Luận văn Kinh tế du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Trong mấy thập kỷ qua, du lịch được coi là một ngành kinh tế tổng hợp rất lớn và phát triển nhanh trên toàn thế giới. Đó là ngành kinh tế có sự phong phú, đa dạng về hàng hoá và dịch vụ khác nhau cho khách hàng, nhằm thu hút ngoại tệ và tạo công ăn, việc làm cho nhân dân. Du lịch gắn với giao thông, nhà hàng, khách sạn, mua bán hàng hoá, nghỉ ngơi và nơi vui chơi giải trí Như vậy, du lịch là ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, tạo công ăn, việc làm và mang lại thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế du lịch đã trở thành một yếu tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, là động lực làm tăng tiến trình giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các quốc gia, dân tộc trên cơ sở hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Sự hoà nhập giữa các nước hạ lưu sông Mê Kông được coi là nơi du lịch nổi tiếng thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới và là nơi du lịch phát triển nhanh nhất.

Nền kinh tế của nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào(CHDCND Lào) sau 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Cùng với các ngành kinh tế khác, trong những năm qua du lịch của Lào đã và đang được chú trọng đầu tư phát triển, đặc biệt vào năm 1999 – 2000 là năm du lịch Lào. Ngành du lịch Lào đang được chính phủ quan tâm đẩy nhanh tốc độ theo kịp các nước trong khu vực và thế giới. Tốc độ phát triển của toàn ngành tuỳ thuộc rất nhiều vào sự phát triển du lịch ở các tỉnh, các địa phương. Mấy năm vừa qua tiềm năng du lịch ở địa phương đã được khai thác ở những mức độ khác nhau tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn trong cả nước.

Tỉnh Chăm Pa Sắc là một tỉnh ở cực Nam Lào; được chia thành 2 vùng: vùng đồng bằng, vùng cao nguyên và núi; có biên giới giáp với các tỉnh và các nước láng giềng như: phía bắc giáp tỉnh Xa La Văn, phía nam giáp tỉnh Xiêng Teng của Vương quốc Căm Pu Chia, phía đông giáp tỉnh Xê Cong và tỉnh Ăt Ta Pư, phía tây giáp tỉnh U Bôn Lạt Xạ Tha Ni của Vương quốc Thái Lan. Trên tuyến đường biên giới quốc gia giữa Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào với Vương quốc Căm Pu Chia và Vương quốc Thái Lan thuộc địa phận tỉnh Chăm Pa Sắc có ba cửa khẩu quốc tế là sân bày quốc tế (thành phố Pak Sê), cửa khẩu Vơn Kham và cửa khẩu Văng Tau.

Tỉnh có sông Mê Kông chảy dọc theo chiều Tây Bắc xuống Đông Nam qua 8 huyện, trong đó có 1 huyện đảo (huyện Khổng) trên sông Mê Kông; chính sông Mê Kông đã chia tỉnh Chăm Pa Sắc thành 2 bên đông và tây (bên phía đông có 5 huyện, bên phía tây có 4 huyện và 1 huyện trên đảo).

Chăm Pa Sắc nằm trên trục đường giao thông quan trọng của đất nước như Quốc lộ số 13 và điểm nối đường giao thông đi vào ba tỉnh miền Nam Lào, có một sân bay quốc tế.

Đây là điểm lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, về kinh tế du lịch nói riêng; nhưng đồng thời việc có biên giới giáp với Thái Lan là một trong những điểm khó khăn, phức tạp về quốc phòng an ninh của tỉnh; bọn xấu thường sử dụng đất Thái Lan xâm nhập vào gây rối trật tự an ninh của tỉnh.

 

doc116 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Kinh tế du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong mấy thập kỷ qua, du lịch được coi là một ngành kinh tế tổng hợp rất lớn và phát triển nhanh trên toàn thế giới. Đó là ngành kinh tế có sự phong phú, đa dạng về hàng hoá và dịch vụ khác nhau cho khách hàng, nhằm thu hút ngoại tệ và tạo công ăn, việc làm cho nhân dân. Du lịch gắn với giao thông, nhà hàng, khách sạn, mua bán hàng hoá, nghỉ ngơi và nơi vui chơi giải trí … Như vậy, du lịch là ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, tạo công ăn, việc làm và mang lại thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế du lịch đã trở thành một yếu tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, là động lực làm tăng tiến trình giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các quốc gia, dân tộc trên cơ sở hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hoá. Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong khu vực Đông Nam á. Sự hoà nhập giữa các nước hạ lưu sông Mê Kông được coi là nơi du lịch nổi tiếng thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới và là nơi du lịch phát triển nhanh nhất. Nền kinh tế của nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào(CHDCND Lào) sau 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Cùng với các ngành kinh tế khác, trong những năm qua du lịch của Lào đã và đang được chú trọng đầu tư phát triển, đặc biệt vào năm 1999 – 2000 là năm du lịch Lào. Ngành du lịch Lào đang được chính phủ quan tâm đẩy nhanh tốc độ theo kịp các nước trong khu vực và thế giới. Tốc độ phát triển của toàn ngành tuỳ thuộc rất nhiều vào sự phát triển du lịch ở các tỉnh, các địa phương. Mấy năm vừa qua tiềm năng du lịch ở địa phương đã được khai thác ở những mức độ khác nhau tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn trong cả nước. Tỉnh Chăm Pa Sắc là một tỉnh ở cực Nam Lào; được chia thành 2 vùng: vùng đồng bằng, vùng cao nguyên và núi; có biên giới giáp với các tỉnh và các nước láng giềng như: phía bắc giáp tỉnh Xa La Văn, phía nam giáp tỉnh Xiêng Teng của Vương quốc Căm Pu Chia, phía đông giáp tỉnh Xê Cong và tỉnh Ăt Ta Pư, phía tây giáp tỉnh U Bôn Lạt Xạ Tha Ni của Vương quốc Thái Lan. Trên tuyến đường biên giới quốc gia giữa Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào với Vương quốc Căm Pu Chia và Vương quốc Thái Lan thuộc địa phận tỉnh Chăm Pa Sắc có ba cửa khẩu quốc tế là sân bày quốc tế (thành phố Pak Sê), cửa khẩu Vơn Kham và cửa khẩu Văng Tau. Tỉnh có sông Mê Kông chảy dọc theo chiều Tây Bắc xuống Đông Nam qua 8 huyện, trong đó có 1 huyện đảo (huyện Khổng) trên sông Mê Kông; chính sông Mê Kông đã chia tỉnh Chăm Pa Sắc thành 2 bên đông và tây (bên phía đông có 5 huyện, bên phía tây có 4 huyện và 1 huyện trên đảo). Chăm Pa Sắc nằm trên trục đường giao thông quan trọng của đất nước như Quốc lộ số 13 và điểm nối đường giao thông đi vào ba tỉnh miền Nam Lào, có một sân bay quốc tế. Đây là điểm lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, về kinh tế du lịch nói riêng; nhưng đồng thời việc có biên giới giáp với Thái Lan là một trong những điểm khó khăn, phức tạp về quốc phòng an ninh của tỉnh; bọn xấu thường sử dụng đất Thái Lan xâm nhập vào gây rối trật tự an ninh của tỉnh. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch Chăm Pa Sắc trong những năm qua, từ đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi để khai thác triệt để tiềm năng du lịch ở địa bàn này được coi là hết sức cần thiết. Do đó em lựa chọn đề tài: “Kinh tế du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc, nước Cộng hoà dan chủ Nhõn dõn Lào” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Du lịch Lào nói chung, Chăm Pa Sắc nói riêng trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên là một ngành khá mới mẻ. ở Lào du lịch và kinh tế du lịch còn non kém so với các nước trong khu vực và cả thế giới. Tuy vậy, thời gian qua ở Lào cũng có một số đề tài nghiên cứu phương hướng, chính sách phát triển du lịch, một số đề tài tập trung vào việc giải quyết vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ du lịch, có thể nêu một số nghiên cứu sau đây: - Khay khăm Văn-nạ-vông-sỷ (10 -1999), “Phát triển ngành du lịch ở CHDCND Lào”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, số (4). - Hum phăn Khua-pa-sit (2008), “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. ở Việt Nam liên quan đến vấn đề du lịch đã có những công trình khoa học nghiên cứu vấn đề du lịch và kinh tế du lịch. Chẳng hạn: - Trần Mạnh Chí (2007), Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành mũi nhọn ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Hoàng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Vũ Đức Cường (2003), Phát triển kinh tế du lịch ở Quản Ninh: thực trạng, phương hướng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hoá - thực trạng và giải pháp phát triển, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Trần Quốc Nhật (1996), Phát triển du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận án thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Trần Ngọc Tư (2000), “Phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc – tiềm năng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Và các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề du lịch và kinh tế du lịch. ở tỉnh tỉnh Chăm Pa Sắc cũng có một số bài viết về du lịch nhưng chưa phân tích toàn diện và làm rõ tiềm năng cũng như mặt tồn tại của du lịch trên địa bàn tỉnh. Đề tài kinh tế du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc chưa có tác giả nào tiếp cận lý giải và cố gắng làm rõ về lý luận gắn liền với thực tiễn dưới góc độ quản lý kinh tế. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu kinh tế du lịch là lĩnh vực rộng và mới mẻ có thể nghiên cứu nhiều mặt khác nhau. ở đây chỉ tập trung vào phân tích quan điểm, giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc có hiệu quả. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu kinh tế du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc trong 5 năm qua để rút ra những kết luận cần thiết cho việc phát triển du lịch đến năm 2010. 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: làm rõ một số vấn đề lý luận để làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp khai thác tiềm năng kinh tế du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc. - Nhiệm vụ: + Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và kinh tế du lịch. + Đánh giá đúng thực trạng và rút ra những mâu thuẫn trong quá trình phát triển du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc. + Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Vận dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lênin như phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp lôgíc và lịch sử và trên quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào để nghiên cứu kinh tế du lịch. - Tiếp thu có chọn lọc những lý luận kinh tế du lịch của các học giả trên thế giới từ đó vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Lào nói chung, Chăm Pa Sắc nói riêng. - Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, phân tích du lịch và sự tác động của du lịch để phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh. 6. Đóng góp của đề tài - Kinh tế du lịch là ngành kinh tế - xã hội mũi nhọn của tỉnh Chăm Pa Sắc trong giai đoạn hiện nay và mai sau. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để góp phần phát triển du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 Một số vấn đề chung về kinh tế du lịch 1.1. Kinh tế du lịch và các bộ phận cấu thành kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay 1.1.1. Du lịch các nhân tố cấu thành ngành kinh tế du lịch 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Trong thế giới hiện đại, du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế phổ biến với tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã khẳng định du lịch là ngành kinh tế lớn nhất trên thế giới. Trong phạm vi một quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong kinh tế đối ngoại, là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Sở dĩ có xu hướng phát triển như vậy là vì du lịch đã, đang và sẽ trở thành nhu cầu không thể thiếu, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) thì “năm 2000 số lượng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu lượt người với doanh thu đạt được là 467 tỷ USD; năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt với doanh thu 474 tỷ USD; dự tính đến năm 2010 sẽ có khoảng 1.006 triệu lượt khách với doanh thu dự tính khoảng 900 tỷ USD” [10, tr.8]. Mặc dù hoạt động du lịch đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử và tốc độ phát triển ngày càng nhanh, song cho đến nay vẫn còn những nhận thức rất khác nhau về du lịch và kinh tế du lịch. Chẳng hạn, theo các nhà nghiên cứu Trường Đại học kinh tế Praha (Cộng hoà Séc): “Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức có liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và viếng thăm có tổ chức thường kỳ” [10, tr.17]. Các nhà nghiên cứu của Trường Tổng hợp Kinh tế thành phố Varna, Bulgarie nêu quan niệm: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội được lặp đi lặp lại đều đặn - chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập - đó là các tổ chức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất - kỹ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại, lưu trú ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thoả mãn nhu cầu cá thể về vật chất và tinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí (thuộc các nhu cầu về văn hoá, chính trị, kinh tế,...) mà không có mục đích kiếm lợi [10, tr.17-18]. Hai quan niệm trên tuy coi hiện tượng du lịch như là một phạm trù kinh tế với những đặc trưng và vai trò của một bộ máy kinh tế, kỹ thuật điều hành, nhưng chưa tường minh, còn lặp đi lặp lại. Khác với các quan niệm trên, nhà nghiên cứu Michael Coltman lại cho rằng: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du lịch, bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” [10, tr.18]. Tháng 6 năm 1991 tại Otawa (Canada), Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch đã đưa ra định nghĩa: Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên, trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm [10, tr.19]. Định nghĩa trên đã cho thấy: - Du lịch là hoạt động ngoài “môi trường thường xuyên”, tức là loại trừ các chuyến đi trong phạm vi nơi ở thường xuyên, các chuyến đi thường xuyên hàng ngày, các chuyến đi thường xuyên định kỳ có tổ chức phường hội giữa nơi ở hay nơi làm việc và các chuyến đi phường hội khác có tổ chức thường xuyên hàng ngày. - Thời gian thực hiện hoạt động đó nằm trong “khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước” - quy định này nhằm loại trừ dân di cư trong một thời gian dài. - Du lịch “Không phải là tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” - nghĩa là loại trừ việc hành nghề tạm thời hoặc lâu dài. Trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu ở Khoa Du lịch và Khách sạn - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội - Việt Nam đã cho rằng: Du lịch là ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp [10, tr. 20]. Tại điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch” [15, tr.12]. Nhìn chung, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch không chỉ có đặc điểm của một ngành kinh tế mà còn có đặc điểm văn hoá - xã hội. Thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đã chứng minh rằng hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá - xã hội. Gần đây, Hội nghị Du lịch thế giới họp tại Manila Philippin (1980) đã ra Tuyên bố Manila về du lịch, trong điều 2 đã khẳng định: Trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 và trước triển vọng của những vấn đề đang đặt ra đối với nhân loại, đã đến lúc cần thiết và phải phân tích bản chất của du lịch, chủ yếu đi sau vào bề rộng mà du lịch đã đạt được kể từ khi người lao động được quyền nghỉ phép năm, đã chuyển hướng du lịch từ một phạm vi hẹp của thú vui sang phạm vi lớn của cuộc sống kinh tế và xã hội. Phần đóng góp của du lịch vào nền kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế đang làm cho nó trở thành yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thế giới. Vai trò thiết thực của du lịch trong hoạt động kinh tế quốc dân, trong trao đổi quốc tế và trong sự cân bằng cán cân thanh toán, đang đặt du lịch vào vị trí trong số các hoạt động kinh tế thế giới quan trong nhất [10, tr.20-21]. 1.1.1.2. Xu hướng phát triển của du lịch trong giai đoạn hiện nay Trước thềm của thiên niên kỷ mới, con người đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi mặt đời sống xã hội. Với mức sống bình quân trên thế giới ngày càng tăng, nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng đa dạng phong phú, đòi hỏi sự phát triển không ngừng của lĩnh vực kinh tế, xã hội trong đó có sự gia tăng nhu cầu du lịch. Cùng với các yếu tố trên, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện nay, ngành du lịch đã và đang phát triển theo một số xu hướng cơ bản sau: * Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng du khách Trong nhiều năm qua, số lượng khách du lịch nước ngoài ngày càng tăng nhanh. Một số yếu tố được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng này là mức thu nhập của đại đa số dân chúng ngày càng tăng. Trong khi giá cả dịch vụ có xu hướng giảm. Mặt khác, cơ sở vật chất - kỹ thuật như: Lưu trú, vận chuyển, ngày càng thuận tiện và thoải mái hơn. Trong lúc đó, tại nơi ở thường xuyên của du khách, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đã trở thành một yếu tố không nhỏ thúc đẩy họ đi du lịch. Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu du lịch và chi phí cho du lịch cũng tăng nhanh. Thu nhập càng cao, càng nhiều gia đình có nhu cầu đi du lịch. Bởi vì để có thể đi du lịch và thực hiện tiêu dùng dịch vụ, con người phải có điều kiện vật chất đầy đủ. Đó là điều cần thiết để biến nguyện vọng du lịch thành hiện thực. Giáo dục cũng là một yếu tố kích thích du lịch. Khi trình độ giáo dục được nâng cao thì sự ham hiểu biết và mong muốn tìm hiểu cũng tăng lên trong nhân dân. Trong điều kiện hiện nay khi khoa học kỹ thuật càng phát triển, con người ngày càng có điều kiện rút ngắn thời gian làm việc, tăng thời gian nhàn rỗi. Nhiều nước trên thế giới từ lâu đã áp dụng chế độ làm việc 5 ngày trong tuần, điều đó làm cho số du khách tăng đáng kể. Bên cạnh đó quá trình đô thị hoá một mặt tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất văn hoá cho nhân dân, mặt khác quá trình này cũng dẫn đến sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Hơn nữa, mật độ dân số cao, lượng thông tin nhiều, tần số tiếp xúc lớn, giao thông ồn ào, ách tắc là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng thần kinh. Tất cả những điều trên làm xuất hiện nhu cầu du lịch ở người dân thành phố lớn hơn khu vực nông thôn. Một nguyên nhân nữa làm cho số lượng du khách gia tăng là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện giao thông và thông tin liên lạc. Nếu vào cuối thế kỷ thứ 19 mới chỉ xuất hiện các phương tiện giao thông hiện đại như: ôtô, tàu hoả, thì đến thế kỷ 20 người ta đã sáng chế ra máy bay và hiện nay có thể đi du lịch vũ trụ... Có thể nói đây là phương tiện giao thông phục vụ cho du lịch quốc tế chủ yếu trong thế kỷ 21, được đánh dấu bằng “chuyến du lịch vũ trụ đầu tiên”. Các phương tiện giao thông hiện đại ra đời vừa đảm bảo thời gian di chuyển nhanh chóng, khoảng cách di chuyển xa đồng thời lại ít ảnh hưởng đến sức khoẻ những người yếu, trẻ em và người già cũng tham gia đông đảo vào các chuyến du lịch. Hơn một thập kỷ qua, từ chỗ du lịch mới chỉ được chú ý một cách khiêm tốn và dần dần đã có sự quan tâm đúng mức trong chính sách phát triển của chính phủ thuộc các nước đang phát triển khu vực châu á, du lịch đã có dấu hiệu phát triển đáng mừng. Đặc biệt, năm 2004 là năm ngành du lịch toàn thế giới đạt số khách kỷ lục 760 triệu lượt khách tham quan (năm 2000 là 650 triệu lượt người), năm 2007 có khoảng 898 triệu người, tăng 6% (so với năm 2006), doanh thu đạt được hơn 800 tỷ USD và hiện nay châu á - Thái Bình Dương đã dẫn đầu cuộc đua này có tới 34 triệu lượt khách. Các chỉ số lạc quan trên đã khẳng định du lịch là một ngành công nghiệp không khói cũng có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn thu ngoại tệ, đóng góp tỷ lệ cao vào sự tăng trưởng GDP hàng năm và làm giảm được tỷ lệ nghèo đói trong các nước đang phát triển [7, tr.12]. * Thành phần du khách ngày càng mở rộng Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong nửa đầu thế kỷ 21 đã biến du lịch trở thành một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của thế giới và là một hoạt động giải trí cho tầng lớp trung lưu trong xã hội. Những nhân tố đánh dấu bước phát triển quan trọng nhất của du lịch trong thời đại công nghiệp là ở lĩnh vực giao thông. Sự xuất hiện của hai loại hình ôtô và máy bay đã được tầng lớp trung lưu, tầng lớp có số lượng đông đảo, tín nhiệm. Tuy nhiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơ cấu thành phần du khách có nhiều thay đổi. Du lịch không còn là đặc quyền của tầng lớp trung lưu quý tộc. Xu hướng quần chúng hoá thành phần du khách trở thành phổ biến ở nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, du lịch đại chúng thời hiện đại đã khẳng định mình. Lý do của hiện tượng này là mức sống của người dân được nâng lên, giá cả hàng hoá, dịch vụ không đắt, các phương tiện giao thông, vận tải, lưu trú… phong phú và thuận tiện. Ngoài ra còn kể đến chính sách của chính quyền các nước. Ví dụ ở Nhật Bản chính phủ đề ra chủ trương khuyến khích đi du lịch ra nước ngoài trong kỳ nghỉ phép năm. Với chính sách đó thập kỷ 90 hàng năm có từ 7 – 10 triệu người Nhật đi du lịch ở nước ngoài và chi tiêu khoảng từ 7 – 13 tỷ USD. ở Đức hàng năm có trên 70 triệu người Đức đi du lịch ra nước ngoài, chi tiêu trên 50 tỷ USD [7, tr.21]. Chính sách khuyến khích đi du lịch còn thể hiện cụ thể ở việc giảm giá cước đi lại, giảm giá lưu trú thông qua việc giảm thuế. Nhiều công ty còn tổ chức các chuyến đi du lịch bao cấp cán bộ, công nhân viên, những người có thu nhập thấp và không có khả năng chi trả. Chính vì vậy trong du lịch xuất hiện thuật ngữ: du lịch xã hội, du lịch đại chúng. * Kéo dài thời vụ du lịch. Một trong những đặc điểm của hoạt động du lịch là mang tính thời vụ bởi hoạt động du lịch bị lệ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Tính thời vụ trong du lịch đã gây rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh phát triển của ngành du lịch. Do vậy muốn nâng cao hiệu quả của ngành du lịch cần nghiên cứu sâu, tỷ mỷ những nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tính thời vụ trong du lịch. Đây là hướng mà tất cả các quốc gia đều quan tâm. Sự phát triển của các hình thức du lịch trong hai thế kỷ qua cho thấy, thời vụ du lịch có sự thay đổi đáng kể chứ không phải là một đặc tính bất biến. Trước kia đối với tầng lớp quý tộc châu Âu thì mùa đông kéo dài là thời gian để giải trí, còn mùa hè ngắn ngủi là mùa chữa bệnh. Do xu hướng quần chúng hoá du lịch cho nên các trung tâm nghỉ mùa hè phát triển và thời gian chính của hoạt động du lịch chuyển sang mùa hè. Về sau này môn du lịch thể thao mùa đông phát triển và vì thế cùng với mùa hè, mùa đông lại được phục hồi thành mùa du lịch chỉ khác là điểm du lịch đã chuyển về các vùng núi, người Pháp gọi là du lịch về vùng vàng trắng. Như vậy rõ ràng việc xuất hiện các loại du lịch mới, có ảnh hưởng đến việc kéo dài thời vụ du lịch. Ngoài ra còn có các nhân tố khác như: thái độ sẵn sàng tiếp đón khách, yếu tố tâm lý, phong tục tập quán, tài nguyên du lịch cũng góp phần vào việc kéo dài thời vụ du lịch. Ngày nay với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, các nước đều tìm mọi cách để hạn chế những bất lợi do tính thời vụ đem lại, nhằm kéo dài thời vụ du lịch như: mở rộng các loại hình du lịch, dịch vụ. Có chính sách giảm giá rõ rệt vào trước và sau thời vụ du lịch chính, đồng thời mở rộng quảng cáo điều kiện nghỉ ngơi để thu hút khách, tạo ra những sự thu hút mới v.v… Từ xu hướng này, cho thấy ngày nay người ta có thể đi du lịch quanh năm không kể đến mùa vụ. ở Lào tính thời vụ cũng thể hiện khá rõ. ở phía Tây nhất là các bản làng ven bờ sông Mê Kông, các lễ hội tập trung từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 dương lịch năm sau (sau lễ hội đua thuyền và lễ hội Tháp Luông ở Thủ đô Viêng Chăn). Tuy nhiên việc tiến hành các biện pháp kéo dài mùa vụ du lịch ở Lào còn nhiều hạn chế. Đây cũng là vẫn đề đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu du lịch và những người trực tiếp làm công tác du lịch tìm ra những giải pháp hữu hiệu phù hợp với hoàn cảnh của đất nước để thu hút khách quốc tế ngày càng tăng lên. Từ xu hướng trên đã và đang đặt ra cho ngành du lịch Lào phải biết nắm bắt, đón đầu để chuẩn bị cho bước phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này trong giai đoạn tới. 1.1.1.3. Kinh tế du lịch * Sự ra đời và phát triển của kinh tế du lịch Theo dòng lịch sử, hoạt động du lịch ban đầu chỉ mang tính chất cá nhân lẻ tẻ, dần dần nó trở nên phổ biến hơn và đa dạng về hình thức. Đi du lịch không chỉ dừng lại ở hình thức cá nhân riêng lẻ mà tiến đến nhóm người, tập thể người, không gian du lịch đồng thời được mở rộng ra trong phạm vi từng lãnh thổ và giữa các lãnh thổ với nhau. Yêu cầu đối với việc tổ chức các chuyến đi ngày càng phức tạp hơn, du khách cần có các tổ chức với tư cách là trung gian trong chuyến đi của mình để thực hiện các hoạt động như bố trí phương tiện đi lại, chỗ ăn uống nghỉ ngơi, hướng dẫn tham quan,... Trước yêu cầu đó các tổ chức kinh doanh du lịch đã ra đời. Lúc này hoạt động du lịch không còn là hiện tượng mang tính chất cá nhân, lẻ tẻ mà đã trở thành một hoạt động mang tính chất kinh doanh, hoạt động kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội các nhu cầu về nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hoá và mở mang kiến thức của con người ngày càng tăng. Kinh tế càng phát triển, điều kiện vật chất của xã hội ngày càng được cải thiện và các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống dần dần được đáp ứng một cách đầy đủ hơn thì con người lại càng có điều kiện để thỏa mãn những nhu cầu tinh thần đó của mình. Đây là động lực thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của ngành kinh tế du lịch không chỉ dừng ở biên giới quốc gia mà còn mở rộng ra với quy mô toàn cầu. Mặt khác, khi điều kiện về giao thông vận tải càng đạt trình độ cao và an toàn, đáp ứng nhu cầu thuận lợi cho du khách trong di chuyển từ nơi này đến nơi khác, sẽ là cơ hội tốt để ngành kinh tế du lịch phát triển. * Sản phẩm kinh tế du lịch và tính đặc thù của nó Tại điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam sản phẩm du lịch được hiểu “là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [15, tr.2]. Một quan niệm khác thì cho rằng, sản phẩm kinh tế du lịch là “các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với các việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất - kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó [10, tr.13]. Hai quan niệm trên cho thấy, sản phẩm du lịch bao gồm cả các yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình. Yếu tố hữu hình là hàng hoá, còn yếu tố vô hình là dịch vụ. Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch, có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau: - Dịch vụ vận chuyển - Dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú - Dịch vụ tham quan, giải trí - Hàng hoá tiêu dùng, đồ lưu niệm - Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể, không thể lưu kho, lưu bãi như sản phẩm của các ngành kinh tế khác. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80%-90% về mặt giá trị), hàng hoá chiếm tỷ trọng nhỏ. Việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc vào sự cảm nhận chủ quan của du khách chứ không phụ thuộc vào người kinh doanh du lịch nên đây là vấn đề rất khó k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docBia.doc
Tài liệu liên quan