Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh nhờ vào các chiến lược, chính sách mạnh mẽ và đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong đó phải kể đến chiến lược hướng vào xuất khẩu .
Đặc biệt, Đảng và nhà nước chủ trương phát triển ngành dệt may thành một trong những ngành trọng điểm mũi nhọn về xuất khẩu nhằm hiện đại hóa ngành, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trong nước,tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp và toàn ngành; Trong khung cảnh nước ta gia nhập WTO hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Phát triển công nghiệp dệt may và xuất khẩu hàng dệt may đang đóng một vai trò rất quan trọng nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng hàng năm nhanh chóng trung bình từ 20% – 25% và thu về cho đất nước mỗi năm hàng tỉ đô la đồng thời giải quyết được việc làm cho hàng triệu người lao động, đáp ứng được nhu cầu việc làm đang gia tăng nhanh chóng ở nước ta.Bên cạnh đó dệt may còn đáp ứng được nhu cầu may mặc của người dân trong nước và vươn ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường nước ngoài tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc tế và hội nhập quốc tế.
Do tầm quan trọng của ngành dệt may và xuất khẩu dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam cho nên em đã quyết định chọn nghiên cứu về đề tài “Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Hà Phát”.
Em xin chân thành cảm ơn TS.Phan Tố Uyên đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa đã dạy dỗ chỉ bảo để chúng em có được thành quả học tập ngày hôm nay. Em xin chân thành cám ơn các anh chị trong công ty Hà Phát đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
82 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Hà Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh nhờ vào các chiến lược, chính sách mạnh mẽ và đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong đó phải kể đến chiến lược hướng vào xuất khẩu .
Đặc biệt, Đảng và nhà nước chủ trương phát triển ngành dệt may thành một trong những ngành trọng điểm mũi nhọn về xuất khẩu nhằm hiện đại hóa ngành, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trong nước,tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp và toàn ngành; Trong khung cảnh nước ta gia nhập WTO hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Phát triển công nghiệp dệt may và xuất khẩu hàng dệt may đang đóng một vai trò rất quan trọng nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng hàng năm nhanh chóng trung bình từ 20% – 25% và thu về cho đất nước mỗi năm hàng tỉ đô la đồng thời giải quyết được việc làm cho hàng triệu người lao động, đáp ứng được nhu cầu việc làm đang gia tăng nhanh chóng ở nước ta.Bên cạnh đó dệt may còn đáp ứng được nhu cầu may mặc của người dân trong nước và vươn ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường nước ngoài tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc tế và hội nhập quốc tế.
Do tầm quan trọng của ngành dệt may và xuất khẩu dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam cho nên em đã quyết định chọn nghiên cứu về đề tài “Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Hà Phát”.
Em xin chân thành cảm ơn TS.Phan Tố Uyên đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa đã dạy dỗ chỉ bảo để chúng em có được thành quả học tập ngày hôm nay. Em xin chân thành cám ơn các anh chị trong công ty Hà Phát đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY.
I.Xuất khẩu hàng dệt may và vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam
1.Khái quát về xuất khẩu hàng dệt may:
Hàng dệt may là sản phẩm của ngành công nghiệp dệt may được bán ra trên thị trường. Hàng dệt may gồm có vải, sợi là sản phẩm của ngành dệt và quần áo, chăn màn…là sản phẩm của ngành may sử dụng nguyên liệu của ngành dệt. Chúng có xuất xứ từ bông hoặc nguyên liệu tổng hợp. Chúng đáp ứng nhu cầu về mặc, nhu cầu cơ bản thứ hai trong bốn nhu cầu: ăn, mặc, ở và đi lại. Nhu cầu về mặc có đặc tính thường xuyên và thay đổi vì thế luôn có nhu cầu mới về cả số lượng và chủng loại sản phẩm
Một quốc gia sản xuất hàng dệt may nhưng lại mang đi bán ở một quốc gia khác gọi là xuất khẩu hàng dệt may.
Xuất khẩu hàng dệt may là một ngành đã có từ rất lâu đời.Chúng ta đã từng biết đến một con đường tơ lụa trải khắp từ Trung Hoa lan rộng ra hầu khắp các nước châu Á rồi đến châu Âu. Ngày đó, hàng hóa được vận chuyển trên những con lạc đà đi khắp mọi miền đất từ sa mạc nóng bỏng đến những vùng đất băng giá rồi cả những thành thị phồn hoa của thế giới .Và sau hàng nghìn năm, giờ đây “con đường tơ lụa” đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới.
Từ các sản phẩm dệt may gia công cho đến các mặt hàng thời trang chất lượng cao của một hãng có thể xuất hiện ở khắp nơi trên toàn thế giới. Có thể lấy ví dụ, một sản phẩm thời trang khi vừa được thiết kế và cho lên sàn diễn tại Milan-Italia thì một tuần sau đó sản phẩm này đã có thể xuất hiện và trở thành mốt của những thanh niên Hồng Kông rồi.
Như vậy đủ để ta thấy,giờ đây khoảng cách địa lý và thời gian đó được thu hẹp lại với những phương tiện vận tải và thông tin phạm vi toàn cầu. Người mua và người bán, người sản xuất và người tiêu dùng có nhiều cơ hội và phương tiện hơn những thế kỷ trước đây.
Thêm một bước nữa, khoảng cách về văn hóa cũng được thu hẹp. Sản phẩm dệt may không chỉ có công năng che thân, “mặc ấm”, mà nó còn là một sản phẩm văn hóa; nó tạo dựng sự hiểu biết, gần gũi lẫn nhau, góp phần xây dựng nền hòa bình và thịnh vượng chung, tạo đà cho sự phát triển và cùng tiến bộ. Trước đây, trong quá khứ Việt Nam và Hàn Quốc ở hai chiến tuyến. Tuy nhiên, từ phim ảnh, thời trang Hàn Quốc chiếm lĩnh cảm tình người Việt, tiếp theo là hàng hóa và đầu tư của họ vào Việt Nam, góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế chung.
Từ những điều kể trên, nó thúc đẩy phân công lao động và chuyên môn hóa trên phạm vi toàn cầu, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của nền kinh tế, đem lại phúc lợi chung cho mọi người. Một ví dụ ,mẫu thiết kế được thiết kế ra tại Mỹ, nhưng vải và các phụ liệu khác lại được mua ở Trung Quốc để rồi đưa về Việt Nam gia công thành sản phẩm rồi lại xuất khẩu sang châu Âu. Qua đây, ta có thể thấy được rằng thị trường hàng dệt may giờ đây đã có một trình độ chuyên môn hóa rất cao,nó cho phép mỗi nước có thể tận dụng được tối đa lợi thế so sánh của nước mình,và vì thế doanh nghiệp mỗi nước sẽ thu được lợi nhuận tối ưu.
Tuy nhiên, có một vấn đề về thị trường hàng dệt may hiện nay, khác với trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đó là những hàng rào thuế quan và phi thuế quan mà các nước đặt ra nhằm những mục đích khác nhau(đem lại nguồn thu ngân sách,bảo hộ thị trường và những nhà sản xuất trong nước,hay thậm chí để trừng phạt một nền kinh tế khác…..) Những hàng rào này cũng gây ra không ít những tranh chấp giữa các nước, gây khó khăn cho việc giao lưu hàng hóa, chia cắt thị trường. Đây cũng là vấn đề lớn của thương mại quốc tế hiện nay nói chung. Để khắc phục, người ta xây dựng các khu vực kinh tế như liên minh châu Âu, sử dụng cả đồng tiền chung, khu vực ASEAN…Thành lập các định chế quốc tế giúp cho việc giao thương, trong đó định chế lớn là WTO mà chúng ta vừa được gia nhập
Hiện nay, thị trường xuất khẩu hàng dệt may ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu hướng của thời đại.Thị trường được mở rộng trên phạm vi toàn cầu,các doanh nghiệp ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh của mình đến từng khu vực nhằm thu về lợi nhuận lớn gấp bội. Đi đôi với tốc độ phát triển mạnh mẽ của thị trường là tốc độ phát triển công nghệ.Những dây chuyền sản xuất gia công ngày càng trở nên hiện đại,tiết kiệm chi phí,nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhưng ở một số nước như Việt Nam,vẫn có thể tìm được chỗ đứng cho hàng hóa của mình cho dù quy trình công nghệ không tân tiến nhưng bù vào đó,Việt Nam có lợi thế so sánh bởi nguồn nhân công dồi dào và giá thấp. Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là hàng hóa gia công. Các sản phẩm này đáp ứng được những nhu cầu không nhỏ của một bộ phận dân cư không có thu nhập cao của các nước đang phát triển.
Từ những năm 1990 đến nay, tổng sản lượng sợi dệt của toàn thế giới liên tục tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 2%/năm. Ngành công nghiệp dệt may chủ yếu tập trung ở hai khu vực chính là châu Á và châu Âu. Năm 1997, hai khu vực này đã chiếm tới 76,6% sản lượng sợi dệt của toàn cầu.
Châu Á chiếm khoảng 60% sản lượng, thu hút hơn nửa số lao động trong ngành dệt may thế giới. Trong giai đoạn 1980 -1996, sản xuất dệt sợi toàn cầu tăng bình quân 2,7%/năm, sản xuất của khu vực Châu á tăng 5%/năm.
Trung Quốc là một điển hình nổi bật cho sự phát triển của ngành dệt may châu Á. Giai đoạn 1985 -1994, ngành dệt có tốc độ phát triển trung bình hàng năm là 13,5%, ngành may là 21,6%. Trung Quốc có sản lượng sợi bông, vải bông, vải tơ tằm, hàng dệt kim và quần áo đang giữ vị trí đứng đầu, xơ hoá học và sợi len chiếm vị trí thứ hai thế giới. Sản lượng sợi bông của Trung Quốc niên vụ 2000-2001 đạt 19,6 triệu kiện (480 pao/kiện).
Ngành dệt châu Âu có sức cạnh tranh tốt nhất trên thị trường thế giới thời kỳ 1980 -1990, đặc biệt là Đức và ý. Nhưng từ những năm 90, ngành dệt may châu Âu đã suy giảm đáng kể về khối lượng sản xuất và thị phần. Năm 1980, sản xuất sợi dệt của châu Âu chiếm 30% trong tổng sản lượng sợi của toàn cầu, năm 1990 giảm xuống còn 24,8%, năm 1997 chỉ còn 17,1%.
Ở các nước EU, tốc độ phát triển của ngành dệt đang giảm dần. Sản lượng sợi dệt năm 1997 có tăng so với 1996 nhưng sản xuất hàng may mặc vẫn tiếp tục giảm 5,1% và lao động ngành dệt may giảm1,2%.
Ở các nước Trung Đông và Đông Âu, do kinh tế không ổn định trong thời kỳ chuyển đổi nên sản lượng hàng dệt may sụt giảm liên tục. Năm 1996, sản lượng vải và sợi dệt ở các nước Ba Lan, Cộng hoà Séc và Hungary chỉ bằng một nửa sản lượng mà họ sản xuất ra trong năm 1998. Nhưng sản xuất hàng may đã khởi sắc, một phần nhỏ chiến lược đầu tư sang khu vực này của EU.
Châu Mỹ: Mỹ và Mexico là những nước có ngành công nghiệp dệt khá phát triển. Ngành dệt Mỹ phát triển mạnh từ những năm 70 và trong hai thập kỷ gần đây đã có những thay đổi căn bản về công nghệ và thông tin nhằm phát triển sản xuất một cách có hiệu quả, hàng năm đầu tư khoảng 3 tỷ UsD để duy trì các thiết bị sản xuất hiện đại. Nếu lấy tốc độ phát triển ngành dệt may 1990 của Mỹ là 100% thì năm 1995 là 116% và năm 1996 là 114,6%.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các công ty sợi, dệt và may Mỹ đang gặp phải khó khăn. Cho dù giá trị bán hàng của 20 nhà sản xuất dệt may chính tăng 8,2% năm 2000, nhưng lợi nhuận kiếm được đã giảm 8,1%. Công nghiệp dệt năm 2000 kết thúc trong tình trạng báo động, và theo Viện các nhà sản xuất dệt Mỹ, lần đầu tiên toàn ngành đã thua lỗ kể từ hơn50 năm qua.
- Tình hình tiêu thụ
Từ những năm 1950, khối lượng sợi dệt tiêu thụ toàn thế giới liên tục tăng cùng với tốc độ tăng dân số và nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của tiêu thụ hàng dệt may gắn liền với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.
Tiêu thụ sợi dệt trên toàn cầu có tốc độ tăng trung bình hàng năm 2,5% trong thời kỳ 1975 -1995, đạt mức 41,3 triệu tấn vào năm 1995. Tuy nhiên, mức tăng trung bình hàng năm giảm xuống 1,5%/năm trong các năm 1990-1995.
Mức tiêu thụ dệt may bình quân của người dân châu Âu và Bắc Mỹ cao nhất thế giới, nhưng châu Á là khu vực dẫn đầu thế giới về tiêu thụ sợi dệt, tuy nhiên mức cung ứng sợi dệt và quần áo vẫn còn lớn hơn rất nhiều mức tiêu thụ.
Tóm lại: sản xuất và tiêu thụ sợi dệt trên toàn cầu liên tục tăng nhưng nhịp độ đã giảm so với những năm trước đây, sản xuất tăng với tốc độ cao hơn tăng tốc độ tiêu dùng dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu. Dư thừa chủ yếu là do khu vực châu Á.
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng các loại sợi dệt đang có sự thay đổi, các loại vải sợi tổng hợp đang có xu hướng tăng nhanh cả về nhịp độ và tỷ trọng trong tổng khối lượng tiêu thụ và sản xuất trên toàn cầu. Ngược lại, các loại vải sợi tự nhiên đang suy giảm do hạn chế về nguồn cung ứng.
Công nghiệp dệt may châu Á đang phát triển mạnh hơn so với các khu vực khác và chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may của thế giới, các quốc gia ở châu Á đang có nhiều lợi thế so sánh trong sản xuất hàng dệt may. Ngược lại, sản xuất ở châu Âu đang suy giảm và ở khu vực này đang diễn ra quá trình chuyển dịch sản xuất từ Tây Âu sang các nước ngoài khu vực và sang các nước Đông, Trung Âu để tận dụng chi phí sản xuất thấp.
Sau đây là một số dẫn chứng và số liệu về thị trường xuất khẩu hàng dệt may thế giới. Kim ngạch dệt may cuả thế giới đạt khoảng 300 - 350 tỷ USD/năm, chiếm hơn 6% tổng kim ngạch mậu dịch toàn thế giới. Trị giá buôn bán quốc tế hàng dệt may liên tục tăng qua các năm nhưng nhịp độ tăng bình quân thời kỳ 2000 -2005 (8%/năm) đã giảm so với thời kỳ 1995-1999 (hàng dệt: 15%/năm; hàng may mặc: 17%/năm).
Châu Á, Tây Âu và Bắc Mỹ là ba trung tâm buôn bán chính hàng dệt may, chiếm khoảng 80 -90% kim ngạch xuất nhập khẩu cuả thế giới.
Các nước xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu:
Ở khu vực Châu Á, kinh doanh hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng cao, gấp khoảng hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn thế giới. Trị giá xuất khẩu hàng dệt và may mặc của khu vực châu Á lớn nhất thế giới chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu hàng may mặc và 43% xuất khẩu hàng dệt của toàn thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu ngoại vùng của châu Á đang giảm dần do buôn bán nội vùng ở hai thị trường lớn của châu Á là Bắc Mỹ và Tây Âu đang ngày càng tăng.
Kể từ đầu những năm 90, Trung Quốc luôn là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt và may mặc, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch buôn bán hàng dệt may toàn cầu với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2005 gần 52 tỷ USD chiếm 20% thị phần dệt may thế giới. Những thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc là Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ và EU. Bốn thị trường chính này chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc.
Hồng Kông: cũng là nhà xuất nhập khẩu hàng dệt may lớn. Hiện nay, Hồng Kông có trên 4000 doanh nghiệp kinh doanh hàng dệt may, là đầu cầu lớn nhất cung cấp cho thị trường Mỹ và Châu âu với trị giá khoảng 36 -37 tỷ USD/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng tái xuất có giá trị gia tăng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Hồng Kông. Thị trường xuất khẩu chính của Hồng Kông là Mỹ, EU và Trung Quốc.
Ở các nước Trung và Đông âu. từ năm 1993 trở lại đây, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt và xuất khẩu hàng dệt may tăng lên rõ rệt, đặc biệt là các nước Ba Lan, Hungary, Rumani. Phần lớn hàng may mặc là hàng đặt may gia công được xuất khẩu trở lại EU và Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ đang dần khẳng định vị trí của mình trong thị trường dệt may thế giới. Từ cuối những năm 1980, xuất khẩu hàng dệt may của Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên nhanh chóng, chủ yếu là vải và quần áo. Trong giai đoạn 1990 -1995, xuất khẩu hàng may mặc tăng với tốc độ 12,9%/năm. EU là thị trường lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ về hàng may mặc, khoảng 73% của năm 1996. Tháng 1/1996, EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã vào liên minh hải quan nên trong tương lai EU vẫn tiếp tục là thị trường chính củ Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nước chủ yếu nhập khẩu hàng dệt may:
Nhật Bản là nước lớn nhất Châu á, thứ ba thế giới về hàng may mặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, nhịp độ tăng của hàng may mặc nhập khẩu khá cao, bình quân 17%/năm trong giai đoạn 1990 -1996. Từ năm 1996, nhập khẩu quần áo bắt đầu chững lại và chỉ tăng 5% so với năm 1995 và giảm 14,3% trong năm 1997 chỉ đạt 16727 triệu USD. Nhật Bản nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc, Italia, Mỹ, Hàn Quốc… nhập khẩu từ các nước Châu á tăng liên tục: thị phần của khu vực Châu á tăng từ 80,9% năm 1995 lên 82,2% năm 1997, chủ yếu là do nhập khẩu từ Trung Quốc tăng.
Các nước EU đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may, đặc biệt là may mặc với kim ngạch nhập khẩu hàng may năm 1997 đạt 80429 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may đạt 54060 triệu USD. nhập khẩu hàng may mặc của EU chiếm 45 -46% trong tổng giá trị nhập khẩu của thế giới trong khi hàng dệt chỉ chiếm 34 -35%. Tỷ trọng hàng dệt may nhập khẩu so với toàn thế giới đang giảm dần: 52,4% năm 1990 xuống còn 40,4% năm 1997. EU nhập khẩu nhiều nhất từ châu Á. Tuy nhiên, cơ cấu thị trường nhập khẩu của EU đã có thay đổi. Hàng dệt may từ châu Á đang có xu hướng giảm, ngược lại nguồn nhập khẩu từ các nước Trung - Đông âu, từ Bắc Mỹ và châu Phi đang có xu hướng tăng lên.
Các nước Bắc Mỹ là những nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn, đặc biệt là hàng may mặc, chiếm gần 30% khối lượng nhập khẩu toàn cầu. Hàng dệt may xuất khẩu từ các nước châu Á chiếm trên 60% trị giá nhập khẩu của Bắc Mỹ năm 1996. Tuy nhiên, thị phần của các nước châu Á tại Bắc Mỹ đang giảm dần: từ 65,7% năm 1994 xuống còn 61% năm 1996 ở Mỹ; từ 64,6% năm 1995 xuống 63,4% năm 1996 ở Canada. Ngược lại, thị phần của các nước trong khối đang mạnh dần lên: xuất khẩu của các nước thuộc NAFTA sang Canada tăng từ 18,5% năm1995 lên 21,8% năm 1997.
Hàng dệt may là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ tư tại Mỹ. Từ năm 1990, tỷ trọng hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong tổng giá trị nhập khẩu của thế giới vẫn tiếp tục tăng. Năm 2002, tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ là 62,76 tỷ USD, năm 2006 là 70,239 tỷ USD.
Tóm lại: xu hướng tăng cường buôn bán nội khu vực đang tiếp tục phát triển cùng qúa trình liên minh kinh tế ngày càng chặt chẽ giữa các nước trong khu vực (NAFTA, EU). Và sự xuất hiện các nhà sản xuất mới ở Trung và Đông âu, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm thay đổi cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu. Xu hướng này gây sức ép cạnh tranh rất lớn, gây khó khăn hơn cho các nước xuất khẩu từ bên ngoài và các nước xuất khẩu truyền thống của Mỹ và EU, đặc biệt các nước xuất khẩu từ châu Á.
Nhìn tổng thể thị trường xuất khẩu hàng dệt may ngày nay đa dạng cả về số lượng,chất lượng,chủng loại và giá cả.Các sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của mọi tầng lớp dân cư toàn cầu.Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay những tập đoàn xuyên quốc gia vẫn không ngừng cải tiến công nghệ, thiết kế những mẫu mã sản phẩm mới cạnh tranh mạnh mẽ trong 1 thị trường ngày càng khắc nghiệt. Và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng không thể đứng ngoài vòng xoáy này. Họ đã và đang tìm được chỗ đứng của mình ở những thị trường lớn và khó tính như Mỹ,Châu Âu,Châu Á …..
2.Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với Việt Nam:
Xuất khẩu là nội dung chính trong thương mại quốc tế. Nó chi phối quyết định của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cũng như chính sách cuả quốc gia, trong khung cảnh một nền kinh tế mở, hướng ngoại hiện nay
2.1 Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia
Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có 4 điều kiện sau: Vốn, nguồn nhân lực, tài nguyên và kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển đều thiếu vốn và kỹ thuật. Xuất khẩu là một trong những biện pháp để khắc phục điểm yếu này, cụ thể là:
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi số lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến. Để có nguồn vốn nhập khẩu, mỗi nước có thể huy động từ nguồn viện trợ, vay nước ngoài, đầu tư nước ngoài, thu từ hoạt động du lịch đặc biệt từ hoạt động xuất khẩu, đây là nguồn thu quan trọng nhất.
- Xuất khẩu giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của các quốc gia đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Nếu các thị trường thế giới là mục tiêu để sản xuất và xuất khẩu thì có tích cực đến phát triển ngành nghề và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, sản xuất được thúc đẩy phát triển, thể hiện ở một số điểm sau:
Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển: chẳng hạn khi phát triển xuất khẩu ngành may tạo điều kiện cho ngành dệt, thuốc nhuộm, và các ngành sản xuất nguyên phụ liệu khác phát triển.
Xuất khẩu mở ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ phát triển góp phần và ổn định và phát triển sản xuất
Tạo khả năng mở rộng đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Tạo ra những tiền đề về kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Trong hoạt động xuất khẩu luôn luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh.
- Xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ đặc biệt đối với những nước đang phát triển nó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khi cán cân thương mại của một quốc gia thặng dư có khả năng tăng dự trữ ngoại tệ hay qui mô quĩ bình ổn hối đoái. Điều này có nghĩa làm tăng sức mạnh của một quốc gia trong việc tác động đến cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái nhằm khuyến khích xuất khẩu nâng cao khả năng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
- Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động vào làm việc, ngành dệt may là một ngành sử dụng nhiều lao động, thời gian đào tạo không dài, rất hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện tại.
Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống đáp ứng ngày càng phong phú hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ của mỗi quốc gia. Xuất khẩu là hoạt động chủ yếu cơ bản, là hình thức ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu phát triển tạo điều kiện cho các quan hệ khác phát triển theo như: Du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, vận tải quốc tế, và đầu tư quốc tế.
2.2. Tác dụng của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Vươn ra thị trường nước ngoài là xu hướng chung của mỗi quốc gia và là mục tiêu sẽ hướng tới của nhiều doanh nghiệp. Việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích: doanh nghiệp sẽ có cơ hội tham gia vào cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng, mỏ rộng thị trường tiêu thụ. Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới về công nghệ và nâng cao trình độ quản lý đồng thời có thêm được nhiều ngoại tệ để đầu tư tái sản xuất kinh doanh về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, ngoài ra doanh nghiệp còn có cơ hội làm ăn với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi..
II.Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ở các doanh nghiệp dệt may:
Trong doanh nghiệp dệt may, nội dung hoạt động xuất khẩu bao gồm: nghiên cứu thị trường, tạo nguồn hàng xuất khẩu, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng.
1.Công tác nghiên cứu thị trường:
Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm đầu tiên và quan trọng đối với bất cứ một công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Thị trường thế giới là những thị trường đa dạng có nhiều điểm khác biệt so với thị trường trong nước như tập quán, văn hoá, luật pháp, hành vi người tiêu dùng. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là tìm hiểu triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh phân tích số liệu đó và rút ra kết luận. Những quyết định này sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn để lập kế hoạch Marketing. Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong việc thực hiện phương châm hành động “ chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái có sẵn”. Công tác nghiên cứu thị trường nhằm giải đáp các vấn đề như đặc điểm của hàng hoá, nhu cầu thị trường, các nguồn cung cấp chủ yếu của các đối thủ cạnh tranh từ đó xác định khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Khi nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp phải chú ý phân tích một số vấn đề sau
- Nước nào là thị trường có triển vọng nhất đối với công ty ?
- Thị trường đó cần mặt hàng gì ?, mặt hàng nào có khả năng tiêu thụ nhiều nhất ?, mặt hàng đó đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sống
Tình hình sản xuất mặt hàng đó ra sao ?
Dung lượng thị trường ?
Sản phẩm cần có thích ứng gì đối với những đòi hỏi của thị trường ?
Nên chọn phương pháp bán nào cho phù hợp ?
Mạng lưới tiêu thụ và phương pháp tiêu thụ ?
Khi thực hiện nghiên cứu thị trường người nghiên cứu thường sử dụng hai loại thông tin:
Thông tin sơ cấp (Primary information): là những thông tin mà thu thập
trực tiếp từ khách hàng bằng các phương pháp chủ yếu sau
Điều tra
Quan sát
Phỏng vấn
Thử nghiệm
Những thông tin này rất tốn kém về chi phí và thời gian nhưng giúp cho
người nghiên cứu có được những thông tin chính xác hơn.
Thông tin thứ cấp (Secondary information) : là những thông tin được
thu thập bằng cách gián tiếp bằng một số cách sau:
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Các cơ quan xúc tiến thương mại của tất cả các nước VD: Bộ thương mại, Jetro, Kotra, các cơ quan thống kê, mạng Internet và các cơ quan khác…
2.Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu:
Đối với các doanh nghiệp, hoạt động tạo nguồn hàng là hoạt động quan
trọng ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn hàng không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu và uy tín của doanh nghiệp. Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu các doanh nghiệp có thể đầu tư trực tiếp hay gián tiếp cho sản xuất hoặc có thể thu gom từ nhiều chân hàng, hoặc từ các đơn vị sản xuất khác nhau hoặc ký hợp đồng mua hết với trường hợp hướng dẫn kỹ thuật
Hoạt động tạo nguồn gồm các công việc sau đây:
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu
Tổ chức hệ thống tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu
Ký hợp đồng mua hàng hoá
Bảo quản hàng hóa
3.Công tác giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu:
3.1. Các hình thức đàm phán
Đàm phán qua thư tín: Ngày nay đàm phán qua thư tín đặc biệt là
thông qua các phương tiện như E-mail, Fax đã trở nên rất phổ biến. So với việc gặp gỡ trực tiếp thì giao dịch qua thư tín tiết kiệm chi phí hơn nhiều. Hơn nữa trong cùng một lúc có thể giao dịch được với nhiều đối tác. Người viết thư tín có điều kiện cân nhắc suy nghĩ tranh thủ sự ủng hộ của nhiều người, có thể khéo léo dấu kín ý định của mình.
Đàm phán qua điện thoại: Việc đàm phán trao đổi qua điện thoại
nhanh chóng, giúp người giao dịch có thể đàm phán một cách khẩn trương, đúng vào các thời cơ cần thiết. Nhưng việc trao đổi bằng điện thoại là những thoả thuận bằng miệng điện thoại chỉ được sử dụng trong những trường hợp cần thiết, thật khẩn trương, sợ lỡ thời cơ hoặc sau khi đã đàm phán xong chờ xác định lại một số chi tiết, vì vậy phải có văn bản xác nhận những thoả thuận của hai bên sau khi đàm phán xong.
Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 311.doc