Ô tô là một loại phương tiện giao thông đường bộ được sử dụng một cách phổ biến ở trên toàn thế giới, nó phục vụ một cách đắc lực và hiệu quả trong công tác vận chuyển hành khách và hàng hóa. So với ngành đường sắt và đường hàng không thì ngành đường bộ chiếm một tỉ trọng rất lớn trong công tác vận chuyển hành khách, mà phương tiện chủ yếu để vận chuyển hành khách của ngành đường bộ là ô tô khách. Ô tô khách hiện nay trên thị trường việt nam có rất nhiều chủng loại với rất nhiều hãng xe như : HUYN DAI, HINO, THACO TRƯỜNG HẢI, SAMCO đây là những hãng xe có uy tín trên thị trường, hàng năm đã cho xuất xưởng rất nhiều loại xe khách đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ô tô khách 47 chỗ là loại phương tiện giao thông đường bộ, so sánh với các loại phương tiện khác như xe tải, xe du lịch, xe con thì có một số khác biệt : Đối tượng phục vụ của ô tô khách 47 chỗ là hành khách nên loại ô tô này có một số đặc điểm khác biệt đối với các loại ô tô khác như:
Cách bố trí nội thất của xe tạo cảm giác thoải mái cho hành khách, ghế ngồi êm, khoảng cách giữa các hàng ghế rộng để hành khách để chân thoải mái, hệ thống chiếu sang hợp lý, có gắn máy điều hòa nhiệt độ, trần xe cao
Có các phương tiện giải trí trên xe như đầu đĩa nghe nhạc, màn hình tivi
Kiểu dáng lôgô của xe cũng được chú trọng để tăng tính thẩm mĩ cho xe.
Động cơ có công suất đủ lớn và hoạt động ổn định trong thời gian dài.
Hệ thống treo hoạt động êm dịu giảm thiểu tác động của mặt đường tác động lên người ngồi trong xe.
Các hệ thống phanh hoạt động ổn định và hiệu quả bảo đảm cho xe hoạt động an toàn.
Ôtô trong quá trình khai thác, sử dụng thì các tính năng vận hành, độ tin cậy, tính kinh tế và tuổi thọ của xe đều bị biến đổi theo chiều hướng xấu, do đó để duy trì tình trạng hoạt động tốt, tăng thời gian sử dụng, đảm bảo độ tin cậy thì phải thực hiện công tác bảo dưỡng định kì và sửa chữa lớn. Đề tài : Lập quy trình bảo dưỡng định kì và sửa chữa lớn ô tô khách 47 chỗ, là đề tài có tính thực tiễn cao, được sử dụng trong các nhà máy, các xưởng sửa chữa và bảo dưỡng ôtô.
125 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Lập quy trình bảo dưỡng định kì và sửa chữa lớn ôtô khách 47 chỗ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường đại học GT-VT TPHCM, Em đã gặp không ít khó khăn nhưng được sự giúp đỡ từ phía nhà trường và đặc biệt là các thầy cô trong khoa cơ khí, đã tạo điều kiện cho Em hoàn thành tốt chương trình học của mình. và sau hơn 3 tháng làm luận văn tốt nghiệp Em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các Thầy hướng dẫn. Nay em đã hoàn thành xong luận văn này, Em không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn đối với các Thầy Cô đã giúp đỡ em.
Chân thành cảm ơn quý thầy:
TS. Nguyễn Chí Thanh
KS. Trần Văn Công
Đã hướng dẫn em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn :
Quý thầy cô trực tiếp giảng dạy em trong suốt thời gian học ở trường
Quý thầy cô làm công tác quản lý trong khoa cơ khí của trường Đại học GT-VT thành phố Hồ Chí Minh.
Các bạn trong lớp CO03 đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Kính chúc các Thầy, Cô cùng các bạn CO03 luôn luôn khỏe mạnh để thực hiện tốt công việc của mình.
Tp HCM tháng 4 năm 2008
SV. Vũ Hồng Quang
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 4
CHƯƠNG 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT VÀ SỬA CHỮA LỚN ÔTÔ
1-Mục đích, yêu cầu của bảo dưỡng định kì và sửa chữa lớn ôtô 6
2-Các thông số của xe 8
3-Công tác chuẩn bị 9
3.1. Những tư liệu về tổ chức sản xuất của một xưởng bảo dưỡng 9
3.2. Giới thiệu những thiết bị cơ bản dùng trên trạm bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên 10
3.3. Các thiết bị công nghệ dùng trong bảo dưỡng 12
3.4. Các trang thiết bị, dụng cụ dùng trong sửa chữa 13
CHƯƠNG 2-QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐỊNH KÌ ÔTÔ KHÁCH 47 CHỖ
1-Phương pháp tổ chức bảo dưỡng kĩ thuật 21
2-Chỉ tiêu kĩ thuật của quy trình 22
3-Quy trình công nghệ bảo dưỡng định kỳ 23
3.1. Bảo dưỡng hàng ngày 23
3.2. Bảo dưỡng định kì 24
3.2.1. Bảo dưỡng cấp I 25
3.2.2. Bảo dưỡng cấp 2 27
3.3. Phiếu công nghệ 33
CHƯƠNG 3-QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA LỚN 38
3.1.Sơ đồ công nghệ sửa chữa lớn 38
3.2. Các phương pháp tổ chức sửa chữa lớn 38
3.3.Tổ chức sửa chữa theo vị trí cố định 39
3.4.CÔNG TÁC TIẾP NHẬN XE VÀO SỬA CHỮA LỚN
1. Kiểm tra tình trạng xe vào 40
1.1.Công tác rửa xe 40
1.2. khử dầu mỡ, bụi than, cặn nước 40
2. Lập biên bản giao nhận xe 41
3.5.CÔNG TÁC THÁO XE 41
3.5.1. Tổng tháo xe 41
3.5.2.Tháo động cơ 47
3.5.3. Tháo cầu trước 53
3.5.4. Tháo cầu sau 55
3.5.5.tháo hộp số 58
3.5.6. tháo nhíp 58
3.6.CÔNG TÁC TẨY RỬA, KIỂM TRA, PHÂN LOẠI 59
3.6.1. Chuẩn bị 59
3.6.2. Phần tẩy rửa 60
3.6. 3. Phần kiểm tra phân loại 60
a). Mục đích của công tác kiểm tra phân loại chi tiết 60
b) Nguyên tắc kiểm tra phân loại 60
c) Kiểm chọn các chi tiết 61
1. Kiểm tra chân máy 61
2. Kiểm tra trục khuỷu 61
3. Kiểm tra thanh truyền 62
4. Kiểm tra nắp máy 62
5. Kiểm tra hệ thốngd phân phối khí 62
3.7.CÔNG TÁC PHỤC HỒI
3.7.1. Mài trục cơ 63
3.7.2. Sửa chữa trục cam 65
3.7.3. Sửa chữa thanh truyền 67
3.7.4. Sửa chữa xupap, ống dẫn hướng 68
3.7.5. Sửa chữa xilanh 70
3.7.6.Sửa chữa chốt piston 70
3.7.7. Sửa chữa hộp số 70
3.7.8. Sửa chữa nhíp xe 75
3.7.9.Sửa chữa bầu nhún 78
3.7.10. Sửa chữa ly hợp 80
3.7.11. Sửa chữa cac đăng 82
3.8.CÔNG TÁC LẮP RÁP
3.8.1. Lắp ráp động cơ 84
3.8.2. Lắp cầu trước 89
3.8.3. Lắp cầu sau 92
3.8.4. lắp hộp số 95
3.8.5. lắp nhíp xe 96
3.8.6. Tổng lắp toàn bộ xe 96
KẾT LUẬN 104
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 106
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giới thiệu chung về xe khách 47 chỗ
Ô tô là một loại phương tiện giao thông đường bộ được sử dụng một cách phổ biến ở trên toàn thế giới, nó phục vụ một cách đắc lực và hiệu quả trong công tác vận chuyển hành khách và hàng hóa. So với ngành đường sắt và đường hàng không thì ngành đường bộ chiếm một tỉ trọng rất lớn trong công tác vận chuyển hành khách, mà phương tiện chủ yếu để vận chuyển hành khách của ngành đường bộ là ô tô khách. Ô tô khách hiện nay trên thị trường việt nam có rất nhiều chủng loại với rất nhiều hãng xe như : HUYN DAI, HINO, THACO TRƯỜNG HẢI, SAMCO… đây là những hãng xe có uy tín trên thị trường, hàng năm đã cho xuất xưởng rất nhiều loại xe khách đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ô tô khách 47 chỗ là loại phương tiện giao thông đường bộ, so sánh với các loại phương tiện khác như xe tải, xe du lịch, xe con thì có một số khác biệt : Đối tượng phục vụ của ô tô khách 47 chỗ là hành khách nên loại ô tô này có một số đặc điểm khác biệt đối với các loại ô tô khác như:
Cách bố trí nội thất của xe tạo cảm giác thoải mái cho hành khách, ghế ngồi êm, khoảng cách giữa các hàng ghế rộng để hành khách để chân thoải mái, hệ thống chiếu sang hợp lý, có gắn máy điều hòa nhiệt độ, trần xe cao…
Có các phương tiện giải trí trên xe như đầu đĩa nghe nhạc, màn hình tivi…
Kiểu dáng lôgô của xe cũng được chú trọng để tăng tính thẩm mĩ cho xe.
Động cơ có công suất đủ lớn và hoạt động ổn định trong thời gian dài.
Hệ thống treo hoạt động êm dịu giảm thiểu tác động của mặt đường tác động lên người ngồi trong xe.
Các hệ thống phanh hoạt động ổn định và hiệu quả bảo đảm cho xe hoạt động an toàn.
Ôtô trong quá trình khai thác, sử dụng thì các tính năng vận hành, độ tin cậy, tính kinh tế và tuổi thọ của xe đều bị biến đổi theo chiều hướng xấu, do đó để duy trì tình trạng hoạt động tốt, tăng thời gian sử dụng, đảm bảo độ tin cậy thì phải thực hiện công tác bảo dưỡng định kì và sửa chữa lớn. Đề tài : Lập quy trình bảo dưỡng định kì và sửa chữa lớn ô tô khách 47 chỗ, là đề tài có tính thực tiễn cao, được sử dụng trong các nhà máy, các xưởng sửa chữa và bảo dưỡng ôtô.
CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT VÀ SỬA CHỮA LỚN ÔTÔ
1. Mục đích, yêu cầu của bảo dưỡng định kì và sửa chữa lớn ôtô
Một trong những điều kiện cơ bản để sử dụng tốt ô tô, tăng thời gian sử dụng và đảm bảo độ tin cậy của chúng trong quá trình vận hành chính là việc tiến hành kịp thời và có chất lượng công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô. Trên cơ sở hệ thống bảo dưỡng và sửa chữa phòng ngừa định kỳ theo kế hoạch. Hệ thống này phối hợp các biện pháp về tổ chức và kĩ thuật thuộc các lĩnh vực kiểm tra , bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa.
Căn cứ vào tính chất và nhiệm vụ của các hoạt động kỹ thuật nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động của ô tô người ta chia ra làm hai loại :
Những hoạt động hoặc những biện pháp kĩ thuật có xu hướng làm giảm cường độ hao mòn chi tiết máy, phòng ngừa hỏng hóc (bôi trơn, điều chỉnh, xiết chặt, lau chùi…) và kịp thời phát hiện các hỏng hóc (kiểm tra, xem xét trạng thái,sự tác động của các cơ cấu, các cụm,các chi tiết máy) nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của xe trong quá trình sử dụng được gọi là bảo dưỡng kỹ thuật ô tô.
Những hoạt động hoặc những biện pháp kĩ thuật có xu hướng khắc phục các hỏng hóc (thay thế cụm máy hoặc các chi tiết máy,sửa chữa phục hồi các chi tiết máy có khuyết tật….) nhằm khôi phục lại khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành của ô tô được gọi là sửa chữa.
Những hoạt động kĩ thuật trên được bố trí một cách logic trong cùng một hệ thống là : hệ thống bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.
Hệ thống này được nhà nước ban hành và là pháp lệnh đối với nghành vạn tải ô tô, nhằm mục đích thống nhất chế độ quản lý, sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa ô tô một cách hợp lý và có kế hoạch. Đảm bảo giữ gìn xe luôn luôn tốt nhằm giảm bớt hư hỏng phụ tùng tạo điều kiện góp phần hạ giá thành vận chuyển và đảm bảo an toàn giao thông. Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa càng hoàn hảo thì độ tin cậy và tuổi thọ của ô tô càng cao.
1.1. Mục đích của bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa ô tô
Mục đích của bảo dưỡng kỹ thuật là duy trì tình trạng kĩ thuật tốt của ô tô, ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sửa chữa, đảm bảo cho ô tô chuyển động với độ tin cậy cao. Mục đích của sửa chữa nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành của ô tô đã bị hư hỏng nhằm khôi phục lại khả năng làm việc của chúng.
1.2. Tính chất của bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa ô tô
- Bảo dưỡng kĩ thuật mang tính chất cưỡng bức, dự phòng có kế hoạch nhằm phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. bảo dưỡng kĩ thuật phải hoàn thành một khối lượng và nội dung công việc đã định trước theo định ngạch do nhà nước ban hành.
Ngày nay trong thực tế bảo dưỡng kĩ thuật còn theo yêu cầu của chuẩn đoán kĩ thuật.
- Sửa chữa nhỏ được thực hiện theo yêu cầu do kết quả kiểm tra của bảo dưỡng các cấp. sửa chữa lớn được thực hiện theo định ngạch (km) xe chạy do nhà nước ban hành.
Ngày nay sửa chữa ô tô chủ yếu theo phương pháp thay thế tổng thành, do vậy định ngạch sửa chữa lớn được kéo dài hoặc không tuân theo quy định mà cứ hỏng đâu thay đấy.
1.3. Nội dung của một chế độ bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa ô tô
Một chế độ bảo dưỡng và sửa chữa hoàn chỉnh phải bao gồm 5 nội dung sau đây:
+ Các hình thức bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa
+ Chu kỳ bảo dưỡng kĩ thuật và định ngạch sửa chữa lớn
+ Nội dung thao tác của một cấp bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa
+ Định mức thời gian xe nằm tại xưởng để bảo dưỡng và sửa chữa
+ Định mức khối lượng lao động cho mỗi lần vào cấp bảo dưỡng hoặc sửa chữa.
1.4.Những công việc chính của bảo dưỡng kĩ thuật
Ở các cấp bảo dưỡng khác nhau có những nội dung công việc khác nhau ở các tổng thành khác nhau, song chúng đều phải thực hiện những công việc chính sau :
- Bảo dưỡng mặt ngoài ô tô: Bao gồm quét dọn, rửa xe, xì khô, đánh bóng vỏ xe.
- Kiểm tra và chuẩn đoán kĩ thuật : Bao gồm kiểm tra mặt ngoài, kiểm tra các mối ghép, kiểm tra nước làm mát, dầu bôi trơn, chuẩn đoán tình trạng kĩ thuật của các chi tiết, tổng thành và toàn bộ ô tô.
- Công việc điều chỉnh và xiết chặt : Theo kết quả của chuẩn đoán kĩ thuật tiến hành điều chỉnh sự làm việc của các cụm, các tổng thành theo tiêu chuẩn cho phép, xiết chặt các mối ghép ren.
- Công việc bôi trơn : Kiểm tra và bổ xung dầu, mỡ bôi trơn theo đúng quy định (dầu động cơ, hộp số, dầu tay lái, dầu cầu, bơm mỡ vào truyền động các đăng…).
Nếu kiểm tra thấy chất lượng dầu mỡ bôi trơn bị biến xấu quá tiêu chuẩn cho phép ta phải thay dầu, mỡ bôi trơn. Khi đến chu kỳ thay dầu mỡ bôi trơn ta phải tiến hành thay theo đúng quy trình (được trình bày ở phần sau).
- Công việc về lốp xe : Kiểm tra sự hao mòn mặt lốp, kiểm tra áp suất hơi trong săm, nếu cần phải bơm lốp và thay đổi vị trí của lốp.
- Công việc về nhiên liệu và nước làm mát: Kiểm tra và bổ xung nhiên liệu phù hợp với từng loại động cơ, bổ xung nước làm mát cho đúng mức quy định.
- Chế độ bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa ô tô xây dựng trên cơ sở những tiến bộ kĩ thuật cụ thể của từng nước và được nhà nước phê chuẩn và ban hành. Chế độ này phải được tôn trọng và chấp hành như một pháp lệnh. Tất cả mọi cơ quan sử dụng xe đều phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
1.5.Nội dung của quy trình sửa chữa lớn
- Qui trình công nghệ sửa chữa: Một loạt các công việc khác nhau được tổ chức theo một thứ tự nhất định kể từ khi xe vào xưởng đến khi xuất xưởng.
Đối với từng loại cụm máy riêng có qui trình công nghệ riêng, phụ thuộc phương pháp sửa chữa chúng và đặc điểm kết cấu. Cũng có trường hợp cùng một cụm trên một xe có các qui trình sửa chữa khác nhau. Công việc sửa chữa được cụ thể hóa thành các qui trình (qui trình tháo lắp, tẩy rửa...)
+ Công tác tiếp nhận xe
+ Công tác tháo - rửa
+ Công tác kiểm tra phân loại
+ Công tác sửa chữa, phục hồi
+ Công tác lắp ráp
2) Các thông số của xe khách 47 chỗ THACO – KINGLONG KB11OSL
I- TIÊU CHUẨN CHUNG VÀ KỸ THUẬT
Kích thước
Kích thước tổng thể(DxRxC), mm
11060x2470x3124
Vết bánh trước/sau, mm
2040/1840
Chiều dài cơ sở, mm
5400
Khoảng sáng gầm xe, mm
260
Trọng lượng xe
Trọng lượng không tải, kG
11240
Trọng lượng toàn bộ, kG
15000
Đặc tính
Khả năng leo dốc, %
41,1
Bán kính vòng quay nhỏ nhất, m
10,4
Tốc độ tối đa, km/h
100
Dung tích thùng nhiên liệu, lít
300
Chỗ ngồi
Số chỗ ngồi kể cả người lái
47
Động cơ
Kiểu
YC6A240-20
Loại
4 kỳ, 6 xy-lanh thẳng hàng, làm mát bằng nước-turbolntercooler
Sử dụng nhiên liệu
Diesel
Tiêu chuẩn khí thải
Euro II
Công suất cực đại, ML/vg/ph
250/2500
Mô men xoắn cực đại, N.m/vg/ph
890/1500
Truyền động
Ly hợp
Một đĩa ma sát khô lò xo xoắn đàn hồi
Số tay
5 số tiến, 1 số lùi
Hệ thống lái
Kiểu
Trợ lực thủy lực
Tỷ số truyền
20,48
Khung gầm
Hệ thống phanh
Phanh khí nén, mạch kép
Lốp trước/sau
10.00-20-14PR/10.00-20-14PR
Hệ thống treo
Trước/sau
Các lò xo lá bán elip có bộ giảm xóc vàthanh xoắn ổn định
Dung tích khoang hành lý, m3
6,5
Hệ thống giảm chấn
ống giảm chấn thủy lực kiểu ống lồng
3) Công tác chuẩn bị
3.1. Những tư liệu về tổ chức sản xuất như sau của một xưởng bảo dưỡng
- Số lượng xe vào bảo dưỡng sửa chữa 50 xe/ngày, gồm nhiều kiểu và nhiều loại xe.
- Số lượng xe của một loại cần bảo dưỡng đối với mỗi cấp trong một ngày đêm là 10 xe
- Xưởng sửa chữa ô tô có hơn 50 nhân viên, trong đó cán bộ quản lý tốt nghiệp đại học, và các thợ sửa chữa lành nghề, nhiều kinh nghiệm, cụ thể:
Bậc thợ 2/7
Bậc thợ 3/7
Bậc thợ 4/7
Tổng số
13%
69%
19%
100%
Hình 1-tỉ lệ phần trăm trình độ thợ
- Thời gian xe nằm và chi phí cho bảo dưỡng định kì được tính toán sao cho ngắn nhất và tiết kiệm nhất.
- Tình hình trang thiết bị, cung cấp vật tư, nguyên vật liệu..
+ Các thiết bị dung trong bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên: Công việc bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa xe đều được tiến hành từ mọi phía: Bên trên, bên dưới, bên cạnh. Theo thống kê có khoảng (40 - 45) công việc tiến hành từ bên dưới, khoảng (10 - 20) công việc làm ở bên cạnh, khoảng (40 - 45) công việc tiến hành từ phía trên. Vì vậy ở trạm bảo dưỡng được trang bị các thiết bị bảo dưỡng để công việc bảo dưỡng và sửa chữa ô tô ở các phía được thuận lợi, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn…
3.2. Giới thiệu những thiết bị cơ bản dùng trên trạm bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên
- Trang bị cơ bản trên trạm:
Trang bị phụ gián tiếp tham gia vào qui trình công nghệ: hầm bảo dưỡng, thiết bị nâng (kích, tời, cầu trục lăn...) cầu rửa, cầu cạn, cầu lật.
* Yêu cầu chung:
Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và sử dụng, an toàn, cho phép cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, diện tích chiếm chỗ nhỏ, sử dụng thuận lợi mọi phía. Có tính vạn năng dễ sử dụng cho nhiều mác xe.
3.2.1 Hầm bảo dưỡng.
Hình 2- phân loại hầm
Trang thiết bị vạn năng có khả năng làm việc mọi phía.
Theo chiều rộng hầm thì có: Hầm hẹp, hầm rộng.
- Hầm hẹp: Là hầm có chiều rộng nhỏ hơn khoảng cách 2 bánh xe, kích thước từ (0,9÷1,1)m.
- Hầm rộng: Là hầm có chiều rộng lớn hơn khoảng cách 2 bánh xe, kích thước từ (1,4 ÷ 3)m. chiều dài lớn hơn chiều dài ô tô (1÷2)m. Kết cấu phức tạp, phải có bậc lên xuống độ sâu (1÷2)m.
Theo cách xe vào có hầm tận đầu và hầm thông qua.
Trong hầm bảo dưỡng phải có hệ thống tháo dầu di động hoặc cố định, có hệ thống đèn chiếu sáng. Thành hầm phải có gờ chắn cao từ (15 ÷ 20)cm để an toàn khi di chuyển xe. Bố trí hệ thống hút bụi, khí để thông thoáng gió, hệ thống nâng hạ xe.
3.2.2. Cầu cạn.
Là bệ xây cao trên mặt đất (0,7 ÷ 1)m độ dốc (20 ÷ 25)%. Có thể cầu cạn tận đầu hay thông qua. Vật liệu gỗ, bê tông hoặc kim loại, có thể cố định hay di động.
Ưu điểm: đơn giản.
Nhược điểm: Không nâng bánh xe lên được. Do có độ dốc nên chiếm nhiều diện tích.
3.2.3. Thiết bị nâng.
- Di động: Cầu lăn, cầu trục.
- Cố định: Kích thuỷ lực, kích hơi...
- Cầu lật: Nghiêng xe đến 450 dùng cho các xe du lịch.
3.3.Các thiết bị công nghệ dùng trong bảo dưỡng :
Là các thiết bị trực tiếp tham gia vào các tác động của quá trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa, nó bao gồm các thiết bị rửa xe, tra dầu mỡ, cấp phát nhiên liệu, băng chuyền, băng chạy rà…
3.3.1.Thiết bị rửa xe
Rửa xe được tiến hành theo định kì trước khi vào các cấp bảo dưỡng,sửa chữa hoặc sau những hành trình làm việc xe bị bám bùn đất hoặc chở vật liệu dễ gây ăn mòn hóa học…mục đích của rửa xe là để bảo vệ lớp sơn của vỏ xe, hạn chế ôxi hóa các chi tiết bị bám bùn đất, hoặc những nguyên nhân khác làm mục vỏ xe… có thể rửa xe bằng thủ công đơn giản như dùng que đào đất, giẻ lau, xô múc nước…
- Rửa xe bán cơ giới dung máy bơm nước nhiều tầng tạo áp suất cao để rửa gầm xe (áp suất khoảng (10-25)kG/cm) và áp suất thấp (khoảng (2- 6)kG/cm) để rửa vỏ ngoài xe, kết hợp với rẻ lau. Hoặc dùng hệ thống phun tự động rửa gầm xe còn mặt bên và vỏ xe rửa bằng vòi nước và tay.
- Rửa xe cơ giới dung các vòi phun để rửa gầm và thành bên. Vỏ xe kết hợp với hệ thống chổi quay tự động rửa vỏ xe.
Yêu cầu của nhiệt độ nước rửa xe không chênh lệch nhiệt độ với môi trường là 20 độ để không gây rạn nứt làm hỏng lớp sơn. Nước rửa xe thường pha thêm các loại xút làm sạch. Sau khi rửa xong ta có thể để cho khô tự nhiên hoặc làm khô bằng không khí nén lạnh hoặc sấy khô bằng không khí ấm theo kiểu tự động hoặc bán tự động.
3.3.2.Thiết bị kiểm tra, chuẩn đoán kĩ thuật
Mục đích của thiết bị :
- Xác định xe có cần phải bảo dưỡng kĩ thuật hoặc sửa chữa hay không (lúc này lấy kiểm tra chuẩn đoán kĩ thuật là cưỡng bức còn việc bảo dưỡng, sửa chữa là do từ yêu cầu của chuẩn đoán kĩ thuật)
- Xác định khối lượng công việc, khối lượng lao động trong bảo dưỡng kĩ thuật
- Đánh giá chất lượng công tác sau khi bảo dưỡng, sửa chữa
3.3.3. Thiết bị chạy rà, thử nghiệm
Các thiết bị chạy rà, thử nghiệm được dùng để nghiên cứu, thử nghiệm các tổng thành, ô tô sau khi chế tạo hoặc sau khi sửa chữa bảo dưỡng chúng.
Ngoài ra các thiết bị này còn giúp phát hiện sai sót khi chế tạo lắp ráp đồng thời giúp san phẳng các nhấp nhô tế vi của các bề mặt tiếp xúc có sự chuyển động tương đối với nhau để tạo bề mặt làm việc có lợi nhất, năng cao được tuổi bền của chi tiết.
3.3.4.Thiết bị tra dầu mỡ
Công tác thay dầu, bơm mỡ là nội dung quan trọng của các cấp bảo dưỡng kĩ thuật nhằm bôi trơn làm giảm hao mòn các bề mặt ma sát của chi tiết. những công việc này có thể làm thủ công nhờ các thùng chứa và dụng cụ đơn giản nhưng năng suất lao động không cao, dễ hao hụt do rơi vãi, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường…để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm dầu mỡ bôi trơn người ta thường dùng các thiết bị chuyên dùng
+ Thiết bị bơm mỡ
Dùng để bơm mỡ vào những nơi bôi trơn bằng mỡ như: ổ bi kim của khớp các đăng, khớp rô tuyn tay lái, chốt chuyển hướng, ắc nhíp, ổ bi ở bạc mở li hợp…
+ Thiết bị tra dầu :
Thiết bị tra dầu có nhiệm vụ tra dầu vào các te dầu của: động cơ, hộp số, cầu chủ động, hộp tai lái …mỗi khi cần bổ xung dầu hoặc thay dầu bôi trơn
Có thể dùng thiết bị bơm tay đơn giản để cấp dầu với khối lượng ít (bổ xung dầu).
+ Thiết bị cấp nhiên liệu :
Thông thường nhiên liệu được chứa trong các thùng có dung tích lớn chôn ngầm dưới đất.
Cột nhiên liệu đặt trên mặt đất, nhiên liệu được hút lên qua hệ tống bơm dẫn bằng động cơ điện. Trên cột nhiên liệu có đồng hồ đếm số lượng nhiên liệu đã cấp hoặc được chỉ thị bằng số trên màn hình hiển thị và tổng giá thành phải trả như đại bộ phận các cột bán nhiên liệu hiện nay đang sử dụng.
3.4. các trang thiết bị, dụng cụ dùng trong sửa chữa
3.4.1. Dụng cụ đồ nghề
- Tua vít: Gồm tua vit dẹp và tua vít 4 chấu.
Tua vít dùng để mở hoặc siết các con vít sẻ rãnh, sử dụng tua vít nên chú ý: chọn tua vít đúng cỡ, không được sử dụng tua vít làm cây xeo, cây đục.
Khi cần mài lại phải mài đúng kỹ thuật, hai bên lưỡi tua vít gần song song, chứ không nhọn bén như mũi đục, Hình 3- các loại tô vít
- Các loại búa
Trong sửa chữa động cơ, búa thường dùng để tháo lắp các chi tiết. Chú ý phải chọn đúng loại búa để không làm hỏng các chi tiết, các chi tiết có bề mặt làm việc được gia công chính xác thì không được dùng búa đầu kim loại mà phải dùng búa nhựa.
Búa có mặt làm việc mềm
Hình 4-Các loại búa
- Các loại kìm : Kìm thông dụng, kìm mỏ nhọn, kìm răng...để bảo vệ răng trong của kìm không nên dùng kìm để kìm để cặp các vật thép cứng. Không được dùng kìm thay cờ lê để vặn bu lông, đai ốc vì sẽ làm tròn đầu lục giác của đai ốc.
Hình 5- các loại kìm
- Các loại cờ lê
Cờ lê miệng dùng nới lỏng hoặc vặn những bu lông với lực nhỏ, khi mở hoặc siết chặt với lực lớn phải cờ lê vòng. Khi lực rất lớn thì phải dùng típ. Chú ý phải sử dụng đúng loại và cỡ.
hình 6- các loại cờ lê
- Các loại túyp
Khi làm việc với các bu lông đai ốc chịu lực lớn hoặc nằm sâu bên trong ta phải sử dụng túyp với các cần nối. Đối với các bu lông nắp máy, bu lông cổ trục chính, bu lông nắp đầu to thanh truyền... phải sử dụng túyp với cần siết đo lực.
Hình 7- các loại tuyp
- Mỏ lết, các loại đục, các loại dùi , các loại cưa, dụng cụ khoan ta rô ren, các loại dụng cụ kẹp, dụng cụ cắt và loe ống, các loại cảo.
3.4.2 Dụng cụ đo kiểm
- Dụng cụ đo đường kính trục, dụng cụ ép lò xo,thước lá cơ, dụng cụ đo đường kính lỗ kiểu compa, Pamme, thước cặp, Dụng cụ kiểm tra độ đảo, dụng cụ kiểm tra đường kính lo,ã dụng cụ đo chiều sâu lỗ, dụng cụ đo đường kính những lỗ nhỏ, dụng cụ kiểm tra độ vuông góc.
* NỘI QUY AN TOÀN XƯỞNG
Hiệu quả công việc trong xưởng tùy thuộc vào các điều kiện và các thói quen làm việc an toàn. Đối với kĩ thuật viên sự an toàn ít nhất cũng quan trọng ngang với kĩ năng nghề nghiệp. sự bất cẩn có thể gây ra những chấn thương, thậm chí chết người không chỉ cho bản thân mà còn cho các đồng nghiệp xung quanh, kĩ thuật viên sẽ làm việc hàng ngày trong những điều kiện có thể gây nguy hiểm nếu không đặc biệt quan tâm đến các nguyên tắc an toàn.
Để bảo vệ công nhân, nhà nước đã ban hành các quy định an toàn, nhưng trách nhiệm là thuộc từng cá nhân làm việc với các thói quen an toàn ở mọi nơi mọi lúc. Mặc dầu các xưởng máy ngày nay và các trang thiết bị đề kèm theo các thiết bị an toàn, nhưng không nên dựa hoàn toàn vào các thiết bị đó. Từng nhà sản xuất, q