Trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị các bạn đồng nghiệp và
những ngƣời thân trong gia đình.
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS.
Hoàng Thủy Long, ngƣời thầy đã không quản điều kiện sức khỏe của bản
thân đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học
tập, giúp đỡ tôi giải quyết nhiều khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực
hiện luận án.
174 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em có nhiễm cytomegalovirus bằng thuốc kháng vi rút ganciclovir, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự đa số bệnh nhân VP có nhiễm
CMV có hiện tƣợng tăng bạch cầu chủ yếu là bạch cầu Lympho [64].
111
- Thay đổi về hemoglobin: thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ
hemoglobin hay khối hồng cầu dƣới giới hạn bình thƣờng của cùng lứa tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng nồng độ hemoglobin trung bình của
nhóm bệnh nhân VP có nhiễm CMV là 93,6 ± 36,2 g/l thấp hơn nhóm VP
không nhiễm là 100,8 ± 28,4 g/l và số bệnh nhân không thiếu máu ở nhóm có
nhiễm CMV là 29,7% thấp hơn nhóm nhiễm CMV là 38,1% và thiếu máu
nặng gặp nhiều ở nhóm VP có nhiễm CMV 13,8% gấp đôi so với nhóm
không nhiễm (7,7%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Kết quả này
cũng phù hợp với các tác giả trong nƣớc và trên thế giới.
Khúc Văn Lập cũng cho kết quả tƣơng tự: nồng độ hemoglobin trung
bình là 100,35±31,56 g/l, thiếu máu nặng gặp ở 13,04% bệnh nhân [13].
Cunha BA cũng nhận thấy thiếu máu là triệu chứng hay gặp ở các bệnh
nhân VP có nhiễm CMV [65].
Restrepo-Gualteros SM 53% bệnh nhân VP có nhiễm CMV có triệu
chứng thiếu máu [161].
- Thay đổi về tiểu cầu: Số lƣợng tiểu cầu trung bình của nhóm VP có
nhiễm CMV 347,2±151,8 nghìn/mm3 thấp hơn so với nhóm VP không nhiễm
CMV và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên số bệnh nhân giảm tiểu
cầu (<100 nghìn/mm3) là không có khác biệt. Kết quả này thấp hơn so với tác
giả khác trong nƣớc và trên thế giới.
Khúc Văn Lập là có 43,48% bệnh nhân VP có nhiễm CMV có hiện
tƣợng giảm tiểu cầu [13].
Restrepo-Gualteros SM 40% bệnh nhân nhiễm CMV giảm tiểu cầu
[161].
112
Avila – Aguero ML 20% bệnh nhân nhiễm CMV có biểu hiện giảm
tiểu cầu [33].
Như vậy, thiếu máu có thể là yếu tố liên quan, hoặc là nguyên nhân
hoặc là hậu quả của tình trạng VP có nhiễm CMV ở trẻ em.
4.2.2.3 Đặc điểm sinh hóa
Có trên 73,7% nhiễm CMV có tình trạng tăng men gan và sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,05 giữa hai nhóm bệnh nhân có và không nhiễm
CMV. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả nhƣ:
Khúc Văn Lập [13], Avila – Aguero ML [33], Chen Y [55], Restrepo-
Gualteros SM [161], Wreghtt TG [205].
4.2.2.4 Đặc điểm miễn dịch
Các tế bào miễn dịch ở rải rác nhiều nơi trong phổi. Khả năng huy
động, phối hợp còn chậm chạp, quá trình đề kháng nhiễm trùng của trẻ còn
yếu và chậm. Sự chƣa hoàn thiện của hệ thống phòng vệ trên là điều kiện
thuận lợi để trẻ dể bị nhiễm khuẩn hô hấp. Chính vì vậy tình trạng miễn
dịch của bệnh nhân VP luôn là vấn đề mà các tác giả trên thế giới hết sức
quan tâm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân đƣợc làm xét nghiệm có
giảm miễn dịch dịch thể đặc biệt IgA (87,9%), sau đó đến IgG (36,5%). Tỷ lệ
bệnh nhân có giảm miễn dịch tế bào thấp hơn. Điều này cũng phù hợp với các
nghiên cứu trên thế giới. Nhiễm CMV hay gặp ở những bệnh nhân SGMD và
SGMD cũng là điều kiện thuận lợi để CMV phát triển thành bệnh. Tỷ lệ IgA
giảm thấp có thể giải thích nhƣ sau. Sau đẻ, trẻ đƣợc bảo vệ chủ yếu bằng
lƣợng IgA của mẹ truyền qua rau thai và sữa mẹ, thời kỳ dƣới 1 tuổi, nồng độ
113
gamaglobulin máu do cơ thể tạo ra rất thấp. Ở trẻ em, tổng hợp globulin miễn
dịch IgA chậm hơn nhiều so với các globulin miễn dịch khác. Nồng độ IgA
rất thấp cả trong huyết thanh và dịch tiết ở phổi. Tuy nhiên chúng tôi vẫn
chƣa có đƣợc giải thích thoả đáng cho hiện tƣợng này.
4.2.2.5 Đặc điểm Vi sinh
Tải lƣợng vi rút CMV trong trung bình của bệnh nhân là 245,9±683,7
nghìn bản sao/ml trong đó 79,7% bệnh nhân có tải lƣợng vi rút > 10 nghìn
bản sao/ml. Tải lƣợng vi rút của bệnh nhân giảm dần khi tuổi tăng dần. Tải
lƣợng vi rút trong dịch cao hơn trong máu. Kết quả này cũng phù hợp với các
nghiên cứu khác trên thế giới.
Khúc Văn Lập phân tích tải lƣợng vi rút của bệnh nhân tác giả thấy
rằng tải lƣợng vi rút trung bình là: 216.636,9 ± 738.558,2 bản sao/ml (trung
vị: 6790 bản sao/ml) [13].
Restrepo-Gualteros SM cũng nhận thấy tải lƣợng vi rút của bệnh nhân
là 268 (20–20,000) nghìn bản sao/ml [161].
Trong nghiên cứu này, việc đồng nhiễm vi khuẩn và vi rút giống nhau
ở cả hai nhóm và tác nhân gây đồng nhiễm bao gồm: loại vi khuẩn đồng
nhiễm hay gặp là S.pneumonia, H. influenzae. Các loại vi rút đồng nhiễm hay
gặp: RSV, Rhinovirus, Adenovirus (Bảng 3.16, 3.17, 3.18). Kết quả này cũng
phù hợp với các nghiên cứu tiến hành trên thế giới. Các tác giả đều thấy rằng
S.pneumonia, H. influenzae và RSV là ba tác nhân quan trọng nhất gây VP ở
trẻ em [186], [190], [217].
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có những hạn chế nhƣ sau: bệnh nhân vào
Bệnh viện Nhi Trung ƣơng, tuyến cuối trong mạng lƣới chăm sóc sức khỏe trẻ
114
em, trƣớc đó trẻ đa số đã đƣợc điều trị ở tuyến dƣới hoặc một số ít đƣợc điều
trị kháng sinh tại nhà. Vì vậy, tỷ lệ đồng nhiễm đƣợc phát hiện trong nghiên
cứu có thể chƣa phản ánh trung thực tỷ lệ đồng nhiễm trong quần thể nghiên
cứu vì đa số bệnh nhân đƣợc dùng 2-3 loại kháng sinh trƣớc nhập viện nên đã
ảnh hƣởng tới kết quả cấy khuẩn khi vào viện. Hơn nữa, vi khuẩn “đồng
nhiễm” đƣợc phát hiện trong nghiên cứu có thể là vi khuẩn “bội nhiễm” từ
tuyến dƣới. Mặt khác, tính đến thời điểm nghiên cứu, khả năng phát hiện vi
rút gây bệnh viêm đƣờng hô hấp bằng kỹ thuật sinh học phân tử tại Bệnh viện
Nhi Trung ƣơng còn giới hạn về mặt số lƣợng và giá cả của các xét nghiệm
nuôi cấy hay sinh học phân tử còn cao. Do đó hạn chế số lƣợng bệnh nhân
đƣợc tìm hiểu hết căn nguyên gây bệnh.
Tóm lại, trong thực hành lâm sàng, đứng trước một trường hợp viêm
phổi vào viện diễn biến lâm sàng dai dẳng, da xanh và X-quang tim phổi với
tổn thương kẽ, cận lâm sàng bạch cầu tăng chủ yếu bạch cầu lymph, tăng men
gan xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thầy thuốc lâm sàng cần phải lưu ý đến
tác nhân gây VP có nhiễm CMV.
4.2.2.6 Phân tích đa biến yếu tố liên quan đến VP có nhiễm CMV
Phân tích các yếu tố liên quan đến VP có nhiễm CMV ở bệnh nhi VP
trên mô hình phân tích đơn biến, nghiên cứu tìm thấy 12 yếu tố liên quan đến
tình trạng nhiễm CMV. Nhƣng khi phân tích ảnh hƣởng tƣơng tác giữa 12 yếu
tố liên quan đó lên VP trẻ em qua mô hình hồi quy logistic, nghiên cứu cho
thấy xác suất một trẻ có VP có khả năng nhiễm CMV là: 1- Tiền sử vàng da
sơ sinh; 2- Da xanh 3- Kích thích quấy khóc (Bảng 3.12).
115
Các yếu tố khác: mặc dù có thể là yếu tố liên quan trong mô hình phân
tích đơn biến nhƣng khi phân tích đa biến lại không thấy rõ sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê nhƣ trong phân tích đơn biến.
Kết quả này phù hợp với các tác giả trên thế giới. Tiền sử vàng da, da
xanh và trẻ kích thích quấy khóc là những triệu chứng quan trọng cần đƣợc
khai thác kỹ.
Tóm lại, đứng trước bệnh nhân VP lứa tuổi dưới 6 tháng, diễn biến
bệnh kéo dài, tiền sử vàng da, da xanh, mệt mỏi, X quang phổi tổn thương
kiểu nhiễm vi rút và công thức máu có bạch cầu tăng chủ yếu bạch cầu
lympho, huyết sắc tố giảm và sinh hóa có hiện tượng tăng men gan cần để ý
đến căn nguyên quan trọng gây VP nặng và kéo dài ở trẻ em đó là CMV.
4.2.2.7 Phân tích yếu tố thời gian giữa viêm phổi có nhiễm và không
nhiễm CMV
Qua bảng 3.22 chúng ta thấy rằng việc nhiễm hay không nhiễm CMV
có ảnh hƣởng rất lớn tới kết quả điều trị của bệnh nhân. Mặc dù không có
sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhi phải nằm tại đơn vị hồi sức tích cực, phải thở
máy giữa 2 nhóm có và không nhiễm CMV với p>0,05. Nhƣng khi đánh
giá về thời gian nằm viện chúng tôi nhân thấy thời gian nằm viện trung
bình là 23,1±14,5 ngày dài hơn hẳn so với nhóm không nhiễm CMV, thời
gian hết rút lõm lồng ngực, thời gian hết khó thở trung bình của nhóm
nhiễm CMV là 15,3±11,8 ngày và 16,4±12,4 ngày cũng dài hơn so với
nhóm không nhiễm CMV với p<0,05. Điều này chứng tỏ nhiễm CMV là
một trong yếu tố tiên lƣợng nặng, kéo dài, chi phí điều trị tăng ở những
bệnh nhân VP có nhiễm CMV. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên
cứu của các tác giả khác nhƣ Müller LV [141], Coisel1 Y [58], Hansen KK
116
[93]. Riêng tác giả Coisel1 Y còn nhấn mạnh nhễm CMV trên bệnh nhân
thở máy có tỷ lệ tử vong cao và thời gian nằm hồi sức cao hơn ở nhóm
không nhiễm CMV 55%-22% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Osawa R
[153] thì nhận thấy tỷ lệ nhiễm CMV ở bệnh nhân nặng dao động từ 0-
36%. Nhiễm CMV làm tăng nguy cơ: thở máy, truyền máu, nhiễm khuẩn
huyết, thời gian nằm hồi sức
Bảng 3.23, 3.24 cho chúng ta thấy rằng thời gian điều trị, thời gian hết
RLLN, thời gian thở oxy của bệnh nhân tăng khi tải lƣợng vi rút tăng và
không phụ thuộc vào nhóm tuổi của bệnh nhân. Kết quả này cũng phù hợp với
một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới nhƣ [ ].
Do đó nhiễm CMV là yếu tố tiên lượng nặng của bệnh nhân viêm
phổi vì làm tăng thời gian điều trị, thở oxy và rút lõm lồng ngực của bệnh
nhân. Đồng thời các yếu tố thời gian này tăng dần khi tải lượng vi rút
tăng và không liên quan đến nhóm tuổi.
4.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
4.3.1. Một số đặc điểm chung
Trong 246 bệnh nhân VP có nhiễm CMV đƣợc xác định có 145
bệnh nhân đƣợc điều trị kháng vi rút bằng Ganciclovir truyền tĩnh mạch.
Lý do những bệnh nhân khác không đƣợc điều trị là do chƣa đủ tiêu chuẩn
điều trị hoặc gia đình không đồng ý điều trị kháng vi rút và khi phân tích
nhóm bệnh nhân này chúng tôi thấy rằng:
Tải lƣợng vi rút giảm dần khi lứa tuổi tăng dần. Tải lƣợng vi rút cao
phù hợp với tình trạng VP nặng của bệnh nhân khi nhập viện. Kết quả này
117
cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc và trên thế giới
[13], [216].
Mặc dù tải lƣợng vi rút giảm dần theo tuổi nhƣng thời gian điều trị
kháng vi rút và thời gian thở oxy lại tăng dần theo tuổi. Nhƣ vậy nhiễm
CMV càng lứa tuổi lớn càng nặng và khó điều trị hơn. Kết quả này cũng
phù hợp với một số tác giả trên thế giới nhƣ: Cunha [64] và Zhao W [216].
4.3.2. Kết quả điều trị
Trong 145 bệnh nhân viêm phổi có nhiễm CMV đƣợc điều trị kháng
vi rút thấy rằng hầu hết các trƣờng hợp diễn biến tốt sau khi điều trị, số
bệnh nhân khỏi hoặc gần nhƣ hết các triệu chứng chiếm tỷ lệ là 96.55% và
93,84% bệnh nhân sach vi rút sau điều trị kháng vi rút. Kết quả này của
chúng tôi cao hơn hẳn so với các nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới.
Khúc Văn Lập khi nghiên cứu cho 23 bệnh nhân trong đó có 23
bệnh nhân VP kết quả điều trị chung: có 78,34% các trƣờng hợp ổn định
sau khi điều trị thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi; 95,97% bệnh
nhân PCR CMV âm tính sau khi điều trị [13].
Avila-Aguero ML và khi nghiên cứu tác dụng Ganciclovir lên 49
bệnh nhân nhiễm CMV tác giả thấy rằng có 80% bệnh nhân đã đƣợc điều
trị thành công thể hiện là xét nghiệm âm tính sau đợt điều trị [33].
Liu Z [127] khi điều trị cho 55 bệnh nhân VP do nhiễm CMV tác
giả thấy rằng có 43 bệnh nhân phục hồi, 12 bệnh nhân cải thiện sau khi
đƣợc điều trị bằng thuốc kháng vi rút.
Một số tác giả nhƣ: ZHAO W [216] cũng cho kết quả tƣơng tự khi
điều trị cho 24 bệnh nhân ông thấy rằng có 16/24 bệnh nhân khỏi, 8/24
118
bệnh nhân đỡ, Eddleston M [77] điều trị cho 34 bệnh nhân cho kết quả tốt
và Rafailidis PI [160] tổng hợp từ 89 nghiên cứu với số lƣợng 290 bệnh
nhân cũng thấy rằng kháng vi rút có hiệu quả với bệnh nhân VP do nhiễm
CMV.
Mặc dù có 5/145 (3,45%) bệnh nhân diễn biến nặng hơn tử vong. Kết
quả này của chúng tôi thấp hơn nhiều so với một số nghiên cứu khác.
Trong nghiên cứu của tác giả Khúc văn Lập tỷ lệ bệnh nhân có diễn
biến không tốt là 21,66% cao hơn hẳn so với nhiên của chúng tôi [13].
Capulong MG [52] khi nghiên cứu 19 bệnh nhân VP do nhiễm
CMV/bệnh nhân ghép thận tỷ lệ tử vong tới 50%.
Goussard P [88] nghiên cứu 25 bệnh nhân VP do CMV/ HIV thở máy
tỷ lệ tử vong 88%.
Restrepo-Gualteros SM thấy rằng có 13,3% bệnh nhân tử vong khi
điều trị [161].
Còn theo tác giả Adewuyi OA: 9% tử vong [24].
Ngoài ra tác giả Zampoli M [214], Chen Y [55], Suresh N [185],
Coisel1 Y [58] cùng cho kết quả tƣơng tự.
Kết quả cũng cho thấy việc đồng nhiễm hay không đồng nhiễm không
ảnh hƣởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Kết quả này trái ngƣợc với tác
giả Capulong MG là đồng nhiễm làm tăng nguy có tử vong ở trẻ VP có nhiễm
CMV [52].
119
4.3.3 Sự thay đổi lâm sàng trong quá trình điều trị
Thời gian điều trị kháng vi rút trung bình của bệnh nhân 13.7 ± 4.7
ngày. Tải lƣợng rút giảm nhanh sau khi bệnh nhân đƣợc điều trị kháng vi rút
đi xong hành với nó là cải thiện tình trạng thiếu oxy, ran bệnh lý tại phổi. Đa
số bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng cải thiện sau 2 tuần điều trị kháng vi
rút. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên
thế giới.
Kết luận này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả: Avila –
Aguero ML [33] là thời gian điều trị kháng vi rút trung bình 14 ngày (7-42
ngày).
Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân là: 25,9 ± 10,7 ngày. Kết
quả này tƣơng đƣơng với tác giả Khúc Văn Lập: thời gian nằm viện trung
bình là: 25,15 ± 15,63 ngày [13].
Yan HH khi phân tích kết quả điều trị của 46 bệnh nhân VP do nhiễm
CMV tác giả thấy rằng sau 02 tuần điều trị bằng thuốc kháng vi rút
Ganciclovir thì các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cải thiện rõ rệt [207].
4.3.4 Sự thay đổi cận lâm sàng trong quá trình điều trị
Các chỉ số tải lƣợng vi rút và men Transaminase (ALT,AST, ) đều giảm
rõ rệt sau quá trình điều trị. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác
giả Khúc Văn Lập [13].
Hình ảnh X quang phổi cũng bệnh nhân khá dần lên sau khi điều trị
kháng vi rút. Có trên 90% bệnh nhân có hình ảnh X quang thuyên giảm hoặc
120
hết tổn thƣơng sau qua trình điều trị kháng vi rút. Kết quả này cũng song hành
với những diễn biến tích cực của bệnh nhân trên lâm sàng.
Điều này cũng phù hợp với các tác giả trong nƣớc và trên thế giới nhƣ
Khúc Văn Lập [13], Adewuyi OA [24], Yan HH [207].
4.3.5 Các biện pháp điều trị
Tổng hợp các biện pháp điều trị cho bệnh nhân kết quả nghiên cứu cho
thấy 103 bệnh nhân đƣợc dùng liệu pháp Oxy hỗ trợ (71%), 9 bệnh nhân nặng
phải chuyển điều trị tích cực 6,2% trong đó có 7 bệnh nhân phải thở máy. 77
bệnh nhân đƣợc dùng ít nhất 1 lần tăng cƣờng miễn dịch (53%). Đặc biệt có
77 bệnh nhân sau khi có chẩn đoán xác định đƣợc cắt kháng sinh và chỉ điều
trị kháng vi rút cho kết quả khả quan.
Kết quả này cho chúng ta thấy rằng những bệnh nhân VP có nhiễm
CMV sau khi có chẩn đoán xác định chúng ta có thể mạnh dạn cắt kháng sinh
và điều trị kháng vi rút cũng không ảnh hƣởng đến kết quả điểu trị bệnh nhân.
4.3.6 Một số nhận xét về biến chứng
Ganciclovir là một nucleosid tổng hợp tƣơng tự nhƣ guanin có cấu trúc
giống Acyclovir có tác dụng chống lại CMV. Tác dụng phụ của thuốc cũng là
một trong những yếu tố khiến các nhà khoa học trên thế giới hết sức cân nhắc
khi sử dụng GCV trong điều trị bệnh nhân có nhiễm CMV [42].
Theo tác giả Kimberlin DW [113] tác dụng phụ của Ganciclovir là 14-
24% giảm bạch cầu, 20% giảm tiểu cầu, 2% thiếu máu, 5% đau đầu, lú lẫn,
khó chịu, co giật 2% sốt, ban da, tăng men gan, tăng huyết áp kéo dài 30 phút
hoặc biến đổi gen gây ung thƣ. Nhƣng khi cân nhắc giữa tác dụng phụ của
121
thuốc và các yếu tố nguy cơ mà trẻ phải đối mặt thì các bác sỹ lâm sàng cân
nhắc điều trị và đánh giá tình trạng của bệnh nhân sau điều trị.
Tuy nhiên trong nhiên cứu của chúng tôi thì không thấy tác dụng phụ
đáng kể nào cần phải can thiệp. Và tỷ lệ biến chứng là 13/145= 8,9% trong
tổng số bệnh nhân điều trị. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
hai nhóm bệnh nhân. Kết quả này phù hợp với các tác giả trên thế giới.
Avila – Aguero ML [33] cũng nhận thấy không có tác dụng phụ đáng
kể khi điều trị bằng thuốc kháng vi rút Ganciclovir.
ZHAO W [216] còn nhấn mạnh Gancicolvir là lựa chọn tốt nhất khi
điều trị bệnh nhân VP có nhiễm CMV.
Capulong MG [52], Prichard MN [158] và Restrepo-Gualteros SM
[161] cũng nhận thấy Ganciclovir không có nhiều tác dụng phụ nhƣ các
nghiên cứu đã từng đƣợc công bố.
4.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng, vi rút CMV
đƣợc sàng lọc nhờ kỹ thuật PCR là kỹ thuật hiện đại, phức tạp, mới chỉ thực
hiện đƣợc ở một số ít cơ sở y tế trong đó có Bệnh viện Nhi Trung ƣơng mà
chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế khác.
Trẻ vào viện hầu hết đều đã đƣợc điều trị và dùng kháng sinh ở tuyến
dƣới, vì vậy tỷ lệ đồng nhiễm không còn phản ánh đúng thực tế. Hơn nữa rất
khó phân biệt tình trạng đồng nhiễm hay bội nhiễm vì hầu hết trẻ nhập viện đã
có thời gian nằm điều trị tuyến trƣớc. Vì vậy, vi khuẩn tìm đƣợc khi vào Bệnh
viện Nhi Trung ƣơng đƣợc coi là đồng nhiễm chỉ mang tính tƣơng đối.
122
Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại bệnh viện, vì vậy kết quả nghiên cứu chỉ
kết luận đƣợc cho quần thể trẻ mắc VP điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng,
không ngoại suy đƣợc cho cộng đồng.
Trong luận án nghiên cứu sinh đã chƣa phân tầng (theo lứa tuổi, tải
lƣợng vi rút ) để loại trừ yếu tố nhiễu khi đánh giá kết quả điều trị.
123
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 246 trƣờng hợp viêm phổi ở trẻ em có nhiễm CMV
lứa tuổi 1 tháng đến 15 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng trong thời
gian từ tháng 01/2010 đến 12/2012 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Một số đặc điểm dịch tễ học và yếu tố liên quan đến viêm phổi ở trẻ em
có nhiễm Cytomegalovirus điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng năm
2010-2012
- 57,61% trẻ viêm phổi ở lứa tuổi 1 tháng đến 15 tuổi điều trị tại Bệnh
viện Nhi Trung ƣơng từ tháng 01/2010 đến 12/ 2012 phát hiện có nhiễm
CMV.
- Bệnh nhân viêm phổi có nhiễm CMV tập trung chủ yếu ở nhóm bệnh
nhân lứa tuổi dƣới 6 tháng (91,79%).
- Tỷ lệ nhiễm CMV ở trẻ nam nhiều hơn nữ ( tỷ lệ 2,1:1).
- Tiền sử vàng da sơ sinh, thời gian bị bệnh kéo dài là yếu tố liên
quan đến tình trạng nhiễm CMV.
2. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi ở trẻ em có nhiễm
Cytomegalovirus
2.1 Đặc điểm lâm sàng
- Bệnh nhân viêm phổi có nhiễm CMV cơ bản có đặc điểm lâm sàng
nhƣ bệnh nhân viêm phổi không nhiễm CMV. Tuy nhiên bệnh nhân viêm
phổi có nhiễm CMV có tỷ lệ rút lõm lồng ngực, khó thở, chảy mũi, tím tái,
thở rên, phổi có ran ẩm, da xanh, ban trên da, bỏ bú, kích thích quấy khóc,
gan to, lách to có tỷ lệ cao hơn so với nhóm không nhiễm CMV (tỷ lệ
tƣơng ứng là 99,2%; 98,4%; 81,3%; 78%; 56,5%; 94,3%; 42,7%; 13,4%;
30,5%; 86,2%; 31,7%; 17,1%) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
nhóm VP không nhiễm CMV với p<0,05.
124
- Vàng da sơ sinh, tình trạng quấy khóc và da xanh là những yếu tố liên
quan có giá trị trong chẩn đoán tình trạng nhiễm CMV với p<0,05.
2.2 Đặc điểm cận lâm sàng
- Hình ảnh X quang hay gặp ở bệnh nhân viêm phổi có nhiễm CMV đa
dạng bao gồm: tổn thƣơng phổi kẽ, đông đặc phế nang, kính mờ và dạng nốt,
bạch cầu máu ngoại vi tăng, tỷ lệ bạch cầu lympho tăng, tăng men gan, thiếu
máu là đặc điểm cận lâm sàng hay gặp ở nhóm VP có nhiễm CMV (tỷ lệ
tƣơng ứng là: 78,9%; 97,6%; 46,3%; 94,3%; 84,9%; 73,7%; 70,3%) và có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm VP không nhiễm CMV.
- Tải lƣợng vi rút trung bình giảm dần khi tuổi tăng dần. 79,7% bệnh
nhân có tải lƣợng vi rút > 10.000 bản sao/ml.
- VP có nhiễm CMV nặng hơn nhóm không nhiễm CMV thể hiện VP có
nhiễm có thời gian nằm viện, thời gian hết khó thở, hết RLLN lâu hơn nhóm
không nhiễm sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3. Kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em có nhiễm Cytomegalovirus bằng
thuốc kháng vi rút Ganciclvir
- 96,5% bệnh nhân ra viện trong tình trạng khỏi hoặc gần hết triệu chứng
- Tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân đƣợc điều trị kháng vi rút là 2,59%.
- Thời gian nằm viện trung bình 25,9±10,7 ngày, thời gian điều trị kháng
vi rút 13,7 ± 4,7 ngày, thời gian hết sốt trung bình 4,5 ± 3,7 ngày.
- Tải lƣợng vi rút giảm từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 3, 93,84% bệnh
nhân sạch vi rút sau 3 tuần điều trị.
125
KIẾN NGHỊ
1. Khi gặp bệnh cảnh lâm sàng có viêm phổi có diễn biến bệnh sớm sau
sinh và kéo dài, tiền sử vàng da sơ sinh, da xanh, lứa tuổi 1-6 tháng tuổi kèm
theo bệnh nhân không đáp ứng với điều trị kháng sinh thông thƣờng nên lƣu ý
căn nguyên Viêm phổi có nhiễm CMV.
2. Những trƣờng hợp viêm phổi có nhiễm CMV cần lƣu ý đến yếu tố
miễn dịch của bệnh nhân để có điều trị đúng đắn.
3. Nên khuyến cáo áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán
căn nguyên gây bệnh viêm phổi ở các cơ sở y tế có điều kiện.
4. Các nghiên cứu dịch tễ học với quy mô lớn hơn trong cộng đồng nhằm
xác định tỷ lệ nhiễm CMV và các yếu tố nguy cơ của nhiễm CMV, các nghiên
cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng nhằm tìm hiểu, theo dõi, đánh giá hiệu
quả của sử dụng thuốc kháng vi rút cho các bệnh nhân viêm phổi có nhiễm
CMV nên đƣợc tiếp tục khuyến khích nghiên cứu trong thời gian tới.
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
1. Đoàn Thị Mai Thanh, Nguyễn Thanh Liêm, Đào Minh Tuấn
(2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đáp ứng miễn dịch ở trẻ em
Viêm phổi do Cytomegalovirus”, Tạp chí nghiên cứu Y học, tr 34-36
2. Đoàn Thị Mai Thanh, Nguyễn Thanh Liêm, Hoàng Thủy Long
(2012), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm phổi do
Cytomegalovirus”, Tạp chí nghiên cứu Y học , tr 125-130.
3. Đoàn Thị Mai Thanh, Trần Thanh Tú, Phạm Ngọc Toàn (2013),
“Nhận xét bƣớc đầu về kết quả điều trị và tác dụng phụ trong quá trình
điều trị bệnh nhi viêm phổi do Cytomegalovirus”, Tạp chí Y học Việt
Nam , tr 51-54.
4. Đoàn Thị Mai Thanh, Trần Thanh Tú, Phạm Ngọc Toàn (2013),
“Nhận xét bƣớc đầu về tình trạng miễn dịch ở bệnh nhân viêm phổi do
Cytomegalovirus”, Tạp chí Y học Thực hành, tr 75-78.
5. Doan Thi Mai Thanh (2010), Department of Pediatrics, National
Hospital of Paediatrics, Hanoi, Vietnam, “Initial Research on Immune
Status and Treatment Results in Patients with CMV Pneumonia
Admitted to the Respiratory Department of the National Hospital of
Pediatrics”;
bstracts/CMV%20pneumonia.pdf.
6. Doan Thi Mai Thanh, Phung Thi Bich Thuy, Pham Viet Hung,
Pham Hong Son, Nguyen Thanh Liem (2013), “Effect of ganciclovir
for the treatment of severe cytomegalovirus-associated pneumonia in
children without a specific immunocompromised state”, BMC
infectious disease journal, volum13, pp 424.
7. Đoàn Thị Mai Thanh (2015), “Một số đặc điểm dịch tễ và yếu tố liên
quan đến viêm phổi có nhiễm Cytomegalovirus ở trẻ em tại Bệnh viện
Nhi Trung ƣơng”, Tạp chí Y học thực hành, tr 38-43.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y tế (2006), Tài liệu hướng dẫn kỹ năng lồng ghép chăm sóc trẻ
bệnh tập 1, NXBY học, tr 5-6.
2. Nguyễn Huy Chính (2003), “Bài giảng vi sinh”, Nhà xuất bản y học.
Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr.387-394.
3. Hồ Huỳnh Thùy Dƣơng (2003), “Sinh học phân tử”, Nhà xuất bản
giáo dục, Hà Nội, tr.57-64.
4. Mai Văn Điển (2009), “Miễn dịch học”, Nhà xuất bản y học, Thành
phố Hồ Chí Minh, tr 2-107.
5. Văn Đình Hoa, Nguyễn Ngọc Lanh (2007), “Sinh lý bệnh và miễn
dịch”, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr.146-157.
6. Nguyễn Công Khanh (2008), Huyết học lâm sàng Nhi khoa, NXBY
học, tr 88-102.
7. Nguyễn Công Khanh, Bùi Ngọc Lan (2004), “Nhiễm
Cytomegalovirus bẩm sinh, nhân trƣờng hợp đầu tiên đƣợc chẩn đoán
tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng”, Tạp chí Nhi khoa, Tổng hội Y Dƣợc
học Việt Nam, tập 12, số 1-2004.
8. Nguyễn Công Khanh, Bùi Văn Viên (2009), Hội chứng thiếu máu,
Bài giảng Nhi khoa tập II, NXBY học, tr 88-92.
9. Nguyễn Công Khanh, Bùi Văn Viên (2009), Hội chứng xuất huyết ở
trẻ em, Bài giảng Nhi khoa tập II, NXBY học, tr 102-117.
10. Nguyễn Thế Khánh (1997), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà
xuất bản y học, Hà Nội, tr 123- 127.
11. Võ Thị Lan (2005), “Sinh học phân tử”, Nhà xuất bản Đại học Quốc
Gia, Hà Nội, tr.42-49.
12. Nguyễn Ngọc Lanh (2006), “Miễn dịch học”, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội, tr.391-334.
13. Khúc Văn Lập (2009), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
các thể bệnh do CMV ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng”, Luận
văn cao học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội.
14. Trần Đình Long và Phạm Xuân Tú (2009), Đặc điểm, cách chăm sóc
trẻ sơ sinh đủ tháng và thiếu tháng, Bài giảng Nhi khoa tập I, NXBY
học, tr 138-156.
15. Trần Tuyết Minh (2009), “Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
nhiễm CMV bẩm sinh”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trƣờng đại
học Y Hà nội.
16. Nguyễn Văn Mùi (2008), “Đại cƣơng truyền nhiễm”, Học viện quân y,
Hà Nội.
17. Phan Thị Ngà, Lê Thị Oanh (2010), Virus Y học, NXB Y học, tr7-26.
18. Hoàng Hạnh Phúc, Nguyễn Thị Huệ (2006), "Tỷ lệ nhiễm CMV và sự
biến đổi một số chỉ số hóa sinh trên bệnh nhi bị bệnh gan mật tại Bệnh
viện Nhi Trung ƣơng", Tạp chí nghiên cứu y học, Nhà xuất bản Y học,
quyển 44, số 4, tháng 11/2006. (Số đặc biệt, hội nghị khoa học Nhi khoa
Việt-Úc lần thứ tƣ).
19. Nguyễn Thị Phƣợng, Nguyễn Thị Yến (2009), Bệnh suy dinh dưỡng
do thiếu calo-protein, Bài giảng Nhi khoa tập I, NXBY học, tr236.
20. Trần Quỵ (2002), Suy hô hấp cấp tính ở trẻ em, Tài liệu bồi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luananmotsodacdiemdichtelamsang_9947.pdf