Hoạt động Marketing của NHNo Bình Thuận còn khá mờ nhạt, chắp vá và
nặng tính phong trào. Nhiều nội dung Marketing trực tiếp liên quan đến các
nghiệp vụ NHTM chưa được triển khai một cách thường xuyên, bài bản; chất
lượng Marketing thấp, đa phần tiến hành theo đợt. Cách làm này chưa phù hợp
với đặc trưng marketing NH . Mặc khác, thị trường nông nghiệp, nông thôn về cơ
bản chỉ có NHNo chiếm lĩnh, đã tạo cho cácchi nhánh cấp 2, cấp 3 tư tưởng chủ
quan, thoả mãn, chưa coi trọng công tác Marketing để đặt nó đúng vị trí trong
hoạt động của NHTM hiện đại. Vì vậy, cần có những bước đi thích hợp theo
chiều dài lẫn chiều rộng của công tác marketing, trong đó công đoạn cần lưu ý là:
đào tạo và bố trí cán bộ, xây dựng chiếnlược Marketing và triển khai một cách
đồng bộ, phù hợp môi trường kinh doanh.
5- Cần tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh cấp 2 trực thuộc
(tạm gọi là các SBU – đơn vị kinh doanh chiến lược) nhằm nâng cao năng lực kinh
doanh, tăng cường khả năng đề kháng những vấp váp trong cơ chế thị trường.
Với cách tổ chức hiện hành, hoạt động NHNo Bình Thuận bị phân khúc bởi
địa bàn hành chính theo huyện, thị, Thành phố. Điều này phù hợp với việc tổ
chức phân khúc thị trường để các SBU có điều kiện chuyên sâu với địa bàn hoạt
động, đồng thời thuận lợi cho công tác quảntrị, điều hành. Tuy nhiên, cũng chính
cách tổ chức này đã tạo tư tưởng độc quyền, tạo cho các SBU tự mãn, giảm khả
năng tự thân vận động vươn lên trong cơ chế thị trường. Trong nhiều trường hợp,
chính từ năng lực kinh doanh yếu kém, không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của
kinh tế thị trường đã dẫn đến mất khách hàng về tay NHTM khác, giảm thị phần
tín dụng và dịch vụ.
55 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùn và dịch vụ.
41
b) Nâng cao chất lượng tín dụng và dịch vụ NHTM.
Chất lượng tín dụng là sự sống còn, là mối quan tâm hàng đầu của NHTM
trong mọi thời kỳ. Nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ có tác dụng nâng cao
hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh, mà còn có ý nghĩa sâu sắc về kinh
tế vĩ mô. Lịch sử đã minh chứng những nguyên nhân dẫn đến biến động về giá
cả, lạm phát và khũng hoảng kinh tế ở Việt nam thời kỳ trước đây có nguyên
nhân từ chất lượng tín dụng kém.
Tại NHNo Bình Thuận, qua phân tích ở phần trên có thể nhận thấy chất
lượng tín dụng đang có chiều hướng suy giảm. Trước thực trạng này, NHNo Bình
Thuận cần giải quyết một số vấn đề cốt lõi sau: (i) Nâng cao chất lượng quản trị
điều hành và tác nghiệp đối với công tác tín dụng, đặc biệt chú trọng công tác
thẩm định và quản lý món vay đối với đội ngũ cán bộ tín dụng. Việc đầu tiên là
cần chuẩn hóa trình độ cán bộ tín dụng, thường xuyên tổ chức thi tay nghề và
đánh giá năng lực thực tiển; áp dụng qui chế thưởng phạt nghiêm minh. (ii) Làm
tốt công tác thông tin khách hàng nhằm ngăn ngừa rủi ro đạo đức; nâng cao chất
lượng phân tích, xử lý nợ; thực hiện phân loại khách hàng một cách chính xác.
(iii) Đa dạng hóa danh mục tín dụng nhằm phân tán rủi ro. (iiii) Giám sát thực
hiện có kết quả tiến trình cơ cấu lại nợ theo chủ trương của NHNo VN . (iiiii) Gắn
hoạt động tín dụng với quá trình qui hoạch kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên địa bàn.
Đối với hoạt động dịch vụ, đây có thể xem là lĩnh vực hoạt động còn hết
sức yếu kém của NHNo Bình Thuận xuất phát từ nguyên nhân ở môi trường
ngoại vi lẫn nội tại. Hoạt động dịch vụ nếu được mở rộng, càng có điều kiện nâng
cao hiệu quả kinh doanh một cách tương đối an toàn, làm phong phú cơ cấu tài
sản “có”, giảm bớt rủi ro, tổn thất trong hoạt động Tín dụng.
Để mở rộng hoạt động dịch vụ, cung cấp ngày càng nhiều tiện ích cho
khách hàng, phù hợp với hoạt động của NHTM hiện đại, NHNo Bình Thuận cần
giải quyết những vấn đề cơ bản sau: (i) Có chính sách hợp lý (liên quan tín dụng,
thanh toán, gửi tiền …) nhằm kích thích ở rộng thanh toán không dùng tiền mặt.
Một trong những nội dung của chính sách là có mức phí dịch vụ phù hợp, kết hợp
biện pháp cho vay thấu chi; sẳn sàng làm tốt công tác tư vấn khách hàng, giải
quyết tín dụng và huy động tại cơ sở của khách hàng (khi cần thiết) một cách linh
hoạt đối với những khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng. (ii)
42
Thường xuyên đổi mới sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh công tác Marketing và duy
trì thường xuyên; tạo những nét riêng về sản phẩm của NHNo; đổi mới phong
cách, thái độ giao dịch; làm tốt công tác phân khúc thị trường; nâng cấp công
nghệ thanh toán; bố trí cơ cấu nhân viên ở các phòng, ban phù hợp với năng lực
xử lý công nghệ thông tin và giao tiếp ứng xử khách hàng, tương xứng với tầm
vóc và diện mạo của NHTM hiện đại. (iii) Tổ chức đào tạo cán bộ, đặc biệt là
các lớp Marketing chuyên sâu; thành lập bộ phận Marketing chuyên trách ở tất
cả các chi nhánh.
c) Chấn chỉnh và nâng cao nhận thức lẫn tác nghiệp cho vay thương mại,
từng bước xóa bỏ cho vay chính sách.
Hoạt động tín dụng NHNo Bình Thuận vẫn còn đan xen giữa cho vay
thương mại và cho vay chính sách. Điều này đã dẫn đến sự nhập nhằng về nhận
thức lẫn tác nghiệp giữa hai cơ chế cho vay này. Thực ra, chủ trương của chính
phủ qui định về giới hạn các mức vốn cho vay không cần áp dụng biện pháp bảo
đảm tiền vay là nhằm tháo gỡ vướng mắc về tài sản đảm bảo của đối tác vay
vốn, nguyên tắc cho vay có hiệu quả tuyệt nhiên vẫn được tôn trọng. Trường hợp
xảy ra rủi ro, chính phủ có biện pháp xử lý như khoanh nợ, xóa nợ … Trên thực tế,
biện pháp trên hiện chỉ tồn tại trên giấy tờ. Mặt khác, việc cho vay giảm lãi suất
các đối tượng chính sách khu vực 2, khu vực 3 hiện không còn được nhà nước cấp
bù lãi suất. Đây là khó khăn không nhỏ đối với hoạt động tín dụng của NHNo
Bình Thuận. Để giải quyết vấn đề trên, một mặt cần tuyệt đối tôn trọng chất
lượng và hiệu quả tín dụng trong cho vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, mặt
khác cần xóa bỏ chế độ bao cấp lãi suất đối với cho vay khu vực 2, khu vực 3
(hiện nay thuộc đối tượng cho vay vốn của NHCSXH). Tuy nhiên, việc dừng áp
dụng lãi suất ưu đãi tức thời đối với các khu vực trên sẽ dẫn đến giảm và mất thị
phần ( do khách hàng vay đến 10 tr đồng sẽ chuyển sang vay vốn ở NHCSXH,
hoặc một số chi nhánh cấp 2 sẽ được chuyển giao sang NHCSXH quản lý). Vì
vậy theo chúng tôi, việc dừng lãi suất ưu đải nói trên cần phải có lộ trình thích
hợp nhằm duy trì và mở rộng thị phần. Ngược lại, khả năng tài chính NHNo Bình
Thuận sẽ suy giảm đáng kể.
d) Đổi mới cơ cấu tín dụng phù hợp quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên địa bàn.
43
Hiện nay dư nợ cho vay nông nghiệp, đặc biệt là hộ nông dân chiếm tỷ
trọng lớn. Đây là tác nhân chủ yếu làm giảm chất lượng tín dụng và hiệu quả
kinh doanh của NHNo Bình Thuận. Vì vậy, bên cạnh việc mở rộng qui mô tín
dụng phù hợp qui mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, cần chú ý cải tổ
cơ cấu tín dụng theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ công nghiệp, dịch vụ. Trong
nông nghiệp, chú ý đầu tư các dự án có chiều sâu, chú trọng ngành chăn nuôi gia
súc, góp phần tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh
trong điều kiện hội nhập; ưu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả; chú trọng mở
rộng cho vay doanh nghiệp ngoài QD; kinh tế trang trại trong SX nông nghiệp …
e) Tổ chức tốt hệ thống kiểm tra, giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ
nông dân; phối hợp địa phương xây dựng qui chế xử lý nợ tồn đọng đối với hộ vay
vốn phù hợp với qui định của pháp luật và điều kiện thực tiển cho vay vốn nhỏ lẻ ở
khu vực nông thôn.
Do tính chất vay vốn manh mún và nhỏ lẻ, việc kiểm tra, giám sát sử dụng
vốn vay của hộ SX (đại bộ phận là hộ nông dân) là công việc hết sức phức tạp và
tốn kém nhiều chi phí. Thực hiện chương trình liên tịch giữa NHNo VN và Hội
Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cưu Chiến binh Việt
nam, NHNo Bình Thuận đã tổ chức mạng lưới tổ vay vốn ở khắp các chi nhánh
cấp 2. Ngoài việc tốn kém chi phí hoa hồng, chất lượng hoạt động của hệ thống
tổ nói trên còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu quản lý vốn. Tồn tại này một
mặt do cán bộ tổ hạn chế về trình độ văn hóa, không nắm bắt được các qui định
của pháp luật liên quan và các nghiệp vụ cơ bản của NHNo. Mặt khác, do điều
kiện sinh nhai, nể nang tình làng nghĩa xóm, không có được những công cụ chế
tài cần thiết… nên hoạt động của cán bộ tổ chủ yếu mang ý nghĩa động viên, nhắc
nhở. Nhiều trường hợp do sự giám sát của NHNo và địa phương thiếu sâu xác,
chặc chẻ, đã dẫn tới trình trạng tổ trưởng vay ké, chiếm dụng tiền vốn của tổ viên
hoặc hình thành hệ thống “ cò ” tín dụng …
Để khắc phục tình trạng này, theo chúng tôi cần sắp xếp lại hệ thống tổ
vay vốn theo hướng tinh gọn, hiệu quả nhằm tiết giảm chi phí và nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng. Mặt khác, cần nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý
trên cơ sở hình thành các tổ chức trực thuộc chính quyền địa phương, được NHNo
trả công thỏa đáng, đồng thời có qui chế gắn trách nhiệm của địa phương trong
việc ký duyệt hồ sơ vay vốn với kết quả giám sát an toàn vốn tín dụng.
44
f) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín
dụng.
Tại NHNo Bình Thuận, hoạt động tín dụng đóng góp trên 90% doanh thu.
Đây là hoạt động có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Mặt
khác tín dụng cũng là nơi thường bắt nguồn cho mọi thành công hoặc đổ vở trong
hoạt động kinh doanh của NHTM như lý luận đã chỉ ra. Vì vậy, công tác giám sát
chất lượng tín dụng cần phải được đặt lên hàng đầu. Kiểm tra nội bộ về công tác
tín dụng cần lưu ý những nội dung sau: (i) Kiểm tra việc chấp hành các qui định
của pháp luật đối với công tác tín dụng thông qua hồ sơ tín dụng. (ii) Kiểm tra
trọng điểm ở địa bàn tín dụng để xử lý tiêu cực và ngăn ngừa rủi ro đạo đức. (iii)
Phối hợp địa phương kiểm tra và uốn nắn hiệu quả sử dụng vốn tín dụng. (iiii) có
chưong trình kiểm tra nội bộ nhằm nâng cao kiến thức và năng lực của cán bộ tín
dụng.
3- Mở rộng mạng lưới chi nhánh cấp 3 và phòng giao dịch ở nơi cần thiết,
tạo thuận lợi cho việc thu nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
địa bàn.
Thực tiễn cho thấy ngành Bưu chính viễn thông đã thực hiện tốt việc huy
động vốn theo yêu cầu của Chính phủ. Trong nhiều nhân tố quyết định sự thành
công của ngành Bưu chính viễn thông đối với công tác huy động vốn là do có
mạng lưới bưu cục ở hầu hết các đơn vị hành chính Xã, Phường, Thị trấn. Tuy
nhiên, họ không có được lợi thế theo pháp luật qui định cũng như tính truyền
thống của NHTM là mối quan hệ tín dụng - công cụ cần thiết để tổ chức, cá nhân
phát triển SXKD. Lợi thế này gợi chúng tôi suy nghĩ việc mở rộng mạng lưới để
vừa đáp ứng kịp thời tín dụng phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời mở rộng thu hút tiền gửi. Hơn
nữa, trong thời đại ngày nay mọi việc tiết kiệm suy cho cùng đều là tiết kiệm thời
gian lao động. Khi có nhu cầu gửi tiền, các chủ thể còn phải tính đến lợi ích của
việc gửi một món tiền nhất định vào NH, sau khi họ cân nhắc các khoản chi phí
cho việc này như: thời gian - loại chi phí đặc thù, chi phí đi lại, chi phí cơ hội cho
việc gửi tiền … Các yếu tố đó nếu như không được giải quyết một cách thỏa đáng
thì họ sẽ không gửi tiền vào NH hoặc đầu tư vào nơi mà họ cho là có lợi. Việc
mở rộng mạng lưới giao dịch như đề cập ở trên, tuy trước mắt NHNo Bình Thuận
có khó khăn về cơ sở vật chất và con người, tuy nhiên những yếu tố hữu hình này
hoàn toàn có thể được khắc phục theo thời gian, trong khi những yếu tố vô hình
45
khác như: cơ hội, uy tín, khả năng phát triển … thì không chờ đợi con người. Hơn
nữa, việc làm trên hoàn toàn có lợi cho tương lai nếu như NHNo Bình Thuận
muốn hướng tới thị phần rộng lớn mang tính chiến lược lâu dài. Mặt khác, những
vướng mắc về cơ chế sử dụng lao động hiện chưa được giải quyết một cách thiết
thực theo ý nghĩa toàn dụng nhân lực, thì đây là cơ hội để những cán bộ trẻ, có
năng lực tự khẳng định mình, hạn chế tình trạng chảy máu nhân lực sang các
NHTM có điều kiện làm việc và thu nhập tốt hơn.
4- Từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động marketing NH.
Hoạt động Marketing của NHNo Bình Thuận còn khá mờ nhạt, chắp vá và
nặng tính phong trào. Nhiều nội dung Marketing trực tiếp liên quan đến các
nghiệp vụ NHTM chưa được triển khai một cách thường xuyên, bài bản; chất
lượng Marketing thấp, đa phần tiến hành theo đợt. Cách làm này chưa phù hợp
với đặc trưng marketing NH . Mặc khác, thị trường nông nghiệp, nông thôn về cơ
bản chỉ có NHNo chiếm lĩnh, đã tạo cho các chi nhánh cấp 2, cấp 3 tư tưởng chủ
quan, thoả mãn, chưa coi trọng công tác Marketing để đặt nó đúng vị trí trong
hoạt động của NHTM hiện đại. Vì vậy, cần có những bước đi thích hợp theo
chiều dài lẫn chiều rộng của công tác marketing, trong đó công đoạn cần lưu ý là:
đào tạo và bố trí cán bộ, xây dựng chiến lược Marketing và triển khai một cách
đồng bộ, phù hợp môi trường kinh doanh.
5- Cần tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh cấp 2 trực thuộc
(tạm gọi là các SBU – đơn vị kinh doanh chiến lược) nhằm nâng cao năng lực kinh
doanh, tăng cường khả năng đề kháng những vấp váp trong cơ chế thị trường.
Với cách tổ chức hiện hành, hoạt động NHNo Bình Thuận bị phân khúc bởi
địa bàn hành chính theo huyện, thị, Thành phố. Điều này phù hợp với việc tổ
chức phân khúc thị trường để các SBU có điều kiện chuyên sâu với địa bàn hoạt
động, đồng thời thuận lợi cho công tác quản trị, điều hành. Tuy nhiên, cũng chính
cách tổ chức này đã tạo tư tưởng độc quyền, tạo cho các SBU tự mãn, giảm khả
năng tự thân vận động vươn lên trong cơ chế thị trường. Trong nhiều trường hợp,
chính từ năng lực kinh doanh yếu kém, không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của
kinh tế thị trường đã dẫn đến mất khách hàng về tay NHTM khác, giảm thị phần
tín dụng và dịch vụ.
Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc tiếp tục duy trì điều hành theo
phân khúc thị trường đã có, cần tạo cơ chế cho các SBU được hoạt động đan xen
46
giữa các phân khúc với nhau, hình thành cơ chế canh tranh lành mạnh trong nội
bộ để nâng cao năng lực kinh doanh của các SBU trong cơ chế thị trường dựa trên
nền tảng tư tưởng rất dân gian: Thừa trong nhà mới ra người ngoài.
6- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức từ cán bộ quản trị điều
hành đến cán bộ tác nghiệp, gắn liền với việc bố trí một cách phù hợp cán bộ có
phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực thực tiễn vào các vị trí then chốt các cấp.
Lý luận và thực tiễn đều khẳng định yếu tố con người luôn giữ vai trò quan
trọng trong các hoạt động SXKD và càng quan trọng hơn nữa ở những khâu mà
máy móc thiết bị dù hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được con người.
Có thể thấy rằng vấn đề con người luôn được đề cập như một giải pháp trung tâm
để giải quyết những vấn đề mang tính nội hàm của hàm số hiệu quả kinh doanh.
Để khai thác và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, yêu cầu về chất lượng nhân
lực luôn được đặt ra một cách nghiêm túc. Đối với hoạt động NHTM, yêu cầu đặt
ra đối với đội ngũ cán bộ về kiến thức không chỉ dừng laị ở sự hiểu biết nghiệp
vụ NH, mà còn phải có kiến thức pháp luật, hiểu biết về kinh tế thị trường, hiểu
biết môi trường kinh doanh và kiến thức về những ngành liên quan … nhằm thực
hiện tốt các nghiệp vụ NHTM.
Mặc dù hiện nay đội ngũ cán bộ viên chức NHNo Bình Thuận về cơ bản đã
được đào tạo lại và bổ sung khá nhiều nhân tố mới, nhưng vẫn còn nhiều bất cập
về trình độ, năng lực quản trị, điều hành lẫn tác nghiệp. Tồn tại trên đã dẫn đến
hệ quả sau: khả năng tiếp cận môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, khả
năng tiếp cận và xử lý công nghệ mới bị hạn chế ; phát sinh nhiều rủi ro trong
hoạt động kinh doanh. Do vậy trước xu thế hội nhập của NHNo VN, mà ở đó kiến
thức kinh tế thị trường, sự hiểu biết pháp luật và những nghiệp vụ NHTM hiện
đại trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin là cực kỳ quan trọng, đòi hỏi
NHNo Bình Thuận cần có chiến lược đào tạo, quy hoạch và sử dụng cán bộ các
cấp để đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Cần chấn chỉnh công tác
tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại một cách có chọn lọc theo hướng tăng cường
chất lượng nhân lực. Việc sử dụng cán bộ phải gắn với các khâu then chốt, bảo
đảm các tiêu chuẩn qui định. Trong công tác qui hoạch, đào tạo cần có những
bước đột phá theo hướng thực sự trọng dụng nhân tài; mở rộng đối tượng đào tạo
sau đại học đối với cán bộ quy hoạch vào chức danh lãnh đạo chi nhánh cấp 1 và
cấp 2; có chính sách khuyến khích tự nghiên cứu nâng cao kiến thức và năng lực.
Hàng năm, dành kinh phí thỏa đáng để mở lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ
47
NHTM hiện đại. Aùp dụng biện pháp kiểm tra kiến thức và năng lực theo định kỳ
qua đó sắp xếp lại cán bộ phù hợp năng lực, sở trường từng người, có chính sách
giải quyết đối với cán bộ không đủ trình độ, năng lực. Riêng việc phân công cán
bộ tín dụng phụ trách điạ bàn cần có những bước đổi mới phù hợp. Hiện nay, cán
bộ tín dụng thường được phân công chủ yếu theo địa bàn hành chính. Với cách
làm này, cán bộ tín dụng sẽ gặp khó khăn trong việc phân tích các dự án chuyên
sâu, theo ngành kinh tế hoặc theo loại hình kinh tế. Vì vậy, cùng với việc nâng
cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng, tùy theo môi trường kinh doanh,
có thể bố trí cán bộ tín dụng theo hướng chuyên môn hóa đầu tư, cho vay theo
ngành kinh tế hoặc theo loại hình kinh tế, đối tác vay vốn … Cần có chính sách
thưởng, phạt nghiêm minh, tạo tư tưởng và động lực vươn lên của CBVC trong
đơn vị.
7- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ thuộc bộ máy điều hành , giúp Tổng
Giám đốc (Giám đốc)điều hành thông suốt , an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt
động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng. [16]
Cơ cấu hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHNo Bình Thuận rộng
khắp từ chi nhánh cấp 1 đến chi nhánh cấp 2. Những năm qua hệ thống kiểm tra,
kiểm soát nội bộ của NHNo Bình Thuận đã có nhiều cố gắng thực hiện nhiệm vụ
đặt ra. Tuy nhiên do vừa không đủ lượng và chất , vừa thiếu ổn định về nhân lực,
nên việc kiểm tra, giám sát nghiệp vụ chuyên môn cả chiều rộng lẫn chiều sâu
nhìn chung chưa chất lượng chưa cao. Trước tình hình ngày càng phát sinh nhiều
nghiệp vụ mới của NHTM hiện đại, đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với hoạt
động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHNo Bình Thuận, đó là: (i) tình trạng tụt
hậu về quản trị điều hành, tác nghiệp và hoạch định chiến lược kinh doanh. (ii) sự
yếu kém về chuyên môn, hạn chế kiến thức pháp luật … dẫn đến sai sót trong các
lĩnh vực chuyên môn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đầu tư và dịch vụ; hạn
chế năng lực cạnh tranh. (iii) năng suất lao động kém, chi phí tăng cao, xu hướng
MC=MR rất cận kề làm bảo hòa lợi nhuận kinh doanh.
Thực hiện lộ trình tiến về an toàn, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động,
việc tổ chức hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ NHNo Bình
Thuận cần quan tâm một số vấn đề sau :
48
- Thường xuyên củng cố kiến thức pháp luật và năng lực chuyên môn
nghiệp vụ, đồng thời có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với người làm công tác
kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tạo điều kiện để cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ
thể hiện tính ưu việt về kiến thức pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ theo nghĩa
chiều rộng lẫn chiều sâu. Bên cạnh chế độ đãi ngộ cần có quy định cụ thể về chế
độ trách nhiệm của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, trong mối liên quan với
độ an toàn và hiệu quả trong kinh doanh của NHNo Bình Thuận. Cần sắp xếp và
bổ sung đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ đủ tiêu chuẩn, tránh sự thiếu
ổn định về nhân lực.
- Cần bố trí trong hệ thống chi nhánh cấp 1 và cấp 2 một cán bộ chuyên
trách về pháp luật ( Riêng tại chi nhánh cấp 2, cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ
có thể kiêm nhiệm công tác pháp luật hoặc hợp đồng với ngành tư pháp ). Việc
ban hành các văn bản nội bộ và ngoại ngành nhất thiết phải thông qua tư vấn
thuộc hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
8- Tiết giảm một số khoản chi phí hoạt động kinh doanh như: chi phí trích dự
phòng rủi ro, chi phí trả lãi tiền gửi và phí sử dụng vốn của NHNo VN, chi phí hoa
hồng mạng lưới tổ vay vốn … bằng các biện pháp:
- Nâng cao chất lượng lao động trong đơn vị qua các giải pháp đã nêu trên.
- Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu nợ quá hạn, đặc biệt là nợ xấu.
- Đẩy mạnh tăng trưởng nguồn huy động tại chổ, đổi mới cơ cấu nguồn huy
động trên cơ sở tăng cường nguồn vốn giá rẻ nhằm giảm chi phí vốn.
- Tinh gọn mạng lưới tổ vay vốn theo nguyên tắc chất lượng và hiệu quả…
III. Một số kiến nghị với NHNo VN .
1- Cần xây dựng chính sách phân phối thu nhập nội bộ hợp lý, nhằm khuyến
khích nâng cao năng suất và chất lượng lao động, tăng hiệu quả kinh doanh.
Nguyên lý triết học Mác-Lênin đã chỉ ra: Vật chất quyết định ý thức. Tuy
nhiên khi vận dụng trong thực tiễn thì không phải ở đâu cũng diễn ra trôi chảy.
NHNo VN trong thời dài, về cơ bản vẫn áp dụng cơ chế trả lương bình quân.
Điều này đã làm giảm động lực kinh doanh, làm nản chí những người có công
đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh, đặc biệt là đội ngũ nhân viên trẻ có năng
49
lực. Cách phân phối trên cũng đã san bằng khoảng cách về năng lực và trách
nhiệm giữa các cấp quản trị viên với nhân viên thừa hành. Việc nhân viên thừa
hành được trả lương kinh doanh ngang bằng hoặc cao hơn quản trị viên; hoặc
người làm việc có năng suất, chất lượng thấp nhưng được trả lương cao hơn người
khác diễn ra khá phổ biến. Thực hiện chính sách cải cách tiền lương, ngày
31/10/2005 Hội đồng quản trị NHNo VN đã ban hành cơ chế trả lương trong hệ
thống NHNo VN theo Quyết định 490/QĐ/NHNo-LĐTL. Cơ chế này về hình thức
có tích cực hơn do có chú trọng đến việc phân phối lương kinh doanh. Tuy nhiên,
theo chúng tôi thì cơ chế trả lương này vẫn chưa phản ánh đầy đủ ý nghĩa tích cực
của tiền lương đối với ngành kinh doanh – NHNo VN, chưa phân định một cách
rõ ràng mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ trong đội ngũ CBVC. Vấn đề
này còn nhiều bất hợp lý khác mà trong phạm vi luận văn không thể liệt kê hết.
Nhìn chung, cơ chế trả lương mới của NHNo VN vẫn chưa đoạn tuyệt với chủ
nghĩa bình quân.
Để giải quyết tồn tại trên, NHNo VN cần xử lý như sau:
a) Ban hành qui định phân phối tiền lương theo nguyên tắc: trã lương theo
lao động. Như vậy, ngoài tiền lương nhà nước qui định được phân phối trên cơ sở
hệ số lương và mức lương tối thiểu, thì phần tiền lương kinh doanh phải được
phân phối thỏa đáng theo kết quả lao động. NHNo hoàn toàn có thể làm được
việc này. Trong thực thi nếu có vướng mắc là ở chỗ: đưa ra tiêu chí hợp lý để
phân phối tiền lương, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ viên chức cho phù hợp trình độ,
năng lực, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực
vào các vị trí xứng đáng.
b) Ban hành cơ chế khen thưởng xứng đáng cho những phát kiến khoa học
được áp dụng có hiệu quả, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ NH,
cũng như những đóng góp cụ thể về hiệu quả kinh doanh.
2- Cần thay đổi một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh.
Thực hiện thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 03/06/2004 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn chỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 44004.pdf