Trong nền kinh tế thị trường, lao động có vai trò quan trọng cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó không chỉ là mối quan tâm của các nhà kinh tế, người lao động, mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. vì vậy Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động, được biểu hiện cụ thể bằng luật lao động, chế độ tiền lương, chế độ BHXH, BHYT, KPCĐ.
Tiền lương có vai trò tác động đòn bẩy kinh tế, tác động trực tiếp đến người lao động, việc tính toán chính xác các khoản phải trả công nhân viên, kích thích người lao động quan tâm hơn đến kết quả lao động. doanh nghiệp phải tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, công tác tiền lương và các khoản trích theo lương. Tính toán chính xác, thanh toán kịp thời các khoản phải trả công nhân viên, vừa đảm bảo quyền lợi cưa người lao động, vừa tạo điều kiện tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm.
Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải đảm bảo tính đúng, tính đủ, kịp thời và chính xác, giúp cho các nhà quản lý hiểu ra tính đúng đắn, hợp lý, hợp lệ các khoản chi phí về lao động sống cho vừa hạ được giá thành vừa đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động, giúp cho người lao động hăng hái tham gia lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm đưa Công ty từng bước ổn định và phát triển.
60 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại Công ty TNHHMTV kinh doanh nước sạch Ninh Bình
Lêi nãi ®Çu
Trong nền kinh tế thị trường, lao động có vai trò quan trọng cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó không chỉ là mối quan tâm của các nhà kinh tế, người lao động, mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. vì vậy Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động, được biểu hiện cụ thể bằng luật lao động, chế độ tiền lương, chế độ BHXH, BHYT, KPCĐ.
Tiền lương có vai trò tác động đòn bẩy kinh tế, tác động trực tiếp đến người lao động, việc tính toán chính xác các khoản phải trả công nhân viên, kích thích người lao động quan tâm hơn đến kết quả lao động. doanh nghiệp phải tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, công tác tiền lương và các khoản trích theo lương. Tính toán chính xác, thanh toán kịp thời các khoản phải trả công nhân viên, vừa đảm bảo quyền lợi cưa người lao động, vừa tạo điều kiện tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm.
Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải đảm bảo tính đúng, tính đủ, kịp thời và chính xác, giúp cho các nhà quản lý hiểu ra tính đúng đắn, hợp lý, hợp lệ các khoản chi phí về lao động sống cho vừa hạ được giá thành vừa đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động, giúp cho người lao động hăng hái tham gia lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm đưa Công ty từng bước ổn định và phát triển.
Xuất phát từ vai trò của công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đến các công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Trong thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHHMTV kinh doanh nước sạch Ninh Bình. Trên cơ sở lý thuyết đã nắm bắt được ở trường, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Nụ và sự giúp đỡ hướng dẫn của các cán bộ nhân viên phòng kế toán trong Công ty em đã hướng dẫn em hoàn thành khóa luận “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại Công ty TNHHMTV kinh doanh nước sạch Ninh Bình làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Qua bài viết này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường và sự chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng Thống kê kế toán Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Ninh Bình đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung bài khóa luận gồm có:
Chương I: những vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo tiền lương trong doanh nghiệp.
Chương II: thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Ninh Bình.
Chương III: nhận xet và kiến nghị về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Ninh Bình.
Ch¬ng I
Nh÷ng vÊn ®Ò chung vÒ kÕ to¸n tiÒn l¬ng vµ c¸c kho¶n trÝch theo l¬ng trong doanh nghiÖp
Lao động
Lao động và vai trò của lao động trong quá trình sxkd.
Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm rác động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng nhu cầu của con người.
Lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển đối với cuộc sống của con người và xã hội. trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ có ba yếu tố chi phí đó là: lao động của con người cùng với đối tượng lao động và tư liệu lao động. trong ba yếu tố đó thì lao động của con người là yếu tố quan trọng nhất, vì không có yếu tố lao động của con người thì tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là những vật vô dụng. lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người, sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động. biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động.
Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất.
Lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm: số lao động trong danh sách và lao động ngoài danh sách. Lao động trong danh sách là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm: công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động khác. Lao động ngoài danh sách là lực lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp nhưng do các ngành khác chi trả lương như: cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh thực tập.
Khái niệm về tiền lương.
Tiền lương ( tiền công) là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho người lao động theo thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ cống hiến.
Tiền lương là giá cả sức lao động, dựa trên cơ sở giá trị sức lao động. tiền lương theo quy chế mới tuân thủ theo quy luật cung cầu của thị trường sức lao động, chịu sự điều tiết của nhà nước và được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động dựa trên số lượng và chất lượng lao động.
Tiền lương được coi là khoản chi phí sản xuất của kinh doanh, nó cấu thành nên giá trị sản phẩm của hàng hóa, hoặc được xác định là một bộ phận của thu nhập. chính vì vậy, trong giá thành sản phẩm tiền lương được xem là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian hay khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. hay ta có thể nói tiền lương là một pham trù kinh tế gắn liền giữa lao động, tiền tệ và sản xuất hàng hóa.
Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ kiên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước. để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Tổ chức ghi chép chính xác, kịp thời, có hiệu quả: số lượng, chất lượng và thời gian lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản thu nhập của doanh nghiệp.
Kiểm tra tình hình lao động và sử dụng lao động, việc chấp hành các chính sách, chế độ tiền lương và quỹ lương. Hướng dẫn các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện ghi chép lần đầu về lao động và tiền lương đúng đối tượng, đúng phương pháp.
Tính và phân bổ chính xác chi phí tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao động và các khoản tính theo tiền lương.
Lập báo cáo và phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương để có biện pháp đề xuất về quản lý lao động và tiền lương.
Quỹ tiền lương.
Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp.
Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và chi trả.
Quỹ tiền luong bao gồm:
Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán.
Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định.
Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được diều động đi công tác làm nghĩa vụ do chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại.
Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
Trong doanh nghiệp, để phục vụ cho công tác hạch toán và phân tích tiền lương có thể chia ra tiền lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương chính là tiền lương trả cho thời gian người lao động làm nhiệm vụ chính của mình theo nhiệm vụ được giao theo hợp đồng lao động.
Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động thực hiện các nhiệm vụ khác do doanh nghiệp điều động như hội họp, tập tự vệ và lương trả cho công nhân nghỉ phép năm theo chế độ.
Để quản lý tốt quỹ lương, doanh nghiệp phải luôn gắn tiền lương với năng suất và hiệu quả lao động, đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động phải thấp hơn tốc độ tăng tiền lương.
Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.
Quỹ bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khoản chi phí bảo hiểm xã hội theo quy định của nhà nước. theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải trích bằng 20% mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động; trong đó 15% tính vào chi phí kinh doanh của đơn vị, 5% người lao động phải nộp từ thu nhập của mình.
Quỹ bảo hiểm xã hội được thiết lập nhằm tạo ra nguồn vốn tài trợ cho công nhân viên trong trường howpjooms đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức nghỉ hưu…
Quỹ bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành của nhà nước trích 3% theo lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động, trong đó một phần do doanh nghiệp phải gánh chịu, được tính trích vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng bằng 2% theo mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động, còn 1% do người lao động nộp thường được trừ vào lương của cán bộ công nhân viên.
Quỹ bảo hiểm y tế chi phí cho việc khám chữa, điều trị, tiền thuốc chữa bệnh ngoai trú… chi phí khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
Kinh phí công đoàn nhà nước quy định trích 2% theo tiền lương thực tế của người lao động tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. số kinh phí công đoàn doanh nghiệp trích cũng được phân cấp quản lý và chi tiêu theo chế độ quy định, trong đó: 1% để lại doanh nghiệp chi cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp còn 1% sẽ nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên.
Ngoài lương và các khoản trích theo lương, doanh nghiệp còn một số khoản chi phí khác cho người lao động. đây là những khoản phụ thuộc vào khả năng và năng suất lao động như thưởng sáng kiến khoa học kỹ thuật, làm thêm giờ… các khoản thu nhập khác này cũng là một đòn baayrkinh tế kích thích sự lao động sáng tạo của người lao động, làm cho người lao động hăng say lao động hơn, động viên khuyến khích kịp thời tinh thần và vật chất cho người lao động.
Các hình thức trả lương.
Việc tính trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý. Thường áp dụng hai hình thức sau.
Hình thức trả lương theo thời gian.
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức tính lương theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. theo hình thức này tiền lương theo thời gian phải được tính bằng.
Tiền lương thời gian = thời gian làm việc *mức lương thời gian
Hình thức trả lương theo thời gian bao gồm:
Trả lương theo tháng: dựa vào bảng chấm công của người lao động làm việc trong một tháng để tính lương và chế độ phụ cấp theo lương (nếu có) theo thang bảng cấp bậc, chức vụ hoặc nghề nghiệp đã được nhà nước quy định.
Tiền lương 1 tháng =số ngày làm việc * mức lương 1 ngày
Mức lương 1 ngày = (mức lương tối thiểu * hệ số lương)/ số ngày làm việc trong 1 tháng theo quy định.
Trả lương theo công nhật: người làm việc ngày nào được trả công theo ngày ấy, mức lương này chưa được nhà nước quy định chuẩn hóa thường không có mức thang bảng lương, người sử dụng thường căn cứ vào khối lượng công việc (chủ yếu dựa vào kinh nghiệm) để giao việc trong một ngày theo từng loại công việc cụ thể.
Ưu điểm: hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm là dễ tính, dễ theo dõi, đơn giản có thể kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng say làm việc, tạo nên tiền lương thời gian có thưởng.
Nhược điểm: chưa gắn chặt tiền lương với kết quả và chất lượng lao động, kém kích thích người lao động.
Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm là hình thức tiên lương tính theo khối lượng (số lượng), chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm công việc đó.
Tiền lương sản phẩm = khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành * đơn giá tiền lương sản phẩm.
Đây là hình thức trả lương cho người lao động dựa vào kết quả hoạt động, khối lượng và chất lượng sản phẩm của người lao động làm ra đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng mức độ khác nhau để tính lương. Mỗi sản phẩm hoàn thành ở từng cấp loại đều có đơn giá quy định mức tiền lương theo bảng giá kế hoạch của nhà nước hay doanh nghiệp đã được duyệt.
Tiền lương phải trả = khối lượng sản phẩm hoàn thành * đơn giá tiền lương.
Đơn giá tiền luong càng chính xác thì việc trả càng hợp lý và càng kích thích được người lao động trong sản xuất. để khuyến khích được người lao động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể áp dụng các đơn giá lương sản phẩm khác nhau:
Tiền lương sản phẩm giản đơn là tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá tiền lương cố định.
Tiền lương sản phẩm có thưởng là tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng về năng suất chất lượng sản phẩm.
Tiền lương sản phẩm lũy tiến là tiền lương sản phẩm tăng dần áp dụng theo mức độ hoàn thành vượt mức khối lượng sản phẩm.
Ngoài ra còn tiền lương sản phẩm khoán, thực chất là một dạng của hình thức tiền lương sản phẩm. hình thức này có thể khoán việc, khoán khối lượng, khoán sản phẩm cuối cùng, khoán quỹ lương.
Ưu điểm: đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn chặt với số lao động mà người công nhân đã bỏ ra, do đó kích thích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của bản thân, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội. vì vậy, hình thức tiền lương này được áp dụng rộng rãi.
Nhược điểm: nếu doanh nghiệp tính lương không sát với từng cấp bậc công việc và tay nghề của từng bậc thợ thì sẽ không có lợi cho doanh nghiệp.
Một số chế độ khác khi tính lương.
Chế độ trả lương khi ngừng việc: theo điều 62 của bộ luật lao động quy định như sau: nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương, những người lao động khác trong cùng đơn vị ngừng việc được trả lương theo mức độ thỏa thuận giữa hai bên nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. nếu vì sự cố mất điện, nước mà không do lỗi người sử dụng lao động hoặc những nguyên nhân bất khả kháng ( thiên tai, bão lụt) thì tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng cũng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Các chế độ phụ cấp tiền lương, nâng bậc lương và các chế độ khuyến khích khác, có thể được thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa ước tập thể hoặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp. chất lượng sản phẩm; hiệu quả của từng người lao động, từng tổ sản xuất, từng hợp đồng giao khoán…
Như vậy, quản lý lao động vừa đảm bảo chấp hành kỷ luật và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lao động, kích thích trong thi đua lao động sản xuất kinh doanh, đồng thời các tài liệu ban đầu về lao động là cơ sở để đánh giá và trả thù lao cho người lao động đúng đắn, hợp lý.
Hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ.
Các chứng từ về tiền lương ban đầu bao gôm:
Mẫu số: 01-LĐTL – bảng chấm công: bảng chấm công do các tổ sản xuất hoặc các phòng ban lập, nhằm cung cấp chi tiết số ngày công của từng người lao động theo tháng hoặc theo tuần (tùy thuộc theo cách chấm công và trả lương của doanh nghiệp).
Mẫu số: 03-LĐTL Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội: Chứng từ này do các cơ sở y tế được phép lập riêng cho từng cá nhân người lao động, nhằm cung cấp số ngày người lao động được nghỉ và hưởng các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Mẫu số: 06-LĐTL – Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
Mẫu số: 07-LĐTL – Phiếu báo làm thêm giờ.
Tài khoản sử dụng: để tiến hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ké toán sử dụng một số các tài khoản sau:
TK 334 – Phải trả công nhân viên. Tài khoản này dùng để phản ánh tiền lương và các khoản thanh toán trợ cấp BHXH, tiền thưởng… và các khoản thanh toán khác có liên quan đến thu nhập của người lao động.
TK 335 – Chi phi phải trả. TK này phản ánh các khoản chi phí phải trả được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh.
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác. TK này phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật; cho tổ chức đoàn thể xã hội; cho cấp trên về kinh phí công đoàn; BHXH, BHYT, các khoản cho vay, cho mượn tạm thời, giá trị tài sản thừa chờ xử lý…
Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
TK138 TK 334 TK241
(1)
(5) TK 622
TK338
TK335
(4)
TK 641.642.627
TK333(8)
(6)
TK 431
(2)
TK111
(7) TK338
(3)
(8)
(9) (10)
Các nghiệp vụ kinh tế, tiền lương BHXH, BHYT và KPCĐ được phản ánh vào sổ kế toán theo từng trường hợp sau:
(1) Hàng tháng, trên cơ sở tính toán tiền lương phải trae cho người lao dộng và phân bổ cho cá đối tượng kế toán ghi sổtheo định khoản: Nợ TK 622: “chi phí nhân công trực tiếp”. Tiền lương phải trả cho nhân viên sản xuất.
Nợ TK 241: “ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang”. Tiền lương công nhân xây dựng cơ bản.
Nợ TK 627(6271): Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng.
Nợ TK 642 (6421): Tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 641 (6411): Tiền lương nhân viên bán hàng.
Có TK 334: “Phải trả công nhân viên”.
(2) Tiền lương phải trả cho người lao động, ghi sổ theo định khoản.
Nợ TK 431 (4311): “Quỹ khen thưởng phúc lợi” Thưởng thi đua từ quyxkhen thưởng.
Nợ TK 622,627,641,642… Thưởng tính vào chi phí kinh doanh.
Có TK 334: “Phải trả công nhân viên”.
(3) trích BHXH,BHYT, KPCĐ hàng tháng kế toán ghi:
Nợ TK 622,627,641,642,… Phần tính vào chi phí kinh doanh.
Có TK 338 ( 3382,3383,3384) – Theo tổng các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT phải trích lập.
(4) Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả công nhân viên kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 627: “ Chi phí sản xuất chung”.
Nợ TK 641: “ Chi phí bán hàng”.
Nợ TK 642: “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
Hoặc Nợ TK 335: “Chi phí trả trước” Trường hợp có trích trước tiền lương nghỉ phép.
Có TK334: “ phải trả công nhân viên”.
(5) các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân kế toán ghi sổ:
Nợ TK 334 – BHXH, BHYT trừ vào thu nhập của người lao động.
Có TK 338, 138: “ Phải trả phải nộp khác”.
(6) Tính thuế thu nhập mà công nhân viên, người lao động phải nộp nhà nước kế toán ghi sổ:
Nợ TK 334: “Phải trả công nhân viên”.
Có TK 333 (3338): Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
(7) Thanh toán tiền lương ( tiền công) và các khoản phải trả công nhân viên kế toán ghi sổ:
Nợ TK 334: “Phải trả công nhân viên”.
Có TK 111: “ Tiền mặt”.
Có TK112: “ Tiền gửi ngân hàng”.
(8) Tính số BHXH phải trả trực tiếp cho người lao động kế toán ghi sổ theo định khoản:
- Trường hợp doanh nghiệp được giữ lại một phần BHXH để trực tiếp chi tại doanh nghiệp, thì số phải trả trực tiếp cho người lao động kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 338: “ Phải trả phải nộp khác”.
Có TK 334: “ Phải trả công nhân viên”.
Trường hợp doanh nghiệp phải nộp toàn bộ trích BHXH cho cơ quan BHXH, doanh nghiệp có thể chi hộ cơ quan BHXH để trả cho người lao động và thanh quyết toán khi nộp các khoản kinh phí này đối với cơ quan BHXH, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 138(1388)
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
(9) Khi chi kinh phiscoong đoàn kế toán ghi:
Nợ TK3382: “ Phải trả phải nộp khác”.
Có TK 111,112: “ Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng”.
(10) khi doanh nghiệp chuyển tiền BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan chuyên môn quản lý, kế toán ghi:
Nợ TK 338: “Phải trả phải nộp khác”.
Có TK 111,112: “ Tiền mặt, tiêng gửi ngân hàng”.
Các bảng biểu và hình thức sổ sách kế toán sử dụng:
Các chứng từ ban đầu được bộ phận lao động tiền lương thu nhập, kiểm tra đối chiếu với chế độ của nhà nước, của doanh nghiệp và thỏa thuận theo hợp đồng lao động; sau đó ký xác nhận chuyển cho kế toán tiền lương làm căn cứ lập các bảng thanh toán lương, thanh toán BHXH.
Căn cứ các chứng từ ban đầu có liên quan đến tiền lương và trợ cấp BHXH được duyệt, kế toán lập các bảng thanh toán sau:
Bảng thanh toán tiền lương ( mẫu số: 02 – LĐTL) Mỗi tổ sản xuất, mỗi phòng ban quản lý mở một bảng thanh toán lương, trong đó kê tên và các khoản lương được lĩnh của từng người trong đơn vị.
Bảng thanh toán BHXH ( Mẫu số: 04 – LĐTL) mở và theo dõi cho cả doanh nghiệp về các chỉ tiêu: họ tên và nôi dung từng khoản BHXH người lao động dược hưởng trong tháng.
Bảng thanh toán tiền thưởng( Mấu số: 05 – LĐTL) Lập cho từng tổ sản xuất, từng phòng ban bộ phận kinh doanh.
Hàng tháng kế toán tiền lương phải tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng và tính BHXH, BHYT, KPCĐ hàng tháng tính vào chi phí kinh doanh theo mức lương quy định của chế độ, tổng hợp các số liệu này kế toán lập “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương: kế toán tổng hợp và phân loại tiền lương phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, theo nội dung để tổng hợp số liệu ghi vào cột ghi Có TK 334 “ Phải trả người lao động” vào các dòng phù hợp.
Căn cứ tiền lương cấp bậc, tiền lương thực tế phải trả và các tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ, trích trước tiền luong nghỉ phép… kế toán tính và ghi số liệu vào các cột liên quan trong biểu.
Số liệu ở bảng phân bổ tiền lương và BHXH do kế toán tiền lương lập, được chuyển cho các bộ phận kế toán liên quan làm căn cứ ghi sổ và đối chiếu.
Tóm lại tiền lương và các khoản trích theo lương là hai vấn đề luôn luôn gắn chặt với nhau, các khoản trích theo lương bổ sung cho chế độ tiền lương nhằm thỏa mãn tôt nhất yêu cầu của người lao động. hạch toán tổng hợp llao động tiền lương và các khoản trích theo lương là công cụ phuc vụ quản lý, quản lý quỹ tiền lương, đông thời giúp các nhà quản lý sử dụng quỹ tiền lương có hiệu quả nhất.
Chương II
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV KINH DOANH NƯỚC SẠCH NINH BÌNH.
I ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY
1.Quá trình hình thành và phát triển công ty
-Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Ninh Bình tiền thân là nhà máy nước Ninh Bình có công suất;2.000m /ngày đêm được thành lập theo quyết định số 1497/QB-UB ngày 16 tháng 7 năm 1971 của UBND tỉnh Ninh Bình.
-Năm 1981:Nhà máy được xây dựng và mở rộng nâng công suất từ 2.000 m /ngày đêm lên 10.000 m /ngày đêm,sản xuất và cung cấp chủ yếu phục vụ cho nhân dân thị xã Ninh Bình.
-Năm 1992:UBND tỉnh Ninh Bình có Quyết định số 556/QĐ-UB ngày 22 tháng 12 năm 1992 thành lập doanh nghiệp nhà nước:thành lập nhà máy nước Ninh Bình.
-Ngày 17/05/1994 UBND tỉnh Ninh Bình ra Quyết định số 289/QĐ-UB đổi tên nhà máy nước Ninh Bình thành công ty cấp nước tỉnh Ninh Bình.
-Năm 1994:Công ty cấp nước Ninh Bình được công nhận là doanh nghiệp nhà nước xếp hạng II theo quyết định số 486/QĐ-UB ngày 9 tháng 7 năm 1994 của UBND tỉnh Ninh Bình.
-Năm 1996;Thực hiện theo quyết định số 789/TTCP ngày 26 tháng 10 năm 1996 của thủ tướng chính phủ về việc đầu tư nâng cấp và mở rộng quy mô các hệ thống cấp nứoc hiện có tại 7 thành phố thị xã trong đó có công ty cấp nước Ninh Bình. Nhà máy được cải tạo nâng công suất từ 10.000m /ngày đêm lên 20.000m /ngày đêm bằng nguồn vốn vay ngân hàng Châu Á (ADB) với tổng mức đầu tư 6,7 triệu ÚSD,trong đó vốn vay ADB là 5,02 triệu USD,vốn đối xứng trong nước là 1,69 triệu USD.
-Năm 1997:UBND tỉnh Ninh Bình có quyết đinh số 590/QĐ ngày 17 tháng 5 năm 1997 công nhận công ty cấp nước Ninh Bình là doanh nghiệp nhà nước có hoạt động công ích.
-Năm 1999: Công ty thực hiện xát nhâpj công ty cấp nước Tam Điệp vào công ty cấp nước Ninh Bình theo quyết đinh số 78/QĐ-UB ngày 13 tháng 1 năm 1999 của UBND tỉnh Ninh Bình để quản lý và đưa vào sản xuất cung cấp nước phục vụ nhân dân thị xã Tam Điệp với công suất 4.000m /ngày đêm.
-Năm 2001:UBND tỉnh Ninh Bình có quyết định số 961/QĐ-UB ngày 21 tháng 5 năm 2001 về việc phê duyệt lại báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng ,cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Tam Điệp từ 4.000m /ngày đêm lên lên 12.200 m /ngày đêm để phục vụ nước sinh hoạt,sản xuất và các dịch vụ trên thị xã tam điệp.Tổng mức đầu tư là 28,647 tỷ VND,trong đó vốn vay của chính phủ Đan Mạch là 22,52 triệu VNĐ và vồn đói ứng trong nứoc là 6,127 triệu VNĐ.
-Năm 2001 UBND tỉnh Ninh Bình có quyết định số 962/QĐ-UB ngày 21 tháng 5 năm 2001 về việc phê duyệt lại báo cáo nghiên cứu khả thi về xây dựng hệ thống cấp nước Nho Quan công suất 2.200m /ngày đêm để phục vụ nứoc sinh hoạt,sản xuất và các dịch vụ trên địa bàn thị trấn Nho Quan.Tổng mức đầu tư là 9o.561 tỷ VNĐ trong đó ngân sách cấp từ nguồn vốn vay của chính phủ Đan Mạch là 7,186 triệu VNĐ và vốn ngân sánh cấp từ nguồn đàu tư xây dựng cơ bản là 2.375 triệu VNĐ.
-Năm 2001:Công ty thực hiện việc sát nhập cấp nước Thiên Tôn huyện Hoa Lư và trạm cấp nước Yên Ninh huyện Yên Khánh vào công ty cấp nuớc Ninh Bình theo quyết định số 1933/QĐ-UB ngày 25 tháng 9 năm 2001 để quản lí và đưa vào sản xuất cung cấp nước phục vụ nhân dân thị trấn Thiên Tôn và thị trấn Yên Ninh với công suất mỗi trạm là 2.000m /ngày đêm.
-Năm 2003;Công ty thực hiện việc tiếp nhận trạm cấp nước thị trấn Yên Thịnh huyện Yên Mô vào công ty cấp nước Ninh Bình theo văn bản số 303/UB-VP4 ngày 25 tháng 6 năm 2003 của UBND tỉnh Ninh Bình để quản lý và đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_tot_nghiep_nguyen_viet_hung_9959.doc