Khiếu nại tố cáo là hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội. Bởi lẽ, trong xã hội nói chung, và trong quá trình quản lý nhà nước nói riêng không thể tránh khỏi tình trạng những vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hay tổ chức, xã hội. Từ xưa tới nay, trong bất kì nhà nước nào, dù phát triển theo xu hướng chính trị nào đi chăng nữa, thì các giai cấp thống trị, các nhà cầm quyền đều muốn chế độ của mình được trường tồn. Do đó, các nhà cầm quyền ở mức độ này hay mức độ khác, đều quan tâm và cho phép người dân được kêu oan đến cơ quan nhà nước để được xem xét và giải quyết, nhằm làm dịu lòng dân và ổn định xã hội. Mặt khác, thông qua việc người dân khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các hiện tượng tiêu cực và vi phạm pháp luật trong xã hội được kịp thời phát hiện và xử lý, góp phần giữ vững trật tự, kỉ cương xã hội.
Ở nước ta, từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của của công dân và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành trong hoạt động quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, từ khi nước ta bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật và các điều kiện kinh tế - xã hội được đổi mới, tình hình khiếu nại tố cáo cũng đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, qui mô và mức độ, đặt ra những vấn đề hết sức bức xúc, phức tạp. Thậm chí còn xuất hiện nhiều "điểm nóng" gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, chính trị, trật tự và ổn định xã hội ở một số địa phương trong cả nước . Đây là những vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyết một cách thận trọng, chặt chẽ và toàn diện. Mặc dù đã có luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành, song đến nay, luật khiếu nại, tố cáo mới thực hiện được hơn hai năm, đã bộc lộ những bất cập giữa lý luận và thực tiễn. Luật chưa phản ánh được sự đa dạng của khiếu nại, tố cáo. Như khiếu nại, tố cáo đông người; trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người; thời hạn giải quyết khiếu nại, tốcáo; chế tài trách nhiệm chưa rõ ràng, chưa cụ thể và chưa có tính khả thi; công tác quản lý và xử lý khiếu nại tố cáo của công dân còn nhiều lúng túng, thủ tục phiền hà cho dân. Tình trạng đùn đẩy, né tránh, ngại va chạm, thiếu trách nhiệm chưa được khắc phục triệt để. Việc tổ chức tiếp dân ở nhiều cơ quan, đơn vị, cơ sở còn hình thức. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong một số trường hợp còn bị vi phạm, có lúc, có nơi khá nghiêm trọng. Tất cả những điều đó đang xói mòn đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Kinh nghiệm quản lý đất nước từ thời xa xưa cho thấy: Nhân dân là cội nguồn, nhân dân quyết định sự hưng vong của xã tắc, bởi thế, không bao giờ được xem nhẹ ý nguyện của nhân dân.
Từ cơ sở đó, vấn đề " Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay " là vấn đề rất cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chọn vấn đề này làm luận văn thạc sĩ, tôi hy vọng sẽ được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, nhằm củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, để hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
124 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại tố cáo là hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội. Bởi lẽ, trong xã hội nói chung, và trong quá trình quản lý nhà nước nói riêng không thể tránh khỏi tình trạng những vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hay tổ chức, xã hội. Từ xưa tới nay, trong bất kì nhà nước nào, dù phát triển theo xu hướng chính trị nào đi chăng nữa, thì các giai cấp thống trị, các nhà cầm quyền đều muốn chế độ của mình được trường tồn. Do đó, các nhà cầm quyền ở mức độ này hay mức độ khác, đều quan tâm và cho phép người dân được kêu oan đến cơ quan nhà nước để được xem xét và giải quyết, nhằm làm dịu lòng dân và ổn định xã hội. Mặt khác, thông qua việc người dân khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các hiện tượng tiêu cực và vi phạm pháp luật trong xã hội được kịp thời phát hiện và xử lý, góp phần giữ vững trật tự, kỉ cương xã hội.
ở nước ta, từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của của công dân và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành trong hoạt động quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, từ khi nước ta bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật và các điều kiện kinh tế - xã hội được đổi mới, tình hình khiếu nại tố cáo cũng đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, qui mô và mức độ, đặt ra những vấn đề hết sức bức xúc, phức tạp. Thậm chí còn xuất hiện nhiều "điểm nóng" gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, chính trị, trật tự và ổn định xã hội ở một số địa phương trong cả nước . Đây là những vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyết một cách thận trọng, chặt chẽ và toàn diện. Mặc dù đã có luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành, song đến nay, luật khiếu nại, tố cáo mới thực hiện được hơn hai năm, đã bộc lộ những bất cập giữa lý luận và thực tiễn. Luật chưa phản ánh được sự đa dạng của khiếu nại, tố cáo. Như khiếu nại, tố cáo đông người; trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người; thời hạn giải quyết khiếu nại, tốcáo; chế tài trách nhiệm chưa rõ ràng, chưa cụ thể và chưa có tính khả thi; công tác quản lý và xử lý khiếu nại tố cáo của công dân còn nhiều lúng túng, thủ tục phiền hà cho dân. Tình trạng đùn đẩy, né tránh, ngại va chạm, thiếu trách nhiệm chưa được khắc phục triệt để. Việc tổ chức tiếp dân ở nhiều cơ quan, đơn vị, cơ sở còn hình thức. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong một số trường hợp còn bị vi phạm, có lúc, có nơi khá nghiêm trọng... Tất cả những điều đó đang xói mòn đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Kinh nghiệm quản lý đất nước từ thời xa xưa cho thấy: Nhân dân là cội nguồn, nhân dân quyết định sự hưng vong của xã tắc, bởi thế, không bao giờ được xem nhẹ ý nguyện của nhân dân.
Từ cơ sở đó, vấn đề " Hoàn thiện phỏp luật về quyền khiếu nại, tố cỏo của cụng dõn trong điều kiện xõy dựng nhà nước phỏp quyền ở nước ta hiện nay " là vấn đề rất cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chọn vấn đề này làm luận văn thạc sĩ, tôi hy vọng sẽ được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, nhằm củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, để hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
2- Tình hình nghiên cứu:
Cho đến nay, đã có một số bài viết, hay một vài công trình khoa học nghiên cứu dưới góc độ khác nhau và ở mức độ này hay mức độ khác cũng có liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn, vấn đề: " Giải quyết khiếu tố của nhân dân - thực trạng và những bài học kinh nghiệm" - đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Khoa Nhà nước - Pháp luật, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ( Năm 1998-1999 ); "Một số vấn đề đặt ra khi triển khai luật khiếu nại, tố cáo" của Vũ Văn trong tạp chí thanh tra số 3/1999; "Những yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện các qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo" của Phạm Văn Khanh; và "Những kinh nghiệm rút ra qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua" của Ngô Đăng Huynh trong tạp chí thanh tra số 9/1999; "Một số ý kiến về đổi mới việc giải quyết khiếu nại tố cáo của chính quyền địa phương" của Thạc sĩ Nguyễn Hạnh trên tạp chí Dân chủ - Pháp luật số 5/2000... Tất cả các công trình trên đều có đề cập đến vấn đề này, song nhìn chung chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp và hệ thống vấn đề "Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay". Đây là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên luận văn có thể tiếp thu một cách có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của các công trình khoa học pháp lý có liên quan, để phát triển và hoàn chỉnh vấn đề nghiên cứu của mình.
3- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn : làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp sát thực để hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ của luận văn: để đạt được mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
+ Làm rõ quan niệm về khiếu nại, tố cáo và quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ở nước ta hiện nay.
+ Phân tích, làm rõ vai trò của pháp luật đối với quyền khiếu nại, tố cáo của công dân .
+ Làm rõ đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền với yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân .
+ Phân tích quá trình hình thành và phát triền quyền khiếu nại, tố cáo của công dân qua Hiến pháp và pháp luật Việt Nam
+ Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó tìm ra những phương hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay
4- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Pháp luật về khiếu nại, tố cáo có nội dung rất phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (Hành chính, thuế, đất đai, nhà ở, xử lý vi phạm hành chính...) và với nhiều loại chủ thể khiếu nại, tố cáo (có thể là công dân, tổ chức hay người nước ngoài sống trên lãnh thổ Việt Nam...). Do vậy, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các qui định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyền tố cáo của công dân trong pháp luật hiện hành mà chủ yếu là Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Nghị định 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu có tham khảo quyền khiếu nại, tố cáo của một số triều đại phong kiến và quá trình hình thành quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong pháp luật Việt Nam đồng thời có mở rộng nghiên cứu một số vấn đề có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của luận văn.
5- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn vận dụng các phương pháp triết học Mác- Lê nin: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử, đồng thời có sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, khảo sát thực tiễn trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài.
6- Những điểm mới của luận văn:
Luận văn là công trình bước đầu nghiên cứu vấn đề một cách có hệ thống việc hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong Luật khiếu nại, tố cáo, do vậy luận văn có thể có những đóng góp mới sau đây:
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân .
- Phân tích đánh giá có hệ thống thực trạng về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong pháp luật khiếu nại, tố cáo Việt Nam .
- Đề xuất được một số phương hướng và giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
7- Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm phần mục lục, mở đầu, 3 chương, 7 tiết, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và vai trò pháp luật trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
1.1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo và quyền khiếu nại, tố cáo của công dân .
1.1.1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo:
Nhà nước ra đời trở thành công cụ bạo lực của giai cấp thống trị, thông qua việc sử dụng Nhà nước, giai cấp thống trị đã điều hoà được những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, bảo vệ được quyền lợi của giai cấp mình. Tuy nhiên bất kì Nhà nước nào muốn tồn tại và phát triển đều phải an dân và ổn định xã hội. Bởi, nếu không có dân thì cũng không có Nhà nước. Do vậy, trong hoạt động của mình, mọi Nhà nước đều có những qui định trong luật việc bảo vệ công dân của mình. Về phía người dân, dù người có hiểu biết cao đến hiểu biết thấp đều nhận thức rằng: dưới sự bảo hộ của Nhà nước thì mọi quyền lợi của mình mới được bảo đảm, được bảo vệ. Song, do bản chất của mỗi kiểu Nhà nước khác nhau nên mức độ bảo hộ cũng có khác nhau. Mặt khác, bản thân Nhà nước cũng luôn mong muốn bộ máy do mình lập ra, trong đó có đội ngũ quan chức Nhà nước phải tuân thủ sự điều khiển, quản lý của Nhà nước, không muốn bất kì ai, tổ chức nào trong bộ máy nhà nước lại phá vỡ những qui định (pháp luật) mà Nhà nước đã đặt ra. Thế nhưng, trong thực tiễn, từ nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn, từ sự chi phối của lợi ích, của tình cảm hay từ sự yếu kém trong quản lý mà một bộ phận nào đó đã vô tình hoặc cố ý làm sai, thậm chí vi phạm nghiêm trọng những quy định của Nhà nước, của pháp luật làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước , quyền lợi hợp pháp của công dân, tổ chức, xã hội. Những sai lầm, vi phạm đó cũng khó giữ kín, và như vậy tố cáo xuất hiện. ở góc độ khác, mỗi công dân trong hoạt động thực tiễn của mình, dù ít, dù nhiều đều có quan hệ với bộ máy chính quyền nhà nước , với tổ chức xã hội và các công dân khác. Trong các quan hệ đó, có lúc, có nơi với nhiều lý do khác nhau, những người trong bộ máy công quyền cũng đã vi phạm đến lợi ích hợp pháp của công dân, và như vậy xuất hiện khiếu nại.
Trong đời sống xã hội, khi quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm từ phía các cơ quan nhà nước, người dân có quyền khiếu nại các cơ quan nhà nước đề đòi lại sự công bằng cho bản thân, đó là lẽ đương nhiên mà bất kỳ người nào, thời đại nào cũng hiểu. Trong xã hội cũ, những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội có một số người cho qua, bởi họ không tin vào sự phân xử công minh, công bằng của Nhà nước. Nhưng cũng có không ít người với trách nhiệm công dân đã dũng cảm ra khiếu nại, tố cáo hành vi sai trái đó để bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, tập thể và xã hội. Chính vì lẽ đó mà khiếu nại, tố cáo xuất hiện trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước là một tất yếu khách quan.
Về mặt tâm lý, khiếu nại, tố cáo xuất hiện trong ý chí chủ quan của người đi khiếu nại, tố cáo. Trước hết những hành vi, hiện tượng vi phạm đó tác động vào nhận thức của người ta và chỉ khi người ta thấy ức chế, cần giải toả bằng cách bày tỏ với cơ quan nào đó để hy vọng được giải quyết thì họ mới yên lòng. Yếu tố tâm lý này cũng lớn dần theo thời gian nếu như những kiến nghị, tố cáo đó không được xem xét giải quyết kịp thời. Tuy nhiên trong nhận thức của mỗi người, do trình độ bản thân, nhã quan, tư duy lô-gích về vấn đề mà có người cho là vi phạm trầm trọng, có người cho là không vi phạm. Mặt khác, nhiều trường hợp do không ở trong hoàn cảnh cụ thể nên có người không hiểu được bản chất vấn đề, mới thấy hiện tượng đã suy luận ra bản chất theo tư duy cá nhân của mình. Trong xã hội có người nhút nhát, ngại va chạm, thậm chí đúng là lợi ích của mình bị vi phạm nhưng cũng không dám lên tiếng phản đối. Ngược lại, cũng có những người luôn tưởng rằng, cho rằng mọi người đều sai, lợi ích của mình đã bị xâm phạm. Chính vì vậy mà khiếu nại, tố cáo còn là yếu tố tâm lý của con người.
Dưới góc độ pháp lý, luật khiếu nại, tố cáo được Quốc hội nước ta thông qua ngày 2/12/1998 , tại Điều 2 Luật đã giải thích các khái niệm:
" 1- Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật này qui định đề nghị tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của mình.
2- Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do luật này qui định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức" (Khoản 2 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo).
...10- Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
11- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ theo qui định của pháp luật..."
Từ khái niệm trên chúng ta có thể thấy rằng, giữa khiếu nại và tố cáo có điểm chung là đều phát sinh khi có vi phạm pháp luật (hoặc bị người khiếu nại, tố cáo cho là vi phạm pháp luật) của cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân và họ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết, xử lý việc làm đó để khôi phục hoặc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, giữa khiếu nại và tố cáo có những điểm khác nhau cơ bản sau đây :
- Về chủ thể:
Chủ thể của khiếu nại bao gồm công dân, cơ quan, tổ chức,trong khi chủ thể của tố cáo chỉ là công dân. Xuất phát từ tính chất của tố cáo là yêu cầu xử lý người bị tố cáo, nên Nhà nước khuyến khích người tố cáo đúng, đồng thời qui định nếu người nào lợi dụng quyền tố cáo, tố cáo sai sự thật, gây thiệt hại cho người khác thì phải bị xử lý để tránh tình trạng có người nhân danh cơ quan, tổ chức nào đó, thực hiện việc tố cáo với mục đích cá nhân. Để cá thể hoá trách nhiệm của người tố cáo, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thể xử lý người cố tình tố cáo sai sự thật, Luật quy định chủ thể tố cáo phải là công dân (cá nhân) chứ không bao gồm cơ quan, tổ chức như chủ thể khiếu nại.
Điểm khác nữa, chủ thể bị khiếu nại có thể đồng thời là chủ thể giải quyết khiếu nại còn chủ thể bị tố cáo không đươc phép làm như vậy.
- Về đối tượng:
Đối tượng khiếu nại bao gồm: quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức trong khi đối tượng của tố cáo rộng hơn nhiều, bao gồm: hành vi vi phạp pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức .
- Về nguyên nhân phát sinh:
Đối với khiếu nại là khi quyền, lợi ích của bản thân người khiếu nại bị xâm phạm, còn đối với tố cáo là khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích không chỉ của cá nhân người tố cáo mà còn cả lợi ích của cơ quan, tổ chức và công dân khác. Cũng có trường hợp quyền và lợi ích của người tố cáo không nhất thiết phải gắn liền với vấn đề tố cáo .
- Về mục đích:
Mục đích của người khiếu nại là nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của chính người khiếu nại đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại, trong khi mục đích của người tố cáo là phát giác nhằm ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nói chung mà không nhất thiết là của chính người tố cáo.
- Về tính chất:
Khiếu nại thường mang tính nội bộ, lấy mục tiêu sửa nhanh là chính. Vì vậy, phương pháp giải quyết thường mềm dẻo, linh hoạt nhằm giúp cho đối tượng nhân rõ sai sót để khắc phục, sửa chữa kịp thời, nhanh chóng. Những sai sót trong khiếu nại thường nhỏ, đơn giản hơn trong tố cáo, dễ khắc phục hơn so với trong tố cáo. Tính chất tố cáo thường nguy hiểm, phức tạp hơn, mức độ sai phạm nặng hơn, ảnh hưởng đến danh dự và phẩm chất của người bị tố cáo, do đó, người bị tố cáo bao giờ cũng hay lẫn tránh tránh nhiệm, có nhiều thủ đoạn để đối phó nhằm che giấu khuyết điểm và hành vi vi phạm pháp luật .
Do có những điểm khác nhau cơ bản nêu trên nên luật quy định việc khiếu nại, tố cáo và xử lý khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau: từ quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, người giải quyết, đến trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo đều có những khác nhau căn bản. Trên thực tế, nhiều khi nếu chỉ căn cứ vào hình thức đơn thư nhận được thì khó có thể xác định thuộc khiếu nại hay tố cáo. Bởi lẽ, trong đơn thư của mình, đương sự có khi đề cập cả khiếu nại và tố cáo, nêu lên cả hai mặt cùng một lúc. Nhiều trường hợp do tố cáo mà phát sinh khiếu nại, lấy khiếu nại để yêu cầu giải quyết việc tố cáo hoặc ngược lại. Nhưng với những tiêu chí phân tích ở trên, thì cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có thể xác định được đó là khiếu nại hay tố cáo, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, đạt hiệu quả cao nhất nhằm đảm bảo cho quyền khiếu nại tố cáo của công dân được thực hiện tốt nhất. Nhận thức được sự khác nhau trên giúp chúng ta có những luận cứ khoa học và giải pháp hữu hiệu trong việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ở nước ta hiện nay.
1.1.2. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân :
Hành vi khiếu nại, tố cáo là hiện tượng khách quan trong xã hội , và nó chỉ trở thành quyền một khi được Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật . Vì thế, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân bao giờ cũng mang bản chất giai cấp. ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, mỗi nhà nước khác nhau thì quy định nội dung pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau.
Trong lịch sử các Nhà nước bóc lột, pháp luật khiếu nại, tố cáo được đặt ra, suy cho cùng để phục vụ và bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột. Vì vậy, người dân dưới chế độ Nhà nước kiểu phong kiến, tư sản họ không hiểu mình có những quyền gì để mà khiếu nại, tố cáo. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền hoặc thiên vị bên này, hoặc bên kia không theo sự công bằng, lẽ phải, mà thực tế cho thấy, lẽ phải thuộc về kẻ mạnh, kẻ giàu có trong xã hội. Chính vì vậy, khiếu nại, tố cáo trong các chế độ xã hội của nhà nước đó chỉ là hình thức, quyền pháp lý thì có nhưng không được thực thi. Thậm chí người dân nô lệ trong chế độ xã hội nô lệ, xã hội phong kiến còn không có một chút quyền nào. ở chế độ Tư bản chủ nghĩa, về pháp lý, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Tư sản công nhận các quyền tự do, bình đẳng, tố cáo.v.v.. cho mọi công dân. Song, trên thực tế chỉ những kẻ giàu có thuộc giai cấp bóc lột mới có điều kiện để hưởng quyền này, còn người lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột thì không thực hiện được quyền đó.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa vị trí của nhân dân lao động và mối quan hệ của từng công dân đối với Nhà nước có những thay đổi căn bản về chất. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân, sức mạnh của Nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, nhân dân lao động là người chủ Nhà nước; lợi ích của Nhà nước gắn liền với lợi ích của nhân dân , Nhà nước là công cụ phục vụ lợi ích của nhân dân. Do đó, Nhà nước luôn quan tâm đến việc bảo vệ và thực hiện các quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân. Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được ghi nhận ở Hiến pháp và pháp luật, và được đảm bảo thực hiện trong thực tế. Điều này thực chất là nhằm tôn trọng, bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, là sự thừa nhận tính tối cao của quyền con người, quyền công dân trong xã hội . Lê nin từng nói: "Chỉ có khi nào tin tưởng vào nhân dân, dấn mình vào nguồn sáng tạo, sinh động của nhân dân mới là người chiến thắng, mới giữ được chính quyền"{17, tr. 68-69]. Như vậy chỉ trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, các quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng mới được đảm bảo thực hiện trên thực tế, đặc biệt là đảm bảo về mặt pháp lý.
Tuy nhiên nếu nghiên cứu dưới góc độ "thuật cai trị" như đã nói ở trên, thì bất kỳ một nhà nước nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tìm "kế an dân" và ổn định xã hội. Do vậy, bằng cách này hay cách khác, dù ít, dù nhiều các nhà nước trong lịch sử cũng như hiện tại đều có những quy định pháp luật về việc bảo vệ công dân của mình trước những hành vi vi phạm pháp luật với mục đích là "yên dân" để duy trì sự thống trị và phục vụ lợi ích của giai cấp mình.
1.1.2.1. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong các triều đại phong kiến Việt Nam:
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam cho thấy trong những thời kỳ hưng thịnh của nhà nước phong kiến, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn biết "dựa vào dân" và thực hiện nhiều kế sách để "an dân". Nguyễn Trãi đã từng viết: "Việc nhân nghĩa cốt để yên dân" [1, tr.90]. Bởi Ông đã nhận thấy: "Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân". Với thuật cai trị lấy dân làm gốc, ông cha chúng ta đã tính kế, tạo điều kiện cho mọi người dân đều có thể trình bày các nguyện vọng nỗi oan ức của mình đến nhà vua thông qua việc thỉnh cầu và cáo giác các hành vi bạo ngược của quan lại, cường hào.
Sử cũ còn ghi, vua Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ) lên ngôi (1909 - 1028) đã ra lệnh xây cung Long Đức làm nơi xử kiện. Vua xuống chiếu: "Từ nay ai có việc tranh kiện, cho đến triều tâu bày, vua thân xét quyết" [18, tr.179]. Vua Lý Thái Tông (1029 - 1054) thường tổ chức các chuyến kinh lý về các vùng thôn dã để xem xét việc dân, việc quan. Hay để biết việc dân "đời vua Lý Anh Tông (1138 -1175) vào năm Mậu Dần (1158) vua cho đặt một cái bàn gỗ ở giữa sân rồng để nhận đơn khiếu kiện của dân"[5, tr.344]. Dưới triều vua Trần Nhân Tông (1271 - 1293) cho phép dân thường được tâu bày những điều oan ức trực tiếp với nhà vua khi nhà vua xa giá kinh lý... Sau này, năm 1747, chúa Trịnh Doanh cũng cho "đặt chuông mõ ở cửa phủ đường để người tài tiến cử và người bị ức hiếp đến khiếu nại "[3, tr.23], và năm 1751, Trịnh Doanh còn cho dân được viết thư dán kín, ghi rõ họ tên, địa chỉ và nỗi oan khuất của mình gửi thẳng lên phủ Chúa. Đời chúa Nguyễn ánh cũng áp dụng biện pháp này vào năm 1788. Năm 1803, vua Gia Long cho đặt một số trạm ở các trấn lị để các quan đại thần đi kinh lý đến nhận đơn kêu oan của dân. Từ thời vua Minh Mệnh (1820 -1840) trở đi, Nhà Nguyễn đặt ra Ty Tam Pháp gồm Bộ hình, Đại lý tự và viện Đô Sát để xét những vụ án quan trọng, thụ lý hồ sơ các vụ kiện về oan ức của dân. Tại cửa Ty Tam Pháp có đặt một chiếc trống đăng văn để vào các ngày 6, 16, 26 (âm lịch) ai có điều gì oan ức cần đệ đơn, được đến đánh trống để nhân viên ra nhận đơn và chuyển cho quan nghị xét. Ngoài ra, những khi địa phương nào có nhiều đơn kêu oan của dân, triều đình liền cử các phái đoàn thanh tra đặc biệt (gọi là kinh lược đại sử ) gồm các đại thần có uy tín đến giải quyết [24, tr.12-13].
ở triều đại nhà Lê Sơ (1428 -1527) việc giải quyết khiếu tố của dân có quy định chặt chẽ hơn. Vua ban hành "Quốc triều khám tụng điều lệ", quy định về trình tự khiếu kiện; trong đó đã có quy định cấm việc khiếu nại vượt cấp: "Các việc kiện tụng chưa kinh qua lần khám nào đã dẫn dắt khiếu nại vượt cấp thì các nha môn đều không được nhận khám", tuy nhiên "mọi trường hợp bị người quyền quý ức hiếp thiệt hại nặng, cùng các trường hợp oan ức, không biết khám lệ ở nha môn nào, không còn đường nào có thể kêu cầu, cùng các trường hợp đã qua công luận, phúc đình nhưng chưa giải tỏ được lý, mới cho khua chông gióng mõ mà kêu lên" [26, tr.113]. Sở dĩ có quy định như vậy, là vì trong Quốc triều hình luật có quy định từng loại việc kiện được giải quyết ở từng cấp hành chính, ai làm trái thì xử bằng đánh trượng và biếm chức. Điều 672 Quốc triều Hình luật, chương Đoán ngục nêu: "Dân trong lộ, trong huyện có việc tranh kiện nhau, việc rất nhỏ kiện đến xã quan; việc nhỏ đến kiện ở lộ quan; việc trung bình đến kiện ở quan phủ; các quan kể trên phải xét xử cho công bằng, đúng pháp luật; còn việc lớn thì phải đến kinh. Nếu trái luật này thì xử tội trượng hoặc tội biếm. Tố cáo những việc mưu phản nghịch thì không theo luật này".
Thời Lê - Trịnh, năm 1683 chúa Trịnh Căn cũng ban lệnh việc khiếu tố phải theo đúng cấp quy định.
Về thời hiệu khiếu tố, từ thời Lý đã có quy định từng loại việc có thời hiệu khác nhau. Chẳng hạn, đối với việc tranh chấp ruộng đất bỏ hoang bị người khác cày cấy, trồng trọt trong vòng một năm thì còn được quyền để nhận lại, quá hạn ấy thì không được kêu kiện nữa. Nhưng có những việc thì pháp luật nhà Lý không giới hạn thời gian khiếu kiện, như việc tố cáo bộ máy quan lại tham nhũng, thu sai thuế, ăn chặn thuế [18, tr.173].
Về thời hạn giải quyết khiếu tố, thời Nhà Lê