Luận văn Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới

Hội nhập kinh tếtrong điều kiện nền kinh tếcó xuất phát điểm kém,

chuyển đổi từcơchếtập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tếthịtrường,

có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp Việt

Nam đang đứng trước những thửthách lớn trước sựcạnh tranh, tìm kiếm,

giành giật thịtrường, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu.

Các doanh nghiệp Việt Nam với một thực trạng yếu kém vềquy mô,

công nghệ, năng lực tài chính, năng lực quản lý, lại thụ động chưa có chiến

lược kinh doanh chủ động, lâu dài, nên khi thâm nhập thịtrường quốc tếgặp

phải những khó khăn vềkhảnăng cạnh tranh, các cản trởvềpháp luật, kiểm

soát của chính phủ, sựkhác biệt vềvăn hoá, ảnh hưởng về địa lý, khí hậu, sự

thay đổi ý thích của người tiêu dùng và một loạt các yếu tốkhông kiểm soát

được. Làm thếnào đểcác doanh nghiệp Việt Nam đứng vững và phát triển

được trong thời gian tới, ngoài sựnỗlực của các doanh nghiệp cũng cần có sự

quan tâm không thểthiếu của các cơquan quản lý vĩmô. Cần thiết tạo ra một

môi trường thông thoáng đểthúc đẩy các doanh nghiệp đi tới lựa chọn chiến

lược cạnh tranh chủ động, thay thếcho sựthụ động, ỷlại hiện nay.

Xuất phát từlý do trên, tôi chọn đềtài nghiên cứu "Môi trường kinh

doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm

tới".

pdf99 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………..o0o………….. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 1 LỜI NÓI ĐẦU Hội nhập kinh tế trong điều kiện nền kinh tế có xuất phát điểm kém, chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn trước sự cạnh tranh, tìm kiếm, giành giật thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam với một thực trạng yếu kém về quy mô, công nghệ, năng lực tài chính, năng lực quản lý, lại thụ động chưa có chiến lược kinh doanh chủ động, lâu dài, nên khi thâm nhập thị trường quốc tế gặp phải những khó khăn về khả năng cạnh tranh, các cản trở về pháp luật, kiểm soát của chính phủ, sự khác biệt về văn hoá, ảnh hưởng về địa lý, khí hậu, sự thay đổi ý thích của người tiêu dùng và một loạt các yếu tố không kiểm soát được. Làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững và phát triển được trong thời gian tới, ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp cũng cần có sự quan tâm không thể thiếu của các cơ quan quản lý vĩ mô. Cần thiết tạo ra một môi trường thông thoáng để thúc đẩy các doanh nghiệp đi tới lựa chọn chiến lược cạnh tranh chủ động, thay thế cho sự thụ động, ỷ lại hiện nay. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới". 1. Mục đích nghiên cứu đề tài. - Làm rõ một số vấn đề lý luận về môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. - Nêu và phân tích thực trạng môi trường hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại thời gian qua. - Kiến nghị về hoàn thiện môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại. 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu. Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 2 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một cách đồng bộ môi trường kinh doanh là điều kiện cần thiết, song bởi tính đồ sộ của nó, người ta đi từ việc nghiên cứu các nhóm nhân tố, từng nhân tố. Bởi vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta cùng đề cập các nhân tố về chính trị – kinh tế – xã hội của môi trường kinh doanh trong chừng mực coi chúng như một môi trường bộ phận trong môi trường tổng thể. Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam. - Đối tượng: Đề tài lấy loại hình doanh nghiệp thương mại có tham gia kinh doanh xuất khẩu là đối tượng nghiên cứu chủ yếu. 3. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu như kết hợp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp tổng hợp và phân tích... Đề tài cũng đã kế thừa lý thuyết cơ bản về quản trị kinh doanh. 4. Kết cấu đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận cùng danh mục tài liệu tham khảo đề tài được kết cấu gồm 3 chương sau: Chương 1: Tổng quan về môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Chương 3: Định hướng phát triển xuất khẩu và một số kiến nghị về hoàn thiện môi trường kinh doanh xuất khẩu của Việt nam đến năm 2010. Mặc dù đã được bổ sung kiến thức hơn 3 năm tại Trường Đại học Ngoại thương và kinh nghiệm nhiều năm công tác trong lĩnh vực XNK nhưng chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những hạn chế, rất mong các thầy cô giáo và bạn đọc chân thành góp ý kiến. Qua đây, tôi xin chân thành cám ơn Khoa Kinh tế ngoại thương, Khoa Quản lý đào tạo Tại chức trường Đại học Ngoại thương và đặc biệt thầy giáo Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 3 hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Khải đã giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp Đại học. Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2003 Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP Việc nghiên cứu môi trường kinh doanh xuất khẩu có một tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế quyết định sự hấp dẫn của thị trường thông qua các chỉ số như dân số, mức thu nhập của dân cư và cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Môi trường pháp luật và chính trị thường mang lại nhiều rủi ro trong kinh doanh. Nghiên cứu kỹ và hiểu biết về môi trường chính trị và luật pháp sẽ hạn chế bớt rủi ro, tăng tính an toàn, bảo vệ và tạo cơ hội cho xuất khẩu. Môi trường văn hoá có ảnh hưởng đặc biệt đến các hoạt động kinh doanh trên thị trường xuất khẩu. Nắm bắt được những sắc thái văn hoá khác nhau của các dân tộc là nắm bắt được hành vi, thái độ, tâm lý, sở thích, thói quen tiêu dùng của một nước, từ đó đề ra những chiến lược kinh doanh xuất khẩu phù hợp với từng thị trường, hay từng đoạn thị trường nước ngoài. Trong môi trường kinh doanh xuất khẩu có sự cạnh tranh gay gắt, hầu hết những thành công trong giao dịch xuất khẩu đều do nghiên cứu và đánh giá đúng môi trường, thị trường nước ngoài. Đánh giá không đúng các yếu tố môi trường kinh doanh xuất khẩu sẽ gây nên những thua lỗ đáng tiếc. I – TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1- Khái niệm về môi trường kinh doanh Bất kì một tổ chức nào, đặc biệt là tổ chức hoạt động kinh doanh, quá trình hoạt động đều gắn liền với các yếu tố tác động nhất định. Mức độ và tính chất tác động của các yếu tố đó gắn liền với nhau và tùy thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động của một tổ chức, một doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố (bao gồm cả các yếu tố bên trong và bên ngoài), ngoài sự tác động vào một doanh nghiệp, trong những điều kiện nhất định còn được hợp thành môi trường ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 5 Do có tác động đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp nên việc nghiên cứu môi trường là rất cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Khác với các tổ chức khác, hoạt động của một doanh nghiệp không mang tính độc lập. Mỗi một doanh nghiệp như là một khâu, một mắt xích trong hệ thống sản xuất xã hội nhất định, ranh giới giữa doanh nghiệp với môi trường rất linh hoạt theo mô hình một hệ thống mở. Các doanh nghiệp sử dụng – thu hút các nguồn lực từ bên ngoài với tư cách là yếu tố đầu vào, đưa các yếu tố đó vào quá trình sản xuất biến đổi – chế biến sau đó đưa ra môi trường các sản phẩm hay dịch vụ cần thiết – các yếu tố đầu ra. Khi các yếu tố môi trường tác động đến quá trình quản lý và hoạt động của các nhà quản lý thì họ phải thực hiện sự lựa chọn và đưa ra các quyết định quản trị kinh doanh; có thể nhận thức rằng, môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố; các điền kiện cần thiết về chính trị, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, xã hội, chính sách chế độ của Nhà nước và điều kiện tự nhiên sinh thái của mỗi nước, các thông lệ kinh doanh quốc tế và môi trường kinh doanh quốc tế và khu vực đang tác động vào các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; cũng như những điều kiện, yếu tố của ngành và nội bộ từng doanh nghiệp tác động đến kinh doanh. Môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi, cho nên cần có biện pháp thích hợp để quản lý sự thay đổi đó nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao. Xuất xứ của thuật ngữ môi trường theo nghĩa đen dùng để thể hiện một không gian hữu hạn bao quanh một hữu hạn những sự vật hiện tượng nhất định. Bởi tính thông dụng của thuật ngữ này mà người ta dần gắn thêm với nó các tính chất cần thiết để mô phỏng sự vật, hiện tượng trong các trạng thái khác nhau. Chúng ta thường nghe đến các khái niệm môi trường vật chất như môi trường khí, môi trường nước, rồi môi trường khí hậu, địa chấn, rồi đến các hiện tượng mà tính vật chất thể hiện rất mờ nhạt cũng được gắn với thuật ngữ môi trường như môi trường sinh trưởng, đào tạo, môi trường chính trị, văn hóa…đến nữa – môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 6 Theo cách tiếp cận đó, có thể hiểu môi trường kinh doanh là một khung cảnh bao trùm lên hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tổng thể các nhân tố mang tính khách quan và chủ quan, vận động và tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, sự tác động này có thể thuận lợi cho kinh doanh, hoặc khó khăn, trở ngại cho kinh doanh. Để đến gần hơn với cách tiếp cận khái niệm này, cần lưu ý một số đặc trưng sau: - Bản thân kinh doanh là một quá trình vận động trong một môi trường cũng không ngừng vận động. Bởi vậy mọi sự mô phỏng tĩnh tại chỉ là tương đối theo mục đích của việc nghiên cứu. - Các nhân tố cấu thành môi trường kinh doanh vừa tự vận động, lại vừa tác động qua lại với nhau và trở thành ngoại lưc chính cho sự vận động biến đổi của môi trường kinh doanh. - Các nhân tố của môi trường kinh doanh là rất đa dạng, phong phú. Do đó, việc nghiên cứu nó đòi hỏi phải sử dụng nhiều cách tiếp cận, nhiều phương pháp. - Doanh nghiệp không chỉ thụ động chịu các tác động từ môi trường kinh doanh mà chính nó lại sản sinh ra các tác nhân làm thay đổi đến môi trường kinh doanh. 2- Phân loại các nhân tố môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Để có thể cố gắng mô phỏng về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, người ta đã nêu ra nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau. a - Theo tính chất của các nhân tố cấu thành môi trường kinh doanh, người ta phân loại thành: + Yếu tố chính trị; + Yếu tố kinh tế; + Yếu tố văn hóa – xã hội; + Yếu tố công nghệ – kỹ thuật; Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 7 + Yếu tố địa lý – sinh thái. b - Theo mức độ tác động, người ta phân ra: + Các nhân tố tác động trực tiếp; + Các nhân tố tác động gián tiếp. c - Theo phạm vi nghiên cứu, môi trường kinh doanh được xem xét theo: + Môi trường tổng thể; + Môi trường từng ngành; + Môi trường nội bộ doanh nghiệp. Cách trình bày trên một mặt thể hiện các nhân tố chủ yếu cấu thành môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác còn thể hiện mức độ tác động của chúng dến doanh nghiệp: - Trước hết là môi trường ngành, ở đây hiểu là ngành kinh tế – kỹ thuật mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh. - Tiếp đến là các nhân tố thể hiện vai trò các thể nhân và các tổ chức tác động gián tiếp lên doanh nghiệp. - Các nhân tố của môi trường tổng thể. - Môi trường khu vực và quốc tế. 3- Ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường kinh doanh. Việc nghiên cứu môi trường kinh doanh và nắm vững các yếu tố liên quan đến nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó giúp cho các doanh nghiệp: - Nhìn nhận một cách tổng thể về môi trường kinh doanh, phân tích đồng bộ các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, từ đó có thể khai thác các lợi thế và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. - Mỗi doanh nghiệp xét cho cùng chỉ hoạt động trên một miền kinh doanh nhất định mà thôi. Việc nghiên cứu môi trường kinh doanh là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xác định cho mình miền kinh doanh phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất. Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 8 - Vì chỉ hoạt động trên một miền kinh doanh nhất định nên từ môi trường tổng thể, nó trợ giúp cho doanh nghiệp biết sẽ phải chịu các tác động nào là chủ yếu, mức độ hoạt động của chúng ra sao đến tính chất kinh tế – kỹ thuật của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Kết quả nghiên cứu môi trường kinh doanh là một căn cứ cực kỳ quan trọng cho việc xác định các chiến lược và chính sách kinh doanh, đặc biệt là các chiến lược và chính sách dài hạn. II- CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1. Môi trường vĩ mô Có rất nhiều yếu tố môi trường tác động đến các hoạt động kinh doanh xuất khẩu được thể hiện trên góc độ vĩ mô như môi trường kinh tế, tài chính; môi trường chính trị; môi trường pháp luật; môi trường văn hoá, xã hội; môi trường địa lý; môi trường khoa học công nghệ v.v... nhưng trong phạm vi đề tài này chỉ đề cập đến một vài yếu tố môi trường chủ yếu nhất như môi trường kinh tế, tài chính; môi trường chính trị, pháp luật và môi trường văn hoá. 1.1 Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế có thể được xem xét từ hai góc độ: góc độ vĩ mô và góc độ vi mô. Góc độ vĩ mô sẽ cho chúng ta bức tranh về quy mô của thị trường và triển vọng kinh tế được hình thành từ nhu cầu và ước muốn của con người. Môi trường kinh tế của một nước từ góc độ vĩ mô xác định phần lớn cơ hội kinh doanh xuất khẩu của một doanh nghiệp. Môi trường kinh tế phải được xem xét trên cả hai khía cạnh là môi trường trong nước và môi trường ngoài nước mà doanh nghiệp dự định xuất khẩu. Các yếu tố về môi trường kinh tế luôn luôn phải đặt trong trạng thái so sánh. Để có một quyết định kinh doanh thích hợp, cần thiết phải nhận định rõ tình hình kinh tế của nước sở tại, động thái phát triển ra sao? chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu, chính sách bảo hộ sản xuất và bảo hộ mậu dịch của nước nhập khẩu. Dân số và thu nhập của một nước tạo nên thị trường tiêu thụ và không phản ánh khả năng tiêu thụ của thị trường. Khả năng tiêu thụ bình quân cao Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 9 hay thấp phụ thuộc vào tổng dân số và thu nhập/ đầu người. Do vậy các nước phát triển vẫn là khách hàng tiềm năng và các nước nghèo kém phát triển cho dù dân số đông vẫn không phải là khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, các yếu tố về quy mô, các yếu tố về cơ cấu dân số và cơ cấu thu nhập cũng có tác động trực tiếp tới quy mô và cơ cấu hàng hoá tiêu thụ. Thông tin tiếp theo là mô hình tiêu dùng. Mô hình tiêu dùng tổng thể của một quốc gia được xem xét dựa trên cơ sở tiềm năng và cơ cấu tiêu dùng. Cơ cấu tiêu dùng giữa các nước khác nhau rất nhiều. Xã hội càng nghèo thì phần thu nhập dành cho lương thực, thực phẩm càng lớn. Những nước giàu số phần trăm thu nhập dành cho mua sắm đồ đạc hay thuê nhà, xây nhà nhiều hơn, dân cư sẽ có khả năng mua sắm hàng hoá với mức giá cao và chất lượng cao. Những thông tin khác như tình hình sản xuất công nghiệp, giá cả, tài chính, bán buôn, bán lẻ v.v... cũng rất cần thiết song các nhà làm công tác kinh doanh xuất khẩu chỉ cần quan tâm và tìm kiếm những thông tin kinh tế và tài chính có liên quan đến các quyết định kinh doanh của mình. Trong quản trị chiến lược kinh doanh xuất khẩu, một trong những yếu tố quan trọng có liên quan là cần xem xét tới sự tham gia và mức độ tham gia của nước nhập khẩu vào các tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế, khu vực. Nếu như nước đó đã ký kết hiệp định kinh tế và thương mại với nước ta hoặc cùng tham gia ký kết các hiệp định đa bên thì việc xuất khẩu sẽ có lợi thế hơn. Đồng thời, phải kiểm tra và phân tích kỹ các chính sách tín dụng, các điều khoản tín dụng để lường trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán và để đảm bảo nhận được thanh toán. Cần hiểu biết sâu sắc về cơ chế thị trường hối đoái và các hỗ trợ về mặt tài chính có thể nhận được. Tóm lại, việc phân tích và xem xét kỹ yếu tố môi trường kinh tế và tài chính ở thị trường nước ngoài là điều kiện tiên quyết cho các quyết định thâm nhập vào một thị trường nước ngoài. Một đất nước gặp phải nhiều khó khăn về kinh tế có tốc độ tăng trưởng GDP là âm hoặc rất thấp không tránh khỏi Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 10 những khó khăn về tiêu thụ và thanh toán. Ngược lại nước có nền kinh tế hưng thịnh sẽ khích lệ công việc kinh doanh và tạo nhiều cơ hội làm ăn mới. 1.2 Môi trường chính trị: Yếu tố môi trường chính trị của kinh doanh xuất khẩu là rất phức tạp và khó khăn do có sự tác động qua lại của tình hình chính trị trong nước, tình hình chính trị ngoài nước, tình hình chính trị quốc tế. Do sự khác nhau về hệ thống chính trị, hình thái chính phủ, các quốc gia đều có những thể chế khác biệt. Sự am hiểu về các loại hình chính phủ rất có lợi cho việc thẩm định không khí chính trị trước khi đi đến các quyết định kinh doanh. Từ sự khác nhau về hệ thống chính trị dẫn đến sự khác nhau về các chính sách kinh tế. Ở một số nước mục đích chính trị bao trùm lên lợi ích kinh tế. Hậu quả là những rủi ro về chính trị xảy ra như tịch thu tài sản, sung công, quốc hữu hoá hay nhập tịch. Ngoài ra, còn rất nhiều loại rủi ro chính trị khác như sự bất ổn chung, rủi ro trong việc quản lý và sở hữu tài sản, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro trong chuyển tiền... Như vậy các quyết định kinh doanh thường bị ảnh hưởng bởi các quyết định chính trị. Vậy khi xuất khẩu hàng hoá vào một nước nào đó doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ càng và nhậy bén với những quan điểm về chính trị của nước đó và cần phải chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch đối phó với những bất ngờ xảy ra trong môi trường chính trị. Để đánh giá được môi trường kinh doanh tiềm năng, doanh nghiệp cần nhận biết và đánh giá được những dấu hiệu khó khăn về chính trị có liên quan đến các hoạt động kinh doanh như sự rối loạn và bất ổn của xã hội gây nên do những khó khăn về kinh tế, sự bất hoà nội bộ, phiến loạn, những khác biệt về văn hoá, màu da, tôn giáo, thái độ thù địch hay thân thiện của người dân nước sở tại, chính sách của nước sở tại... Để hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro về chính trị, doanh nghiệp cần duy trì trung lập, vận động đằng sau hậu trường, để đạt được mục đích của mình, chuyển rủi ro cho bên thứ ba bằng cách mua bảo hiểm, doanh nghiệp nên thành lập một hệ thống giám sát thường xuyên và đánh giá một cách có hệ thống tình hình chính trị. Rủi ro về Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 11 chính trị nếu khéo léo điều chỉnh và thích nghi có thể làm giảm hay trung lập một cách đáng kể. 1.3 Môi trường pháp lý: Không một nhà kinh doanh giỏi nào mà lại không quan tâm đến các chính sách và luật lệ. Cho dù công ty đóng ở đâu, thâm nhập vào thị trường nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật và chính sách của nước ấy. Vậy để kinh doanh xuất khẩu thành công, các nhà quản trị kinh doanh cần đi sâu và hiểu rõ môi trường pháp lý và tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình. Cũng giống như môi trường chính trị, môi trường pháp lý cũng rất đa dạng: môi trường pháp lý trong nước, môi trường pháp lý ngoài nước và môi trường pháp lý quốc tế. Các nhà kinh doanh xuất khẩu buộc phải tuân thủ luật của nước mình, luật của nước ngoài và luật quốc tế. Ví dụ xuất khẩu thuỷ- hải sản vào thị trường EU doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các quy định của Việt Nam về xuất khẩu thuỷ- hải sản, quy định của EU về nhập khẩu thuỷ- hải sản và các quy định quốc tế khác liên quan đến vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán... Các luật lệ của chính phủ đưa ra thường không những làm tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh ở bất kỳ khâu nào trong 4 "P" của kinh doanh mix. Với khâu sản phẩm: luật của nhiều nước không cho phép nhập nhiều loại sản phẩm vào nước đó ví dụ như hoa quả tươi, súc vật sống... Khâu tiêu thụ: ở hầu hết các nước các nhà sản xuất không được phép chọn nhiều kênh tiêu thụ như ở Mỹ. Khâu xúc tiến: nhiều nước đã đánh thuế vào hoá đơn quảng cáo, các hãng quảng cáo và các phương tiện thông tin đại chúng để hạn chế bớt quảng cáo. Các nhà quản trị kinh doanh xuất khẩu luôn phải sẵn sàng đối phó với những thử thách mới và cơ hội mới vì luôn luôn có những luật mới ra đời. Có những thị trường đã bị đóng từ lâu bỗng nhiên lại mở ra do luật mới ban hành. Mặc dù các doanh nghiệp phải tuân thủ mọi pháp luật hiện hành, song không thể hoàn toàn phó mặc cho hoàn cảnh mà cần phải tìm cách khắc phục. Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 12 Một trong những cách khắc phục là lợi dụng một vài kẽ hở của pháp luật để làm lợi cho mình. Nhìn chung môi trường pháp luật rất phức tạp, đa dạng và năng động, với các nước khác nhau, hệ thống pháp luật khác nhau, quy định pháp quyền khác nhau đối với các hoạt động kinh doanh. Một nhà hoạt động kinh doanh xuất khẩu không những phải tuân thủ pháp luật nước mình, pháp luật nước sở tại liên quan đến cạnh tranh, định giá, phân phối, trách nhiệm, sản phẩm, bằng sáng chế, nhãn hiệu, quảng cáo, cấp giấy phép xuất nhập khẩu, chống bán phá giá, thuế... mà còn phải biết các hiệp ước và công ước quốc tế. Khi có xung đột xảy ra giữa các bên từ nhiều nước thì cách giải quyết tốt nhất và nhanh chóng nhất là đưa ra hội đồng trọng tài. 1.4 Môi trường văn hoá: Nói đến môi trường văn hoá là người ta nói đến những tập quán, những chuẩn mực, những nếp nghĩ, những chân giá trị, ý niệm, niềm tin... được truyền lại và cùng chia sẻ trong một ngày hay trong một cộng đồng dân cư của cùng một quốc gia. Văn hoá là cảm nhận chung của một nhóm người trong cùng một xã hội mà người trong những nhóm khác không thể hiểu được. Văn hoá mang tính chủ quan. Có những việc được chấp nhận ở nền văn hoá này song không được chấp nhận ở nền văn hoá khác. Văn hoá tạo nên cách sống của một cộng đồng, do đó sẽ quyết định phong cách làm việc, giao tiếp, cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu và ước muốn. Những nền văn hoá khác nhau sẽ tạo nên những lối sống và cách tiêu dùng khác nhau. Văn hoá tồn tại lâu đời, truyền từ đời này qua đời khác cho nên khó bị phá vỡ. Nhưng văn hoá cũng rất năng động, luôn luôn thay đổi và có thể học được. Do tính năng động này mà nhiều sản phẩm rơi vào tình thế bị lỗi thời không tiêu thụ được. Do quan niệm về giá trị thay đổi theo thời gian nên các nhà hoạt động kinh doanh xuất khẩu cần nắm bắt để theo kịp những biến đổi về thị hiếu để lợi dụng trào lưu văn hoá mới. Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 13 Văn hoá ảnh hưởng đến tiêu dùng. Mô hình tiêu dùng, phong cách sống, nhu cầu ưu tiên là tiếng nói của văn hoá. Tập quán tiêu dùng giữa các nền văn hoá thường rất khác nhau. Các nhà hoạt động xuất khẩu còn cần phải nhận thức rằng để mô tả một cách chính xác hành vi lời nói của một nước nào đó trong xử lý thông tin cần phải kết hợp với văn cảnh của nó. Văn cảnh ở đây muốn nói đến nội hàm của lời nói trong một hoàn cảnh cụ thể. Văn cảnh thấp có nghĩa là lời nói không mang ẩn ý, tách khỏi ngữ cảnh của nó, nói sao hiểu vậy. Ngược lại, trong văn hoá văn cảnh cao, người ta nói ít hiểu nhiều, đằng sau lời nói còn chứa đựng nhiều ý nghĩa phi lời nói, nhiều ẩn ý sâu rộng. Sak Onkivisit và John J. Shaw trong cuốn marketing quốc tế đã viết: "đối với những nước có văn cảnh văn hoá thấp, cần thiết phải giải thích cặn kẽ trong khi đàm phán, còn đối với những nước có văn cảnh văn hoá cao, khi đàm phán lại không nên nói dài dòng gây bực mình cho đối tác". Văn hoá của các dân tộc tuy có khác nhau song cũng có những nét chung. Do những nét chung này mà một số sản phẩm được bán ở các nước khác nhau mà vẫn không cần thay đổi mẫu mã. Những nét chung có thể là: Thể thao, trang điểm, nấu nướng, địa vị xã hội, tôn giáo tín ngưỡng v.v... ví dụ nhu cầu về âm nhạc và thú vui thì bất kỳ ở đâu cũng có. Ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng nhất của văn hoá. Ngôn ngữ ảnh hưởng đến nếp nghĩ, đến phương pháp tư duy của các dân tộc khác nhau, ngôn ngữ được thể hiện bằng lời nói trong thông điệp về hàng hoá và dịch vụ. Ngoài ngôn ngữ lời nói còn có ngôn ngữ đàm phán, ngôn ngữ quà tặng và những giao tiếp phi lời nói (Ngôn ngữ câm) trong giao dịch quốc tế mà các nhà quản trị kinh doanh xuất khẩu cần đi sâu nghiên cứu để có những phản ứng thích hợp trong từng nền văn hoá, từng loại sắc tộc cụ thể. Nói tóm lại: quản trị kinh doanh xuất khẩu diễn ra trong một nền văn hoá cụ thể, nên kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp chỉ có thể có hiệu quả và thích hợp khi phù hợp với nền văn hoá đó. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của một doanh nghiệp ở một môi trường mới có thành Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9 14 công hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hiểu biết, điều chỉnh, thích nghi với môi trường văn hoá mới đó. 2. Môi trường vi mô Đối với các doanh nghiệp thương mại, các yếu tố của môi trường vi mô (môi trường tác nghiệp) ảnh hưởng tới kinh doanh xuất khẩu bao gồm: - Các đối thủ cạnh tranh trong ngành, - Người mua, - Các nhà cung cấp, - Các nhà trung gian, - Các đối thủ tiềm ẩn, - Sản phẩm thay thế. Vì vậy, trong quá trình phân tích môi trường vi mô trong hoạt động xuất khẩu cần xem xét đến các yếu tố một cách đầy đủ và toàn diện, tuy nhiên trong phạm vi giới hạn của đề tài áp dụng cho loại hình doanh nghiệp thương mại nên tôi chỉ tập trung phân tích các yếu tố sau: các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90_2841.pdf