Trong những năm gần đây, nền kinh tếnước ta đã có những chuyển
biến sâu sắc, hoạt động theo cơchếthịtrường có sựquản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủnghĩa - kinh tếthịtrường với quy luật hoạt động
của nó đã tác động mạnh mẽtới mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tếxã
hội. Cơchếthịtrường đã khẳng định vai trò tổchức lựa chọn hàng hoá góp
phần làm cho nền kinh tếcó nhiều khởi sắc.
Hạch toán kếtoán là một công cụquan trọng trong hệthống công cụ
quản lý kinh tếtài chính, nó có vai trò tích cực trong việc điều hành quản lý
và kiểm soát các hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Theo Quyết định
1141/QĐ/CĐKINH Tếngày 1/1/1995 và các hệthống kếtoán qui định trước
đã thểhiện nội dung cuae các chuẩn mực quốc tế ởnhững mức độnhất định
và được áp dụng cho tất cảcác doanh nghiệp trong phạm vi cảnước.
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá đóng vai trò quan
trọng, nhưng khâu tiêu thụlại càng quan trọng hơn, nó quyết định sựtồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Khi hàng hoá được tiêu thụtức là nó đã được
người tiêu dụng chấp nhận đểthoả mã nhu cầu nào đó - Sức tiêu thụsản
phẩm của doanh nghiệp thểhiện uy tín của doanh nghiệp. Sựthích ứng với
nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ.
Tóm lại đểhoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên
tục, hiệu quả. Thì công tác tiêu thụphải tổchức tốt. Trong nền kinh tếthị
trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì việc tiêu thụhàng hoá, thành phẩm
càng có ý nghĩa quan trọng quyết định sựsống còn của đơn vịsản xuất kinh
doanh. Đó là những lý do cần thiết đểhoàn thiện nghiệp vụtiêu thụ, qua đó
làm cơsở đểhoàn thiện công tác kếtoán của doanh nghiệp.
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, qua tìm hiểu thực tế
công tác kếtoán tại công ty TNHH Sao ThuỷTinh, với tầm quan trọng của
nghiệp vụtiêu thụhàng hoá, thành phẩm ởcác doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường. Em đã chọn đềtài "Hoàn thiện kế toán nghiệp vụtiêu thụ
hàng hoá và thành phẩm tại công ty TNHH Sao ThuỷTinh" làm chuyên
đềcủa mình.
Chuyên đềgồm các phần sau:
Phần I : Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ sản phẩm trong các doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh tổng hợp.
Phần II : Thực trạng tổchức kếtoán nghiệp vụtiêu thụhàng hoá tại công ty
TNHH Sao ThuỷTinh.
Phần III: Các giải pháp hoàn thiện kếtoán nghiệp vụtiêu thụhàng hoá tại
công ty TNHH Sao ThuỷTinh.
52 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và thành phẩm tại công ty TNHH Sao Thuỷ Tinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Hoàn thiện kế toán
nghiệp vụ tiêu thụ hàng
hoá và thành phẩm tại
công ty TNHH Sao Thuỷ
Tinh
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Khuất Nhật Thanh Lớp 4B Văn bằng 2 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển
biến sâu sắc, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa - kinh tế thị trường với quy luật hoạt động
của nó đã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã
hội. Cơ chế thị trường đã khẳng định vai trò tổ chức lựa chọn hàng hoá góp
phần làm cho nền kinh tế có nhiều khởi sắc.
Hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong hệ thống công cụ
quản lý kinh tế tài chính, nó có vai trò tích cực trong việc điều hành quản lý
và kiểm soát các hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Theo Quyết định
1141/QĐ/CĐKINH Tế ngày 1/1/1995 và các hệ thống kế toán qui định trước
đã thể hiện nội dung cuae các chuẩn mực quốc tế ở những mức độ nhất định
và được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá đóng vai trò quan
trọng, nhưng khâu tiêu thụ lại càng quan trọng hơn, nó quyết định sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Khi hàng hoá được tiêu thụ tức là nó đã được
người tiêu dụng chấp nhận để thoả mã nhu cầu nào đó - Sức tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp. Sự thích ứng với
nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ.
Tóm lại để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên
tục, hiệu quả. Thì công tác tiêu thụ phải tổ chức tốt. Trong nền kinh tế thị
trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì việc tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm
càng có ý nghĩa quan trọng quyết định sự sống còn của đơn vị sản xuất kinh
doanh. Đó là những lý do cần thiết để hoàn thiện nghiệp vụ tiêu thụ, qua đó
làm cơ sở để hoàn thiện công tác kế toán của doanh nghiệp.
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, qua tìm hiểu thực tế
công tác kế toán tại công ty TNHH Sao Thuỷ Tinh, với tầm quan trọng của
nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm ở các doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường. Em đã chọn đề tài "Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ
hàng hoá và thành phẩm tại công ty TNHH Sao Thuỷ Tinh" làm chuyên
đề của mình.
Chuyên đề gồm các phần sau:
Phần I : Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ sản phẩm trong các doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh tổng hợp.
Phần II : Thực trạng tổ chức kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại công ty
TNHH Sao Thuỷ Tinh.
Phần III: Các giải pháp hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại
công ty TNHH Sao Thuỷ Tinh.
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Khuất Nhật Thanh Lớp 4B Văn bằng 2 2
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH
TỔNG HỢP
I. Đặc điểm của nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và vai trò của kế toán
nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và thành phẩm.
1. Đặc điểm của nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá.
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của sản xuất kinh doanh, là yếu tổ
quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng, đưa
sản phẩm từ nơi sản xuất đến nới tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá,
là cầu nối trung giangiẵ một bên là sản xuất và phân phối, một bên là tiêu
dùng. Với mỗi cơ chế quản lý khác nhau, công tác tiêu thụ sản phẩm được
thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể là:
Trong cơ chế quản lý tập trung bao cấp, Nhà nước quản lý kinh tế chủ
yếu bằng mệnh lệnh, các cơ quan hành chính quản lý rất sâu vào công việc
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng lại không trịu trách nhiệm về
công việc của mình. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ này, chủ yếu
là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do Nhà nước quy
định sẵn.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình giải
quyết mọi vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của mình nên
việc tiêu thụ được thực hiện dưới nhiều phương thức, hình thức khác nhau.
Nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận để tồn tại và phát triển.
Tiêu thụ trong các doanh nghiệp, chủ yếu là tiêu thụ các sản phẩm,
hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra từ quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình hoặc các sản phẩm do liên doanh liên kết, do nhận đại lý, ký
gửi, v.v...
Tại các doanh nghiệp quá trình tiêu thụ sản phẩm được bắt đầu từ khi
doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ cho khách
hàng đồng thời khách hàng phải trả cho doanh nghiệp một khoản tiền tương
ứng với giá bán của sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, do hai bên thoả
thuận.
Quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá được coi là chấm dứt khi quá
trình thanh toán giữa người mua và người bán diến ra quyền sở hữu hàng hoá
được chuyển tư người bán sang người mua.
Quá trình này là khâu cuối cùng, là cơ sở để thanh toán và xác định lỗ
lãi. Từ đó xác định thu nhấp và phân phối thu nhập.
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Khuất Nhật Thanh Lớp 4B Văn bằng 2 3
Hàng hoá có thể luân chuyển trong nội bộ doanh nghiệp giữa các đơn
vị thành viên hoặc luân chuyển ra ngoài để tiêu thụ. Việc xác định đúng đắn
hàng hoá được coi là hàng bán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý
tiêu thụ hàng hoá. Hàng được coi là bán phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hàng hoá phải được tiêu thụ thông qua phương thức mua, bán và
thanh toán tiền hành theo một thể thức nhất định.
- Phải có sự chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá.
- Hàng bán ra phải là hàng đã được hạch toán, hàng mua trước đó hoặc
hàng sản xuất ra để bán.
Bên cạnh đó một số trường hợp được coi là hàng hoá như:
- Hàng hoá xuất dùng để trả lương, trả thưởng cho công nhân trong
doanh nghiệp.
- Hàng hoá bị hao hụt trong hay ngoài định mức. Theo hợp đồng bên
mua chịu.
Ngoài các trường hợp trên thì hàng hoá không được coi là hàng bán.
1.1. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá.
Do sự đa dạng của nền kinh tế thị trường, quá trình tiêu thụ cũng rất
đa dạng. Nó tuỳ thuộc vào hình thái thực hiện giá trị của hàng hoá từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu dùng.
Các phương thức bán như: bán buôn, bán lẻ, đại lý...
1.1.1. Bán buôn.
Bán buôn là phương thức bán hàng cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị
thương mại, các đơn vị sản xuất để họ tiếp tục chuyển bản cho người tiêu
dùng hay tiếp tục gia công chế biến.
Đặc điểm chủ yếu của phương thức bán buôn là khối lượng hàng hoá
giao dịch lớn, bán theo từng lô nhưng mặt hàng không phong phú, đa dạng
như trong bán lẻ. Bán buôn được thực hiện qua 2 phương thức:
a. Bán buôn qua kho:
Là phương thức bán hàng mà hàng bán được xuất ra từkho bản quản
của doanh nghiệp. Trong phương thức này có 2 hình thức:
- Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hành: Theo hình thức này,
định kỳ doanh nghiệp xuất kho hàng hoá để gửi cho người mua băng phương
tiện vận chuyển của doanh nghiệp hay thuê ngoài, chuyển đến giao cho bên
mua theo thoả thuận trong hợp đồng đã được ký kết, chi phí vận chuyển do
bên bán hoặc bên mua dựa theo thoả thuận trước. Hàng hoá sau khi chuyển
bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Số hàng này được xác định là
tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền do bên mua thanh toán hoặc nhận
được giáy báo chấp nhận thanh toán của bên mua.
- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp. Theo hình thức
này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp để nhận hàng của doanh
nghiệp xuất kho hàng bán giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi nhận
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Khuất Nhật Thanh Lớp 4B Văn bằng 2 4
đủ hàng bên mua thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ. Thì hàng hoá được xác
định là đã tiêu thụ.
b. Bán buôn chuyển thẳng.
Các doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng không
đưa nhập về kho của mình mà chuyển thẳng cho bên mua. Phương thức này
được thực hiện qua hai hình thức:
- Bán buôn chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: theo hình thức
này doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng bằng phương
tiện vận chuyển của mình hay thuê ngoài cghuyển hàng đến giao cho bên
mua ở một địa điểm đã thoả thuận. Trong trường hợp này, hàng hoá vẫn
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Hàng chỉ được xác định là tiêu thụ
khi doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán của
bên mua.
- Bán giao tay ba là phương thức của doanh nghiệp thương mại và bên
mua đều đến nhận hàng tại kho của nhà cung cấp.
1.1.2. Bán lẻ
Là phương thức bán hàng hoá được cung cấp trực tiếp cho người tiêu
dùng.
- Đặc điểm của bán lẻ là khối lượng hàng bán nhỏ, nhưng chủng loại
mẫu mã phong phú, đa dạng. Hàng hoá khi đã được bán thì tách khỏi lưu
thông và đi vào tiêu dùng, vì vậy giá trị hàng hoá đã được thực hiện hoàn
toàn.
Thời điểm xác định là hàng hoá được tiêu thụ là khi nhận được báo
cáo bán hàng của mậu dịch viên.
- Các phương thức bán lẻ :
+ Bán lẻ trực tiếp: là hình thức bán truyền thống. Trong đó mậu dịch
viên tại quầy vừa chịu trách nhiệm vật chất về hàng hoá vừa thu tiền bán
hàng, vì vậy để đảm bảo an toàn cho hàng và tiền khi cuối ca hay cuối ngày
bán hàng mậu dịch viên phải nộp toàn bộ số tiền thu được cho thủ quỹ. Theo
bảng kê giấy nộp tiền. Sau đó kiểm kê số hàng còn tồn tại quầy, xác định số
lượng hàng xuất bán, làm cơ sở cấp báo cáo bán hàng (phản ánh số đã được
thực hiện) trên cơ sở đó xác định tiền thừa, thiếu khi bán hàng.
- Hình thức bán tự phục vụ: Khách hàng tự chọn hàng hoá, trước khi
mang hàng hoá ra khỏi cửa hàng thì mang đến bộ phận thu tiền để thanh
toán, nhân viên thu tiền cấp hoá đơn bán hàng, thu tiền của khách hàng hết
ca hoặc hết ngày nộp tiền cho thủ quỹ và lập báo bán hàng.
- Hình thức bán trả góp: Khi bán hàng doanh nghiệp chỉ thu được một
phần tiền nhất định ban đầu. Số còn lại người mua trả dần, nhưng người mua
phải chịu lãi trả góp. Giá bán trả góp bao giờ cũng lớn hơn giá bán thông
thường phần chênh lệch chính là lãi trả góp phải thu.
1.1.3. Phương thức gửi hàng đại lý - ký gửi
- Theo phương thức này đơn vị có hàng gửi, chuyển hàng cho đơn vị
nhận bán đại lý, ký gửi bán hộ và thanh toán tiền hoa hồng cho bên nhận
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Khuất Nhật Thanh Lớp 4B Văn bằng 2 5
bán. Thông báo đã bán được hàng hay trả tiền về hàng nhận bán thì hàng
được xác định là đã tiêu thụ. Chứng từ bán hàng là bảng thanh toán hàng đại
lý.
1.2. Các phương pháp xác định giá mua của hàng bán.
- Giá bán hàng đóng vai trò quyết định trong quá trình tiêu thụ hàng
hoá. Nó giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường: Vì vậy , mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình những chính sách
giá phù hợp để thu hút được khách hàng và sản xuất kinh doanh được có lãi.
Bên cạnh việc xác định giá bán cho phù hợp thì việc xác định giá mua của
hàng bán.
- Việc tính giá mua của hàng bán sẽ rất đơn giản khi tất cả các đơn vị
hàng hoá được nhập cùng một đơn giá ổn định từ kỳ này sang kỳ khác. Tuy
nhiên khi các loại hàng hoá giống nhau được nhập với những đơn giá khác
nhau thì phát sinh vấn đề là sử dụng đơn giá nào để tính giá mua của hàng
hoá tuỳ thuộc vào yếu cầu của công tác quản lý và cách đánh giá hàng hoá,
phản ánh trang tài khoản và trang sổ kế toán mà doanh nghiệp vận dụng cách
tính giá mua của hàng hoá xuất bán.
- Có 4 phương pháp thường được sử dụng:
+ Phương pháp gía thực tế đích danh.
+ Phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp nhập trước xuất trước.
+ Phương pháp nhập sau xuất trước.
a) Phương pháp giá thực tế đích danh.
Theo phương pháp này, các doanh nghiệp này phải sớm nắm bắt được
các đơn vị hàng hoá tồn kho và các đơn vị hàng hoá xuất bán. Thuộc những
lần mua nào và dùng đơn giá của những lần mua đó để xác định giá vốn của
hàng hoá tồn kho cuối và trị giá mua của hàng hoá xuất bán.
Đây là phương pháp hợp lý nhất trong các phương pháp vì nó phản
ánh giá trị thực chất nhất. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thích hợp với các
doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng, ít chủng loại và hàng có giá trị cao.
b) Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp hàng tồn kho và
hàng xuất bán không xác định được là mua lần nào. Vì vậy phải phân tích
đơn giá bình quân của từng loại hàng hoá.
c) Phương pháp nhập trước xuất trước.
Theo phương pháp này, giả định các đơn vị hàng hoá tồn kho đầu kỳ
sẽ được xuất bán trước tiên. Số hàng bán tiếp theo, giả định chúng được mua
theo thứ tự. Như vậy hàng tồn kho cuối kỳ bao gồm những đơn vị hàng hoá
mua vào sau cùng. Tuy nhiên trong thực tế sự vận động của hàng hoá không
theo thứ tự nhập trước xuất trước.
d) Phương pháp nhập sau xuất trước
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Khuất Nhật Thanh Lớp 4B Văn bằng 2 6
Phương pháp nhập sau xuất trước được giả định hàng hoá xuất bán là
những hàng hoá được mua sau cùng và cứ như vậy hàng hoá tồn kho cuối
kỳ, là những hàng hoá được mua laau nhất, cũ nhất. Trị giá vốn của hàng hoá
mua vào sau cũng được tính cho trị giá vốn của hàng bán. Trên thực tế hàng
hoá không xác định theo thứ tự nhập sau xuất trước.
Bốn phương pháp định giá trên đều được thừa nhận. Trong điều kiện
giá cả ổn định không thay đổi từ kỳ này sang kỳ khác thì cả bốn phương
pháp sẽ cho cùng một kết quả. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường không
ổn định giá cả lên xuống thất thường thì mỗi phương pháp sẽ cho mỗi kết
quả khác nhau và như vậy mỗi phương pháp đều có ảnh hưởng nhất định đến
báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp lựa chọn phương
pháp nào đều phải công khai trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính của
doanh nghiệp và phải nhất quán giữa các kỳ kế toán, giúp cho việc kiểm tra,
đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh được chính xác.
1.3. Thời điểm ghi chép hàng bán
Trong các doanh nghiệp thương mại thời điểm ghi chép vào sổ sách kế
toán về hàng hoá là thời điểm hàng hoá được xác định là bán, thời điểm đó
được quy định theo từng phương thức, hình thức bán hàng sau:
- Bán buôn qua kho, bán vận chuyển thẳng theo theo hình thức giao
hàng trực tiếp: Thời điểm ghi bán hàng là khi đại diện been mua ký nhận đủ
hàng và thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ.
- Bán buốn qua kho và bán buôn chuyển thẳng theo hình thức chuyển
hàng: Thời điểm ghi chép hàng bán là khi nhận đủ tiền của bên mua hoặc
bên mua xác nhận là đã nhận đủ hàng và chấp nhận thanh toán.
- Bán lẻ hàng hoá: Thời điểm ghi chép hàng bán là thời điểm nhận
được báo cáo bán hàng của mậu dịch viên.
- Phượng thức gửi đại lý: Thời điểm ghi chép hàng bán là thời điểm
nhận ddược tiền do bên nhận đại lý thanh toán hoặc chấp nhận nợ.
2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá.
- Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng trong
quá trình phản ánh thu thập và xử lý, cung cấp thông tin cho chủ doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp để mang
lại hiệu quả cao. Vì vậy, nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá
sản phẩm gồm:
+ Ghi chép phản ánh đầy đủ tình hình bán hàng của doanh nghiệp.
Ngoài kế toán tổng hợp ghi trên các tài khoản của kế toán, kế toán tiêu thụ
cần phải theo dõi chi tiết. Việc ghi chép theo số lượng, chủng loại, theo từng
đơn vị trực thuộc, giám sát hàng ở mọi trạng thái: Hàng đang đi đường, hàng
đang ở trong kho, hàng ở quấy.
+ Xác định chính xác thời điểm hàng được coi là tiêu thụ, phản ánh
doanh thu.
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Khuất Nhật Thanh Lớp 4B Văn bằng 2 7
+ Xác định đúng và tập hợp đầy đủ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng
phát sinh trong quá trình tiêu thụ cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phân bổ chi phí hợp lý và giúp xác định kết quả kinh doanh và xác định các
khoản phải nộp ngân sách.
+ Kiểm tra tình hình tiêu thụ bán hàng và quản lý tiền bán hàng. Đối
với hàng hoá bán chịu cần phải mở sổ sách chi tiết theo từng khách hàng,
từng lô hàng, số tiền nợ và thời hạn phải trả.
+ Tổ chức tốt công tác quản lý chứng từ ban đầu và trình tự luân
chuyển chứng từ, đảm bảo việc kiểm tra và ghi sổ kế toán được thuận tiện,
tránh trùng lặp, bỏ sót.
+ Phản ánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ; mức bán
ra, doanh thu bán. Các chỉ tiêu kế toán phải phù hợp với các chỉ tiêu kế
hoạch để đảm bảo tính chất có thể so sánh được khi xem xét.
Đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ trên giúp cho các nhà quản lý
nắm bắt kịp thời, nhanh chóng các quá trình vận động của hàng hoá, tiền tệ
nhằm đưa ra những quyết định chính xác trong nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá
để phù hợp với thị trường.
3.Phương pháp xác định giá vốn của hàng bán.
3.1. Đánh giá hàng hoá theo giá vốn
- Giá thành hàng hoá nhập kho được xác định phù hợp với từng nguồn
nhập:
+ Hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất, chế tạo được đánh giá theo chi
phí sản xuất, kinh doanh thực tế bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí sản xuất chung.
+ Hàng hoá thuê ngoài gia công, được đánh giá theo chi phí thực tế gia
công gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đem gia công. Chi phí thuê noài
gia công và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến quá trình gia công như
chi phí vạan chuyển, chi phí làm thủ tục xuất kho nguyên vật liệu đem gia
công, nhập kho thành phẩm để hoàn thành gia công.
- Đối với hàng hoá xuất kho cũng phải được thể hiện theo giá vốn thực
tế. Hàng hoá xuất kho cũng có thể theo những giá thực tế khác nhau ở từng
thời điểm trong kỳ hạch toán, nên việc hạch toán xác định giá trị thực tế hàng
hoá xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp chủ yếu sau :
+ Phương pháp giá đơn vị bình quân:
Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ được
tính theo giá bình quân ( bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước
hoặc bình quân sau mỗi lần nhập).
Giá thực tế vật
liệu xuất dùng =
Số lượng vật liệu xuất
dùng x
Giá đơn vị bình
quân
Trong đó:
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Khuất Nhật Thanh Lớp 4B Văn bằng 2 8
Giá đơn vị bình
quân cả kỳ dự trữ =
Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ tuy đơn giản, dẽ làm
nhưng độ chính xác không cao. Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối
tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán chung.
Giá đơn vị bình
quân cuối kỳ trước =
Giá thực tế đơn vị tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
Phương pháp này mặc dầu quá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình
biến động vật liệu trong kỳ tuy nhieen không chính xác vì không tính đến sự
biến động của giá vật liệu kỳ này.
Giá đơn vị bình quân
sau mỗi lần nhập =
Giá thực tế vật liệu tồn trước khi nhập cộng số nhập
Lượng thực tế vật liệu tồn trước khi nhập cộng lượng nhập
Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập lại khắc phục
nhược điểm của 2 phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật. Nhược
điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần.
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).
Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu nhập trước thì xuất
trước, xuât hết số nhập trước mới đến số nhập sautheo giá thực tế của từng
số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế vật
liệu mua trước sẽ được dùng làm giá thực tế vật liệu xuất trước và do vậy giá
trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào sau
cùng. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có
xu hướng giảm.
+ Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO).
Phương pháp này giả định vật liệu mua sau cùng sẽ được xuất trước
tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước, xuất trước ở trên. Phương pháp
nhập sau xuất trước thích hợp trong trường hợp lạm pháp.
+ Phương pháp trực tiếp:
Theo phương pháp này, vật liệu được xác định giá trị theo đơn chiếc
hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng (trừ trường
hợp điều chỉnh). Khi xuất vật liệu nào sẽ tính theo giá thực tế của vật liệu đó.
Do vậy, phương pháp này còn có tên gọi là phương pháp đặc điểm riêng hay
phương pháp giá trị thực tế đích danh và thường sử dụng với các loại vật liệu
có giá trị cao và có tính tách biệt.
+ Phương pháp giá hạch toán:
Theo phương pháp này, toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính
giá hạch toán (Giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định tronh kỳ). Cuối kỳ kế
toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:
Giá vật liệu thực tế xuất
dùng (hoặc tồn kho cuối kỳ) =
Giá hạch toán vật liệu xuất
dùng (hoặc tồn kho cuối kỳ) x
Hệ số giá
vật liệu
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Khuất Nhật Thanh Lớp 4B Văn bằng 2 9
Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ vật liệu
chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý.
3.2. Đánh giá hàng hoá theo giá hạch toán.
Việc đánh giá hàng hoá theo giá thực tế đôi khi không đáp ứng được
yêu cầu kịp thời của công tác kế toán, bởi vì giá thành sản xuất thực tế
thường cuối kỳ hạch toán mới xác định được mà công việc nhập xuất hàng
hoá lại diễn ra thường xuyên vì vậy người ta còn sử dụng giá hạch toán.
Giá hạch toán là giá ổn định trong kỳ. Nó có thể là giá thành kế hoạch
hoặc giá nhập kho thống nhất. Đánh giá hàng hoá theo giá hạch toán đến
cuối kỳ phải tính chuyển giá hạch toán sang giá thực tế bằng cách:
Trị giá thực tế hàng hoá
xuất kho trong kỳ =
Trị giá hạch toán hàng hoá
xuất kho trong kỳ x Hệ số giá
Hệ số giá =
Trị giá thực tế hàng
hoá tồn kho đầu kỳ +
Trị giá thực tế hàng hoá
nhập kho trong kỳ
Trị giá hạch toán hàng
hoá tồn kho đầu kỳ +
Trị giá hạch toán hàng
hoá nhập kho trong kỳ
Phương pháp này áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp nhưng
thường là doanh nghiệp có loại quy mô lớn, khối lượng hàng hoá tiêu thụ
nhiều, tình hình nhập xuất diễn ra thường xuyên, việc xác định giá hàng ngày
khó khăn và ngay cả tronh trường hợp xác định được song tốn kém nhiều
chi phí, không hiệu quả cho công tác kế toán. Phương pháp này đòi hỏi
doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống giá hạch toán khoa học, hợp lý.
II. Nội dung quản lý nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và phương pháp kế
toán.
Do sự phức tạp của nghiệp vụ tiêu thụ mà việc quản lý nghiệp vụ này
bao gồm:
- Quản lý về giá cả hàng hoá: Là một công tác quan trọng trong quá
trình bán hàng, việc định giá và thực hiện giá bán là nội dung trọng tâm. kế
toán nghiệp vụ tiêu thụ là một bộ phận trực tiếp về giá cả hàng hoá. Việc
phản ánh giá cả hàng hoá vào sổ kế toán phải căn cứ vào các chứng từ xuất
nhập hàng hoá, các chứng từ hạch toán tiền hàng, các chứng từ này phải hợp
pháp và có sự xác nhận của cả bên mua và bên bán.
Mặt khác việc quản lý giá cả hàng hoá còn giúp các nhà quản lý theo
dõi được sự biến động của giá. trong từng thời kỳ từ đó có thể rút ra quy luật
vận động của giá (Chẳng hạn các mặt hàng theo mùa, vụ...) phục vụ cho
công tác kế toán mua bán hàng hoá trong hoạt động kinh doanh.
- Quản lý về số lượng, chất lượng và giá trị của hàng hoá cả khi hàng
vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Khuất Nhật Thanh Lớp 4B Văn bằng 2 10
- Quản lý thu hồi tiền bán hàng: Đây cũng là một khâu quan trọng
trong quá trình bán. việc thu hồi tiền phải đảm bảo nhanh chóng và đầy đủ,
để thực hiện được điều đó người quản lý phải tính đúngtính đủ số tiền phải
thu, đã thu theo từng khách hàng, theo từng hình thức thanh toán. mỗi chứng
từ thanh toán phải hợp pháp, có đầy đủ chữ ký của cả hai bên mua và bán.
Khi tiêu thụ được nhanh chóng sẽ giúp tằng vòng quya của vốn và kịp
thời huy động vốn cho sản xuất kinh doanh.bbbbbbbb
III.Phương pháp kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá.
1. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
1.1. Các chứng từ kế toán sử dụng.
- Hoá đơn GTGT.
- Hoá đơn bán hàng.
- Hoán đơn tự in, chứng từ đặc thù.
- Bảng kê bán lẻ.
- Giấy báo Có của ngân hàng, phiếu thu...
1.2. Các tài khoản kế toán sử dụng.
- Tài khoản 155 - Thành phẩm: Tài khoản này được sử dụng để phản
ánh giá trị hiện có, tình hình biến động của các loại thành phẩm nhập kho
của doanh nghiệp theo giá thành thực tế (giá thành công xưởng thực tế)
Bên Nợ: Các Nghiệp vụ ghi tăng giá thành thực tế thành phẩm.
Bên Có: Các Nghiệp làm giảm giá thành thực tế thành phẩm.
Dư Nợ: Giá thành thực tế thành phẩm tồn kho.
- Tài khoản 157 - Hàng gửi bán: Tài khoản này được sử dụng để theo
dõi giá trị sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng, nhờ
đại lý, ký gửi, hay giá trị lao vụ dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người
đặt hàng, người mua nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Bên Nợ: Giá trị sản p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 109_2253.pdf