Luận văn Kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị

Nhận thức đúng đắn về vai trò chiến lược, tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN là một vấn đề quan trọng, nhưng việc nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình thực tế kinh tế tập thể của cả nước nói chung còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng hơn trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì, chỉ có trên cơ sở thực tế khách quan ấy, Đảng và Nhà nước mới đề ra những giải pháp thích hợp, tích cực nhằm đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế tập thể ngang tầm nhiệm vụ và sứ mệnh loại hình kinh tế này. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ:

“Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể. Tổng kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể để khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã cổ phần." [8, tr.236].

Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với tiềm năng đất đai hiện có, tương lai phát triển của ngành nông nghiệp Quảng Trị là chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với hệ sinh thái của mỗi vùng: thoát dần độc canh cây lúa theo hướng đa dạng hóa cây trồng, tăng nhanh sản xuất cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi. Do vậy, phải quan tâm phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp.

Từ sau khi thực hiện Chỉ thị 68/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII về chuyển đổi hoạt động của HTX nông nghiệp theo Luật HTX. Ở tỉnh Quảng Trị đã có bước chuyển biến về số lượng và chất lượng hoạt động của HTX thích ứng với cơ chế thị trường, góp phần phát triển kinh tế hộ, trên 90% số HTXNN kinh doanh có lãi.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số HTX tồn tại hình thức, nhiều HTX lúng túng trong hoạt động SX-KD, năng lực nội tại còn hạn chế chưa tương xứng vai trò, vị trí tiềm năng của nó. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIV nhiệm kỳ (2005-2010) đánh giá: “Kinh tế hợp tác, HTX từng bước chuyển đổi theo luật và thích ứng dần với cơ chế thị trường” nhưng “Kinh tế hợp tác và phong trào xây dựng HTX kiểu mới, nhất là đối với HTX trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, chất lượng chuyển đổi trong hoạt động của các HTX còn nặng hình thức, hiệu quả chưa cao” [ 4, tr.25].

Do vậy, tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm của những mô hình HTX hoạt động có hiệu quả, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đang đặt ra về kinh tế tập thể trong nông nghiệp mà nòng cốt là các HTX kiểu mới ở tỉnh Quảng Trị là một vịêc làm thiết thực, cấp bách mà thực tiễn đang đặt ra góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay.

Với lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế - Chính trị nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

 

doc84 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhận thức đúng đắn về vai trò chiến lược, tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN là một vấn đề quan trọng, nhưng việc nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình thực tế kinh tế tập thể của cả nước nói chung còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng hơn trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì, chỉ có trên cơ sở thực tế khách quan ấy, Đảng và Nhà nước mới đề ra những giải pháp thích hợp, tích cực nhằm đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế tập thể ngang tầm nhiệm vụ và sứ mệnh loại hình kinh tế này. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể. Tổng kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể để khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã cổ phần..." [8, tr.236]. Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với tiềm năng đất đai hiện có, tương lai phát triển của ngành nông nghiệp Quảng Trị là chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với hệ sinh thái của mỗi vùng: thoát dần độc canh cây lúa theo hướng đa dạng hóa cây trồng, tăng nhanh sản xuất cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi. Do vậy, phải quan tâm phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp. Từ sau khi thực hiện Chỉ thị 68/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII về chuyển đổi hoạt động của HTX nông nghiệp theo Luật HTX. ở tỉnh Quảng Trị đã có bước chuyển biến về số lượng và chất lượng hoạt động của HTX thích ứng với cơ chế thị trường, góp phần phát triển kinh tế hộ, trên 90% số HTXNN kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số HTX tồn tại hình thức, nhiều HTX lúng túng trong hoạt động SX-KD, năng lực nội tại còn hạn chế chưa tương xứng vai trò, vị trí tiềm năng của nó. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIV nhiệm kỳ (2005-2010) đánh giá: “Kinh tế hợp tác, HTX từng bước chuyển đổi theo luật và thích ứng dần với cơ chế thị trường” nhưng “Kinh tế hợp tác và phong trào xây dựng HTX kiểu mới, nhất là đối với HTX trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, chất lượng chuyển đổi trong hoạt động của các HTX còn nặng hình thức, hiệu quả chưa cao” [ 4, tr.25]. Do vậy, tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm của những mô hình HTX hoạt động có hiệu quả, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đang đặt ra về kinh tế tập thể trong nông nghiệp mà nòng cốt là các HTX kiểu mới ở tỉnh Quảng Trị là một vịêc làm thiết thực, cấp bách mà thực tiễn đang đặt ra góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế - Chính trị nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài: Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể là vấn đề lớn, mang tính chiến lược luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Sự quan tâm đó thể hiện thông qua đường lối, chủ trương chính sách và sự đầu tư nhiều mặt của Đảng và Nhà nước cho khu vực kinh tế tập thể và HTX. Trong quá trình cách mạng XHCN ở nước ta, đặc biệt từ khi có Chỉ thị 68/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII và Luật HTX (ban hành năm 1996) về chuyển đổi hoạt động của HTX nông nghiệp cho đến nay được nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau, cụ thể như: - Nguyễn Văn Bính, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001): “Kinh tế hợp tác - HTX ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. - Hồ Văn Vĩnh (2004): Cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình phát triển HTX nông nghiệp ở nước ta. Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Vũ Văn Phúc (2004) “Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. - Phạm Thị Cầm, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ (2003) “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Thanh Hà (2000) “Kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Trần Minh Tâm (2000) về “Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Lưu Văn Tiền (2000) về “Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở tỉnh Vĩnh Long”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Đặng Hùng Anh “Phát triển kinh tế hợp tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang", Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Huy Oánh (2005) “Tìm hiểu quan điểm của Mác-Ănghen, Lênin về sở hữu tập thể và kinh tế tập thể”, Thông tin những vấn đề kinh tế chính trị học, số 05, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Kỷ yếu khoa học đề tài cấp bộ năm 2003 - 2004 “Mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, Khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Các công trình đã đề cập đến vấn đề HTX với những nội dung chủ yếu như: - Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế hợp tác và HTX. - Đánh giá thực trạng hoạt động của kinh tế hợp tác và HTX trước và sau đổi mới nói chung và sau khi thực hiện chuyển đổi HTX nói riêng, đánh giá việc thực hiện luật HTX của một số địa phương và trên phạm vi cả nước. - Phân tích những đặc trưng của mô hình HTX kiểu mới, trình bày những kinh nghiệm hoạt động và những kiến nghị, giải pháp, chính sách cụ thể về phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt HTX nông nghiệp. - Dự báo sự vận động, phát triển HTXNN trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Nhưng tỉnh Quảng Trị cho đến nay chưa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu cụ thể về hoạt động của kinh tế tập thể nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả muốn kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình trên, đồng thời vận dụng tinh thần Nghị quyết TW 5 khóa IX và Luật HTX 2003 vào nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, từ đó đề xuất những kinh nghiệm các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả và những giải pháp tiếp tục phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kinh tế tập thể, thực tiễn hình thành và phát triển những mô hình kinh tế tập thể trong quá trình đổi mới, tìm ra những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Trị thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Thứ nhất, phân tích đặc điểm, vai trò của kinh tế tập thể trong nông nghiệp, từ đó rút ra kết luận phát triển HTX nông nghiệp là một yêu cầu tất yếu khách quan. Thứ hai, khảo sát phân tích đánh giá thực trạng hình thành và phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Quảng Trị thời gian qua. Thứ ba, đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở Quảng Trị thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kinh tế tập thể trong nông nghiệp mà nòng cốt là HTXNN kiểu mới và những quan hệ kinh tế - xã hội có liên quan đến sự hình thành vận động và phát triển của chúng. - Phạm vi nghiên cứu là một số mô hình kinh tế tập thể dưới hình thức hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở tỉnh Quảng Trị trong thời gian từ năm 1997 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Đảng bộ địa phương. Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu điều tra chọn mẫu và các số liệu thường niên của Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện thị, Liên minh HTX và các phương pháp khác. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần làm rõ sự cần thiết phát triển hợp tác xã nông nghiệp với tư cách là hình thức có hiệu quả của kinh tế tập thể trong nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp và một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tiêu biểu trong nông nghiệp Quảng Trị thời gian qua, luận văn chỉ ra những thành công và hạn chế trong phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Quảng Trị cùng các nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó. Luận văn đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt dưới hình thức hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trong nông nghiệp tỉnh Quảng Trị thời gian tới với tư cách là tài liệu tham khảo giúp địa phương trong thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 2 chương, 6 tiết. - Chương 1: Hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Trị hiện nay. - Chương 2: Quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Quảng Trị. Chương 1 hợp tác xã nông nghiệp tỉnh quảng trị hiện nay 1.1. Hợp tác xã nông nghiệp và sự cần thiết phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, nguyên tắc hoạt động của Hợp tác xã Hợp tác xã nông nghiệp là hình thức phổ biến của kinh tế tập thể trong nông nghiệp ngày nay ở nước ta nói chung và Quảng Trị nói riêng, vì vậy, để hiểu rõ về kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở Quảng Trị cần làm rõ nội hàm khái niệm kinh tế tập thể, kinh tế tập thể trong nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Kinh tế tập thể là kiểu kết cấu kinh tế xã hội dựa trên cơ sở hình thức sở hữu tập thể của người lao động về các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu mà trước hết là về tư liệu sản xuất. Sở hữu tập thể được hình thành trong lịch sử phát triển xã hội dưới tác động của phát triển sản xuất thông qua nhu cầu hợp tác giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh, tuy nhiên sở hữu tập thể của những người lao động trực tiếp chỉ được hình thành một cách phổ biến trong thời kỳ quá độ lên CNXH, vì vậy sự hình thành và phát triển của kinh tế tập thể được các nhà kinh điển Mác - Lênin coi là một trong những đặc trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH và là con đường đưa sản xuất nhỏ, lạc hậu, phân tán của người nông dân, thợ thủ công lên sản xuất lớn XHCN. Thực tiễn lịch sử cho thấy kinh tế tập thể được hình thành và phát triển rộng rãi ở các nước trong phe XHCN trước đây như Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu, Trung Quốc. ở nước ta, kinh tế tập thể được hình thành ở miền Bắc sau hòa bình lập lại 1954 và trên phạm vi cả nước sau thống nhất đất nước 1975 với các hình thức đa dạng từ thấp đến cao như tổ đổi công, tổ hợp tác, hợp tác xã cấp thấp, hợp tác xã cấp cao. Trải qua nhiều thăng trầm trong phát triển, đến nay kinh tế tập thể đang là một trong những thành phần kinh tế có vai trò quan trọng cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân [7, tr.83]. Từ nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH, Đảng ta đã nêu lên quan niệm về kinh tế tập thể một cách đầy đủ trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khoá IX: “Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thành viên kinh tế tập thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và người có nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ” [7, tr.30]. Từ khái niệm trên có thể rút ra những nhận xét sau: Thứ nhất, kinh tế tập thể là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể. Thứ hai, phân phối theo lao động, vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ của xã viên. Thứ ba, nguyên tắc hoạt động là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Thứ tư, trong điều kiện nước ta hiện nay nòng cốt của kinh tế tập thể là các HTX. Thứ năm, HTX với tư cách là hình thức biểu hiện của kinh tế tập thể vừa dựa trên sở hữu của các thành viên, vừa dựa trên sở hữu tập thể; là hình thức liên kết rộng rãi không những đối với người lao động mà cả các hộ SXKD, các doanh nghiệp nhỏ và vừa; phân phối không những theo lao động mà cả theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động với tư cách pháp nhân trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Quan niệm mới về kinh tế tập thể đó đặt nền móng cho quan niệm mới về HTX trong đó có HTXNN như sau: "HTX là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia Hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật" [27]. Như vậy, HTX là một trong những hình thái biểu hiện cụ thể của kinh tế tập thể ở nước ta hiện nay, xét về nội hàm thì kinh tế tập thể là khái niệm rộng hơn, song với tư cách là hình thái biểu hiện thì HTX không những bao hàm những đặc tính của kinh tế tập thể mà còn bao hàm những đặc tính cụ thể, đặc thù thể hiện trình độ phát triển nhất định của kinh tế tập thể. Trước đây do nhận thức không đầy đủ về kinh tế tập thể và HTX, cho nên chúng ta đã đồng nhất HTX với kinh tế tập thể, buộc các HTX phải cố gắng làm cho các đặc tính của kinh tế tập thể như sở hữu tập thể, phân phối theo lao động, quản lý tập trung… trở thành bao trùm toàn bộ với thời gian ngắn. Những biện pháp hành chính mệnh lệnh để xác lập nhanh chóng kinh tế tập thể đã làm thui chột động lực, giới hạn phạm vi hoạt động và giảm hiệu quả của các HTX. Với nhận thức mới về kinh tế tập thể và HTX ngày nay đã hình thành quan niệm mới về kinh tế HTX thông qua những đặc trưng của mô hình HTX kiểu mới, bao gồm: Thứ nhất, HTX do các thành viên bao gồm cả thể nhân và pháp nhân (người lao động, hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ) cả người có ít vốn và người có nhiều vốn, có thể góp sức, góp vốn cổ phần xây dựng nên, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ. Thứ hai, HTX không tập thể hóa mọi tư liệu sản xuất của các thành viên, mà dựa trên sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên; sở hữu tập thể bao gồm các loại quỹ không chia, tài sản trước đây được giao lại cho tập thể sử dụng làm tài sản không chia, những tài sản do quá trình tích lũy của HTX tạo nên. Thứ ba, tổ chức và hoạt động của HTX không bị giới hạn quy mô, lĩnh vực, địa bàn, HTX hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, liên doanh, liên kết với các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế. Thứ tư, hình thức phân phối trong HTX vừa theo lao động, vừa theo vốn góp và theo mức độ tham gia dịch vụ. HTX là một tổ chức kinh tế hoạt động lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên, lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên. Thứ năm, mô hình HTX linh hoạt, đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng ngành với nhiều trình độ phát triển từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đầu vào, đầu ra. Phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên, đến mở mang ngành nghề, vươn lên kinh doanh tổng hợp và hình thành được các doanh nghiệp của HTX, từ HTX phát triển thành liên hiệp các HTX. Thứ sáu, trong tổ chức quản lý HTX, chức năng quản lý của Ban quản trị với chức năng điều hành của chủ nhiệm có sự phân biệt rõ ràng. Chủ nhiệm có thể là xã viên HTX hoặc người ngoài HTX do Ban quản trị thuê. Những đặc trưng mô hình HTX kiểu mới được nêu ở trên là những tiêu chí giúp chúng ta làm cơ sở để đổi mới hoạt động HTX, đồng thời là cơ sở để phân biệt với HTX kiểu cũ (trước đổi mới), phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác. Để thể hiện được các đặt trưng của HTX kiểu nới, góp phần phát huy hiệu quả của HTX với tư cách là hình thức quan trọng của kinh tế tập thể, các HTX cần được tổ chức hoạt động theo những nguyên tắc nhất định: Thứ nhất, tự nguyện: Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật HTX, tán thành Điều lệ HTX đều có quyền tự quyết định gia nhập HTX hoặc xin ra khỏi HTX. Nguyên tắc này thể hiện: Tuyệt đối không được cưỡng ép nông dân bất kỳ dưới hình thức nào, mà phải để người nông dân tự suy nghĩ thấy những lợi ích thiết thực của mình mà tự nguyện hợp tác với nhau. Ph.Ăngghen từng nêu luận điểm: Cần để cho nông dân suy nghĩ trên luống cày của họ và ông đã khẳng định kiên quyết rằng khi giai cấp vô sản giành được chính quyền thì tuyệt đối không được tước đoạt những người tiểu nông dù bất kỳ dưới hình thức nào. Nhà nước vô sản phải bằng những biện pháp hết sức tỷ mỷ khuyến khích họ. Bằng hoạt động thực tiễn của mình với nhãn quan khoa học V.I.Lênin có những đóng góp quan trọng về KTHT, về con đường đưa những người tiểu nông, những người sản xuất nhỏ đi theo CNXH trong thời kỳ quá độ. Người rất coi trọng nguyên tắc tự nguyện, kiên quyết phản đối dùng biện pháp hành chính trong việc Hợp tác hóa nông dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng nguyên tắc tự nguyện, Người luôn nhắc nhở chúng ta: "Không được cưỡng ép ai hết, phải tuyên truyền giải thích cho nông dân thấy lợi ích tổ đổi công, ai muốn vào thì vào, tuyệt đối không được ép bụôc ai" [24]. Thực hiện nguyên tắc tự nguyện nhưng lại biết tổ chức, giáo dục, biết đấu tranh, đặc biệt là biết tổng kết những điển hình tiên tiến để cho nông dân noi theo, học tập; tự nguyện không có nghĩa là buông xuôi, bỏ mặc mà không có tác động gì của Nhà nước, của chúng ta, nhưng cũng không chạy theo thành tích, nôn nóng, “HTX cả làng” như trước đây, mà phải coi trọng lợi ích thiết thực của xã viên. Thứ hai, dân chủ, bình đẳng và công khai: Xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết, thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy định trong Điều lệ HTX. Dân chủ trong quản lý gắn liền với bình đẳng của mọi xã viên HTX. Bởi vì, HTX là tổ chức của dân, do dân tự tổ chức, quản lý, phục vụ nhu cầu chung của xã viên mà từng thành viên tự thực hiện không hiệu quả, mang lại hết thảy lợi ích cho xã viên, là tổ chức mà xã viên vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX hoặc là người lao động trong HTX. Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai trong HTX khác với các loại hình doanh nghiệp khác, trong doanh nghiệp tư nhân tư bản, quyền quyết định thuộc về chủ sở hữu nào chiếm cổ phần chi phối hay còn gọi cổ phần khống chế. Trong hội đồng quản trị của các doanh nghiệp nhà nước, làm việc theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Trong kinh tế HTX, ban quản trị cũng làm việc theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Nhưng trên hội đồng quản trị còn có đại hội xã viên. Đại hội này có quyền lực cao nhất. Đại hội xã viên khác với đại hội cổ đông của xí nghiệp. ở đại hội cổ đông người có quyền quyết định là người cổ đông nào sở hữu số cổ phần chi phối. Nhưng trong kinh tế HTX, xã viên đều bình đẳng về quyền biểu quyết, không kể xã viên đó góp nhiều hay góp ít vốn cho HTX. Đây là sự biểu quyết theo nguyên tắc đối nhân chứ không phải theo nguyên tắc đối vốn. Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về quản lý HTX được thể hiện qua khái niệm làm chủ của xã viên HTX: "Các HTX phải làm như thế nào để các xã viên đều thấy rằng mình là người làm chủ tập thể HTX. Có quyền bàn bạc và quyết định những công việc của HTX. Có như thế thì xã viên sẽ đoàn kết chặt chẽ, phấn khởi sản xuất và HTX sẽ tiến bộ không ngừng", "Mỗi xã viên phải làm chủ, HTX là nhà, xã viên là chủ". Đồng thời, Người nhấn mạnh: "Quản lý phải thật dân chủ, tài chính phải công khai, sổ sách phải minh bạch" [32, tr.75]. Thứ ba, tự chủ, chịu trách nhiệm và cùng có lợi. HTX tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự quyết định về phân phối thu nhập, đảm bảo HTX và xã viên cùng có lợi. Sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của HTX, lãi được trích một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX. Tự chủ, chịu trách nhiệm và cùng có lợi. Đây là nguyên tắc nói về lợi ích kinh tế của kinh tế hợp tác đưa lại cho nông dân, trong đó lợi ích xã viên, HTX, nhà nước cơ bản thống nhất với nhau, không có mâu thuẩn đối kháng, không có bóc lột, cùng có lợi thể hiện: HTX là hợp vốn, hợp sức với nhau, vốn nhiều thì sức mạnh, khó nhọc ít mà lợi ích nhiều; lợi ích không chỉ là lợi ích trước mắt mà còn lợi ích lâu dài cho bà con nông dân. Thứ tư, hợp tác và phát triển cộng đồng. "Xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong HTX, trong cộng đồng xã hội, hợp tác giữa các HTX trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật" [27]. Những nguyên tắc trên được hình thành trên cơ sở bản chất kinh tế - xã hội của HTXNN. Là tiêu chuẩn để xác định một tổ chức kinh doanh có phải là HTX hay không; để phân biệt HTX với tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trường, những nguyên tắc này thể hiện nổi bật trong HTXNN và xã hội nông thôn, và thể hiện lợi ích thiết thân của các thành viên tham gia kinh tế hợp tác. 1.1.2. Hợp tác xã nông nghiệp và các loại hình Hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta hiện nay Hợp tác xã nông nghiệp là một loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp do những người nông dân tự nguyện thành lập nhằm mục đích trợ giúp các hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ thông qua cung cấp các dịch vụ giá rẻ do lợi thế về quy mô và chuyên môn hoá hoạt động. “HTXNN ra đời trên nền tảng kinh tế hộ nông dân” [19]. Ngoài những đặc điểm của HTX kiểu mới nói chung, HTXNN còn có những đặc điểm đặc thù về kinh tế - xã hội của nông nghiệp, nông thôn như: + HTXNN là tổ chức kinh tế tập hợp đông đảo nông dân chủ yếu ở nông thôn - lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xã hội ở các nước đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng. + HTXNN là một tổ chức kinh tế của những người hạn chế về trình độ dân trí, vốn, cơ sở vật chất- kỹ thuật so với các loại hình doanh nghiệp khác. Do đó, đòi hỏi sự giúp đỡ của Nhà nước về cơ sở vật chất, về tổ chức quản lý đối với HTXNN là một tất yếu. + Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi. Nên trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, HTXNN vừa bị chi phối bởi các quy luật kinh tế, vừa bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên nên thường làm cho các HTXNN phải chịu rủi ro lớn, hiệu quả kinh tế và lợi nhuận thấp nên tích luỹ ít và chậm. Qua đặc điểm này cho thấy, những lĩnh vực sản xuất, những khâu công việc trực tiếp tác động vào cây trồng vật nuôi thì việc tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong từng hộ nhìn chung là phù hợp và tỏ ra có sức sống, có hiệu quả kinh tế cao hơn là tổ chức sản xuất tập thể trong các HTX quy mô lớn. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, HTX nông nghiệp kiểu mới ra đời là vì kinh tế nông hộ, chứ không phải để thay thế kinh tế nông hộ, ngược lại kinh tế nông hộ là "tế bào" là cơ sở tồn tại của kinh tế HTX nông nghiệp kiểu mới. Tuỳ theo đặc điểm của mỗi nước và nhu cầu cụ thể của những người tham gia, do đặc điểm của từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh mà HTX được xây dựng theo một mô hình nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra, vì vậy các loại hình HTX rất đa dạng. Nhìn chung về loại hình HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta và thực tiễn hoạt động của HTX nông nghiệp kiểu mới, chúng ta có thể khái quát HTX nông nghiệp với các mô hình sau: Loại thứ nhất, HTX nông nghiệp làm dịch vụ: loại hình HTX nông nghiệp được tách hẳn để làm chức năng dịch vụ nông nghiệp, bao gồm dịch vụ các yếu tố đầu vào như: HTX cung ứng vật tư (giống, phân bón, thuốc trừ sâu...); dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp như: dịch vụ làm đất, tưới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDE TAIss.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan