Luận văn Lựa chọn giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh bình thuận giai đoạn 2005 – 2015

Ngành du lịch của Tỉnh thường xuyên tham gia các hội thảo, hội nghị về du

lịch do Tổng cục du lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch tổ chức, cũng như một

số hội nghị, hội chợ du lịch khác được tổ chức tại Việt Nam. Nhưng nhìn chung, các

hoạt động này còn khá nghèo nàn cả về nội dung lẫn chất lượng, ngành tham gia

như một hoạt động “đến hẹn lại lên”. Hoạt động mà Tỉnh cần khuyến khích tiếp tục

thực hiện trong thời gian tới đó là việc phát hành hàng tuần bản tin Thương mại –

Du lịch và giới thiệu về du lịch trên cácđài phát thanh truyền hình. Tuy số lượng

thực hiện hiện nay cònít (khoảng 200 bản tin mỗi kỳ và phát sóng trên đài Phát

44

thanh truyền hình Bình Thuận 1 chương trình/tháng) nhưng những hoạtđộng này sẽ

có tác động trực tiếp đến người dân địa phương và du khách.

pdf78 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Lựa chọn giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh bình thuận giai đoạn 2005 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu sắc về giá trị văn hóa, giá trị thiên nhiên và phương pháp tổ chức các đoàn du lịch. Nếu không có những kiến thức đó thì nhân vật trung tâm này chỉ dừng lại ở mức dẫn đường, chỉ đường, phục vụ khách bằng vốn ngoại ngữ giao tiếp. Du khách đến tham quan mà chỉ được giới thiệu một cách chung chung về các điểm – tuyến du lịch thì họ không thể cảm nhận được hết sự khác nhau giữa các nơi đó và họ cũng không thể nhận thấy được nét đặc trưng, giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc của chúng ta. Hướng dẫn viên là người địa phương thì khi họ được đứng ra giới thiệu với du khách về quê hương của họ, họ sẽ gửi theo trong đó những tình cảm chân thật của họ đối với quê hương. - Lực lượng nhân viên phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng được xếp hạng sao theo tiêu chuẩn của Tổng cục du lịch như nhân viên tiếp tân, nhân viên đặt phòng, nhân viên dọn phòng, nhân viên nhà hàng… Đối với loại lao động này, tính chất công việc tương đối đơn giản nên thời gian đào tạo ngắn, có thể chỉ khoảng từ 3 – 5 tháng cho mỗi khóa, hơn nữa công việc cũng chỉ đòi hỏi ở người lao động sự cần cù, chăm chỉ và tận tình trong công việc. Đối với các loại lao động khác như cán bộ quản lý, nhà thiết kế chương trình du lịch, nhân viên quảng cáo… do tính chất công việc đòi hỏi phải có chuyên môn sâu, kiến thức rộng và thời gian đào tạo lâu nên trước mắt tỉnh nên thực hiện chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” để kêu gọi người tài về làm việc cho ngành du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, Tỉnh phải có kế hoạch tổ chức đào tạo bằng các hình thức như mời giảng viên về dạy, gửi người đi đào tạo tại Tp.HCM, Hà Nội hoặc là ở các 55 nước láng giềng như Thái Lan, Singapore, Inđonêsia… để chuẩn bị sẵn sàng lực lượng cho sự phát triển và làm chủ sự phát triển đó. 3.3.1.1.2. Về giáo dục, nâng cao ý thức của người dân địa phương: Theo Cục trưởng cục du lịch Bali – đảo du lịch nổi tiếng của Inđônêsia, mỗi năm thu hút từ 3-4 triệu du khách nước ngoài – I Gede Pitana cho biết thì một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của Bali hôm nay đó là: “Ngay từ khi bắt đầu chiến dịch phát triển du lịch Bali, chúng tôi đã giáo dục người dân ở đây rằng chớ có làm phiền lòng du khách bằng cách xin xỏ hoặc bán hàng nói thách. Làm như vậy thì chỉ được một lần và đến mùa du lịch năm sau chẳng ai tới nữa” (theo Tuổi trẻ Chủ nhật số 32-2003). Người dân Bali thân thiện và năng hỏi han du khách, các tài xế thì nói tiếng Anh tốt, luôn miệng cám ơn và “welcome to Bali”. Cũng theo lời ông Pitana, đó là cả một quá trình mà những nhà làm du lịch Bali phải chú ý đến từng tiểu tiết nhỏ. Họ yêu cầu người dân phải luôn làm vui lòng du khách bằng những nụ cười thiện cảm, luôn trải lòng với du khách. Thực tế hiện nay cho thấy, điều kiện làm việc của người lao động căng thẳng và có nhiều áp lực hơn các thời kỳ trước rất nhiều, do đó trong kỳ nghỉ du lịch của mình họ muốn họ trở thành nhân vật quan trọng luôn được quan tâm chăm sóc, luôn được mọi người tươi cười chào đón… có lẽ đó là những nhu cầu hết sức phù hợp và chính đáng. Các nhà quản lý du lịch phải hiểu được điều này thì mới toàn tâm, toàn ý phục vụ cho du lịch, cung cấp cho du khách những sản phẩm du lịch chất lượng, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Trong điều kiện của tỉnh Bình Thuận hiện nay thì việc phát huy vai trò của người dân, của cộng đồng trong việc khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên môi trường và văn hóa của tỉnh là rất quan trọng. Người dân có hiểu được mục tiêu 56 phát triển của tỉnh, nhận thức được những lợi ích cũng như những hậu quả có thể có do phát triển du lịch không đúng hướng mang lại thì họ mới tích cực tham gia vào quá trình phát triển đó. Một số giải pháp có thể thực hiện là: - Tuyên truyền, giáo dục người dân hiểu được các giá trị tài nguyên môi trường và văn hóa có trên địa bàn tỉnh, giúp họ ý thức được những tài sản đó chính là của họ và nó có sinh lợi, có mang lại lợi ích cho họ hay không phần lớn là tùy thuộc vào hành động của họ… Bên cạnh đó cũng cần có thêm những hiểu biết cơ bản về du lịch, về phát triển du lịch bền vững, về tâm lý khách và nghệ thuật ứng xử… để định hướng cho những hành động của họ sau này. - Tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cũng là một nội dung quan trọng. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước biển mà nguyên nhân chính là do sự thiếu ý thức của bản thân người dân địa phương, của những người từ nơi khác đến đây kinh doanh và một bộ phận không nhỏ khách du lịch, làm cho phần lớn khách du lịch không muốn quay lại hoặc đi du lịch biển mà không dám xuống tắm biển… thì trong tương lai không xa sẽ chẳng còn ai đến với Bình Thuận nữa. Nếu mỗi người dân ý thức được hậu quả của việc xả rác tràn lan, đổ trực tiếp nước thải và các thứ rác bẩn khác xuống biển… thì tự bản thân họ sẽ nhận thấy không nên làm như vậy nữa, ngược lại họ còn tích cực phối hợp với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ môi trường. - Khuyến khích người dân khôi phục, giữ gìn và phát triển các làng nghệ thủ công truyền thống của tỉnh như dệt thổ cẩm, gốm gọ, mây tre lá, điêu khắc và các loại hàng lưu niệm làm từ vỏ ốc, sò… Lý do thứ hai mà ông Pitana nêu ra trong phần giải thích của mình về sự thành công của du lịch Bali đó là “Lý 57 do thứ hai là phần lớn dân Bali đều có hai nhà, một nhà ở quê và một nhà thuê ở thành phố để làm việc. Khi thất nghiệp, hầu hết lực lượng lao động này đều quay về quê kiếm kế sinh nhai đợi tình hình hồi phục chứ không cố tình bám trụ ở thành phố gây cảnh lộn xộn” (theo Tuổi trẻ Chủ nhật số 32- 2003). Đây cũng là một cách làm hay vì có thể hiểu cách kiếm kế sinh nhai ở quê nhà có thể là những nghề liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp… Vào những mùa cao điểm, lực lượng lao động tập trung đông ở các khu du lịch, nhưng đến mùa thấp điểm thì một phần lực lượng này sẽ quay về quê nhà và tiếp tục cuộc sống với những công việc quen thuộc của vùng quê mình. Tháng 06/2003 vừa qua, Sở Công nghiệp tỉnh Bình Thuận đã xây dựng “Đề án sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch” (đề án đã được gửi cho các đơn vị liên quan tham gia góp ý nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy UBND tỉnh ban hành) với mục đích là khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Nếu đề án này sớm được thực hiện thì sẽ góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, tạo thêm nhiều “cơ hội” cho du khách chi tiêu, làm tăng thu nhập cho xã hội và nâng cao mức sống của người dân. 3.3.1.2. Giải pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng: Ngay từ năm 1971, sau khi mà chính quyền thành phố Bali xác định du lịch là ưu tiên phát triển hàng đầu ở hòn đảo này thì một quy định về xây dựng đã được ban hành. Theo đó, tất cả các khu địa ốc, nhà dân không được xây cao quá chiều cao những cây dừa và bắt buộc phải có không gian cho cây cối, sân vườn… Do đó, ở đây không có các khách sạn cao tầng, không có kiến trúc khung nhôm và kính, không có màu sơn lòe loẹt; các ngôi nhà đều được làm theo kiểu kiến trúc truyền thống với tường sơn trắng, trần thấp, mái ngói đỏ, cửa sổ gỗ và nột thất từ mây, tre… 58 Hiện nay, tình trạng lộn xộn về kiến trúc là khá phổ biến ở nước ta do không có sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan có thẩm quyền. Mặc dù đất đai đã được quy hoạch, được xác định rõ mục đích sử dụng nhưng khi xây dựng công trình thì mạnh ai nấy làm, nhiều công trình có mật độ xây dựng lên đến 100% khiến cho không còn đất để tạo cảnh quan xung quanh, nhìn đâu cũng thấy những khối bê-tông cao ngất đủ màu sắc và cảm giác ngột ngạt. Có thể học tập kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai trong việc quy hoạch lại kiến trúc du lịch của thị trấn Sapa. Cũng tương tự như Phan Thiết, Mũi Né, Hòn Rơm… sau một thời gian ngắn phát triển “nóng”, Sapa mất hẳn đi vẻ đẹp riêng có của một thị trấn miền núi luôn ẩn mình trong sương mù vì nó đã trở thành một đô thị “lộn xộn” với những khối nhà bê-tông màu sắc sặc sỡ, bồn nước inox nằm rải rác trên các nóc nhà… Đứng từ xa nhìn về Sapa, không còn nữa những dãy núi hùng vĩ nối tiếp nhau mà cao nhất là đỉnh Phanxipăng, thay vào đó là những dãy nhà khách, khách sạn mọc lên như nấm, cái xây sau phải cao hơn cái xây trước thì mới có chỗ để du khách ngắm nhìn đỉnh Phanxipăng. Chính quyền tỉnh Lào Cai đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc phải chỉnh trang lại kiến trúc của thị trấn, phải lấy lại cái vẻ “duyên dáng” mà người Pháp đã tạo ra cho Sapa từ hơn 100 năm về trước, họ phải mời các kiến trúc sư người Pháp sang để quy hoạch lại và đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng trên. Việc xây dựng và ban hành hàng loạt các quy hoạch phát triển khu du lịch cũng như các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh là rất đúng đắn và cần thiết trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, tỉnh cũng cần nghiên cứu và ban hành những quy định chặt chẽ về kiến trúc xây dựng của từng khu vực, về phần không gian tối thiểu dành cho cây cảnh và mật độ xây dựng tối đa của mỗi công trình, về màu sơn, về vật liệu xây dựng, trang trí… để tạo sự hài hòa chung cho toàn khu vực, 59 tạo không khí thoải mái, môi trường gần gũi với thiên nhiên chứ không ngột ngạt, chật hẹp hay lạc lõng giữa thiên nhiên như một số nơi đã bị. 3.3.1.3. Giải pháp liên quan đến các luật lệ, quy định…: Một trong những nguyên nhân góp phần kiềm hãm sự phát triển của du lịch Bình Thuận đó là thiếu những hành lang pháp lý, những thông tin, hướng dẫn, những quy định liên quan đến hoạt động du lịch để nhà kinh doanh, du khách biết và thực hiện. Ví dụ như về lĩnh vực đầu tư, trong điều kiện thu hút vốn đầu tư ngày càng trở nên khó khăn như hiện nay thì tỉnh Bình Thuận vẫn không có một chính sách ưu đãi riêng để mời gọi các nhà đầu tư đến với mình, hiện nay tỉnh vẫn áp dụng theo những quy định chung của Nhà nước về ưu đãi đầu tư cho các vùng núi, vùng sâu và ven biển. Trong khi đó, Khánh Hòa ngoài những thuận lợi về vị trí địa lý và tiềm năng kinh tế, tỉnh vẫn có những chính sách ưu đãi đặc biệt để mời gọi các nhà đầu tư, khu du lịch Bãi Dài nằm dọc theo bờ biển trên đường đi từ Nha Trang ra sân bay Cam Ranh, chỉ sau gần 1 năm kêu gọi đầu tư đã có 52 nhà đầu tư đăng ký thuê hết hơn 2.000 ha đất được phân lô có diện tích tối thiểu mỗi lô là 10ha, hầu hết các dự án đầu tư vào đây là xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp với vốn đầu tư đăng ký thấp nhất là 150 tỷ đồng/dự án (theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 28-2004). Nghĩa là suất đầu tư cho du lịch ở khu vực này lên đến khoảng 15 tỷ đồng/ha, cao gấp hơn 5 lần so với suất đầu tư ở Bình Thuận (2,97 tỷ đồng/ha). Đưa ra ví dụ trên cùng với ví dụ về sự thành công của du lịch ở đảo Bali, Inđônêsia để thấy rằng những tác động về mặt pháp lý của chính quyền địa phương là rất quan trọng. Tuy nhiên, để ban hành được một quy định, quy chế… nào đó không phải là dễ, nó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu, kỹ lưỡng của các chuyên gia, phải lường trước những kết quả cũng như hậu quả có thể phát sinh từ 60 những quy định, quy chế… đó. Dù khó nhưng vẫn phải làm, chính quyền tỉnh cũng như Sở chuyên ngành trước mắt cần phải ban hành một số quy định liên quan đến những vấn đề sau để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch Bình Thuận. - Ban hành các quy định nghiêm ngặt liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường: môi trường sẽ là yếu tố quyết định sự phát triển của du lịch Bình Thuận nên cần quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân, của các nhà kinh doanh du lịch và khách du lịch, đi kèm với mỗi lỗi vi phạm là các hình thức xử phạt thật nặng và các cơ quan liên quan phải hết sức nghiêm túc thực hiện quy định này. Những vấn đề cần đặc biệt quan tâm hiện nay là: o Bảo vệ rừng và trồng lại rừng ở những khu đã bị khai thác trái phép. o Bảo vệ các đồi cát, hạn chế tình trạng cát lấn đường bộ. o Hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải trung tâm ở từng khu vực du lịch. o Thu gom và xử lý rác thải dọc theo bờ biển. - Ban hành các quy định cần thiết liên quan việc quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn Tỉnh, tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm. - Chính sách kêu gọi và khuyến khích đầu tư vào các khu du lịch đã được quy hoạch, đồng thời phải có biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án, tránh tình trạng giữ đất để đầu cơ. - Đơn giản hóa các thủ tục hành chính. 3.3.2. Nhóm giải pháp chiến lược: 3.3.2.1. Xác định khu vực và loại hình ưu tiên tập trung khuyến khích đầu tư: Dựa trên hiện trạng của các khu du lịch đang có tại Bình Thuận và các quy hoạch đã được ban hành, cũng như các quy hoạch dự kiến ban hành trong năm 61 2005, Tỉnh xác định lại khu vực ưu tiên kêu gọi đầu tư với những chính sách khuyến khích và ưu đãi đặc biệt cho nhà đầu tư để họ đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án, sớm đưa các dự án vào hoạt động kinh doanh để tạo nguồn thu cho tỉnh. Trong số 357 dự án đầu tư được chấp thuận từ năm 1993 đến nay, mới chỉ có 74 dự án đi vào hoạt động, chiếm khoảng 26% tổng số dự án; 68 dự án đang xây dựng, khởi động xây dựng và san ủi trồng cây là một tỷ lệ tương đối thấp. Trong 215 dự án chưa triển khai thì có đến 42 dự án còn vướng mắc đền bù giải tỏa chứng tỏ công tác phối hợp triển khai thực hiện dự án từ phía nhà đầu tư lẫn chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ và đồng bộ; 70 dự án còn đang vướng các thủ tục về giao đất, thuê đất, thiết kế, xin giấy phép xây dựng… Sự khuyến khích, ưu đãi đó có thể là: - Rút ngắn thời gian xem xét và chấp thuận dự án đầu tư. - Tỉnh giao cho các đơn vị chức năng đứng ra thực hiện công tác đền bù và giải tỏa để có sẵn đất trống giao ngay cho nhà đầu tư. - Lập sẵn các dự án để nhà đầu tư chọn lựa, họ có thể thay đổi về nội thất, xây dựng thêm hoặc bỏ bớt một vài công trình… nhưng vẫn đảm bảo giữ được ý tưởng thiết kế ban đầu, không ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh. - Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng về điện, nước (cung cấp nước và thoát nước), thông tin liên lạc cho những khu vực này. - Có chính sách miễn giảm thuế và thời gian cho thuê đất tùy theo khu vực và loại hình đầu tư, quy mô và suất đầu tư, mức độ sử dụng lao động địa phương, mức độ đóng góp cho ngân sách địa phương… Cụ thể tác giả kiến nghị một số khu vực ưu tiên và loại hình tập trung kêu gọi đầu tư như sau: 62 - Khu Phan Thiết – Mũi Né – Hòn Rơm: đây là khu vực đang có tốc độ phát triển cao và tập trung nhiều dự án nhất tỉnh. Dựa trên những điều kiện sẵn có, Tỉnh tập trung phát triển khu này thành trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo phục vụ đối tượng khách MICE và là khu nghỉ ngơi dành cho đối tượng khách tham quan, ưu tiên đối tượng khách nội địa. o Lý do: đây là khu vực nằm gần trung tâm thành phố nên thuận tiện cho việc đi lại của đối tượng khách này; cơ sở hạ tầng ở đây đã tương đối hoàn chỉnh, hơn nữa nhiều người đã biết đến khu vực này nên sẽ dễ dàng thu hút khách hơn. o Mục tiêu: phát triển mạnh khu vực này trước tiên, làm đầu tàu để phát triển du lịch của tỉnh, tận dụng nguồn thu từ khu vực này để đầu tư thúc đẩy các khu khác cùng phát triển. o Thực hiện: tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch resort, khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 – 4 sao theo tiêu chuẩn xếp hạng sao của Tổng cục du lịch. Bên cạnh đó cần tăng cường trang bị những tiện nghi phục vụ cho hội nghị, hội thảo… chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để có thể đăng cai tổ chức những hội nghị tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế. - Khu Suối Nước – Bắc Bình – Hòa Thắng: đây là khu vực mới được quy hoạch phát triển. Về cơ bản, ở một số khu đã được hoàn chỉnh phần cơ sở hạ tầng, đường giao thông đi lại dễ dàng, mặt bằng ở một số nơi đã được giải tỏa, hơn nữa khu vực này lại ở xa khu dân cư hoặc mật độ tập trung dân cư không cao nên rất thuận tiện để đầu tư xây dựng các khu du lịch “Resort” cao cấp phục vụ khách du lịch nghỉ dưỡng, khách thương nhân… đặc biệt là những du khách quốc tế thích tìm nơi yên tĩnh, riêng biệt để nghỉ ngơi. 63 o Lý do: khách du lịch nghỉ dưỡng, khách thương nhân… là đối tượng khách có yêu cầu cao về tiện nghi cao cấp, sự yên tĩnh, môi trường trong lành và sự tận tình của nhân viên phục vụ. Do đó, khu vực này với những bãi tắm sạch sẽ chưa bị ô nhiễm nhiều và ở xa khu dân cư sẽ là nơi lý tưởng để du khách nghỉ ngơi, thư giãn. o Mục tiêu: đối tượng khách được chọn lọc, họ sẽ là những người sẵn lòng chi những khoản tiền lớn để được nhận những dịch vụ chất lượng cao theo yêu cầu. Do đó, mục tiêu phát triển khu vực này không phải là thu hút càng nhiều khách càng tốt mà là làm sao để khách chi tiêu càng nhiều càng tốt. Với số lượng khách vừa phải nhưng vẫn có thể đạt được doanh thu cao và đảm bảo được vấn đề môi trường. o Thực hiện: lựa chọn những nhà đầu tư có tài chính mạnh, có kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh du lịch, nổi tiếng trong giới kinh doanh du lịch… với những điều kiện như vậy thì cách làm tốt nhất hiện nay là mời gọi các tập đoàn nổi tiếng của nước ngoài vào đầu tư hoặc là các liên doanh với nước ngoài. Tỉnh nên dành cho họ những chính sách hết sức ưu đãi để sau một thời gian, họ sẽ chuyển giao dần công nghệ kinh doanh đó cho chúng ta hoặc là chúng ta phải tự học hỏi, tự rút ra những kinh nghiệm đó. - Khu du lịch nghỉ dưỡng, dưỡng bệnh tại khu vực suối khoáng Vĩnh Hảo, Tuy Phong: đây là suối nước khoáng nổi tiếng có tác dụng chữa bệnh rất tốt nhờ có độ nóng ổn định ở mức khoảng 300C và các thành phần hóa học đặc trưng. Ngoài ra, Tuy Phong còn có bờ biển dài hơn 50 km với các điểm du lịch hòn Lao Câu, Ghành Sơn, di tích lịch sử văn hóa Cổ Thạch Tự, tháp Podam… 64 o Lý do: suối khoáng Vĩnh Hảo là một trong số những suối khoáng nổi tiếng, có tác dụng chữa bệnh rất tốt nên nếu biết cách khai thác thì chúng ta sẽ thu được nguồn lợi không nhỏ từ suối khoáng này. o Mục tiêu: khai thác nguồn lợi từ suối khoáng nhưng vẫn đảm bảo không làm ảnh hưởng đến nguồn nước tự nhiên của suối, vừa tạo nguồn thu vừa tạo danh tiếng cho địa phương, nâng cao vị thế của du lịch Bình Thuận với nhiều sản phẩm chất lượng. o Thực hiện: mời gọi các nhà đầu tư nhưng họ phải đảm bảo các tiêu chuẩn và các quy định về y tế, về môi trường… 3.3.2.2. Đa dạng sản phẩm du lịch: Bên cạnh việc thiết kế các chương trình du lịch mới, xây dựng thêm các tuyến điểm du lịch mới, cải tạo nâng cấp các tuyến điểm du lịch cũ… thì việc xây dựng các khu vui chơi giải trí, tổ chức các hình thức giải trí phục vụ cho du khách cũng có vai trò hết sức quan trọng. Kêu gọi tư nhân đầu tư, tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép và dưới sự quản lý của chính quyền tỉnh, các ban ngành liên quan là cách làm mà nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng và họ đã rất thành công. Khu vực tư nhân là khu vực năng động nhất nên để họ đầu tư vào lĩnh vực thì sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Đối với những người vi phạm thì xử lý thật nghiêm và có thể bị rút giấy phép hoạt động, giao cho người khác kinh doanh. Một số loại hình giải trí mà du khách có nhu cầu cao là: - Thể thao dưới nước: lướt ván, đi dù, bơi, lặn biển, câu cá, câu mực… - Leo núi; tham quan và tìm hiểu về rừng; tham quan đồi cát và các trò chơi giải trí trên đồi cát… 65 - Trung tâm vui chơi giải trí với các loại trò chơi điện tử, trò chơi dân gian của địa phương, các đội biểu diễn văn nghệ mang sắc thái đặc trưng của các dân tộc ở Bình Thuận… 3.3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị du lịch: Trong điều kiện tài chính của tỉnh còn eo hẹp, hơn nữa muốn thực hiện thành công một chiến dịch quảng cáo lớn đòi hỏi phải có những nghiên cứu kỹ về thị trường mục tiêu, xác định các tiêu chí, xây dựng ý tưởng và nội dung quảng cáo,… một cách chuyên nghiệp trong khi điều kiện của tỉnh chưa thể thực hiện được những yêu cầu đó. Theo khả năng của mình, tỉnh nên tập trung thực hiện hiệu quả một số nội dung sau: 3.3.2.3.1. Thực hiện trang web, sách hướng dẫn du lịch, tờ bướm… giới thiệu về du lịch của tỉnh: - Đầu tư thiết kế trang web về du lịch của tỉnh với những thông tin hấp dẫn và luôn được cập nhật. Yêu cầu trang web phải thể hiện sinh động những thế mạnh du lịch của tỉnh; nhiều hình ảnh về các điểm du lịch và luôn được thay đổi để tạo sự thu hút, không nhàm chán; thông tin đầy đủ và luôn được cập nhật về các chương trình du lịch, các chương trình khuyến mãi, các điểm tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, mức giá tham khảo, thông tin thời tiết, những khuyến cáo của chính quyền địa phương… Có như vậy, du khách mới hình dung được những gì đang chờ đón họ và họ có cảm giác yên tâm vì đã bỏ tiền ra để nhận được những giá trị xứng đáng. - Tiếp tục phát hành bản tin du lịch hàng tuần với số lượng nhiều hơn và có thể tiến tới phát miễn phí cho du khách. Kinh phí để thực hiện bản tin đó trong thời gian đầu có thể là do Tỉnh, Sở Thương mại – Du lịch cung cấp nhưng khi bản 66 tin đã trở nên quen thuộc với du khách thì có thu được một khoản tiền không nhỏ từ việc cho các đơn vị kinh doanh du lịch quảng cáo trên bản tin. - Theo kế hoạch, trong năm 2005, Sở Thương mại – Du lịch sẽ cho in “Sách hướng dẫn du lịch Bình Thuận” bằng tiếng Anh – Việt, xuất bản bản đồ du lịch Bình Thuận. Nhưng như vậy chưa đủ, chi phí cho việc in sách và bản đồ thực sự không cao so với các hình thức quảng bá, tiếp thị du lịch khác nhưng hiệu quả chưa chắc đã thua. Tại sao nhà xuất bản Lonely Planet – một nhà xuất bản của Úc chuyên xuất bản các sách về du lịch của rất nhiều nước trên thế giới – có thể xuất bản sách về du lịch Việt Nam đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42810.pdf
Tài liệu liên quan