Luận văn Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay

Trong thế kỷ XX, loài người đã được chứng kiến một hiện tượng hết sức quan trọng, đó là sự bùng nổ thông tin. Không có lĩnh vực hoạt động xã hội nào lại không chịu ảnh hưởng của sự bùng nổ này. Nó có tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại. Con người dù ở bất cứ đâu trên hành tinh này cũng đều có thể biết hàng loạt các sự kiện đang xảy ra trên thế giới mà không bị lệ thuộc hay bị ngăn cản bởi không gian và thời gian. Đó chính là sức mạnh của truyền thông, báo chí đã có một bề dày lịch sử phát triển khá lâu dài và đã được xã hội khẳng định, nó đã trở thành món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu được đối với các tầng lớp dân cư và hình thành nên một thói quen tiếp nhận thông tin từ báo chí.

Hiện nay, truyền hình là một phương tiện truyền thông hữu hiệu. Mặc dù ra đời muộn song truyền hình đã ngày càng khẳng định được vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đi và tiếp nhận thông tin của loài người. Qua màn hình vô tuyến, người xem như được tận mắt trong thấy những sự kiện, hiện tượng và hành động, thái độ của con người như họ là người trực tiếp có mặt tại nơi diễn ra sự việc, hiện tượng ấy. Hình ảnh và tiếng động hiện trường cộng với sắc thái của tình cảm thái độ người thực hiện chương trình được thể hiện bằng lời bình, nhạc,.đã tác động tới người xem, cuốn hút và gây xúc cảm cho họ. Việc khán giả được chứng kiến mọi sự việc, hiện tượng trên toàn cầu ngay tại nhà mình đã làm cho hầu hết gia đình nào cũng có ti vi. Số gia đình có sử dụng ti vi đã lên đến con số hàng tỷ và truyền hình ngày càng thể hiện rõ sức mạnh truyền thông của mình.

Mục đích nhắm tới của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng chính là công chúng, phục vụ công chúng. Báo chí không thể tồn tại bên ngoài xã hội, vì sứ mạng của báo chí trước hết đó là thỏa mãn các nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, xã hội hiện đại cũng không thể tồn tại mà không có báo chí, xã hội quan tâm đến việc phổ biến những thông tin có ý nghĩa xã hội quan trọng trên quy mô đại chúng. Đó là sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội, mang ý nghĩa nhiều mặt và đa dạng. Các nhà báo và công chúng hưởng thụ thông tin đều tuân theo những luận thuyết và quan điểm cụ thể về báo chí. Những luận thuyết và quan điểm ấy quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, các hình thức và phương pháp hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong mối quan hệ với dư luận xã hội (hay chính là công chúng tiếp nhận) thì báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng. Đầu tiên, phải kể đến vai trò khơi nguồn, tức là năng lực xã hội hóa các sự kiện và các vấn đề từ một góc phố, làng quê, ở một không gian hẹp thành sự kiện và vấn đề toàn xã hội, thậm chí toàn cầu. Và ngược lại báo chí có thể nhanh chóng hoặc ngay lập tức đưa các sự kiện và vấn đề trên khắp hành tinh về đến góc nhà của mỗi người, vai trò này được truyền hình đảm nhiệm một cách tốt nhất. Thứ đến, báo chí có vai trò phản ánh dư luận xã hội, phản ánh càng kịp thời, càng sâu sát và đầy đủ bao nhiêu thì báo chí càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu. Sau cùng, báo chí có vai trò định hướng và điều hòa xã hội, điều hòa tâm lý, tâm trạng xã hội, đây là vai trò có ý nghĩa quyết định hiệu quả tác động của báo chí.

Đài truyền hình Việt Nam là Đài truyền hình quốc gia và là Đài truyền hình được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhất. Đồng thời, Đài cũng mang trọng trách lớn đó là định hướng dư luận xã hội, là cơ quan ngôn luận, là công cụ thể hiện quyền lực chính trị của Đảng và Nhà nước, vừa là diễn đàn dân chủ thể hiện quyền lực của nhân dân, vừa là công cụ của nhân dân giám sát mọi tiến trình kinh tế xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa các mối quan hệ trong xã hội. Chính vì vậy, có thể coi công chúng là đối tác của báo chí nói chung và Đài truyền hình Việt Nam nói riêng. Mối liên hệ giữa công chúng và Đài truyền hình Việt Nam ngày càng thể hiện rõ, đó là mối liên hệ bền chắc và không thể phủ nhận.

Những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra một diện mạo hết sức mới mẻ cho xã hội. Đời sống của các tầng lớp cư dân đang có những chuyển biến rõ rệt, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, kéo theo nhu cầu mọi mặt cũng thay đổi nhanh chóng và ngày một cao hơn. Vì thế mà sự đòi hỏi chất lượng các kênh truyền hình cũng phải được nâng cao. Điều này đã tạo nên một lớp công chúng khác trước đây rất nhiều, một lớp công chúng truyền hình hiện đại. Sự tham gia của công chúng vào công nghiệp truyền hình đang có xu hướng tăng mạnh, tạo nên mối liên hệ khăng khít giữa công chúng với Đài truyền hình.

Để đáp ứng được tốt nhất những nhu cầu của công chúng hiện đại thì việc nghiên cứu và nắm bắt được nhu cầu hay sự quan tâm của họ đối với báo chí là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà làm truyền hình, đặc biệt là Đài truyền hình Việt Nam.

Gần đây, Đài truyền hình Việt Nam đang thực sự chiếm được lòng tin yêu của công chúng, tạo được dư luận khá tốt bởi có sự tiến bộ vượt bậc cả về nội dung và hình thức. Cơ chế quản lý đang dần thích nghi với cơ chế thị trường trong khi vẫn đảm bảo chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Nhưng để có thể duy trì sự phát triển mạnh mẽ, Đài truyền hình Việt Nam cũng cần có những kế hoạch thực tế và thường xuyên để phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Những kế hoạch này phải được dựa trên cơ sở của sự định hướng chiến lược, những cơ chế hiện hành và sự thay đổi trong tương lai. Khả năng thích ứng với tình hình, bao gồm cả sự phát triển về kỹ thuật, kỹ năng và kinh tế, đặc biệt là khả năng nắm bắt đối tác - công chúng hiện đại, để có định hướng tốt nhất.

 

doc83 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thế kỷ XX, loài người đã được chứng kiến một hiện tượng hết sức quan trọng, đó là sự bùng nổ thông tin. Không có lĩnh vực hoạt động xã hội nào lại không chịu ảnh hưởng của sự bùng nổ này. Nó có tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại. Con người dù ở bất cứ đâu trên hành tinh này cũng đều có thể biết hàng loạt các sự kiện đang xảy ra trên thế giới mà không bị lệ thuộc hay bị ngăn cản bởi không gian và thời gian. Đó chính là sức mạnh của truyền thông, báo chí đã có một bề dày lịch sử phát triển khá lâu dài và đã được xã hội khẳng định, nó đã trở thành món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu được đối với các tầng lớp dân cư và hình thành nên một thói quen tiếp nhận thông tin từ báo chí. Hiện nay, truyền hình là một phương tiện truyền thông hữu hiệu. Mặc dù ra đời muộn song truyền hình đã ngày càng khẳng định được vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đi và tiếp nhận thông tin của loài người. Qua màn hình vô tuyến, người xem như được tận mắt trong thấy những sự kiện, hiện tượng và hành động, thái độ của con người như họ là người trực tiếp có mặt tại nơi diễn ra sự việc, hiện tượng ấy. Hình ảnh và tiếng động hiện trường cộng với sắc thái của tình cảm thái độ người thực hiện chương trình được thể hiện bằng lời bình, nhạc,...đã tác động tới người xem, cuốn hút và gây xúc cảm cho họ. Việc khán giả được chứng kiến mọi sự việc, hiện tượng trên toàn cầu ngay tại nhà mình đã làm cho hầu hết gia đình nào cũng có ti vi. Số gia đình có sử dụng ti vi đã lên đến con số hàng tỷ và truyền hình ngày càng thể hiện rõ sức mạnh truyền thông của mình. Mục đích nhắm tới của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng chính là công chúng, phục vụ công chúng. Báo chí không thể tồn tại bên ngoài xã hội, vì sứ mạng của báo chí trước hết đó là thỏa mãn các nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, xã hội hiện đại cũng không thể tồn tại mà không có báo chí, xã hội quan tâm đến việc phổ biến những thông tin có ý nghĩa xã hội quan trọng trên quy mô đại chúng. Đó là sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội, mang ý nghĩa nhiều mặt và đa dạng. Các nhà báo và công chúng hưởng thụ thông tin đều tuân theo những luận thuyết và quan điểm cụ thể về báo chí. Những luận thuyết và quan điểm ấy quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, các hình thức và phương pháp hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng. Trong mối quan hệ với dư luận xã hội (hay chính là công chúng tiếp nhận) thì báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng. Đầu tiên, phải kể đến vai trò khơi nguồn, tức là năng lực xã hội hóa các sự kiện và các vấn đề từ một góc phố, làng quê, ở một không gian hẹp thành sự kiện và vấn đề toàn xã hội, thậm chí toàn cầu. Và ngược lại báo chí có thể nhanh chóng hoặc ngay lập tức đưa các sự kiện và vấn đề trên khắp hành tinh về đến góc nhà của mỗi người, vai trò này được truyền hình đảm nhiệm một cách tốt nhất. Thứ đến, báo chí có vai trò phản ánh dư luận xã hội, phản ánh càng kịp thời, càng sâu sát và đầy đủ bao nhiêu thì báo chí càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu. Sau cùng, báo chí có vai trò định hướng và điều hòa xã hội, điều hòa tâm lý, tâm trạng xã hội, đây là vai trò có ý nghĩa quyết định hiệu quả tác động của báo chí. Đài truyền hình Việt Nam là Đài truyền hình quốc gia và là Đài truyền hình được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhất. Đồng thời, Đài cũng mang trọng trách lớn đó là định hướng dư luận xã hội, là cơ quan ngôn luận, là công cụ thể hiện quyền lực chính trị của Đảng và Nhà nước, vừa là diễn đàn dân chủ thể hiện quyền lực của nhân dân, vừa là công cụ của nhân dân giám sát mọi tiến trình kinh tế xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa các mối quan hệ trong xã hội. Chính vì vậy, có thể coi công chúng là đối tác của báo chí nói chung và Đài truyền hình Việt Nam nói riêng. Mối liên hệ giữa công chúng và Đài truyền hình Việt Nam ngày càng thể hiện rõ, đó là mối liên hệ bền chắc và không thể phủ nhận. Những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra một diện mạo hết sức mới mẻ cho xã hội. Đời sống của các tầng lớp cư dân đang có những chuyển biến rõ rệt, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, kéo theo nhu cầu mọi mặt cũng thay đổi nhanh chóng và ngày một cao hơn. Vì thế mà sự đòi hỏi chất lượng các kênh truyền hình cũng phải được nâng cao. Điều này đã tạo nên một lớp công chúng khác trước đây rất nhiều, một lớp công chúng truyền hình hiện đại. Sự tham gia của công chúng vào công nghiệp truyền hình đang có xu hướng tăng mạnh, tạo nên mối liên hệ khăng khít giữa công chúng với Đài truyền hình. Để đáp ứng được tốt nhất những nhu cầu của công chúng hiện đại thì việc nghiên cứu và nắm bắt được nhu cầu hay sự quan tâm của họ đối với báo chí là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà làm truyền hình, đặc biệt là Đài truyền hình Việt Nam. Gần đây, Đài truyền hình Việt Nam đang thực sự chiếm được lòng tin yêu của công chúng, tạo được dư luận khá tốt bởi có sự tiến bộ vượt bậc cả về nội dung và hình thức. Cơ chế quản lý đang dần thích nghi với cơ chế thị trường trong khi vẫn đảm bảo chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Nhưng để có thể duy trì sự phát triển mạnh mẽ, Đài truyền hình Việt Nam cũng cần có những kế hoạch thực tế và thường xuyên để phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Những kế hoạch này phải được dựa trên cơ sở của sự định hướng chiến lược, những cơ chế hiện hành và sự thay đổi trong tương lai. Khả năng thích ứng với tình hình, bao gồm cả sự phát triển về kỹ thuật, kỹ năng và kinh tế, đặc biệt là khả năng nắm bắt đối tác - công chúng hiện đại, để có định hướng tốt nhất. Bằng thực tiễn và lý luận trên, tôi chọn đề tài "Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, nghiên cứu về công chúng, dư luận xã hội đã được quan tâm từ lâu, ở nhiều cơ quan báo chí lớn trên thế giới đều có trung tâm nghiên cứu công chúng, dư luận xã hội của riêng mình. Tại Việt Nam, công chúng của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng cũng được quan tâm. Cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về công chúng trong nhiều năm qua, đặc biệt là công chúng của Đài truyền hình Việt Nam, vì đây là Đài truyền hình quốc gia, phủ sóng trên toàn quốc. Tuy nhiên, sự nghiên cứu về công chúng thì không bao giờ cũ, bởi nhu cầu của công chúng luôn luôn thay đổi, nghĩa là công chúng luôn thay đổi. Đặc biệt là trong thời đại thông tin đang là nhu cầu thiết yếu nhất và truyền hình là phương tiện đáp ứng nhu cầu này hữu hiệu nhất hiện nay. Có một số bài báo khoa học viết về vấn đề công chúng của báo chí nói chung như: "Đối tượng tác động của báo chí và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của nhà báo" - Bài viết của PGS.TS Nguyễn Văn Dững trên Tạp chí Xã hội học. Hàng loạt các công trình nghiên cứu về công chúng với báo chí, nhu cầu của công chúng của PGS.TS Mai Quỳnh Nam được in trên tạp chí xã hội học như: "Dư luận xã hội - Mấy vấn đề về lý luận và phương pháp nghiên cứu", Xã hội học số 1 (49), 1995; "Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình", Xã hội học số 4 (72), 2000; "Truyền thông và phát triển nông thôn", Xã hội học số 3 (83), 2003;... Mặc dù đây chỉ là số ít được kể ra trong rất nhiều các công trình nghiên cứu, song đây vẫn là những công trình nghiên cứu mang tính chất chung công chúng, công chúng đối với báo chí và truyền thông đại chúng, công chúng của báo in chứ không phải về công chúng truyền hình hiện đại. Chúng ta có thêm một khái niệm nữa, đó là công chúng truyền hình hiện đại. Trước đây, có một số đề tài nghiên cứu về công chúng của báo chí nói chung như: Năm 2000, tác giả Đỗ Thu Hằng, khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ khoa học Báo chí với đề tài: "Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng thanh niên hiện nay". "Truyền thông đại chúng và công chúng, trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh" - Luận án Tiến sĩ Xã hội học của nhà báo Trần Hữu Quang cũng được bảo vệ thành công năm 2000. Năm 2003, Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã có đề tài nghiên cứu cấp bộ với tên: "Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên Hà Nội". Năm 2005, Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí Hà Nội đã có cuộc điều tra "Nhu cầu về truyền hình của sinh viên Hà Nội", hay cũng trong năm 2005, tác giả Vũ Phương Dung, Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã bảo bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ Khoa học Báo chí với đề tài: "Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình của sinh viên Hà Nội (Khảo sát các chương trình truyền hình trên sóng VTV1, VTV2, VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam)". Nhưng công chúng của truyền hình Việt Nam rất lớn và công chúng truyền hình hiện đại không chỉ có thanh thiếu niên, sinh viên mà họ còn có nhiều ngành nghề khác nhau ở những tầng lớp khác và lứa tuổi khác nữa. Chính vì vậy, đề tài " Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay" là một đề tài mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích - Luận văn có mục đích tìm ra các đặc điểm của công chúng truyền hình hiện đại. - Nghiên cứu tính đa dạng và phong phú trong nhu cầu của khán giả truyền hình tại thời điểm năm 2006, 2007. - Việc đáp ứng về nhu cầu của công chúng truyền hình hiện đại từ phía Đài truyền hình Việt Nam. - Tìm ra mối quan hệ giữa công chúng với Đài truyền hình Việt Nam. - Đưa ra những đề xuất khả thi để điều chỉnh chiến lược phát triển của truyền hình Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình để đáp ứng được nhu cầu của công chúng truyền hình hiện đại một cách tốt nhất. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ các yếu tố có tác động đến sự thay đổi đặc điểm tâm lý của công chúng, dẫn đến công chúng truyền hình hiện đại thông qua mối liên hệ giữa công chúng với truyền hình, cụ thể là các chương trình truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam. - Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế xã hội và sự tác động của nó đối với xã hội, con người Việt Nam trong 2 năm 2006, 2007. Đồng thời tiến hành khảo sát thực tế để tìm ra đặc điểm của công chúng truyền hình Việt Nam hiện đại. - Chỉ ra mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp phục vụ cho sự phát triển của truyền hình Việt Nam trong thời gian hiện tại và trong tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng của luận văn này là công chúng truyền hình Việt Nam trong cả nước. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu, tôi xin lựa chọn một số công chúng tại các tỉnh thành đại diện cho mỗi miền. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Công chúng truyền hình sinh sống trên các địa bàn: Hà Nội, Bắc Kạn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kon Tum. 5. Giả thuyết nghiên cứu - Thứ nhất: Khi mới xuất hiện, truyền hình Việt Nam đã phải có công chúng và tạo ra dư luận xã hội. Trải qua thời gian, sự phát triển của truyền hình cũng như sự thay đổi về mức sống của công chúng đã làm thay đổi nhu cầu của công chúng. Từ đó làm xuất hiện nhiều đặc điểm mới dẫn đến việc hình thành một kiểu công chúng truyền hình mới, vì thế mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam cũng có sự thay đổi, khác biệt. - Thứ hai: Sự phát triển về kinh tế, văn hóa đã làm thay đổi cơ cấu dân cư trong xã hội, quá trình phân tầng xã hội đang diễn ra sâu sắc, làm thay đổi đặc điểm công chúng và nhu cầu của họ đối với truyền hình Việt Nam. - Thứ ba: Tác động của truyền hình Việt Nam đến với công chúng là rõ ràng, nhưng khi tác động đó có hiệu quả, tức là công chúng đã được định hướng theo một hướng nhất định, công chúng sẽ có sự thay đổi về hành vi, nhận thức,..thì công chúng sẽ tác động trở lại với truyền hình. Quá rình này là điều kiện để thay đổi phong cách làm việc, quy mô phát triển và cách thức phục vụ của truyền hình Việt Nam. 6. Đóng góp của luận văn - Góp phần làm rõ đối tác của truyền hình Việt Nam, hay hiểu kỹ hơn về thị trường của truyền hình Việt Nam. - Làm rõ mối quan hệ giữa công chúng truyền hình với truyền hình Việt Nam, từ đó thấy được mức độ quan trọng của công chúng đối với Đài truyền hình Việt Nam. - Qua đây, Đài truyền hình Việt Nam hiểu rõ về công chúng để có sự đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất, khẳng định một mối quan hệ tốt đẹp giữa công chúng với Đài. Từ những ý nghĩa khoa học trên, luận văn sẽ có những ý nghĩa thực tiễn sau: - Luận văn sẽ góp phần để Đài truyền hình Việt Nam xem xét, điều chỉnh xu hướng phát triển hiện tại và tương lai cho phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật, đặc biệt là tâm lý, thị hiếu của công chúng truyền hình. - Góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa truyền hình với công chúng. Giúp Đài truyền hình Việt Nam sản xuất những chương trình hấp dẫn hơn, thiết thực hơn và tạo được nhiều thiện cảm hơn với công chúng truyền hình. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Phân tích tài liệu Đọc và tra cứu tài liệu, sách báo, hồ sơ, văn bản,... có liên quan đến đề tài. 7.2. Quan sát thực tế Nhằm thu thập những tư liệu thực tiễn về công chúng truyền hình và nhu cầu của họ đối với Đài truyền hình Việt Nam bằng cách xem trực tiếp các chương trình truyền hình được phát sóng trên các kênh truyền hình Việt Nam và truyền hình cáp Việt Nam. 7.3. Lập bảng ankét điều tra, khảo sát xã hội học Dựa vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, tác giả luận văn đưa ra hệ thống câu hỏi đối với công chúng truyền hình mang tính chất thăm dò ý kiến nhu cầu xem các kênh của Đài truyền hình Việt Nam. Số lượng phiếu phát ra dự kiến khoảng trên 1000 phiếu. 7.4. Sử dụng các cuộc phỏng vấn sâu Lấy ý kiến của các công chúng xung quanh mối quan tâm của họ đối với Đài truyền hình Việt Nam và sự tác động của các chương trình truyền hình Việt Nam đến họ. 7.5. Thống kê, xử lý và phân tích số liệu Sau khi tiến hành khảo sát xã hội học, thu thập các mẫu phiếu điều tra để phân tích, tổng hợp căn cứ theo mục đích, nhiệm vụ của đề tài, phát hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng, bản chất và tính quy luật phát triển của công chúng, kiểm định các giả thuyết đã đặt ra. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về công chúng và báo chí truyền hình. Chương 2: Hiện trạng đáp ứng nhu cầu công chúng của Đài truyền hình Việt Nam - Mối quan hệ giữa công chúng với Đài truyền hình Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận truyền hình của công chúng. Chương 1 Những vấn đề chung về công chúng và công chúng truyền hình 1.1. Các khái niệm chung Đặc điểm tác động của thông tin truyền hình tới khán giả Truyền hình trước hết là một phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin, là loại báo chí đặc biệt. Truyền hình có thể cung cấp cho công chúng khán giả nhiều loại thông tin với những tính chất khác nhau như: thông tin báo chí, thông tin chính trị, thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin khoa học giáo dục, thông tin văn học nghệ thuật,... Ra đời với sự thừa hưởng thành quả của điện ảnh, phát thanh và báo in,... Truyền hình đến với công chúng trước hết là bằng hình ảnh, những hình ảnh sống động, xác thực của đời sống. Hình ảnh là yếu tố khách quan, chứa đựng sự sinh động của cuộc sống thực, không bị dàn dựng, chính hình ảnh là yếu tố đầu tiên và là yếu tố đem lại chất lượng thông tin cao cho truyền hình. Bên cạnh yếu tố hình ảnh còn có vai trò không thể thiếu được của âm thanh mà chủ yếu là lời nói. Hình ảnh và âm thanh trong một tác phẩm truyền hình quan hệ với nhau một cách hữu cơ, gắn bó, chúng tạo tiền đề, bổ sung và nâng đỡ nhau, hòa quện với nhau trong một tổng thể, và cùng tác động đến công chúng khán giả một lúc. Ngôn ngữ của truyền hình là hình ảnh và âm thanh, trong đó hình ảnh là yếu tố chính. Truyền hình luôn phản ánh sự kiện, sự việc chân thực, khách quan và có địa chỉ rõ ràng, ngôn ngữ truyền hình có khả năng tác động nhanh, mạnh vào quá trình cảm nhận thông tin của khán giả. Hiện nay, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang được thể hiện rõ nét và sâu sắc trong các chương trình truyền hình, đặc biệt là những kênh truyền hình lớn, như Đài truyền hình Việt Nam chẳng hạn. Truyền hình đã vượt ra khỏi những biên giới cứng, mặc dù vẫn là giao tiếp gián tiếp nhưng ở những chương trình phát trực tiếp, truyền hình đã có thể đưa người xem thực sự nhập cuộc, xóa bỏ ranh giới không gian và xóa bỏ những rào cản tâm lý, ngôn ngữ,.. Với ký hiệu thông tin đặc trưng là hình ảnh và âm thanh tổng hợp, quá trình cảm thụ thông tin truyền hình của khán giả diễn ra với hiệu quả cao. Những thông tin do truyền hình mang lại gây tác động mạnh mẽ vào quá trình nhận thức của khán giả, hiệu quả thông tin truyền hình có thể gây nên những dư luận rộng lớn nhờ tính xác thực, sống động, khả năng biểu cảm cao và phủ sóng rộng khắp. Việc giao tiếp trên truyền hình hiện nay đã xóa bỏ được khoảng cách về không gian rộng lớn, đồng thời tạo được hiệu quả đặc biệt đối với công chúng. Người xem không phải hình dung ra sự kiện mà là trực tiếp tham gia vào sự kiện, dẫn đến một hiệu ứng lan truyền, tạo ra dư luận xã hội. Thời điểm phát sóng và thời điểm thông tin đến với người xem là đồng thời, những thông tin bằng hình ảnh và âm thanh tạo cho khán giả cảm giác được chứng kiến như những sự kiện, sự việc thật đang diễn ra ngay trước mắt họ. Hình ảnh trên truyền hình có độ tin cậy cao, bằng những hình ảnh có màu sắc kết hợp với âm thanh tạo nên các cung bậc, âm điệu đa dạng, truyền hình có khả năng tạo nên cảm giác chân thực, đầy đủ và chân thực cho người xem. Về hình thức tồn tại, truyền hình cũng giống như sân khấu và điện ảnh, có liên quan đến thời gian và không gian. Tuy nhiên, thông tin truyền hình tự do đi vào từng nhà. Số người xem truyền hình là hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ người, nhưng với môi trường cảm thụ thông tin là các gia đình, nên chất lượng hình ảnh và quy mô của màn hình cũng rất khác với điện ảnh. Có thể nói truyền hình là một yêu cầu có tính chất tiền đề để có thể sáng tạo ra được những tác phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của công chúng. Vai trò, chức năng của truyền hình trong đời sống xã hội Trước hết, phải khẳng định rằng, truyền hình là một loại hình truyền thông nằm trong hệ thống truyền thông chung nên nó cũng mang đầy đủ vai trò, chức năng của báo chí. Sự xuất hiện của truyền hình thực sự là một cuộc cách mạng trong thông tin đại chúng, tạo ra những điều kiện, khả năng tuyệt vời cho báo chí. Công chúng của truyền hình được trực tiếp thưởng thức các buổi biểu diễn nghệ thuật, danh lam thắng cảnh trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hóa, lễ hội, các cuộc thi đấu thể thao, các hội nghị,...Bằng hình ảnh có màu sắc kết hợp cùng âm thanh với những cung bậc, âm điệu đa dạng, truyền hình có khả năng tạo nên những cảm giác chân thật, đầy đủ cho công chúng. Đó chính là điều kiện tốt cho người xem truyền hình tiếp nhận thông tin. Truyền hình trở thành một loại nhà hát, quảng trường công dân, trường học nhân dân, người hướng dẫn văn hóa đại chúng. Trong các chức năng của truyền hình, đầu tiên phải kể tới các chức năng tư tưởng. Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ và toàn bộ xã hội, hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể là truyền hình, có vai trò hết sức to lớn trong công tác tư tưởng.Việc giáo dục lý tưởng, giáo dục chính trị, xây dựng lối sống mới luôn gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị tích cực trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Đấu tranh với những âm mưu, những luận điệu phản tuyên truyền, chống Đảng, chống chế độ là một nội dung và mục đích quan trọng của công tác tư tưởng của báo chí. Trên phạm vi toàn xã hội, nhiệm vụ đặt ra cho công tác tư tưởng chính là liên kết những thành viên riêng rẽ của xã hội thành khối thống nhất trên cơ sở một lập trường chính trị chung, thái độ trách nhiệm tích cực nhằm thực hiện những mục tiêu đặt ra. Một khi nhận thức rõ tính ưu việt của chế độ xã hội, mục đích và kết quả hành động phù hợp với những lợi ích của mình, nhân dân sẽ tự giác thực hiện những nhiệm vụ to lớn của xã hội trên những vị trí công việc cụ thể, trong các lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Nói một cách khác, nhân dân làm ra lịch sử theo ý thức của mình. Cho nên việc tác động có định hướng vào ý thức của nhân dân chính là tác động có định hướng một cách gián tiếp vào tiến trình của lịch sử. Chức năng có tính mục đích đầu tiên trong hoạt động tư tưởng của báo chí chính là nâng cao tính tự giác của quần chúng nhân dân. Để nâng cao tính tự giác của quần chúng, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí là phát triển nhận thức của họ. Trình độ nhận thức chính là tiền đề qui định trình độ tự giác của nhân dân lao động. Một khi đã được hình thành trong nhân dân lao động, tính tự giác sẽ trở thành động lực mạnh mẽ cho những hành động sáng tạo trong lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống mới của họ. Tính tự giác cao của con người chỉ có thể hình thành trên cơ sở nhận thức một cách toàn diện và sâu sắc thế giới xung quanh những qui định của tự nhiên và xã hội, các quá trình và khuynh hướng vận động của đời sống xã hội và lịch sử. Tính tự giác được đặc trưng bởi sự nhận thức vị trí của mỗi cá nhân trong thế giới, trong các mối quan hệ xã hội, sự nhận thức mục đích ý nghĩa cuộc sống, những nhu cầu về lợi ích, con đường và phương tiện để thực hiện những nhu cầu đó. Việc nâng cao trình độ và mở rộng giới hạn nhận thức nhằm hình thành sự tự giác trong nhân dân lao động đòi hỏi báo chí phải quan tâm tới việc thông tin một cách đầy đủ, sinh động các sự kiện, hiện tượng hết sức phong phú của tự nhiên và xã hội, phân tích các mối quan hệ bên trong và giữa chúng với nhau, chỉ ra những biểu hiện cụ thể của những mối quan hệ đó. Như vậy thông tin báo chí mang đến cho công chúng bức tranh toàn cảnh về hiện tượng mà chính họ cũng là nhân vật hoạt động trong đó. Hơn hết các loại hình truyền thông khác, truyền hình cho phép công chúng, khán giả chứng kiến gần như trực tiếp vào các hoạt động diễn ra, các thông tin, sự kiện,... Hơn thế nữa, báo chí giúp cho công chúng nhìn nhận, đánh giá bức tranh ấy, xác định được tính chất hoạt động của mình trong đó và định hướng các hành vi ý thức, các hành động tương lai của mình. ở đây, yêu cầu về sự định hướng toàn diện của quần chúng xã hội trở thành chức năng mục đích của các phương tin thông tin đại chúng. Để thực hiện sứ mệnh của mình, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí là khẳng định những yếu tố tích cực, phát hiện và phản ánh những cái mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phê phán những tàn dư của chế độ cũ, những quan niệm, lối sống lỗi thời trong nội bộ nhân dân, phát huy những trí tuệ tài năng và những tiềm lực của đất nước, nhằm đặt ra và giải quyết những vấn đề chính trị to lớn. Truyền hình là phương tiện truyền thông thực hiện sứ mệnh này khá tốt, với lợi thế về sự kết hợp hình ảnh và âm thanh, và sự kết hợp lồng ghép với các loại hình nghệ thuật khác như kịch, điện ảnh, truyền hình đã trở thành công cụ tuyên truyền đắc lực trong công cuộc cải cách, giáo dục tư tưởng cho quần chúng. Những chương trình mang hình ảnh xác thực, những tin bài mang tính thời sự, đồng thời có sự xuất hiện, tham gia của những người trong cuộc đã làm cho hiệu quả thông tin tăng lên rất nhiều. Những phim ảnh, kịch,...đã góp phần không chỉ làm nhiệm vụ giải trí cho người xem mà qua đó cũng có những bài học được rút ra một cách khéo léo, tránh được áp lực từ sự giáo điều và mang lại hiệu quả tuyên truyền cao. Truyền hình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và hướng dẫn dư luận xã hội, trong đó phải kể đến chức năng giáo dục, các kênh truyền hình đều phải có chức năng này. Chẳng hạn, kênh VTV2 của Đài truyền hình Việt Nam được gọi là kênh khoa giáo, trong đó khai thác chủ yếu về mặt giáo dục khoa học, giúp cho không chỉ tầng lớp thanh thiếu niên, mà là mọi tầng lớp. Người già có thể hiểu biết thêm về kiến thức sức khỏe của mình, chăm sóc bản thân, người trung niên có thể hiểu biết những kiến thức về khoa học, tự nhiên, thiên nhiên, những nhà kinh doanh tìm hiểu về kinh tế, các phương cách làm giàu và kiến thức pháp luật, đối với các em học sinh sinh viên thì kiến thức được phổ biến trên kênh này hết sức hữu ích,... Với tình hình phát triển kinh tế nhanh chóng như hiện nay, truyền hình không còn xa lạ với hầu hết quần chúng. Việc mỗi nhà có ít nhất một chiếc tivi đang khẳng định vai trò không thể thiếu được của truyền hình. Song hành cùng báo in, phát thanh và báo điện tử, truyền hình vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống quần chúng. Báo chí là những phương tiện quan trọng trong việc hình thành ý thức lịch sử - văn hóa của xã hội. Bằng khả năng thông tin phong phú và tác động rộng lớn của mình, truyền hình có tác dụng như một trường đại học đại chúng trong việc giáo dục và truyền thụ những tri thức, những giá trị lịch sử - văn hóa. Có thể, truyền hình không thể trang bị cho các thành viên trong xã hội một hệ thống tri thức lịch sử, văn hóa như nhà trường, song nó có khả năng to lớn trong việc thẩm định và cổ vũ cho những giá trị lịch s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan