Luận văn Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay

Học thuyết giá trị thặng dư (m) là "hòn đá tảng" trong lý luận kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận triết học mácxít, với niềm tin xây dựng xã hội mới, tiến bộ của chủ nghĩa cộng sản khoa học mà kinh tế chính trị mácxít đã kiên trì xây dựng và phát triển lý luận thông qua kế thừa có phê phán các học thuyết kinh tế, những phân tích của C.Mác đối với quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa cho thấy giá trị thặng dư được hình thành khi sản xuất hàng hoá đã phát triển tới một trình độ nhất định và trở thành cơ sở vận động và phát triển của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một phương thức sản xuất xã hội cụ thể. Lý luận giá trị thặng dư trong bộ "Tư bản" đã luận giải rõ các điều kiện hình thành, nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản, sự vận động và biểu hiện của giá trị thặng dư.

Lý luận giá trị thặng dư là phát kiến vĩ đại của Mác, nhờ phát hiện này, cuộc cách mạng của kinh tế chính trị học mới được hình thành, xây dựng lên kinh tế chính trị học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tính khoa học của lý luận giá trị thặng dư được phát triển trên cơ sở lý luận giá trị lao động, trong đó phát kiến có tính mấu chốt từ tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Nhờ sức mạnh của phương pháp trừu tượng hoá khoa học biện chứng, đi sâu vào bản chất của hiện tượng, Mác phát hiện ra hàng hoá có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị vì lao động của sản xuất hàng hoá cũng gồm hai mặt lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Do đó, quá trình sản xuất hàng hoá cũng gồm hai mặt quá trình tạo ra giá trị sử dụng và là quá trình làm tăng giá trị. Phải đứng vững trên phát minh này của C.Mác thì mới có thể hiểu được lý luận giá trị thặng dư, mới khẳng định được chính lao động sống xét về mặt lao động trừu tượng là nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư. Bước quyết định của sự phát triển nhận thức chính là ở chỗ xem xét tính chất hai mặt của một quá trình lao động sống. Lao động cụ thể của quá trình lao động sống là quá trình chuyển dịch và bảo tồn lao động quá khứ vào sản phẩm (c). Xét về mặt trừu tượng của quá trình đó thì là quá trình tạo ra và làm tăng giá trị hay quá trình tạo ra giá trị mới (v + m).

Trải qua 142 năm từ khi xuất bản quyển I - Bộ Tư bản (1867), học thuyết giá trị thặng dư đã luôn trở thành vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân được ví như "Tiếng sét nổ giữa bầu trời quang đãng" của Chủ nghĩa tư bản.

Ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt về chất của lực lượng sản xuất nhờ những thành tựu vượt bậc của cách mạng khoa học - công nghệ trong nhiều lĩnh vực đã tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế tri thức ra đời ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất đã có những biến đổi sâu sắc và kéo theo những thay đổi nhất định trong quan hệ sản xuất - xã hội. Sự chuyển hoá của khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp theo dự báo của C.Mác đã trở thành hiện thực. Cơ sở vật chất kinh tế mới về chất đã có tác động với những mức độ và phương hướng khác nhau đến nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thế giới. Trước hết, với tư liệu sản xuất hiện đại, phương thức sản xuất sản phẩm tiên tiến, chủ nghĩa tư bản đạt được năng suất lao động cao, tăng trưởng kinh tế và tạo ra một khối lượng của cải khổng lồ có chất lượng cao. Đồng thời, kéo theo sự biến đổi về chất lượng, số lượng và cơ cấu trong đội ngũ những người lao động. Đội ngũ những người lao động làm thuê, lực lượng sản xuất cơ bản cũng có sự biến đổi cả về trình độ nghiệp vụ, cơ cấu và các yếu tố cấu thành giá trị hàng hoá sức lao động để phù hợp với bước nhảy vọt mang tính chất cách mạng của tư liệu sản xuất. Đây là một đòi hỏi khách quan do chính quá trình sản xuất đặt ra v.v.

 

doc164 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MụC LụC Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Học thuyết giá trị thặng dư (m) là "hòn đá tảng" trong lý luận kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận triết học mácxít, với niềm tin xây dựng xã hội mới, tiến bộ của chủ nghĩa cộng sản khoa học mà kinh tế chính trị mácxít đã kiên trì xây dựng và phát triển lý luận thông qua kế thừa có phê phán các học thuyết kinh tế, những phân tích của C.Mác đối với quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa cho thấy giá trị thặng dư được hình thành khi sản xuất hàng hoá đã phát triển tới một trình độ nhất định và trở thành cơ sở vận động và phát triển của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một phương thức sản xuất xã hội cụ thể. Lý luận giá trị thặng dư trong bộ "Tư bản" đã luận giải rõ các điều kiện hình thành, nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản, sự vận động và biểu hiện của giá trị thặng dư... Lý luận giá trị thặng dư là phát kiến vĩ đại của Mác, nhờ phát hiện này, cuộc cách mạng của kinh tế chính trị học mới được hình thành, xây dựng lên kinh tế chính trị học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tính khoa học của lý luận giá trị thặng dư được phát triển trên cơ sở lý luận giá trị lao động, trong đó phát kiến có tính mấu chốt từ tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Nhờ sức mạnh của phương pháp trừu tượng hoá khoa học biện chứng, đi sâu vào bản chất của hiện tượng, Mác phát hiện ra hàng hoá có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị vì lao động của sản xuất hàng hoá cũng gồm hai mặt lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Do đó, quá trình sản xuất hàng hoá cũng gồm hai mặt quá trình tạo ra giá trị sử dụng và là quá trình làm tăng giá trị. Phải đứng vững trên phát minh này của C.Mác thì mới có thể hiểu được lý luận giá trị thặng dư, mới khẳng định được chính lao động sống xét về mặt lao động trừu tượng là nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư. Bước quyết định của sự phát triển nhận thức chính là ở chỗ xem xét tính chất hai mặt của một quá trình lao động sống. Lao động cụ thể của quá trình lao động sống là quá trình chuyển dịch và bảo tồn lao động quá khứ vào sản phẩm (c). Xét về mặt trừu tượng của quá trình đó thì là quá trình tạo ra và làm tăng giá trị hay quá trình tạo ra giá trị mới (v + m)... Trải qua 142 năm từ khi xuất bản quyển I - Bộ Tư bản (1867), học thuyết giá trị thặng dư đã luôn trở thành vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân được ví như "Tiếng sét nổ giữa bầu trời quang đãng" của Chủ nghĩa tư bản. Ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt về chất của lực lượng sản xuất nhờ những thành tựu vượt bậc của cách mạng khoa học - công nghệ trong nhiều lĩnh vực đã tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế tri thức ra đời ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất đã có những biến đổi sâu sắc và kéo theo những thay đổi nhất định trong quan hệ sản xuất - xã hội. Sự chuyển hoá của khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp theo dự báo của C.Mác đã trở thành hiện thực. Cơ sở vật chất kinh tế mới về chất đã có tác động với những mức độ và phương hướng khác nhau đến nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thế giới. Trước hết, với tư liệu sản xuất hiện đại, phương thức sản xuất sản phẩm tiên tiến, chủ nghĩa tư bản đạt được năng suất lao động cao, tăng trưởng kinh tế và tạo ra một khối lượng của cải khổng lồ có chất lượng cao. Đồng thời, kéo theo sự biến đổi về chất lượng, số lượng và cơ cấu trong đội ngũ những người lao động. Đội ngũ những người lao động làm thuê, lực lượng sản xuất cơ bản cũng có sự biến đổi cả về trình độ nghiệp vụ, cơ cấu và các yếu tố cấu thành giá trị hàng hoá sức lao động để phù hợp với bước nhảy vọt mang tính chất cách mạng của tư liệu sản xuất. Đây là một đòi hỏi khách quan do chính quá trình sản xuất đặt ra v.v.. Sự phát triển này làm nảy sinh nhiều khía cạnh khác vừa cơ bản, vừa vận dụng trong điều kiện mới, lại vừa phải đấu tranh phê phán các tư tưởng hoài nghi, mơ hồ, thậm chí lợi dụng để xuyên tạc của các thế lực thù địch. Điều đó, đã và đang đặt ra những vấn đề mới cần được luận giải về lý luận như: sản xuất giá trị thặng dư có còn cơ sở tồn tại và phát triển trong điều kiện của thế giới hiện đại hay không, nếu có thì điều đó được biểu hiện ra như thế nào ? Vấn đề bóc lột giá trị thặng dư trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và nền kinh tế tri thức ra sao ? Nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư là lao động sống của công nhân làm thuê và những vấn đề về bần cùng hoá giai cấp công nhân trong điều kiện thế giới hiện đại được thể hiện như thế nào v.v.. Vì vậy, vấn đề "Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay" được chọn làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Tác phẩm "Tư bản" thiên tài của C.Mác là một công trình nghiên cứu kinh tế hết sức vĩ đại, đồng thời có ý nghĩa to lớn về mặt triết học và thời đại. Trong tác phẩm này, C.Mác đã xây dựng và luận chứng tất cả các luận điểm và khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ông đã phân tích khoa học và triệt để chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội, đã vạch ra được các quy luật ra đời, phát triển và diệt vong của nó. Lý luận giá trị thặng dư trong Bộ Tư bản cũng vậy, từ phân tích nguồn gốc và bản chất giá trị thặng dư, C.Mác đồng thời đã khái quát sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dưới góc độ lịch sử thông qua ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp và luận giải xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản... một cách toàn diện. Các dẫn liệu và số liệu minh chứng cho các kết luận của Mác là tổng kết lịch sử vận động và phát triển chủ nghĩa tư bản đồng thời là hoàn toàn hợp lý, dễ hiểu và thuyết phục. Từ đó đến nay, trải qua hơn một thế kỷ, nền kinh tế - xã hội thế giới có những đổi thay. Chủ nghĩa tư bản do thích ứng với những tác động của cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão, do sự chi phối của lực lượng sản xuất đang phát triển ở trình độ cao đã đạt được năng suất lao động cao, tạm thời kìm giữ được những mâu thuẫn kinh tế - xã hội ở một giới hạn nhất định nên hiện nay chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn tiềm năng để phát triển. Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội tiến bộ, là tương lai của loài người, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử bị sụp đổ, thất bại bởi duy trì một mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp... Dựa vào đó, những thế lực thù địch dưới nhiều dạng thức khác nhau chia rẽ, tấn công, phản bác lý luận kinh tế của Mác, mà trực tiếp là lý luận giá trị thặng dư cả trực tiếp và gián tiếp. Để khẳng định sức sống và sự trường tồn của lý luận giá trị thặng dư. Đã có khá nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về lý luận giá trị thặng dư của C.Mác trong điều kiện của thế giới hiện nay như: 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài - Đề tài KX01.02 Kinh tế chính trị Mác - Lênin, những giá trị và những vấn đề đặt ra của GS, TS Chu Văn Cấp làm chủ nhiệm. Đề tài khái quát những giá trị của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Một mặt, bao quát toàn bộ nội dung theo lôgíc bắt đầu từ lý luận giá trị lao động, là cơ sở nền tảng của lý luận giá trị thặng dư đến lưu thông tư bản và sự biểu hiện giá trị thặng dư dưới các hình thức lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay và địa tô tư bản chủ nghĩa. Với mỗi nội dung cơ bản nhấn mạnh mặt giá trị khoa học. Mặt khác, đi sâu vào phân tích những nội dung cụ thể đặt ra trước đòi hỏi thực tiễn cần luận giải về mặt lý luận như: Vai trò của lao động quá khứ đối với việc hình thành giá trị thặng dư; Vai trò lao động tổ chức và quản lý của nhà tư bản đối với tạo ra giá trị thặng dư; Vấn đề về chi phí lưu thông thuần tuý trong việc hình thành giá trị hàng hoá v.v.. Đề tài luận giải từng nội dung vấn đề đặt ra và cách giải quyết. Tuy nhiên, những luận giải mới bước đầu đi vào phân tích, khái quát cần có thêm thời gian và công sức để tiếp tục nghiên cứu bổ sung cho hoàn thiện. - Phải chăng, lý luận giá trị thặng dư của C.Mác đã lỗi thời, Tạp chí Cộng sản 1995, số 5, tr.49 - 53. Tác giả PGS, TS Mai Hữu Thực. Nội dung bài viết nêu lên những luận điểm cốt lõi của lý luận sản xuất giá trị thặng dư. Đồng thời, nêu một số quan điểm tư tưởng mơ hồ, hoài nghi về những nhận định của C.Mác về sản xuất giá trị thặng dư trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, sau đó phân tích, phê phán... Qua đó, khẳng định sức sống và tính khoa học về những nội dung mà Mác đã trình bày và sự biểu hiện trong thời đại ngày nay để củng cố niềm tin về chân lý khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế C.Mác. - Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta của GS, TS Đỗ Thế Tùng. Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 9/1997, tr.23 - 27. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa hai phương pháp nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối. Từ đó rút ra kết luận sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại là tăng cường độ lao động và sản xuất giá trị thặng dư tương đối là tăng năng suất lao động. Liên hệ quá trình đổi mới và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đòi hỏi xác định cường độ lao động và năng suất lao động. Đặc biệt vấn đề tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt mà trực tiếp là ngành nông nghiệp. Khi nông nghiệp phát triển đảm bảo tư liệu sinh hoạt cần thiết, từ đó nhân dân có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. - Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác: Tính khoa học và tính thời sự. Sách tham khảo: "Những nhận thức kinh tế chính trị trong giai đoạn mới ở Việt Nam. PGS, TS Nguyễn Đình Kháng; PGS, TS Vũ Văn Phúc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Nội dung công trình nghiên cứu trên phân tích việc ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại đã thúc đẩy lực lượng sản xuất các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, nhờ đó các tập đoàn tư bản độc quyền thu được lợi nhuận siêu ngạch cao. Đồng thời, đời sống của những người lao động cũng được cải thiện và hình thành tầng lớp trung lưu trong xã hội. Trong khi đó, sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu... làm nhiều người nghi ngờ tính đúng đắn của khoa học kinh tế chính trị, đặc biệt là học thuyết giá trị thặng dư. Từ đó, các bài viết đề cập đến các nội dung: - Phải chăng máy móc tạo ra giá trị thặng dư ? - Phải chăng C.Mác quy công trực tiếp tạo ra giá trị cho lao động thể lực. - Vai trò của lao động, dịch vụ trong kinh tế hàng hoá. - Chủ nghĩa tư bản ngày nay có còn là chế độ xã hội dựa trên bóc lột lao động làm thuê hay không ? - Bần cùng hoá giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển hiện nay được hiểu như thế nào ? - Quan điểm của C.Mác về sự phát triển của hệ thống máy móc và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế tri thức. PGS, TS Đỗ Thế Tùng, Hội thảo khoa học: "Kinh tế tri thức và công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn ở Việt Nam", Hà Nội, 2003. Luận giải những người sử dụng hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến thu được lợi nhuận siêu ngạch. Đó là công nghệ tiên tiến làm tăng sức sản xuất của lao động, hạ giá trị cá biệt xuống thấp hơn giá trị xã hội... Trong nền kinh tế tri thức, xu hướng này diễn ra càng phổ biến. Vì vậy, có cách nhìn khách quan về vai trò của máy móc trong quá trình sản xuất để phân biệt rõ điều kiện và nguồn gốc sản xuất ra giá trị thặng dư. - Những nhận thức về chủ nghĩa tư bản hiện đại dưới góc độ kinh tế chính trị. PGS, TS Trần Quang Lâm. Sách tham khảo: Những nhận thức kinh tế chính trị trong giai đoạn đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Luận giải chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn dựa trên sự bóc lột giá trị thặng dư, song hình thức, phương pháp, quy mô của sự bóc lột có sự biến đổi, ví dụ như khoa học hoá, quốc tế hoá sự bóc lột; trong chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại những bất bình đẳng, tệ nạn xã hội ngày càng phát triển với trình độ và quy mô mới, thất nghiệp, khủng hoảng vẫn tồn tại dưới hình thức mới. Từ đó, chứng minh mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại và khẳng định sự thay thế tất yếu bằng một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn. 2.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài Hai học giả người Nga T.A.Isnailov và G.C.Gamidow trong "Bàn về nền kinh tế dựa trên sơ đồ tri thức", (2002) cho rằng: Dưới tác động của những tri thức về khoa học và công nghệ, nền tảng công nghệ của các lĩnh vực sản xuất truyền thống được thay đổi về chất... Khi đó, mọi lĩnh vực, ngành sản xuất và hoạt động quản lý đều được tự động hoá và tin học hoá. Từ đó, diễn ra sự thay đổi nhanh chóng và căn bản trong cơ cấu xã hội, tạo điều kiện mở rộng và tăng cường hoạt động trí óc... Tri thức trở thành nguồn lực hàng đầu mà mọi chủ thể đều phải cố gắng chiếm hữu và phát triển nó. Từ đó, phân phối lợi nhuận xét ở khía cạnh nào đó cũng có lợi cho người lao động trí thức, và vì vậy, quan hệ bóc lột được giải quyết để đảm bảo lợi ích. - Diatlov. S.A trong "Sức lao động trong hệ thống quan hệ thị trường" (2002): Đề cập sức lao động trình độ cao trong quan hệ cung - cầu trên thị trường hiện nay. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả sức lao động và trực tiếp là tiền lương trong các công ty hiện đại. Phân phối lợi nhuận có xu hướng biến đổi và quan hệ nhà tư bản với tư cách là người quản lý với đội ngũ công nhân có trình độ cao hình như đang tạo lập các yếu tố bình đẳng hơn so với các doanh nghiệp trình độ công nghệ thấp... - Maslova I.S trong "Giải quyết việc làm hiệu quả và thị trường sức lao động" (2003): Bài viết đề cập đến tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại gây sức ép về cầu trên thị trường sức lao động. Từ đó, đề xuất giải pháp giải quyết việc làm hiệu quả tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. - Kasepow A trong "Điều tiết thị trường sức lao động trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại" (2004). Dựa vào luận đề của Mác đã trình bày trong học thuyết tích luỹ khi phân tích ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại làm cho cấu tạo hữu cơ tư bản tăng. Tất yếu dẫn đến cung sức lao động lớn hơn cầu sức lao động trên thị trường làm cho giá cả sức lao động giảm. Đồng thời, bàn thêm về giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp thông qua các hình thức xuất khẩu lao động và dự báo xu hướng điều tiết thị trường sức lao động của thế giới đến năm 2015. - Ngô Quý Tùng (Trung Quốc) năm 2001 "Kinh tế tri thức, xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI", Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm nêu quan niệm về nền kinh tế tri thức, tập trung phân tích xu hướng phát triển và các ngành kinh tế tri thức trong thập kỷ tiếp sau. Từ đó, khẳng định các ngành kinh tế giá trị do tri thức tạo ra chiếm tỷ lệ áp đảo (70 - 80%) so với ngành kinh tế dựa vào tài nguyên. Đồng thời, phân tích xu hướng phát triển sản xuất và phân phối trong điều kiện nền kinh tế tri thức. Kiến nghị đề xuất giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở Trung Quốc (1999). - David C.Korten "Bước vào thế kỷ XXI - Hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu". Dự báo xu hướng phát triển cách mạng khoa học - công nghệ trong thế kỷ XXI, những ngành kinh tế tri thức có tốc độ phát triển nhanh. Kéo theo đó, xu hướng toàn cầu hoá làm tăng cường mối quan hệ phụ thuộc giữa các quốc gia. Quá trình sản xuất và phân phối được chi phối bởi những nhân tố có tính toàn cầu. Vì vậy, mỗi chính phủ có chính sách phù hợp... - Akiragoto; Ryuhei Wakasugi (2000) "Chính sách công nghệ, chính sách công nghiệp của Nhật Bản", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Từ chính sách phát triển công nghệ trong điều kiện cụ thể của Nhật Bản đề xuất chính sách phát triển công nghiệp một cách phù hợp. Nhật Bản phải nhập khẩu tài nguyên và tiền công cao. Để phát triển phù hợp có hiệu quả trong từng thời kỳ, từng ngành cụ thể, có bước đi phù hợp để phát huy lợi thế. Đồng thời, đặt trong mối quan hệ với các nước khác, đặc biệt là đầu tư để chiếm lĩnh thị trường sản xuất và tiêu thụ được lợi nhuận cao. Tóm lại, từ nhiều cách tiếp cận và với nội dung gắn với sản xuất, phân phối cũng như giải quyết các mối quan hệ cụ thể chủ - thợ và quan hệ giai cấp... Các công trình, đề tài nghiên cứu đều xuất phát từ nguyên lý cơ bản của lý luận giá trị lao động và giá trị thặng dư đặt trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá kinh tế để phân tích, đánh giá biểu hiện và xu hướng vận động và phát triển. ở những mức độ nhất định, các công trình nghiên cứu đã luận giải và phân tích được những biểu hiện của sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư trong điều kiện thế giới hiện nay. Tuy nhiên, đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống những vấn đề lý luận C.Mác về sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay. Vì vậy, đề tài nghiên cứu không có sự trùng lặp với các công trình, đề tài đã được công bố. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Luận giải rõ cơ sở khách quan, khoa học về lý luận sản xuất và phân phối giá trị thặng dư của C.Mác trên cơ sở của lý luận giá trị lao động trong điều kiện chủ nghĩa tư bản thời kỳ tự do cạnh tranh và thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền dựa theo những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền mà Lênin đã nêu ra và biểu hiện mới của chúng trong điều kiện thế giới ngày nay. - Từ những nội dung cơ bản trong lý luận sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư như: Lý luận hàng hoá - sức lao động; về tư bản bất biến và tư bản khả biến; về tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư; các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư; các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối thông qua ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp (đặc biệt giai đoạn đại công nghiệp cơ khí); Lý luận về tích luỹ tư bản: về mối quan hệ giữa tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản với thị trường hàng hoá sức lao động. Các nhân tố làm tăng quy mô tích luỹ và bần cùng hoá giai cấp công nhân, xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản. Với mỗi nội dung cụ thể đặt trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá có những biểu hiện mới, đòi hỏi luận giải về lý luận gắn với thực tiễn, vừa khẳng định giá trị khoa học, thời sự, vừa chống lại tư tưởng phản bác, mơ hồ, hoài nghi... nhằm khẳng định và phát triển lý luận giá trị thặng dư nói chung và phát triển lý luận kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử mới. - Trên cơ sở nội dung lý luận của C.Mác về sản xuất và phân phối giá trị thặng dư đã được phân tích, đánh giá hoàn thiện trong điều kiện thế giới hiện đại. Vận dụng đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc biệt vận dụng vào công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân gắn với từng bước phát triển kinh tế tri thức phù hợp với quan điểm, phương hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam. 4. Phương pháp và giới hạn nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài vận dụng lý luận và phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đặc biệt kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích, đánh giá các luận điểm, các biểu hiện quá trình sản xuất và phân phối giá trị thặng dư trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và xu hướng toàn cầu hoá. - Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh với một số sơ đồ, biểu đồ luận giải vấn đề nghiên cứu. Đồng thời tham khảo phương pháp nghiên cứu của các trường phái kinh tế học hiện đại: T.M.Keynes; Samueson v.v.. - Kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Đồng thời, cập nhật những vấn đề thời sự và thông tin mới trong nghiên cứu. - Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia. 4.2. Giới hạn nghiên cứu Lý luận giá trị thặng dư của C.Mác bao gồm nhiều nội dung và rất rộng, bao quát toàn bộ quá trình sản xuất và phân phối của chủ nghĩa tư bản. Đề tài chỉ nghiên cứu những vấn đề về sản xuất và phân phối giá trị thặng dư trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá hiện nay được học giả quan tâm. 5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Luận giải những vấn đề lý luận về sản xuất và phân phối giá trị thặng dư của C.Mác trong điều kiện của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá để khẳng định sức sống các học thuyết kinh tế của C.Mác trong điều kiện lịch sử mới. - Làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy khoa học kinh tế nói chung và kinh tế chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. - Những giải pháp đề xuất để tham khảo trong hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước phù hợp với sự phát triển thời đại ngày nay. 6. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tổng quan gồm 3 chương, 6 tiết. chương 1. Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác - Những vấn đề lý luận cơ bản 1.1. Lý luận giá trị lao động cơ sở nền tảng khoa học của lý luận giá trị thặng dư 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về lý luận giá trị lao động của C.Mác Trên cơ sở phê phán những hạn chế trong lý luận kinh tế của giai cấp tư sản và tiếp thu những tư tưởng khoa học, hợp lý của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển và chủ nghĩa xã hội không tưởng, C.Mác là người đầu tiên sáng lập ra kinh tế chính trị học của giai cấp công nhân vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Đó là thời kỳ lịch sử khi mà quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị ở một số nước Tây Âu: Anh, Pháp, Tây Ban Nhan, Hà Lan. Những mâu thuẫn bên trong vốn có mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ đầy đủ, rõ ràng, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt đến mức đưa giai cấp tư sản với vai trò là giai cấp tự giác xuất hiện trên vũ đài chính trị, đòi hỏi các nhà tư tưởng của mình có những chứng minh lý luận đối với chế độ tư bản chủ nghĩa và vạch đường đi cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của giai cấp vô sản. Các Mác bắt đầu từ đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị học, lấy lý luận giá trị lao động là nền tảng khoa học, lấy lý luận giá trị thặng dư làm căn cứ để thực hiện thay đổi toàn diện hệ thống lý luận hoàn thành cuộc cách mạng trong kinh tế chính trị học. Tiên chuẩn cơ bản của sự kiến lập khoa học hoàn thiện của cách mạng trong khoa học kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác được thể hiện đầy đủ bộ "Tư bản" - Tác phẩm vĩ đại, nổi tiếng của C.Mác từ khi ra đời năm 1867 đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Hơn thế nữa, theo sự thăng trầm lịch sử phát triển kinh tế - xã hội hơn 140 năm qua người ta càng thấm thía ý nghĩa khoa học, cách mạng của nó khi mà những nguyên lý, luận đề, những quy luật hiện diện như một sự tiên đoán trước, lỗi lạc. Đúng như Ăngghen đã coi "Tư bản luận" là kinh thánh của giai cấp công nhân và cho rằng từ khi có nhà tư bản và công nhân đến nay, chưa hề có một cuốn sách nào có ý nghĩa quan trọng như vậy đối với giai cấp công nhân. Mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối quan hệ cơ bản, xuyên suốt xã hội tư bản chủ nghĩa được trình bày lần đầu tiên một cách có hệ thống là lập luận khoa học xuyên suốt. Tính nhân văn trong lý luận kinh tế chính trị của C.Mác không chỉ biểu hiện tính giai cấp, bênh vực lợi ích giai cấp công nhân lao động mà rộng lớn hơn là lấy con người làm cốt lõi, biểu hiện là sự quan tâm triệt để đối với con người, giải phóng con người, dẫn dắt loài người đến một xã hội tốt đẹp hơn. Vấn đề nền tảng cho tất cả những giá trị khoa học và nhân văn nói trên được bắt đầu từ lý luận giá trị lao động của C.Mác. Và C.Mác đã chỉ ra: những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải biểu hiện ra là một "đống hàng hoá khổng lồ" còn từng hàng hoá một thì biểu hiện ra là hình thái nguyên tố của của cải ấy. Công cuộc nghiên cứu của C.Mác bắt đầu từ việc phân tích hàng hoá. Về hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá Hàng hoá là sản phẩm của lao động mà, một là, nó có thể thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người; hai là, nó được sản xuất ra không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng, mà để bán. Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ, cơm để ăn, áo để mặc, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu để sản xuất... Công dụng của sản phẩm do thuộc tính tự nhiên của sản phẩm quyết định. Theo đà phát triển của khoa học - kỹ thuật, con người càng phát hiện ra thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và phương pháp lợi dụng những thuộc tính đó. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung của của cải, không kể hình thức xã hội của cải đó như thế nào. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Một sản phẩm đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Ví dụ: không khí rất cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng không phải là hàng hoá; nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng không phải là hàng hoá. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi trước hết là tỷ lệ về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.doc