (11)
Uùc 162,000 54,000 190 10,260,000 108,000 228 24,624,000 34,884,000 209 33,858,000 1,026,000
Aán Độ 80,000 26,667 170 4,533,333 53,333 204 10,880,000 15,413,333 187 14,960,000 453,333
Tổng 242,000 80,667 14,793,333 161,333 35,504,000 50,297,333 48,818,000 1,479,333
Như vậy, với sản lượng nhập khẩu khoảng 240 nghìn tấn lu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42779.pdf