Luận văn Hoàn thiện pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay

Đất đai - nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia luôn gắn liền với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và xây dựng chính sách phát triển, khai thác các nguồn lợi từ đất đai là hai nhiệm vụ song song của bất cứ nhà nước nào trên thế giới.

Với đặc thù lịch sử của Việt Nam qua mấy nghìn năm đấu tranh giữ nước và dựng nước nên hơn ai hết, Việt Nam hiểu rõ giá trị của đất đai và lãnh thổ thiêng liêng của mình.

Sau khi thống nhất đất nước (năm 1975) Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm quản lý, khai thác một cách hiệu quả đất đai, tài nguyên trong lòng đất, rừng núi, sông, biển để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Trong quản lý, khai thác và sử dụng đất, nhiều dự án lớn đã được Nhà nước đầu tư phát triển nhằm phát triển kinh tế, đồng thời phục vụ hiệu quả đời sống của nhân dân. Trong quản lý nhà nước về đất đai, Đảng, Nhà nước đã thành lập cơ quan cấp Bộ với chức năng tham mưu cho Chính phủ trong quản lý và sử dụng đất đai, đồng thời là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước đối với đất đai và các tài nguyên có trong lòng đất. Để thực hiện việc quản lý, Nhà nước quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật quy định về quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lợi từ đất đai. Sau hơn 60 năm kể từ ngày Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh về đất đai đến nay, hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai từng bước được hoàn thiện. Từ chỗ Nhà nước chỉ quản lý đất đai bằng các văn bản có hiệu lực pháp lý như nghị định của Chính phủ, thông tư của các Bộ, đến nay Luật đất đai năm 1993 đã được sửa đổi hoàn thiện và được thay thế bằng Luật đất đai năm 2003.

Trong cơ chế hành chính quan liêu bao cấp của nền kinh tế sản xuất hiện vật ở nước ta đã dẫn đến việc sử dụng, khai thác nguồn lợi từ đất đai chưa hiệu quả. Từ khi đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội (1986), khởi đầu là đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đất đai đang được khai thác, sử dụng hiệu quả hơn. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đúng đắn và sáng suốt trong việc sử dụng nguồn lợi đất đai để kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam đã thành công trong việc sử dụng đất đai và nguồn lợi từ đất để hợp tác đầu tư với nước ngoài. Điều đó được minh chứng qua tỉ lệ các dự án đầu tư nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh mà chủ yếu bên Việt Nam góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất và những đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Những thành công trong việc sử dụng và khai thác lợi thế từ đất đai trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đang được củng cố và phát triển. Tuy vậy, việc sử dụng đất đai trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là việc cụ thể hoá chính sách về đất đai nhằm thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó các quy định pháp luật và quản lý nhà nước về đất đai được xem là những hạn chế, thậm chí cản trở hoạt động đầu tư cần phải được khắc phục.

Hay nói một cách khác, nhu cầu hoàn thiện pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước là một thực tế khách quan cả về phương diện lý luận và thực tiễn.

Trên phương diện lý luận có thể xác định những lý do sau đây:

Luật đất đai ở nước ta cần được sửa đổi, bổ sung. Vì pháp luật phản ánh thực tế chứ pháp luật không làm ra thực tế theo nghĩa: Các nhà lập pháp không thể sáng tạo ra các quan hệ xã hội mà chỉ ghi chép phản ánh những quan hệ xã hội vào trong pháp luật. Trên cơ sở khẳng định pháp luật có vai trò chủ yếu tác động đến sự phát triển và ổn định xã hội, do đó Luật đất đai cần được sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Ở Việt Nam hiện nay cho thấy, việc tổ chức xây dựng cơ cấu kinh tế vùng miền, các tỉnh và thành phố, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; việc phát huy tính tích cực của cơ chế thị trường, thực tế đó cần được phản ánh vào nội dung của pháp luật đất đai.

- Pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng là công cụ của quản lý hành chính nhà nước. Song quản lý hành chính nhà nước là một quá trình hoạt động đang được hoàn thiện cả về chính sách đất đai, về cơ chế quản lý, hình thức, phương pháp và mục tiêu quản lý trong những giai đoạn cụ thể. Do vậy, pháp luật trong quản lý hành chính về đất đai nói chung và thuê đất nói riêng với tư cách là một lĩnh vực pháp luật cần được hoàn thiện.

Trên phương diện thực tiễn, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp.

- Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước thông qua các hình thức như: cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê có thể dẫn đến thay đổi sở hữu, kéo theo chế độ sử dụng đất.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là doanh nghiệp liên doanh, thay vì góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bằng thuê đất nhiều hơn; và không chỉ trong khu công nghiệp, khu chế xuất mà còn thuê đất ở ngoài.

Việc phân cấp quản lý đất đai theo cấp hành chính giữa Trung ương và địa phương, theo ngành và lãnh thổ đã phát sinh các hiện tượng: quy hoạch chồng chéo, hoặc tùy tiện; tình trạng dựa dẫm, thậm chí cục bộ bản vị, địa phương chủ nghĩa trong quy hoạch đất đai, định giá đền bù, giá thuê đất v.v Rõ ràng những nội dung về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý hành chính - với tư cách là chủ sở hữu đại diện của Nhà nước về đất đai cần phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện, đặc biệt là các quy định về thủ tục hành chính trong quan hệ giữa cơ quan hành chính và doanh nghiệp.

Thực tế cũng cho thấy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất cần sự công khai, minh bạch, ổn định trong quản lý nhà nước về đất đai. Ở khía cạnh khác, không phải khi nào doanh nghiệp cũng thực hiện pháp luật về đất đai nói chung và sử dụng đất trong thuê đất nói riêng một cách đúng đắn và nghiêm túc. Hiện tượng chuyển đổi mục đích thuê đất trái pháp luật, hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án, hoặc môi trường, môi sinh bị ô nhiễm đang cần có những biện pháp pháp lý với những chế tài nghiêm khắc.

 

doc129 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai - nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia luôn gắn liền với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và xây dựng chính sách phát triển, khai thác các nguồn lợi từ đất đai là hai nhiệm vụ song song của bất cứ nhà nước nào trên thế giới. Với đặc thù lịch sử của Việt Nam qua mấy nghìn năm đấu tranh giữ nước và dựng nước nên hơn ai hết, Việt Nam hiểu rõ giá trị của đất đai và lãnh thổ thiêng liêng của mình. Sau khi thống nhất đất nước (năm 1975) Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm quản lý, khai thác một cách hiệu quả đất đai, tài nguyên trong lòng đất, rừng núi, sông, biển để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Trong quản lý, khai thác và sử dụng đất, nhiều dự án lớn đã được Nhà nước đầu tư phát triển nhằm phát triển kinh tế, đồng thời phục vụ hiệu quả đời sống của nhân dân. Trong quản lý nhà nước về đất đai, Đảng, Nhà nước đã thành lập cơ quan cấp Bộ với chức năng tham mưu cho Chính phủ trong quản lý và sử dụng đất đai, đồng thời là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước đối với đất đai và các tài nguyên có trong lòng đất. Để thực hiện việc quản lý, Nhà nước quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật quy định về quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lợi từ đất đai. Sau hơn 60 năm kể từ ngày Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh về đất đai đến nay, hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai từng bước được hoàn thiện. Từ chỗ Nhà nước chỉ quản lý đất đai bằng các văn bản có hiệu lực pháp lý như nghị định của Chính phủ, thông tư của các Bộ, đến nay Luật đất đai năm 1993 đã được sửa đổi hoàn thiện và được thay thế bằng Luật đất đai năm 2003. Trong cơ chế hành chính quan liêu bao cấp của nền kinh tế sản xuất hiện vật ở nước ta đã dẫn đến việc sử dụng, khai thác nguồn lợi từ đất đai chưa hiệu quả. Từ khi đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội (1986), khởi đầu là đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đất đai đang được khai thác, sử dụng hiệu quả hơn. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đúng đắn và sáng suốt trong việc sử dụng nguồn lợi đất đai để kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam đã thành công trong việc sử dụng đất đai và nguồn lợi từ đất để hợp tác đầu tư với nước ngoài. Điều đó được minh chứng qua tỉ lệ các dự án đầu tư nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh mà chủ yếu bên Việt Nam góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất và những đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Những thành công trong việc sử dụng và khai thác lợi thế từ đất đai trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đang được củng cố và phát triển. Tuy vậy, việc sử dụng đất đai trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là việc cụ thể hoá chính sách về đất đai nhằm thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó các quy định pháp luật và quản lý nhà nước về đất đai được xem là những hạn chế, thậm chí cản trở hoạt động đầu tư cần phải được khắc phục. Hay nói một cách khác, nhu cầu hoàn thiện pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước là một thực tế khách quan cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Trên phương diện lý luận có thể xác định những lý do sau đây: Luật đất đai ở nước ta cần được sửa đổi, bổ sung. Vì pháp luật phản ánh thực tế chứ pháp luật không làm ra thực tế theo nghĩa: Các nhà lập pháp không thể sáng tạo ra các quan hệ xã hội mà chỉ ghi chép phản ánh những quan hệ xã hội vào trong pháp luật. Trên cơ sở khẳng định pháp luật có vai trò chủ yếu tác động đến sự phát triển và ổn định xã hội, do đó Luật đất đai cần được sửa đổi cho phù hợp với thực tế. ở Việt Nam hiện nay cho thấy, việc tổ chức xây dựng cơ cấu kinh tế vùng miền, các tỉnh và thành phố, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; việc phát huy tính tích cực của cơ chế thị trường, thực tế đó cần được phản ánh vào nội dung của pháp luật đất đai. - Pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng là công cụ của quản lý hành chính nhà nước. Song quản lý hành chính nhà nước là một quá trình hoạt động đang được hoàn thiện cả về chính sách đất đai, về cơ chế quản lý, hình thức, phương pháp và mục tiêu quản lý trong những giai đoạn cụ thể. Do vậy, pháp luật trong quản lý hành chính về đất đai nói chung và thuê đất nói riêng với tư cách là một lĩnh vực pháp luật cần được hoàn thiện. Trên phương diện thực tiễn, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp. - Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước thông qua các hình thức như: cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê có thể dẫn đến thay đổi sở hữu, kéo theo chế độ sử dụng đất. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là doanh nghiệp liên doanh, thay vì góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bằng thuê đất nhiều hơn; và không chỉ trong khu công nghiệp, khu chế xuất mà còn thuê đất ở ngoài. Việc phân cấp quản lý đất đai theo cấp hành chính giữa Trung ương và địa phương, theo ngành và lãnh thổ đã phát sinh các hiện tượng: quy hoạch chồng chéo, hoặc tùy tiện; tình trạng dựa dẫm, thậm chí cục bộ bản vị, địa phương chủ nghĩa trong quy hoạch đất đai, định giá đền bù, giá thuê đất v.v… Rõ ràng những nội dung về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý hành chính - với tư cách là chủ sở hữu đại diện của Nhà nước về đất đai cần phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện, đặc biệt là các quy định về thủ tục hành chính trong quan hệ giữa cơ quan hành chính và doanh nghiệp. Thực tế cũng cho thấy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất cần sự công khai, minh bạch, ổn định trong quản lý nhà nước về đất đai. ở khía cạnh khác, không phải khi nào doanh nghiệp cũng thực hiện pháp luật về đất đai nói chung và sử dụng đất trong thuê đất nói riêng một cách đúng đắn và nghiêm túc. Hiện tượng chuyển đổi mục đích thuê đất trái pháp luật, hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án, hoặc môi trường, môi sinh bị ô nhiễm đang cần có những biện pháp pháp lý với những chế tài nghiêm khắc. Tóm lại, hoàn thiện pháp luật ở lĩnh vực trên là có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Với những lý do trên tôi chọn đề tài: " Hoàn thiện phỏp luật về quản lý hành chớnh nhà nước đối với cỏc doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuờ đất ở Việt Nam hiện nay " làm luận văn thạc sĩ luật, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung và lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói riêng, cũng như quản lý nhà nước bằng pháp luật về đất đai đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và nhiều công trình khoa học cũng đã được công bố có liên quan đến đề tài này. Có thể liệt kê các công trình khoa học chủ yếu sau đây: + GS.TSKH Đào Trí úc: "Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; + Hoàng Phước Hiệp: "Cơ chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam", Luận án tiến sĩ Luật học; + Quách Sĩ Hùng: "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Luận án phó tiến sĩ Luật học; + Nguyễn Mạnh Tuấn: "Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", Luận án tiến sĩ Luật học; + Nguyễn Thanh Phú: "Địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", Luận án tiến sĩ luật học; + Nguyễn Quang Tuyến: "Địa vị pháp lý của người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai", Luận án tiến sĩ luật học; + Vũ Trường Sơn: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam", Nxb Thống kê, Hà Nội, 1997. + Trường Đại học Luật Hà Nội: "Giáo trình Luật kinh tế", Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997. Ngoài ra, cũng có nhiều nhà nghiên cứu luật học như Lưu Văn Đạt, Hoàng Thế Liên, Hà Hùng Cường cũng đã có công trình nghiên cứu về pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có đề cập đến lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai. Các công trình khoa học nêu trên đã góp vào kho tàng lý luận chung cũng như lý luận chuyên ngành kinh tế và đất đai. Là người đã và đang nghiên cứu hệ thống pháp luật về đất đai trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác giả nhận thấy cần thiết phải tham khảo, kế thừa, vận dụng kết quả của các công trình trên. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và cụ thể về lĩnh vực pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về thuê đất, vì vậy, có thể xem đề tài: "Hoàn thiện pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay" là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Nghiên cứu để góp phần làm rõ những cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất; trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và công tác quản lý nhà nước về đất đai trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói chung, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng để xác định phương hướng, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất. * Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu luận văn có các nhiệm vụ sau: - Làm sáng tỏ các khái niệm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay. - Phân tích làm rõ thực trạng pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu là các văn bản pháp luật về đất đai, đầu tư nước ngoài và lĩnh vực thuê đất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Quan điểm để nghiên cứu đề tài của tác giả dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước trong quản lý nhà nước về đất đai trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Quan điểm đó được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng, trong Luật đất đai 2003, trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước đây, Luật đầu tư năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2005. Để vận dụng tốt quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp biện chứng khoa học, nghĩa là phân tích, đánh giá, bình luận pháp luật trong quản lý nhà nước đối với đất thuê của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong sự vận động phát triển biện chứng, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế nói chung và đặc thù trong xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, để việc nghiên cứu đề tài được chính xác, khoa học, tác giả còn sử dụng các phương pháp so sánh sự phát triển của pháp luật về đất đai ở Việt Nam và giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật về đất đai của các nước khác trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp điều tra xã hội, phân tích, dự báo, tổng hợp để nghiên cứu đề tài này. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn - Góp phần làm rõ những cơ sở lý luận và xây dựng khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất. - Khảo sát, đánh giá thực trạng pháp luật về thuê đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước đối với đất thuê của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 Cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý hành chính Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay 1.1. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Khái niệm về "doanh nghiệp" là khái niệm có sự ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Khái niệm "doanh nghiệp" dùng để chỉ các tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp với mục đích là để hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy, trước khi có Luật Công ty năm 1990 ra đời, tổ chức kinh tế nói trên được gọi với khái niệm khác là "xí nghiệp" hay "công ty". Nói như vậy có nghĩa tuy bản thân khái niệm "doanh nghiệp" hay "xí nghiệp" là khác nhau nhưng đều giống nhau ở một điểm là dùng để chỉ một tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ta. Khái niệm "doanh nghiệp" đã được Luật công ty năm 1990 sử dụng để chỉ các loại hình công ty hiện có ở Việt Nam thời bấy giờ. Sau khi Luật công ty ra đời, hệ thống các văn bản pháp luật ở nước ta đều sử dụng khái niệm "doanh nghiệp" thay vì "xí nghiệp" như trước đó, mặc dù cho đến nay hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu về sự thay đổi khái niệm nói trên và việc sử dụng nó trong các văn bản pháp luật. Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 06 năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 đã chính thức sử dụng khái niệm "doanh nghiệp" thay thế cho Luật công ty năm 1990. Đồng thời, Luật doanh nghiệp thay thế cho Luật công ty trong việc quy định về tổ chức, thành lập và hoạt động của các loại hình công ty hiện có ở nước ta lúc bấy giờ trừ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội. Theo Luật doanh nghiệp, "doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh" [50]. Luật doanh nghiệp không đưa ra khái niệm về công ty nhưng lại quy định về các loại hình công ty. Vì vậy, có thể hiểu "doanh nghiệp" là khái niệm rộng dùng để chỉ các tổ chức kinh tế trong đó có công ty và ngược lại công ty được hiểu là doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006 và thay thế cho Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo Luật doanh nghiệp năm 2005, khái niệm "doanh nghiệp" không thay đổi so với Luật doanh nghiệp năm 1999, nhưng phạm vi điều chỉnh lại rộng hơn; có thể nói, Luật doanh nghiệp năm 2005 thống nhất điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay. Bản thân khái niệm "doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" ra đời và phát triển có nhiều điểm giống như khái niệm "doanh nghiệp". Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 1990 đều sử dụng khái niệm "xí nghiệp"; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 1992 lần đầu tiên sử dụng khái niệm "doanh nghiệp" thay cho khái niệm "xí nghiệp" được dùng trong các Luật trước đó. Khái niệm "doanh nghiệp" được sử dụng trong Luật sửa đổi một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 1992 gắn liền với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Chẳng hạn, "doanh nghiệp liên doanh" là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp được thành lập theo hình thức liên doanh giữa một bên (các bên) Việt Nam với một bên (các bên) nước ngoài; "doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài" dùng để chỉ doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư 100% vốn của nước ngoài. Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong các hình thức đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam chỉ có hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn mới được thành lập doanh nghiệp hay nói cách khác doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hai trong các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Theo quy định của Luật, hai loại hình doanh nghiệp này được tồn tại theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, việc tổ chức, quản lý của hai loại hình doanh nghiệp này theo quy định của Luật doanh nghiệp quy định về tổ chức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, nhưng hoạt động kinh doanh theo sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là điểm khác biệt của hệ thống pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu về việc thống nhất hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp đã được Nhà nước từng bước khắc phục và thể hiện bằng việc ban hành Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật đầu tư năm 2005 mà chúng tôi sẽ đề cập trong các phần sau của luận văn. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tạo môi trường đầu tư thông thoáng và rộng rãi hơn, ngày 15/4/2003 Chính phủ đã ra Nghị định số 38/2003/NĐ-CP về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Như vậy, ngoài doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, sau khi Nghị định 38/2003/NĐ-CP có hiệu lực trong các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thêm loại hình công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài. Việc bổ sung thêm hình thức công ty cổ phần đã làm phong phú thêm nội hàm của khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ những phân tích trên, có thể hiểu "doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" là tổ chức kinh tế có tên riêng, một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sở hữu bởi tổ chức hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có trụ sở giao dịch ổn định tại Việt Nam và có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. 1.1.2. Nhu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chủ trương đáp ứng nhu cầu này của Nhà nước Trong những năm qua kể từ khi có dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tiên, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có những bước thăng trầm, nguyên nhân của tình trạng thăng trầm đó thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do môi trường đầu tư tại Việt Nam chưa đủ sức thu hút đầu tư nước ngoài một cách ổn định như các nước khác trong khu vực (chẳng hạn: Trung Quốc, Singapo). Vấn đề đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp với thủ tục hành chính là một trong những yếu tố của môi trường đầu tư. Một đặc thù của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và cũng là những nét chung của đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát triển chủ yếu là hình thức doanh nghiệp liên doanh. Trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1988-2003, tỉ lệ các dự án đầu tư nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án rất thấp bởi vốn của doanh nghiệp liên doanh phía Việt Nam chủ yếu là góp vốn bằng đất. Các hình thức đầu tư nước ngoài còn lại, do đặc thù của mình là 100% vốn nước ngoài nên phải thuê đất để thực hiện dự án. Thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hình thức doanh nghiệp liên doanh bị giải thể hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư sang hình thức 100% vốn nước ngoài và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Bởi vậy, nhu cầu thuê đất để thực hiện dự án tăng hơn nhiều so với trước đây. Mặt khác, các hình thức đầu tư nước ngoài khác như hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, BTO, BT thuê đất để lập văn phòng điều hành dự án cũng tăng nhiều so với trước đây. Vì vậy, nhu cầu sử dụng đất của các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhìn chung ngày càng tăng so với giai đoạn 1988 - 2003. Về mặt quản lý nhà nước, để xây dựng kế hoạch sử dụng đất lâu dài phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, đồng thời tạo môi trường đầu tư thuận lợi, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Theo đó, đất dùng cho lĩnh vực đầu tư nước ngoài tiếp tục được xác định rộng rãi với cơ chế cải cách hành chính trong thủ tục lập hồ sơ xin thuê đất để phục vụ dự án đầu tư nước ngoài. Về mặt xây dựng pháp luật phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế và tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, Nhà nước ta đã ban hành Luật đầu tư thống nhất điều chỉnh các hình thức đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước (còn gọi là Luật đầu tư chung) và luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Việc ban hành Luật đầu tư là bước phát triển đáng kể trong việc tạo môi trường đầu tư bình đẳng giữa các loại hình đầu tư tại Việt Nam và sự xích lại gần hơn thông lệ quốc tế trong đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả các luật đầu tư, Nhà nước cần phải sớm ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành luật đầu tư, đồng thời tiếp tục rà soát để loại bỏ, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến quan hệ thuê đất trong đầu tư nước ngoài nói riêng và đầu tư nước ngoài nói chung, mà trước hết phải là các quy định tại Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong bối cảnh chung đó của công tác hoàn thiện pháp luật về đầu tư, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục có những tín hiệu vui mừng sau một thời gian dài sa sút, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư gián tiếp và hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 4 năm 2006 đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có 6.260 dự án, với số vốn đăng ký đạt 53.473.358.000 USD, trong đó vốn thực hiện là 25.578.968.000 USD. Hình thức đầu tư trực tiếp là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng hơn hình thức doanh nghiệp liên doanh cả về số lượng doanh nghiệp và cả về chất lượng dự án đầu tư. Nếu như trước đây ở giai đoạn 1988-1998, hình thức doanh nghiệp liên doanh chiếm trên 60 tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và chiếm trên 70% tổng số vốn đầu tư thì giai đoạn hiện nay, hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 90% dự án và trên 51% tống số vốn đầu tư (4.706 dựa án và 28.423.287.000 USD). Như vậy, với đặc thù của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là doanh nghiệp liên doanh chủ yếu sử dụng đất do bên Việt Nam trong liên doanh góp vốn, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sử dụng đất thuê thì nhu cầu đất thuê của đầu tư nước ngoài trong thời gian qua tăng nhanh rõ rệt. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sử dụng đất thuê nói trên không phải tất cả đều được xác lập quan hệ thuê đất khi có dự án đầu tư tại Việt Nam mà trong đó còn có cả đất do doanh nghiệp liên doanh chuyển đổi hình thức đầu tư sang hình thức 100% vốn nước ngoài [2]. Với xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ gia tăng hơn nhiều so với những năm trước đây. Nhận định này là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phù hợp với chính sách của Nhà nước ta về cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư nước ngoài thông qua hàng loạt các biện pháp thiết thực như hoàn thiện pháp luật về đầu tư, cải cách hành chính. Chính vì vậy, nhu cầu đất cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước đây. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về đất trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai trước yêu cầu phát triển nền kinh tế và hội nhập quốc tế. 1.1.3. Khái niệm, đặc điểm và nội dung quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất 1.1.3.1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất ở Việt Nam Nói đến "quản lý hành chính nhà nước" là nói đến sự quản lý bằng quyền uy của Nhà nước đối với một lĩnh vực cụ thể nào đó trong đời sống xã hội. Nhà nước sử dụng sức mạnh thông qua tổ chức bộ máy của mình để thực hiện vai trò quản lý xã hội. Sức mạnh của Nhà nước được tạo thành bởi pháp luật và hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp lu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - sua 21-10.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan